Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Khu vực Châu Á

Tác động nghiêm trọng của cuộc xung đột Nga-Ukraine đối với thế giới (phần 2)

23/07/2022
in Châu Á, Châu Âu, Phân tích
A A
0
Tác động nghiêm trọng của cuộc xung đột Nga-Ukraine đối với thế giới (phần 2)
0
SHARES
149
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

II. Đối với quan hệ Trung Quốc-châu Âu

Là cuộc đối đầu địa chính trị diễn ra ở châu Âu nhưng có tác động toàn cầu, xung đột Nga-Ukraine có tác động quan trọng và phức tạp đến quan hệ Trung-Âu. Trước tiên, do có nhận thức và quan hệ lợi ích khác nhau về tính chất của cuộc xung đột Nga-Ukraine, nên Trung Quốc và châu Âu có sự khác biệt về lập trường, có khoảng cách tương đối lớn về sự kỳ vọng lẫn nhau và sự tin cậy lẫn nhau về chính trị cũng đang phải đối mặt với thử thách. Thứ hai, cuộc xung đột Nga-Ukraine và cuộc đấu tranh giữa trừng phạt và chống trừng phạt giữa châu Âu và Mỹ với Nga cho thấy sự mong manh của các hệ thống kinh tế, năng lượng và chuỗi cung ứng quốc tế hiện tại, liên tục làm tổn hại cơ sở của toàn cầu hóa kinh tế, và có tác động đến cơ sở kinh tế và con đường hợp tác của quan hệ Trung–Âu. Cuối cùng, các lực lượng chính như Mỹ, Nga và châu Âu đều tham gia cuộc xung đột bằng những cách và mức độ khác nhau, việc quan hệ quốc tế xuất hiện cục diện tương tác phức tạp đã làm tăng thêm tính khó đoán định của trật tự quốc tế trong thời kỳ chuyển đổi, và quan hệ Trung-Âu cũng chịu áp lực chiến lược lớn hơn. Mặc dù xung đột Nga-Ukraine đã trở thành yếu tố khó đoán định ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Âu, nhưng việc sớm giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, tránh khủng hoảng nhân đạo, giảm thiệt hại về kinh tế và sinh kế của người dân và duy trì sự ổn định của cục diện quốc tế phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc và châu Âu, và nên trở thành phương hướng để hai bên cùng nỗ lực.

  1. Sự tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa Trung Quốc và châu Âu đối mặt với thử thách

Do Trung Quốc và châu Âu có bất đồng tương đối lớn trong nhận thức về nguyên nhân và tính chất của cuộc xung đột Nga-Ukraine, nên hai bên đã có lập trường khác nhau. Đối với châu Âu, có mâu thuẫn không thể hòa giải giữa ý thức nước lớn của Nga tìm kiếm phạm vi ảnh hưởng và xu hướng của các nước tầm trung và nhỏ tìm kiếm sự bảo vệ an ninh tập thể, trở thành nguồn gốc chính của xung đột Nga-Ukraine. Trên cơ sở này, hầu hết các nước châu Âu nhấn mạnh tính chất phòng thủ của NATO, không chấp nhận cách nói của Nga về việc có quyền đáp trả sự mở rộng của NATO sẽ dồn nén không gian an ninh của nước này, từ đó xác định tính chất của cuộc xung đột là cuộc xâm lược quân sự của Nga đối với Ukraine. Nhận định của Trung Quốc về nguyên nhân và tính chất của cuộc xung đột Nga-Ukraine chủ yếu dựa trên góc nhìn về khuôn khổ an ninh khu vực, cho rằng thực chất của cuộc xung đột là việc Mỹ lợi dụng NATO và Ukraine làm công cụ chống lại Nga và gây ra sự đáp trả mạnh mẽ từ Nga và là hậu quả nghiêm trọng do cuộc đối đầu và cạnh tranh nước lớn trên khía cạnh an ninh ở khu vực gây ra. Do đó, Trung Quốc cho rằng các mối quan ngại về an ninh của Nga và Ukraine đều quan trọng như nhau và cần được tôn trọng và đối xử bình bẳng, mong muốn các nước châu Âu phát huy vai trò là chủ thể an ninh khu vực, không chỉ phải thực hiện các biện pháp giúp ngừng bắn và đình chiến, mà còn phải thiết lập khuôn khổ an ninh khu vực cân bằng, hiệu quả và bền vững để tránh tái bùng phát xung đột và đạt được hòa bình và ổn định lâu dài.

Xung đột Nga-Ukraine xảy ra ngay trước cửa ngõ của châu Âu và Trung Quốc không phải là bên liên quan trực tiếp nên việc hai bên có bất đồng về nhận thức và lập trường về xung đột là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, châu Âu chịu ảnh hưởng từ các ý đồ của Mỹ, và đã đưa ra một số yêu cầu phi thực tế và khó thực hiện đối với Trung Quốc, bao gồm cả yêu cầu Trung Quốc công khai lên án Nga và tham gia các biện pháp trừng phạt do châu Âu và Mỹ áp đặt đối với Nga. Tiếp đến gắn lập trường của Trung Quốc với quan hệ Trung-Âu. Trong bối cảnh lập trường có khác biệt tương đối lớn, cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc-Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã cho thấy hai bên có những mối quan tâm và mong muốn khác nhau. Mặc dù Trung Quốc và EU đều rất trân trọng cơ hội trao đổi không dễ dàng mới có được này, nhưng nhận thức và lập trường khác nhau về cuộc xung đột Nga-Ukraine đã trở thành trở ngại mới ảnh ưởng đến việc hái bên thúc đẩy hợp tác song phương, vấn đề suy giảm lòng tin chính trị giữa Trung Quốc và châu Âu từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đến tư vẫn chưa được cải thiện rõ rệt.

  1. Hợp tác kinh tế và thương mại Trung-Âu bị tác động

Xung đột Nga-Ukraine đã trở thành cuộc khủng hoảng địa chính trị nghiêm trọng nhất kể từ khi Chiến thứ thế giới thứ hai kết thúc, và tác động của nó đối với trật tự thế giới và các quy tắc quốc tế vẫn đang tiếp diễn, hậu quả và tổn thất là khôn lường. Sau hơn ba tháng, cuộc xung đột và cuộc đọ sức giữa trừng phạt và chống trừng phạt giữa các nước phương Tây với Nga đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định kinh tế, thương mại và năng lượng thế giới. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU sẽ giảm hơn 2% vào năm 2022, và tác động đối với nền kinh tế Trung Quốc cũng chủ yếu thể hiện ở sự biến động của thị trường chứng khoán, tài sản bị thu hẹp và giảm kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng.

Tác động đến hợp tác kinh tế thương mại Trung-Âu còn phức tạp hơn. Một mặt, châu Âu từng đe dọa rằng nếu Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Nga hoặc giúp Nga né tránh các biện pháp trừng phạt, thì họ sẽ trừng phạt Trung Quốc bằng các biện pháp thương mại; mặt khác, trên cơ sở suy diễn quá mức về sự ràng buộc Trung-Nga, dư luận châu Âu lại thổi phồng quan điểm phải thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào thị trường Trung Quốc để bảo vệ an ninh chuỗi cung ứng, để làm hài lòng một số lực lượng bảo thủ ở châu Âu chủ trương thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào năng lượng của Nga và kinh tế của Trung Quốc nhằm thực hiện quyền tự chủ chiến lược. Xu thế chính trị hóa và an ninh hóa của các lĩnh vực kinh tế, thương mại Trung-Âu đang tăng lên đã khiến cơ sở kinh tế-thương mại, lợi ích chung phụ thuộc lẫn nhau và đường lối chính sách hợp tác thiết thực của quan hệ Trung-Âu bị tác động.

  1. Lòng tin chiến lược Trung-Âu chịu sức ép

Do Mỹ, Nga và châu Âu đều tham gia cuộc xung đột Nga-Ukraine theo những cách và ở những mức độ khác nhau, nên sự tương tác giữa các cường quốc rất phức tạp và có dấu hiệu của một vòng phân hóa và kết hợp mới. Xét từ tình hình hiện tại, cục diện cạnh tranh Trung-Mỹ vẫn không thay đổi, quan hệ đối tác Trung-Nga ổn định, đối đầu Mỹ-Nga gia tăng, châu Âu và Nga đang tiến tới đối đầu và sự phối hợp giữa Mỹ và châu Âu được tăng cường. Quan hệ Trung-Âu đang chịu sức ép từ những sự thay đổi của quan hệ nước lớn này, niềm tin chiến lược giữa hai bên đã bị ảnh hưởng bởi chính trị cường quyền, không gian vận hành quan hệ Trung-Âu ngày càng bị hạn chế và có nhiều biến số.

Xuất phát từ các mục tiêu chiến lược của mình, Mỹ đang lợi dụng cuộc xung đột Nga-Ukraine để vận động châu Âu, không chỉ để thống nhất lập trường đối với Nga, mà còn tăng cường phối hợp với châu Âu về chính sách đối với Trung Quốc bằng cách thổi phồng liên minh Trung-Nga. Với danh nghĩa duy trì trật tự dựa trên quy tắc, Mỹ sử dụng các cơ chế song phương như Đối thoại Mỹ-Âu về Trung Quốc và Đối thoại về Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như khuôn khổ NATO, không những đòi hỏi phải thống nhất về tư duy mà còn cả những hành động phối hợp. Thông qua việc thổi phồng về “sự hợp nhất Trung-Nga” và so sánh Ukraine với Đài Loan, Mỹ không chỉ cố tình “giúp” châu Âu gia tăng sự đối lập với Trung Quốc về quan niệm và chế độ, mà còn khuyến khích châu Âu “tích cực” can thiệp vào các vấn đề ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hỗ trợ và phối hợp cho chiến lược đối phó Trung Quốc của Mỹ ở xung quanh Trung Quốc. Những điều này khiến áp lực chiến lược đối với quan hệ Trung-Âu liên tục gia tăng.

  1. Cơ hội hợp tác Trung-Âu

Dưới tác động và áp lực mà xung đột Nga-Ukraine gây ra cho quan hệ Trung-Âu, quan hệ Trung Quốc-EU không phải là không có không gian hợp tác.

Thứ nhất, mặc dù có lập trường khác nhau về xung đột Nga-Ukraine, nhưng Trung Quốc và châu Âu vẫn có điểm chung. Do xung đột Nga-Ukraine khiến cả Trung Quốc và châu Âu đều bị thiệt hại dù là trực tiếp hay gián tiếp, nên hai bên cần có mục tiêu hợp tác và phương hướng nỗ lực chung để làm cho cuộc chiến này kết thúc càng sớm càng tốt, giải quyết xung đột thông qua các biện pháp ngoại giao, nhanh chóng xây dựng lòng tin và giải quyết mâu thuẫn thông qua các biện pháp chính trị, cố gắng đạt được hòa giải và thông qua việc định hình lại cấu trúc an ninh để đạt được hòa bình lâu dài. Nhà lãnh đạo của Trung Quốc và châu Âu đã thực hiện nhiều cuộc điện đàm về cuộc xung đột Nga-Ukraine, trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình của cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, cả Trung Quốc và châu Âu đều cố gắng tránh và giảm thiểu các cuộc khủng hoảng nhân đạo do xung đột gây ra. Cuộc xung đột đã kéo dài hơn 100 ngày, hiện đã gây ra thương vong rất lớn cho cho người dân Ukraine và hơn 7 triệu người tị nạn phải rời bỏ nhà cửa để chạy sang các quốc gia khác, không những mang lại những ẩn họa lớn về kinh tế, tài chính, chính trị và xã hội, mà còn mang đến áp lực rất lớn về chủ nghĩa nhân đạo cho châu Âu và cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc. Trung Quốc coi hỗ trợ nhân đạo là ưu tiên quan trọng không kém việc thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình. Ngoài việc tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ như Liên hợp quốc và Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế, Trung Quốc và châu Âu còn có thể đưa viện trợ nhân đạo vào chương trình nghị sự song phương và coi đó là hạng mục hợp tác ưu tiên.

Thứ ba, cả Trung Quốc và châu Âu đều hy vọng giảm hiệu ứng lan tỏa của cuộc xung đột và cố gắng tránh gây ra tác động quá mức đến nền kinh tế, năng lượng và an ninh chuỗi cung ứng của nhau. Là đối tác thương mại lớn nhất của nhau, có sự hợp tác chặt chẽ về đầu tư, ngành nghề và chuỗi cung ứng, Trung Quốc và châu Âu đã cùng chống lại tác động của dịch bệnh và thể hiện khả năng chống chịu mạnh mẽ. Mặc dù châu Âu đã tham gia biện pháp trừng phạt đối với Nga, nhưng do mối quan hệ kinh tế và thương mại chặt chẽ giữa châu Âu và Nga, đặc biệt là sự phụ thuộc lẫn nhau rất lớn về năng lượng, không những khiến hiệu quả của trừng phạt không cao mà châu Âu còn để lại một loạt hậu quả nghiêm trọng như lạm phát, thiếu năng lượng và thiếu tài nguyên, xu hướng trừng phạt khiến châu Âu, Nga và thậm chí cả nền kinh tế thế giới bị tổn thất nặng nề ngày càng rõ nét. Xuất phát từ lập trường nhất quán phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương và duy trì sự ổn định của nền kinh tế thế giới, Trung Quốc hy vọng châu Âu có thể bình tĩnh xem xét các hậu quả và ngừng lạm dụng các biện pháp trừng phạt, để có thể tiến hành hợp tác thiết thực.

Cuối cùng, tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine đan xen với cuộc đọ sức nước lớn, làm suy yếu đáng kể các quy tắc và hệ thống quản trị quốc tế lấy Liên hợp quốc làm trung tâm. Trung Quốc và châu Âu cần nỗ lực hết sức để duy trì sự công bằng và chính nghĩa quốc tế và làm cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu có được môi trường hòa bình và thịnh vượng. Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến cộng đồng quốc tế bị chia rẽ nghiêm trọng, sự thâm hụt về lòng tin giữa các cường quốc gia tăng và các mâu thuẫn địa chính trị liên tục xuất hiện. Là hai lực lượng lớn luôn quan tâm đến việc duy trì hòa bình trong khu vực và trên thế giới, quan hệ Trung-Âu cần vượt ra ngoài hợp tác kinh tế và thương mại và tạo ra các điểm hợp tác mới trong lĩnh vực quản lý khủng hoảng quốc tế và cải thiện quản trị toàn cầu trên cơ sở nâng cao lòng tin chiến lược. Nếu Trung Quốc và châu Âu có thể xuất phát từ lập trường khác nhau nhưng có thể làm rõ các lợi ích chung và cùng hợp tác, thì cuộc xung đột hiện tại giữa Nga và Ukraine và quá trình tái thiết hòa bình trong tương lai có thể trở thành điểm khởi đầu quan trọng để Trung Quốc và châu Âu tăng cường hợp tác hơn nữa. (Còn tiếp)

Tags: chiến dịch quân sự đặc biệtLiên minh Châu ÂuTrung QuốcUkraine
ShareTweetShare
Bài trước

Tác động nghiêm trọng của cuộc xung đột Nga-Ukraine đối với thế giới (phần 1)

Next Post

BRI ảnh hưởng tiêu cực đến Sri Lanka như thế nào?

Next Post
BRI ảnh hưởng tiêu cực đến Sri Lanka như thế nào?

BRI ảnh hưởng tiêu cực đến Sri Lanka như thế nào?

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

14/05/2025
Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025
Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

12/05/2025

Tin Mới

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
100
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
180
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
79
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
126

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.