Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Phân tích Chuyên gia

Quan hệ Nhật Bản – NATO: Tính tất yếu của mối quan hệ chung đồng minh, chung đối thủ

16/05/2023
in Chuyên gia, Lĩnh vực, Phân tích, Quốc phòng - an ninh
A A
0
Quan hệ Nhật Bản – NATO: Tính tất yếu của mối quan hệ chung đồng minh, chung đối thủ
0
SHARES
188
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Nhật Bản có thể không nằm ở Bắc Đại Tây Dương, nhưng nước này và NATO là những đối tác tự nhiên với những lợi ích ngày càng chồng chéo và có thể mang lại cho nhau nhiều điều. 

“Ukraine hôm nay có thể là Đông Á ngày mai”! Đó là lời tuyên bố ớn lạnh được Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối thoại An ninh Shangri-La ở Singapore năm ngoái. Tuyên bố ngắn gọn, nhưng thể hiện đầy đủ cảm giác cấp bách ngày càng tăng đối với tình hình an ninh ở Nhật Bản.

Các nhà hoạch định chính sách ở Tokyo, không hề dậm chân tại chỗ, họ đã có những nỗ lực chủ động nhằm tăng cường sự tham gia của Nhật Bản vào các cấu trúc an ninh khu vực và toàn cầu, đồng thời thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các quốc gia có chung lợi ích. Từ sáng kiến ​​Hỗ trợ An ninh Chính thức được đề ra gần đây cho đến nỗ lực khôi phục quan hệ với Hàn Quốc, chính quyền Kishida đã thúc đẩy nỗ lực của các cựu thủ tướng, đặc biệt là cố Thủ tướng Abe Shinzo, nhằm tăng cường sự hiện diện an ninh của Nhật Bản phục vụ chiến lược ngăn chặn và ứng phó với bất kỳ cuộc xung đột tiềm ẩn nào. Sự xích lại ngày càng gần gũi giữa Nhật Bản và NATO là một phần của xu hướng tổng thể này.

Mối quan hệ đối tác sâu sắc hơn của Nhật Bản với NATO (vốn có truyền thống chỉ giới hạn trong phạm vi an ninh châu Âu) bắt đầu từ những năm 1990 , nhưng cách thức mà nó đã gia tăng cho thấy tầm quan trọng đặc biệt lớn của mối quan hệ đối tác đối với cả Tokyo và chính NATO ở Brussels.

Sự phát triển mới nhất trong hợp tác Nhật Bản-NATO là kế hoạch mở văn phòng liên lạc ở Tokyo, theo báo cáo của Nikkei Asia. Điều đó sẽ lặp lại các thỏa thuận tương tự mà NATO có tại Liên Hợp Quốc, Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Châu Âu, cũng như ở Georgia, Ukraine, Bosnia, Herzegovina, Moldova hay Kuwait. Bước đi này diễn ra sau chuyến thăm của Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenburg tới Tokyo vào đầu năm và việc Kishida tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6 năm 2022. Đó là lần đầu tiên một thủ tướng Nhật Bản tham dự.

Nhật Bản không phải là một quốc gia Bắc Đại Tây Dương về mặt địa lý, nhưng nước này có nhiều điểm chung với liên minh (NATO) ở chỗ Tokyo cam kết tuân theo các giá trị dân chủ, nước này là một phần trong khuôn khổ liên minh của Hoa Kỳ và tin tưởng vào an ninh tập thể như một phương tiện phòng thủ. Nhật Bản không có khả năng thực sự gia nhập NATO vì nước này nằm ngoài phạm vi địa lý của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, nhưng NATO và Nhật Bản dù sao cũng có nhiều điều để chia sẻ cho nhau. Đối với NATO, Nhật Bản là đối tác ổn định, tin cậy ở Đông Á và là tiếng nói vận động mạnh mẽ cho các đối tác tiềm năng khác trong khu vực; đối với Nhật Bản, NATO đem tới một quan hệ đối tác an ninh khác trong danh sách các quan hệ đối tác tương tự vốn đã phát triển nhanh chóng và sẽ chỉ đứng sau liên minh chính thức với Hoa Kỳ về quy mô. Theo một nghĩa nào đó, việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác Nhật Bản – NATO được xem là tất yếu, một quan hệ kiểu “bắc cầu”: “đối tác liên minh của đối tác liên minh cũng chính là đối tác liên minh của Nhật Bản”.

Những điều Nhật Bản có thể mang lại cho NATO

Lời mời gọi của Nhật Bản đối với NATO có hai mặt. Nó cung cấp một lực lượng quân sự thông thường ngày càng mạnh hơn (mặc dù bị hạn chế theo hiến pháp), lực lượng này sẽ sớm được đầu tư theo hướng dẫn của NATO là 2% GDP. Nhật Bản cũng cung cấp cho NATO một cầu nối ngoại giao thuận lợi hơn ở Đông Á để kết nối với các quốc gia khác có lợi ích an ninh tương đồng.

Mặc dù Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều vấn đề – từ vấn đề tuyển mộ và kinh nghiệm đến hành vi tiêu cực của nam sĩ quan đối với nữ binh sĩ – nhưng họ vẫn đại diện cho một lực lượng quân sự được trang bị tốt, được đầu tư tốt với ngân sách quân sự lớn thứ chín thế giới và chỉ đứng sau bốn thành viên lớn nhất của NATO về số liệu này.

Những nỗ lực để hội nhập với các nước NATO cả ở dạng thức đơn phương lẫn song phương cũng đã được bắt đầu. Ví dụ, Nhật Bản sẽ cùng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo với Ý và Vương quốc Anh, điều này chỉ tăng cường mức độ tương tác của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản với lực lượng không quân NATO trong những thập kỷ tới.

Mặc dù Nhật Bản không thể dễ dàng thể hiện quyền lực cứng của mình do những hạn chế của hiến pháp, nhưng họ có thể ngày càng đóng vai trò là bức tường thành, ngăn chặn các đối thủ chung, đồng thời Nhật Bản có thể đưa ra một lực lượng quân sự mạnh như một biện pháp bảo vệ bổ sung trong trường hợp xảy ra xung đột thực sự.

Bên cạnh khả năng hợp tác quân sự trên thực tế, Nhật Bản còn có tiếng nói ngoại giao mạnh mẽ, ủng hộ các giá trị tự do – dân chủ ở Đông Á. NATO có thể quan tâm đến Nhật Bản vì lý do này thậm chí còn hơn cả năng lực quân sự của họ – quan hệ hợp tác an ninh hiện có của Nhật Bản ở Đông và Đông Nam Á, nằm ngoài phạm vi liên minh Nhật – Mỹ, có thể cho phép nước này đóng vai trò cầu nối cho các giá trị của NATO và thậm chí có thể hợp tác an ninh theo đúng nghĩa của nó.

Nhật Bản có quan hệ đối tác an ninh hoặc các hợp tác an ninh khác với Ấn Độ, Philippines và Việt Nam cùng nhiều nước khác, và họ cũng đã tích cực cố gắng làm sâu sắc thêm các mối quan hệ đó, tăng cường các mối quan hệ đối tác như vậy kể từ khi Nga tiến hành Chiến dịch quân sự tại Ukraine. Đây cũng là đối tác thương mại và hỗ trợ phát triển quan trọng của hầu hết các nước trong khu vực. Nhật Bản là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ ba vào các quốc gia thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, đồng thời là nhà đầu tư lớn nhất vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Đó là những khía cạnh xa hơn của chiến lược toàn diện nhằm chống lại ảnh hưởng của các đối thủ.

Nhật Bản có thể xây dựng những cây cầu theo nghĩa cơ sở hạ tầng vật chất, nhưng đối với NATO, chính Nhật Bản là cầu nối với các quốc gia này và là đối trọng quan trọng đối với ảnh hưởng của các quốc gia có chung mối quan ngại về an ninh.

Những điều NATO có thể đem tới cho Nhật Bản

Mối quan hệ đối tác với NATO mang lại cho Nhật Bản thêm một mối quan hệ đối tác an ninh mạnh mẽ nữa để ngăn chặn các đối thủ trong khu vực, cũng như nâng cao uy tín của Nhật Bản với tư cách là một bên tham gia hệ thống an ninh quốc tế.

Tăng cường hợp tác với NATO chỉ là một phần trong cách tiếp cận đa diện mà Tokyo đang thực hiện để phát triển quan hệ với các cường quốc thân thiện ở cả châu Á và xa hơn. Ngoài các hợp tác đã nói ở trên với Ấn Độ, Philippines và Việt Nam, Nhật Bản đã tìm cách tăng cường hợp tác an ninh trong các cơ chế lớn như Đối thoại An ninh Tứ giác (mà chính Nhật Bản là nhân tố chính trong việc hình thành và khôi phục sau đó), đồng thời họ đã ký các thỏa thuận hoàn toàn mới với các quốc gia như Vương quốc Anh

Theo một nghĩa nào đó, có thể liên tưởng rằng, Nhật Bản cung cấp cho NATO một cây cầu đến châu Á và NATO cũng cung cấp cho Nhật Bản một cây cầu đến châu Âu. Việc bổ sung thêm một mối quan hệ đối tác khác vào một danh sách vốn “đang dày lên” phù hợp với Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhật Bản, trong đó nhấn mạnh vào việc phát triển các mối quan hệ đối tác như vậy, đồng thời coi chúng là chìa khóa để duy trì khuôn khổ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Mở cũng như các nguyên tắc liên quan về pháp quyền, dân chủ và thương mại tự do.

Một điều không kém phần quan trọng là uy tín đi kèm cùng quan hệ đối tác với NATO. Các nhà hoạch định chính sách Tokyo từ lâu đã tìm cách tăng cường vai trò của Nhật Bản trong an ninh toàn cầu và – theo cách nói của bản phác thảo Chiến lược An ninh Quốc gia – để Nhật Bản “đóng vai trò tương xứng với sức mạnh quốc gia của mình”. Từ việc cử Lực lượng Phòng vệ tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình cho đến việc cựu Thủ tướng Koizumi Junichiro cử Lực lượng Phòng vệ đến Iraq vào năm 2003, các nhà hoạch định chính sách Tokyo từ lâu đã tìm cách nâng cao vị thế của Nhật Bản ở nước ngoài và tìm cách miêu tả họ như một đối tác bình thương, “đáng tin cậy”, và như Abe đã nói: là một quốc gia hành động theo nguyên tắc của “chủ nghĩa hòa bình tích cực” để đóng góp cho hòa bình toàn cầu.

Quan hệ đối tác với NATO – một trụ cột phòng thủ lâu đời và rõ ràng của cấu trúc an ninh toàn cầu – chắc chắn phù hợp với những mục tiêu này và việc thắt chặt quan hệ với NATO mang lại cho Nhật Bản một mức độ hợp pháp cả trong nước cũng như trên toàn cầu.

Một quan hệ đối tác tất yếu

Mark Twain đã từng tuyên bố rằng “lịch sử không lặp lại một cách chính xác, nhưng nó thường có vần điệu giống nhau” (History never repeats itself, but it does often rhyme). Theo một nghĩa nào đó, mối quan hệ đối tác giữa Nhật Bản và NATO có một số điểm tương đồng với Liên minh Anh-Nhật trong lịch sử, kéo dài từ năm 1902 đến năm 1922. Trong trường hợp đó, Đế quốc Nhật Bản và Anh đã liên minh với nhau để ngăn chặn “chủ nghĩa bành trướng” của Nga. Anh có được một đồng minh hải quân hùng mạnh ở Thái Bình Dương, và Nhật Bản có được một người bảo lãnh quốc tế hùng mạnh, có uy tín quốc tế.

Quan hệ đối tác giữa Nhật Bản và NATO có phần giống nhau về hình thức, mặc dù có sự khác biệt đáng kể về đặc điểm – thay vì là một liên minh của các đế quốc thực dân, quan hệ đối tác mới giương cao các biểu ngữ dân chủ tự do và thương mại tự do chống lại “sự xâm lược của đế quốc”. Như Matthew Venoit đã lập luận cách đây vài tuần, những mối liên kết này giữa NATO và Nhật Bản nên được thể chế hóa để chúng hoạt động hiệu quả nhất có thể, đồng thời để chúng có thể ngày càng sâu sắc hơn nữa. Việc thành lập văn phòng liên lạc là một bước tích cực trong vấn đề này.

NATO cùng Nhật Bản là những đồng minh tự nhiên và thuận lợi, có nhiều điểm chung, ít bất đồng. Với sự trỗi dậy của Trung Quốc và “chủ nghĩa bành trướng” của Nga, quan hệ đối tác NATO – Nhật Bản có thể là một lực lượng tích cực và hiệu quả để đối trọng với cả hai. Mối quan hệ hợp tác này là tất yếu khi đối mặt với những mối đe dọa chung như vậy và một điều hiển nhiên khác đó là phạm vi của mối quan hệ đối tác sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai./.

Biên dịch: Hoàng Hải

Mọi phản hồi học thuật cũng như các vấn đề khác quý độc giả có thể trao đổi với Ban Biên tập Nghiên cứu Chiến lược qua địa chỉ mail: [email protected]

Về tác giả: James Kaizuka là ứng viên Tiến sĩ (Ph.D. candidate) tại Đại học Leeds với lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu về quan hệ Nhật Bản-Triều Tiên, quan hệ Nhật Bản-Việt Nam và ODA của Nhật Bản.

Bài viết thể hiện quan điểm nghiên cứu riêng của tác giả, không phải là quan điểm của Ban Biên tập Nghiên cứu Chiến lược.

Tags: đồng minhLiên minhNATONhật Bản
ShareTweetShare
Bài trước

Điều chỉnh chiến lược của Liên minh châu Âu đối với Mỹ, Nga, Trung và một số vấn đề rút ra với Việt Nam

Next Post

Trật tự An ninh châu Âu: Lịch sử, hiện tại và tương lai

Next Post
Trật tự An ninh châu Âu: Lịch sử, hiện tại và tương lai

Trật tự An ninh châu Âu: Lịch sử, hiện tại và tương lai

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

14/05/2025
Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025
Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

12/05/2025

Tin Mới

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
21
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
97
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
49
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
105

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.