Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Khu vực Châu Á

Đằng sau sự leo thang căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên

10/11/2022
in Châu Á
A A
0
Đằng sau sự leo thang căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên
0
SHARES
184
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Việc Triều Tiên gia tăng các cuộc thử nghiệm tên lửa trên bán đảo Triều Tiên đã và đang tạo nên nỗi lo cho Hàn Quốc cũng như các đồng minh của họ. Bài viết “North Korea Has Escalated Its Military Provocations. Here’s Why” của tác giả Scott A. Snyder sẽ đưa ra những lý giải cho hành động gia tăng các cuộc thử nghiệm tên lửa từ phía Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã tận dụng lợi thế từ căng thẳng địa chính trị giữa các cường quốc để tiếp tục thử nghiệm tên lửa hạt nhân với nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, Triều Tiên cho rằng việc thử nghiệm tên lửa hạt nhân như một phép thử cam kết bảo vệ Hàn Quốc của Mỹ và họ muốn kiểm soát hạt nhân thay vì phi hạt nhân hóa.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đang tìm cách khai thác lợi ích từ những cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc và tìm cách làm suy yếu mối quan hệ Mỹ – Hàn bằng việc gia tăng thử nghiệm tên lửa. Cho đến nay, Triều Tiên đẩy căng thẳng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên lên mức đỉnh điểm trong nhiều năm.

Những tuần gần đây, Triều Tiên bước vào giai đoạn tăng tốc thử nghiệm tên lửa nhiều nhất từ trước đến nay. Hàng chục cuộc thử nghiệm được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 11, bao gồm các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Những cuộc thử nghiệm trên đều nằm trong kế hoạch dài hạn của lãnh đạo Kim Jong-un nhằm tăng cường năng lực quân sự cho quốc gia. Không những thế, thông qua việc thử nghiệm tên lửa, Triều Tiên bày tỏ thái độ không hài lòng với việc tập trận quân sự hàng loạt của Mỹ và Hàn Quốc kể từ tháng 9.

Chúng ta cần chú ý đến tham vọng đằng sau hành động gia tăng căng thẳng từ Bình Nhưỡng:

Tận dụng lợi thế từ căng thẳng địa chính trị

Bình Nhưỡng có thể gia tăng tương đối các vụ thử nghiệm tên lửa trong môi trường địa chính trị đặc trưng bởi mối quan hệ giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga có nhiều vết nứt. Triều Tiên đã tăng cường liên kết với Moscow và Bắc Kinh bằng những cam kết hợp tác “chiến lược và chiến thuật” chặt chẽ hơn. Việc này giúp họ tạo nên “chiếc áo giáp” để thử nghiệm tên lửa quyết liệt hơn. Vào mùa hè năm 2022, Trung Quốc và Nga đã ngăn cản nỗ lực trừng phạt Triều Tiên của Liên hợp quốc. Hiện nay, Triều Tiên vẫn có thể tiếp tục thử nghiệm tên lửa hạt nhân với nhiều hình thức khác nhau, thậm chí có thể tiến hành thử nghiệm nhiều loại vũ khí hạt nhân khác. Trong điều kiện này, Mỹ cần tăng cường phối hợp với Nhật Bản, Hàn Quốc nếu họ muốn kìm hãm sự phát triển quân sự của Triều Tiên.

Phép thử cho cam kết của Mỹ đối với Hàn Quốc

Triều Tiên được khuyến khích thăm dò toàn bộ các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Hàn Quốc. Họ nên xem xét những hành động khiêu khích với quy mô địa phương như một phép thử các cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Hàn Quốc khỏi các cuộc tấn công hạt nhân. Bình Nhưỡng đã thách thức Đường giới hạn phía Bắc (đây là biên giới trên biển đối với Hàn Quốc nhưng không được Triều Tiên công nhận) bằng cách tiến hành một cuộc xâm phạm bằng tàu, tổ chức pháo kích, tập trận không quân và phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn đến gần đảo Ulleung (Hàn Quốc) để đặt báo động an ninh. Những động thái thăm dò này nhằm đánh giá phản ứng chính trị và quân sự của Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Yoon Suk-yeol. Điều này đã dẫn đến phản ứng của các đồng minh Hàn Quốc, buộc tàu Triều Tiên phải rút lui về phía Đường giới hạn phía Bắc đồng thời đưa ra tín hiệu cho việc đáp trả các vụ bắn pháo và tên lửa của Triều Tiên.

hinh 1

Kiểm tra khả năng phòng thủ

Những cuộc thử nghiệm cho thấy khả năng phòng thủ của Bình Nhưỡng trước sự răn đe từ phía Hàn Quốc. Seoul tập trung vào phòng thủ tên lửa, tấn công phủ đầu và thực hiện chiến lược “trừng phạt và trả đũa”. Chính quyền Yoon nhấn mạnh chính sách ngăn chặn việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Đáp lại tuyên bố công khai của Yoon, Bình Nhưỡng ban hành hướng dẫn sử dụng trước vũ khí hạt nhân chống Hàn Quốc và thực hiện thử nghiệm tên lửa tầm gần có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Căng thẳng đang lên vì khả năng đánh phủ đầu làm gia tăng căng thẳng liên Triều và yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ Mỹ – Hàn Quốc để thống nhất phản ứng.

hinh 2
Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Nguồn. Business Insider

Nâng cao năng lực hạt nhân

Triều Tiên hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng tấn công hạt nhân trong khi phủ nhận các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ. Vụ thử tên lửa hạt nhân đang diễn ra của Bình Nhưỡng làm Mỹ dễ bị tổn thương. Việc thử nghiệm cũng nhằm tìm hiểu thêm về mối nghi ngờ của Hàn Quốc về khả năng Mỹ sẵn sàng bảo vệ họ trước Triều Tiên.

Đây sẽ là vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên kể từ tháng 9 năm 2017 và là lần thứ bảy từ trước đến nay. Điều này có thể làm gia tăng các cuộc tranh luận, tạo ra căng thẳng giữa các đối tác mà Triều Tiên có thể khai thác vì mục tiêu chiến lược. Nếu Triều Tiên thấy họ mất kiểm soát trong vòng xoáy leo thang căng thẳng do họ khởi xướng, thì việc quay lại đàm phán có thể giúp xoa dịu căng thẳng.

Nhưng trong trường hợp này, các cuộc đàm phán có mang lại tiến triển tốt hơn. Mục đích chính của Triều Tiên khi quay lại đàm phán là kiểm soát căng thẳng chứ không phải phi hạt nhân hóa – vốn là mục tiêu chính của Mỹ – Hàn.

Tác giả: Scott A. Snyder

Biên dịch: Tuệ Lam

Về tác giả

Scott A. Snyder là chuyên gia nghiên cứu cao cấp về Hàn Quốc, Giám đốc Chương trình chính sách quan hệ Mỹ – Hàn tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR). Hiện tại, ông tham gia viết bài cho blog Asia Unbound. Ngoài ra, ông còn là tác giả, đồng tác giả của nhiều đầu sách liên quan đến quan hệ đối ngoại của Hàn Quốc, tiêu biểu như South Korea at the Crossroads: Autonomy and Alliance in an Era of Rival Powers, Domestic Constraints on South Korean Foreign Policy.

Tags: Châu ÁHàn Quốc
ShareTweetShare
Bài trước

Cuộc phản công mùa đông của Putin

Next Post

Vai trò của Ấn Độ trong cấu trúc an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và hàm ý cho Việt Nam

Next Post
Vai trò của Ấn Độ trong cấu trúc an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và hàm ý cho Việt Nam

Vai trò của Ấn Độ trong cấu trúc an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và hàm ý cho Việt Nam

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

14/05/2025
Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025
Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

12/05/2025
Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

11/05/2025

Tin Mới

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
75
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
41
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
95
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
122

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.