Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Lĩnh vực Chính trị

Hé lộ những gương mặt mới trong Quân ủy Trung ương Trung Quốc

19/08/2022
in Chính trị
A A
0
Hé lộ những gương mặt mới trong Quân ủy Trung ương Trung Quốc
0
SHARES
173
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Theo trang soundofhope.org ngày 19/8, quân đội và lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc đã bầu 304 đại biểu tham dự Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Hứa Kỳ Lượng, Trương Hựu Hiệp và 4 thành viên Quân ủy Trung ương đều có tên trong danh sách.

Phó chủ tịch Quân ủy Hứa Kỳ Lượng và Trương Hựu Hiệp được xem là cánh tay trái và cánh tay phải giúp Tập Cận Bình nắm quân đội. Thân tín của Tập Cận Bình trong quân đội như Chung Thiệu Quân cũng ở trong danh sách đại biểu nói trên. Giới phân tích cho rằng danh sách đại biểu cho thấy Tập Cận Bình đã nắm chắc “nòng súng”.

Theo Tân Hoa xã, 25 đơn vị bầu cử của quân đội và lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc đã lần lượt tổ chức đại hội đảng và 304 đại biểu được bầu tham dự Đại hội XX.

Tờ HK01 ngày 18/8 cho biết trong số các đại biểu, có 6 người là lãnh đạo Quân ủy Trung ương. Hai phó chủ tịch Quân ủy Trung ương gồm Hứa Kỳ Lượng và Trương Hựu Hiệp và 4 thành viên Quân ủy Trung ương là Ngụy Phượng Hòa –Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Lý Tác Thành – Tư lệnh Lục quân, Miêu Hoa – Chủ nhiệm Tổng cục chính trị và Trương Thăng Dân – Bí thư Ủy ban kiểm tra-kỷ luật Quân ủy Trung ương đã được bầu chọn. Các đại biểu khác bao gồm Chung Thiệu Quân – Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Lâm Hướng Dương, Chính ủy Hà Bình thuộc Chiến khu miền Đông, Từ Lương Tài – Tư lệnh Lực lượng đồn trú ở Macau, nhưng Bành Kinh Đường – Tư lệnh Lực lượng đồn trú ở Hong Kong không có tên trong danh sách.

Ngày 30/6/2022, Hứa Kỳ Lượng đã có mặt trong đoàn tháp tùng Tập Cận Bình đến thăm Hong Kong bằng tàu cao tốc. Dư luận cho rằng Trương Hựu Hiệp là ái tướng của Tập Cận Bình trong quân đội và cũng là người bạn lâu năm của Tập Cận Bình. Trong cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản, Trương Tông Tốn – cha của Trương Hựu Hiệp và Tập Trọng Huân – cha của Tập Cận Bình từng làm việc cùng nhau trong Tập đoàn quân dã chiến Thiểm Tây-Cam Túc-Ninh Hạ mới được thành lập. Vào thời điểm đó, Trương Tông Tốn là Tư lệnh viên của tập đoàn quân và Tập Trọng Huân là chính ủy, quản lý 6 lữ đoàn. Trương Hựu Hiệp và Tập Cận Bình đều đến từ Thiểm Tây.

Lý Tác Thành từng chiến đấu trong Chiến tranh biên giới Trung-Việt năm 1979 và có lập công. Tháng 4/1998, ông được bổ nhiệm làm Tập đoàn trưởng Tập đoàn quân 41. Năm 2015, trên cương vị Tư lệnh Quân khu Thành Đô, ông được phong quân hàm Thượng tướng. Một năm sau, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Trên cương vị mới, ông chịu trách nhiệm chính trong việc cải cách quân đội theo quy mô lớn của Tập Cận Bình và là người ủng hộ cải cách quân đội. Theo tờ “South China Morning Post”, Tập Cận Bình đánh giá Lý Tác Thành “bối cảnh trong sạch”.

Miêu Hoa được cho là thân tín, trong khi Trương Thăng Dân được coi là cánh tay đặc lực của Tập Cận Bình. Ngày 2/11/2017, Tập Cận Bình đã phong hàm Thượng tướng cho Trương Thăng Dân. Trương Thăng Dân trở thành tướng lĩnh đầu tiên được phong quân hàm thượng tướng sau Đại hội XIX. Ngoài Trương Thăng Dân, Tập Cận Bình còn phong quân hàm thượng tướng cho Ngụy Phượng Hòa.

Chung Thiệu Quân hiện là Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Trung ương kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Cải cách và Biên chế Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu ban lãnh đạo đi sâu cải cách quốc phòng và quân đội Quân ủy Trung ương, giữ hàm trung tướng. Ông được bên ngoài đánh giá là một trong “7 cố vấn” của Tập Cận Bình và được xem là bí ẩn và nhún nhường nhất.

Chung Thiệu Quân từng đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch của Tập Cận Bình thanh trừng thế lực của Giang Trạch Dân trong quân đội. Tạp chí “Tiền tiêu” của Hong Kong tháng 9/2015 đã tiết lộ rằng những chứng cứ quan trọng cho chiến dịch chống tham nhũng, lật đổ những “hổ lớn” như Từ Tài Hậu trong quân đội đến từ Chung Thiệu Quân – người đã sớm nằm trong Quân ủy.

Bài bình luận của tờ “Minh báo” Hong Kong ngày 22/9/2021 cho biết tháng 4/2006, khi biết Tập Cận Bình – Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang khi đó đang thiếu một thư ký, Chung Thiệu Quân thời điểm đó đã là Phó ban Tổ chức tỉnh, được cho là đã tự tiến cử, không ngần ngại bị giáng cấp, được biệt phái làm Thư ký riêng của Tập Cận Bình, con đường sự nghiệp từ đó đều thuận lợi. Sau đó, ông theo Tập Cận Bình đến Thượng Hải, tiếp đó là đến Bắc Kinh.

Những năm gần đây, Chung Thiệu Quân luôn tháp tùng Tập Cận Bình trong các sự kiện liên quan đến quân đội, giữ vai trò “giám sát viên” của Tập Cận Bình và phụ trách các cơ quan quan trọng trong Quân ủy Trung ương.

Lâm Hướng Dương từng giữ chức Phó quân đoàn trưởng Tập đoàn quân 31 thuộc Lục quân. Năm 2016, ông được điều động làm Quân đoàn trưởng Tập đoàn quân 47. Tháng 3/2017, ông được điều động làm Quân đoàn trưởng Tập đoàn quân 82 mới thành lập. Tháng 4/2019, Lâm Hướng Dương được điều động làm Quân đoàn trưởng Tập đoàn quân 72 thuộc Lục quân.

Trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Nhật năm 2015, Lâm Hướng Dương khi đó là Phó quân đoàn trưởng Tập đoàn quân 31, làm đội trưởng đội duyệt binh.

Có thông tin cho rằng Tập đoàn quân 31 có mối quan hệ tốt với Tập Cận Bình, người từng làm việc ở Phúc Kiến trong 17 năm. Từ tháng 6/1985 đến tháng 10/2002, Tập Cận Bình lần lượt công tác tại thành phố Hạ Môn, Ninh Đức, Phúc Châu thuộc Phúc Kiến. Sau khi Tập Cận Bình rời Phúc Kiến, ông đã tới thăm Tập đoàn quân 31 tới 12 lần.   Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông đã mạnh tay thăng cấp cho các tướng lĩnh của Tập đoàn quân 31. Các tướng lĩnh xuất thân ở Quân khu Nam Kinh sau Đại hội XVIII, đặc biệt là những tướng lĩnh từng xuất thân ở Tập đoàn quân 31 đóng tại Phúc Kiến, được gọi là “Quân khu Đông Nam” (gồm liên quân 5 tỉnh Đông Nam là Phúc Kiến, Chiết Giang, An Huy, Giang Tô và Giang Tây)./.

(Theo TTXVN)

Người dịch: Đỗ Thị Hồng Vân

Tags: Trung Quốc
ShareTweetShare
Bài trước

Vấn đề Biển Đông lại “nóng” trong giới học giả

Next Post

Các doanh nghiệp quốc phòng Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Next Post
Các doanh nghiệp quốc phòng Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong năm 2021

Các doanh nghiệp quốc phòng Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong năm 2021

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

04/06/2025
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

30/06/2025
Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

29/06/2025
Một số nhận định xung quanh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

Một số nhận định xung quanh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

28/06/2025
Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025: Bức tranh kinh tế toàn cầu qua lăng kính nước Nga

Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025: Bức tranh kinh tế toàn cầu qua lăng kính nước Nga

26/06/2025
Sự chuyển hóa và cơ chế biến đổi của xung đột Ả Rập-Israel, Palestine-Israel và Iran-Israel

Sự chuyển hóa và cơ chế biến đổi của xung đột Ả Rập-Israel, Palestine-Israel và Iran-Israel

25/06/2025
Quan hệ Nga – Đông Á đã trải qua giai đoạn bước ngoặt

Quan hệ Nga – Đông Á đã trải qua giai đoạn bước ngoặt

24/06/2025

Tin Mới

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
23
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
39
Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

30/06/2025
225
Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

29/06/2025
160

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.