Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Khu vực Châu Á

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và hàm ý chính sách của Việt Nam

23/10/2024
in Châu Á, Chính trị
A A
0
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và hàm ý chính sách của Việt Nam
0
SHARES
565
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 44 và 45 cùng các sự kiện liên quan, Tổng thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn, đã chứng kiến ​​lễ chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN từ Lào sang Malaysia. Malaysia chính thức đảm nhiệm một nhiệm kỳ mới với nhiều thách thức nan giải đang tồn tại ở khu vực Đông Nam Á.

Những kết quả đạt được tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 44 – 45

Mang chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường”, các hội nghị cấp cao lần này cũng là dịp để lãnh đạo các nước trao đổi và đưa ra quyết sách chiến lược về những vấn đề quan trọng đang đặt ra cho ASEAN nói riêng và khu vực nói chung.

Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, các nước bày tỏ quan ngại về tình hình đang xấu đi ở Myanmar, tái khẳng định Đồng thuận 5 điểm là văn kiện định hướng các nỗ lực của ASEAN hỗ trợ Myanmar tìm kiếm giải pháp khả thi và bền vững; nhấn mạnh cần tiếp tục các nỗ lực thúc đẩy đối thoại giữa các bên và triển khai các hoạt động hỗ trợ nhân đạo. Các nước cũng nhất trí củng cố lập trường nguyên tắc của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, khẳng định tầm quan trọng xây dựng Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN, các nước đánh giá cao các hoạt động được triển khai trong năm qua, nâng tỉ lệ triển khai Kế hoạch Tổng thể Chính trị-an ninh ASEAN 2025 lên 99,6%.

Trao đổi về xây dựng Chiến lược hợp tác chính trị-an ninh cho giai đoạn mới, các nước đề cao tính kế thừa, tiếp nối, đồng thời nhấn mạnh cần bảo đảm tính linh hoạt, khả năng thích ứng cao của ASEAN trong môi trường an ninh quốc tế và khu vực nhiều biến động, góp phần khẳng định vai trò và đóng góp của ASEAN vào duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực.

Trước sự gia tăng ngày càng gay gắt của các thách thức an ninh phi truyền thống, các kênh chuyên ngành đặc biệt chú trọng triển khai các hoạt động nâng cao năng lực ứng phó và khả năng chống chịu của ASEAN. Theo đó, Hội nghị ghi nhận nhiều tuyên bố được trình lên các lãnh đạo thông qua dịp này như chống buôn bán ma túy bất hợp pháp và tiền chất hóa học, thúc đẩy trí tuệ nhân tạo an toàn và đáng tin cậy…

Tại Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN, các Bộ trưởng xem xét báo cáo của các cơ quan chuyên ngành và cho chỉ đạo về nhiều vấn đề liên ngành, liên trụ cột. Đáng chú ý, về triển khai Lộ trình hỗ trợ Timor-Leste trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN, các nước trao đổi về quy trình Timor-Leste tham gia các văn kiện pháp lý của ASEAN trên 3 trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, thành lập Bộ phận hỗ trợ Timor-Leste đặt tại Ban Thư ký ASEAN nhằm giúp Timor-Leste chuẩn bị kỹ càng hơn cho việc gia nhập ASEAN và giai đoạn đầu hội nhập khu vực.

Ghi nhận tiến độ xây dựng các Chiến lược triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, các Bộ trưởng đều nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của các văn kiện này đối với tương lai của ASEAN trong những thập kỷ tới, đề nghị ASEAN tiếp tục tư duy sáng tạo với những mục tiêu kỳ vọng làm động lực cho ASEAN phát triển nhanh và mạnh hơn. Hội nghị đánh giá cao thành công Diễn đàn Tương lai của ASEAN 2024 được tổ chức tại Việt Nam, bổ trợ hiệu quả cho tiến trình thảo luận của ASEAN.

Phái đoàn Việt Nam cùng phái đoàn các nước ASEAN và các nước đối tác đều tham gia và đóng góp ý kiến cho nhiều văn kiện lớn như các tuyên bố chung, trong đó một số tuyên bố dự kiến được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45. Những đóng góp của Việt Nam đối với sự phát triển chung của khu vực đã được các nước đánh giá cao.

Với tuyên bố chung của Hội nghị: “Chúng tôi tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với chức Chủ tịch ASEAN của Lào theo chủ đề ASEAN: Tăng cường kết nối và khả năng phục hồi, tập trung vào việc tăng cường kết nối thông qua hội nhập kinh tế, xây dựng tương lai toàn diện và bền vững, chuyển đổi sang kỷ nguyên số và tăng cường khả năng phục hồi bằng cách hỗ trợ phát triển Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và các Kế hoạch Chiến lược của Tầm nhìn này, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy hợp tác về môi trường, giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em, và củng cố hệ thống y tế. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực này trong việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết và phục hồi hơn, sẵn sàng nắm bắt các cơ hội trong tương lai và vượt qua các thách thức. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hợp tác và cộng tác trong ASEAN và với các đối tác bên ngoài để đạt được các mục tiêu này”. Chúng ta có hy vọng về mối gắn kết, thống nhất trong xây dựng khối thống nhất về mục tiêu và tầm nhìn, xây dựng khối trở thành “trung tâm” của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và xa hơn.

Trên cơ sở đồng thuận và thống nhất về tầm nhìn, khối đã có được sự đoàn kết cao, mở ra cơ hội trong giải quyết các vấn đề quốc tế; thúc đẩy sự phát triển trên cơ sở tự lực, tự cường; tranh thủ sự đầu tư của các nước, nhưng tránh rơi vào cuộc tranh giành quyền ảnh hưởng của các nước lớn.

Những thách thức đang chờ ASEAN phía trước

Với sự thống nhất về tầm nhìn và hành động tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 – 45, sẽ là động lực to lớn thúc đẩy cộng đồng các nước Đông Nam Á có những bước phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt, sớm đưa khu vực trở thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của châu lục và thế giới theo đúng lộ trình.

Tuy nhiên, bên cạnh sự đoàn kết, thống nhất về tầm nhìn, hành động; chia sẻ khó khăn và tương trợ lẫn nhau giữa các nước trong khu vực, những thuận lợi đang có của khu vực cũng không thể khỏa lấp được những thách thức to lớn từ nội tại của chính các quốc gia và sự bất ổn của tình hình địa chính trị trên thế giới đã và đang trở thành rào cản chi phối đến tình hình phát triển kinh tế, ổn định an ninh khu vực của khu vực:

Trước hết, sự chênh lệch về trình độ phát triển không đồng đều của các nước trong khu vực đang trở thành rào cản, ảnh hưởng tới nguồn lực và hiệu quả thực hiện các chương trình, cam kết hợp tác của ASEAN. Bên cạnh đó, Đông Nam Á có sự khác biệt rất lớn về mặt văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, lịch sử, nguồn gốc dân tộc và sắc tộc, thể chế chính trị giữa các quốc gia trong khối. Những vấn đề nội tại từ các quốc gia trở thành rào cản rất lớn trong quá trình hợp tác phát triển.

Những thách thức an ninh phi truyền thống có nguy cơ gia tăng, thổi bùng những vấn đề từ an ninh truyền thống. Từ vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia đến những thách thức kinh tế hay đại dịch Covid-19… tiếp tục đe doạ môi trường hoà bình, an ninh, ổn định để phát triển của ASEAN. Những vấn đề mang tính chủ quan đang tác động mạnh mẽ tới những vấn đề nội tại, khắc sâu thêm những rạn nứt đang tồn tại ở từng quốc gia. Bên cạnh đó, Chủ nghĩa dân tộc cực đoan nổi lên, làm trầm trọng thêm sự thiếu tính ổn định về sắc tộc, tôn giáo và sự suy thoái của các quốc gia sau đại dịch.

Sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tại khu vực một mặt tạo dư địa cho ASEAN, song cũng đặt vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt trước những thách thức mới. Dù các nước lớn tiếp tục duy trì quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh như hiện nay, hay xung đột hoặc hòa hợp với nhau đều sẽ mang lại những thách thức đối với ASEAN trong việc quản lý hiệu quả cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, giữ quan hệ cân bằng, điều hòa giữa các cường quốc và gắn kết các nước này vào các nỗ lực giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan lợi ích chung của khu vực.

Bên cạnh đó, sự bất ổn chính trị trên thế giới đang ngày một nghiêm trọng tác động mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu. Các điểm nóng trên thế giới đang gây ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, với vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải thế giới và là khu vực xuất khẩu mạnh mẽ trong thập niên vừa qua, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng đang trở thành vấn đề nghiêm trọng cho kinh tế khu vực. Các nền kinh tế của khu vực chủ yếu là các nền kinh tế đang phát triển, thiếu tính ổn định và chưa có nội lực mạnh… rất dễ bị tác động bởi các yếu tố kinh tế thế giới, một khi chịu sự tác động mạnh từ bên ngoài, các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á cần rất nhiều thời gian để khác phục và bắt nhịp trở lại.

Những thách thức trong và ngoài khu vực đặt ra cho ASEAN nhiều bài toán cần phải giải. Tuy nhiên, những chuyển biến trong và ngoài Đông Nam Á cũng đem đến cho khu vực này nhiều cơ hội đan xen. Các nước cần thúc đẩy kết nối và tự cường, chia sẻ tầm quan trọng của việc duy trì đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường năng lực của ASEAN để tự tin nắm bắt các cơ hội và tự cường vượt qua các thách thức.

Một phần hai thập kỷ mới đang trôi qua, ASEAN đang đứng trước những thách thức chưa từng có, sự phát triển của khu vực không chỉ dừng lại ở sự đoàn kết, đồng thuận, thống nhất về tầm nhìn và hành động. Các quốc gia trong khu vực phải có cho mình sự tự cường, chủ động giải quyết các vấn đề nội tại, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, hướng tới một khu vực năng động, phát triển và có trách nhiệm.

Hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Trên bàn cờ địa chính trị khu vực, với vai trò một nước có tốc độ phát triển nhanh, tình hình chính trị ổn định, luôn thể hiện mình là một nước có trách nhiệm quốc tế, Việt Nam đang dần vươn lên trở thành một trong những nước có tầm ảnh hưởng trong khu vực về động lực phát triển và dần chia sẻ sứ mệnh dẫn dắt khu vực với các nước khác. Cùng với Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 – 45 và các Hội nghị liên quan, Việt Nam đã thúc đẩy những chính sách có tính định hướng cho tầm nhìn chung của khu vực, cùng những chính sách có tầm nhìn của Việt Nam phù hợp với tầm nhìn chung của khu vực.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao vai trò dẫn dắt của Chủ tịch Lào, đưa ASEAN vượt qua các thách thức, giữ vững đà xây dựng Cộng đồng. Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, đoàn kết, vai trò trung tâm được củng cố, tự chủ chiến lược được nâng cao, tạo cơ sở vững chắc cho giai đoạn tiếp theo.

Cùng với sự đồng thuận chung với nội dung bàn luận của hội nghị, Phó Thủ tướng khẳng định lại sự cần thiết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Bên cạnh đó, phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ các nhận định và đánh giá về tình hình thế giới hiện nay, trong đó nhấn mạnh dù hòa bình là xu hướng lớn, nhưng xung đột và chiến tranh cục bộ vẫn tiếp diễn, ảnh hưởng tới tất cả các nước trên thế giới, trong đó gây đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, tăng chi phí nguyên liệu, năng lượng và vận tải.

Thủ tướng Việt Nam đề nghị ASEAN cần đoàn kết, phát huy tiếng nói chung kêu gọi chấm dứt chiến tranh, xung đột và tìm kiếm các giải pháp mang lại hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh ASEAN cần chủ động hơn trong việc nắm bắt và tận dụng các thời cơ, động lực tăng trưởng, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển xanh, ứng phó biến đổi khí hậu cũng như nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng mới nổi khác.

Chia sẻ về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng nhấn mạnh, tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, đề nghị các bên tôn trọng lợi ích và quyền chủ quyền của các nước có liên quan, đồng thời cần phải bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tuyến giao thông vận tải quan trọng hàng đầu, chiếm 60% lưu lượng hàng hóa trên thế giới và có tác động tới tất cả các nước, nhất là các nước trong khu vực. Theo đó, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đề nghị các nước thành viên ASEAN cùng đoàn kết, củng cố vai trò trung tâm và lập trường chung về Biển Đông.

Về Myanmar, nhà lãnh đạo chính phủ Việt Nam đã đánh giá cao vai trò của Chủ tịch Lào năm 2024 và các Chủ tịch luân phiên tiền nhiệm trong việc hỗ trợ Myanmar tìm kiếm giải pháp trên cơ sở Đồng thuận 5 điểm, song hiệu quả triển khai đến nay còn hạn chế. Thực tế đó đòi hỏi ASEAN cần có cách tiếp cận mới.

Bày tỏ tán thành với nhiều giải pháp các nước đưa ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định giải pháp cho Myanmar phải do nhân dân Myanmar quyết định; mong muốn các bên liên quan tại Myanmar đối thoại, đàm phán để chấm dứt xung đột, không để ảnh hưởng đến người dân cũng như gây ra các hệ lụy về an ninh đối với khu vực, trong đó có tội phạm xuyên quốc gia, lừa đảo trực tuyến…

Đề nghị các bên liên quan tại Myanmar cần cùng nhau tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng ASEAN cần phát huy vai trò, làm cầu nối tạo điều kiện cho các bên liên quan đối thoại, đàm phán. Trong các nỗ lực đó, ASEAN cần củng cố đoàn kết, thống nhất và phát huy vai trò trung tâm. Đây cũng chính là những giá trị đã làm nên thành công và uy tín của ASEAN, đưa ASEAN vượt qua khó khăn, thử thách, trở thành tâm điểm của hòa bình và hợp tác.

Có thể thấy rằng, các phát biểu của lãnh đạo Việt Nam đã đi vào trọng tâm giải quyết các vấn đề của khu vực, nhưng qua đó Việt Nam đã đưa ra quan điểm có tính toán của riêng mình:

Vấn đề biển Đông phải được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế, đối thoại, đàm phán, nêu cao tinh thần hòa bình… thực chất với hiện trạng của biển Đông. Qua đó, kêu gọi các nước đoàn kết, đồng lòng xây dựng một tập thể mạnh mẽ, nâng cao tiếng nói của khu vực đối với các thực thể liên quan đến tranh chấp trên biển.

Bên cạnh đó, kêu gọi các nước trong khu vực chung tay giúp đỡ lẫn nhau, giải quyết các xung đột và hỗ trợ nhân đạo, nhưng phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng nguyên tắc cơ bản là quyền tự quyết vận mệnh dân tộc của các nước. Kêu gọi các nước tranh thủ tận dụng sự đầu tư của các nước lớn, nhưng phải luôn nêu cao tinh thần tự cường, tránh sự chi phối của các nước, xây dựng khu vực đoàn kết, trách nhiệm và có tiếng nói. Tính trung lập của khối, không đứng về bên nào trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Trong những năm qua, ASEAN đã nâng cao uy tín và hiệu quả của mình bằng cách đóng vai trò một người trung gian trung thực, song dường như vai trò này phần nào bị ảnh hưởng khi sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á ngày càng nóng lên. Mặc dù sức ép của cạnh tranh các nước lớn tại khu vực đang gia tăng đối với ASEAN, nhưng ASEAN vẫn giữ nguyên tắc trung lập. Điều này khiến chính sách của cả Mỹ và Trung Quốc đối với ASEAN bị ảnh hưởng mặc dù cả hai nước vẫn tiếp tục coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN.

Trong các cuộc trao đổi song phương và đa phương với các đối tác bên ngoài, Việt Nam kêu gọi các nước đối tác ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN. Tuy nhiên, cũng phải hiểu rằng vai trò trung tâm của ASEAN không phải là một điều hiển nhiên có được, đó là kết quả của cả một quá trình lâu dài với những nỗ lực không ngừng nghỉ của ASEAN. Vai trò trung tâm cũng giống như quyền lực, có thể là một đặc điểm nhất thời của chính trị quốc tế. Giống như vai trò trung tâm có thể đạt được, nó cũng có thể bị mất đi. Thông qua việc gia tăng tính tự cường và gắn kết nội khối, ASEAN có thể củng cố đáng kể vị thế của mình ở môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, các quốc gia thành viên cần ý thức được đoàn kết nội bộ là nhân tố nền tảng để củng cố vai trò trung tâm của ASEAN.

Những thách thức và cơ hội xen lẫn đang chờ đợi khu vực ASEAN phía trước, việc Việt Nam và nhiều quốc gia thành viên ASEAN tích cực và chủ động thúc đẩy sự đoàn kết và chủ động trong giải quyết các vấn đề, xây dựng cộng đồng, duy trì môi trường ổn định và phát triển kinh tế của ASEAN cũng chính là gia tăng “sức đề kháng” cho ASEAN và cho chính mình trong một môi trường quốc tế nhiều bất ổn hiện nay./.

Tác giả: Lục Đình Lộc

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]

Tài liệu tham khảo

1. Báo điện tử Chính phủ (2024), Thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45, https://baochinhphu.vn/thong-nhat-cac-noi-dung-quan-trong-tai-hoi-nghi-cap-cao-asean-lan-thu-44-45-102241008192617108.htm?

2. Báo điện tử Chính phủ (2024), Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45, https://baochinhphu.vn/thu-tuong-ket-thuc-tot-dep-chuyen-cong-tac-tham-du-hoi-nghi-cap-cao-asean-lan-thu-44-45-102241012093323339.htm

3. Trung tâm WTO và Hội nhậpLiên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2016), Cộng đồng kinh tế ASEAN – Cơ hội và thách thức với Việt Nam, https://aecvcci.vn/tin-tuc-n1591/cong-dong-kinh-te-asean–co-hoi-va-thach-thuc-voi-viet-nam.htm

4. Statista (2024), Leading socio-political and economic challenges faced in Southeast Asia in 2024, by country, https://www.statista.com/statistics/1293110/asean-top-challenges-faced-by-country/#statisticContainer

5. ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS (2024), Chairman’s Statement of the 44th and 45th ASEAN Summits, https://asean.org/chairmans-statement-of-the-44th-and-45th-asean-summits/

6. ASEAN: “The ASEAN Chapter” (Tạm dịch: Hiến chương ASEAN), https://asean.org/wp-content/uploads/images/archive/publications/ASEAN-Charter.pdf

7. Richard Stubbs: “ASEAN’s leadership in East Asian region-building: Strength in weakness” , The Pacific Review27, số 4, 2014, tr. 523 – 541

Tags: ASEANĐông Nam ÁHội nghị Thượng đỉnh ASEANvai trò trung tâm ASEAN
ShareTweetShare
Bài trước

Mỹ và Trung Quốc đang dẫn dắt xu hướng từ bỏ WTO trên toàn cầu

Next Post

BRICS trỗi dậy trước những thay đổi lớn của thế giới

Next Post
BRICS trỗi dậy trước những thay đổi lớn của thế giới

BRICS trỗi dậy trước những thay đổi lớn của thế giới

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

14/05/2025
Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025
Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

12/05/2025
Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

11/05/2025

Tin Mới

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
77
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
41
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
95
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
122

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.