Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Khu vực Châu Âu

Nga thách thức sự thống trị của Mỹ trên các đại dương

04/08/2022
in Châu Âu, Quốc phòng - an ninh
A A
0
Nga thách thức sự thống trị của Mỹ trên các đại dương
0
SHARES
38
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Tổng thống Vladimir Putin đã thông qua Học thuyết Hải quân mới trong ngày kỷ niệm truyền thống hơn 300 năm của Hải quân Nga. Văn kiện chiến lược này có nhiều điểm nhấn quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của Hạm đội Nga, mà còn tác động tới bối cảnh thế giới.

Theo trang mạng Vz.ru, phát biểu tại lễ duyệt binh của các lực lượng Hải quân Nga, Tổng thống Putin nhấn mạnh Học thuyết Hải quân mới của Nga là sự “đánh dấu các ranh giới và khu vực lợi ích quốc gia” không chỉ về kinh tế, mà còn cả những lĩnh vực quan trọng chiến lược. Nhà lãnh đạo Nga chỉ ra những khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược đại dương của Nga, bao gồm: vùng biển Bắc Cực, vùng biển của Biển Đen, các eo biển Okhotsk và Bering, eo biển Baltic và quần đảo Kuril. Ông Putin khẳng định sẽ đảm bảo bảo vệ các khu vực này một cách chắc chắn và bằng mọi cách, đồng thời cảnh báo Hải quân Nga “có thể đáp trả với tốc độ cực nhanh” đối với bất kỳ ai quyết định xâm phạm chủ quyền và tự do của Nga.

Học thuyết Hải quân mới được công bố toàn văn bản trên trang website chính thức của Điện Kremlin, xác định các mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh của Nga, bao gồm: tham vọng thống trị của Mỹ ở Đại dương Thế giới và ảnh hưởng toàn cầu của họ đối với sự phát triển của các quá trình quốc tế. Ngoài ra, việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiến tới biên giới Nga và tăng cường các cuộc tập trận hải quân gần các vùng biển tiếp giáp với Nga cũng được coi là mối đe dọa. Đồng thời, Nga coi việc các nước tích cực gia tăng sức mạnh hải quân cũng là một mối đe dọa, song không chỉ đích danh đó là những quốc gia nào.

Học thuyết cũng chỉ ra sự phụ thuộc đáng kể của Nga vào vận tải biển, sự không nhất quán về trạng thái và thành phần của đội tàu nghiên cứu so với các yêu cầu hiện đại và quy mô nhiệm vụ, cũng như các biện pháp trừng phạt liên quan đến các doanh nghiệp đóng tàu của Nga.

Các chuyên gia lưu ý rằng phiên bản mới của Học thuyết Hải quân là một tài liệu được biên soạn kỹ lưỡng nhằm cải thiện tình hình trong Hải quân Nga. Ngoài ra, tài liệu phản ánh thực tế địa chính trị ngày nay, và một trong những ưu điểm quan trọng của học thuyết là tính rõ ràng và cấu trúc của nó.

Ilya Kramnik, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết đây là một tài liệu chi tiết, đưa ra các khái niệm cơ bản có thể được sử dụng cả khi làm việc với tài liệu và khi đánh giá các hoạt động hải quân của Nga. Ông nói: “Tất cả các mối đe dọa và thách thức chính đối với an ninh quốc gia mà chúng ta có ở biển đều được đặt tên rõ ràng, bao gồm cả những vấn đề do con người và tự nhiên gây ra. Điều quan trọng nhất đó là việc phân chia khu vực được đưa ra rất chi tiết và cụ thể”. Điều này cho thấy Nga sẽ phân công những nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng đơn vị Hải quân và các cơ cấu dân sự tham gia vào các hoạt động hàng hải. Đồng thời, nhà nước sẽ phải tạo ra cơ sở hạ tầng thích hợp và thiết lập các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hoạt động liên quan. Theo chuyên gia Kramnik, Học thuyết mới như một tài liệu rất cụ thể đặt ra các mục tiêu rõ ràng và có thể kiểm chứng được. Do đó, nếu chúng không được hoàn thành, thì những người khá cụ thể sẽ chịu trách nhiệm về việc này. Đó là, nó là một công cụ làm việc thực sự chứ không phải là một tập hợp những lời tốt đẹp.

Cũng theo chuyên gia Nga, tài liệu này còn nhằm cho thế giới thấy ý định của Moskva đối với các hoạt động trên các đại dương. Ngoài ra, Nga sẽ không từ bỏ việc xây dựng hải quân, cũng như sự hiện diện kinh tế và quân sự ở các vùng trọng điểm. Hơn nữa, mọi người đều hiểu rõ rằng ban lãnh đạo Nga xác định mục tiêu và nhiệm vụ dựa trên lợi ích quốc gia, bất kể ai nghĩ gì về điều này. Đồng thời, chuyên gia khẳng định rằng chính phủ Nga có đủ kinh phí cho việc thực hiện tham vọng hải quân, nhưng điều quan trọng là phải quản lý hiệu quả các nguồn lực sẵn có. Ông cho rằng Học thuyết Hải quân mới có thể mở ra cơ hội bổ sung cho sự phát triển của ngành đóng tàu và những lĩnh vực liên quan, bao gồm việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân và vũ khí tên lửa hàng hải.

Tuy nhiên, chuyên gia Kramnik cũng cho rằng Nga cần cải thiện hoạt động của các hệ thống điều khiển, chỉ định mục tiêu và thông tin liên lạc, cũng như việc sử dụng các loại máy bay không người lái. Ông nhấn mạnh: “Học thuyết nói rằng chúng ta phải duy trì tiềm năng sản xuất cho phép chúng ta đóng tàu sân bay. Và liệu tiềm năng có được hiện thực hóa hay không là một câu hỏi đối với việc thực hiện Học thuyết Hải quân”.

Bên cạnh đó, chuyên gia quân sự Vasily Dandykin bình luận: “Học thuyết hàng hải là phản ứng của chúng tôi đối với các mối đe dọa mà Mỹ và NATO gây ra ở mọi hướng, bao gồm Bắc Cực, Địa Trung Hải, Baltic và đặc biệt là khu vực Kaliningrad. Ở đây, người ta cũng nên tính đến khả năng Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO”. Chuyên gia dẫn chứng trong tài liệu nói rằng, nếu cần thiết, Moskva có thể tạo căn cứ của mình ở các quốc gia khác trên thế giới, nơi họ có quan điểm phù hợp với quan điểm bảo vệ thông tin liên lạc, dân thường và lợi ích của Nga ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Theo ông Dandykin, Học thuyết Hải quân cũng vạch ra các khu vực lợi ích quốc gia, chủ yếu ở Kurils và Bắc Cực. Bộ Quốc phòng Nga đã đề xuất buộc các tàu quân sự và chính phủ nước ngoài chỉ được phép đi vào vùng biển của Tuyến đường Biển phía Bắc khi có sự cho phép ngoại giao, qua đó “sẽ chấm dứt những nỗ lực đầy tham vọng của Mỹ nhằm gây rắc rối cho chúng tôi theo hướng này”.

Cũng theo chuyên gia Dandykin, Điều lệ tàu biển vừa được thông qua cùng ngày cũng là một văn bản để sử dụng chính thức, đáp ứng được thực tế mới. Hiện Nga có một số tàu mới đang được đóng và những vũ khí mới đang được tiếp nhận, bao gồm tên lửa siêu thanh Zircon, không có loại tương tự nào trên thế giới. Dù rất nỗ lực nhưng quân đội Mỹ vẫn chưa tiến gần đến việc tạo ra một vũ khí tương tự như vậy. Trong khi đó, bất chấp các lệnh trừng phạt và áp lực từ phương Tây, Hải quân Nga vẫn sẽ nhận được cả tàu mới và vũ khí mới. Chuyên gia Nga khẳng định Nga là một cường quốc hàng hải với diện tích biển phá kỷ lục thế giới – 8,6 triệu km². Nước Nga được bao quanh bởi ba đại dương – Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. Ông nhấn mạnh: “Các đồng nghiệp phương Tây nên hiểu rằng kỷ nguyên của một thế giới đa cực đang đến và trong thế giới này, chính sách về biển và đại dương của Nga sẽ khác”.

Trong khi đó, chuyên gia quân sự Maxim Klimov cho rằng những mục tiêu cần đạt được trong Học thuyết Hải quân là “tham vọng”. Ông nói thêm: “Bây giờ, mọi việc còn tùy thuộc vào ngành công nghiệp sẽ phải tạo ra những con tàu mới và nhân viên của đội tàu, những người sẽ phải hoàn toàn làm chủ chúng”. Chuyên gia Klimov cũng không loại trừ rằng trong tương lai Nga có thể phát triển thành công hơn trong lĩnh vực công nghệ siêu thanh. Theo ông, việc thực hiện đầy đủ các khả năng của tên lửa siêu thanh đòi hỏi một hệ thống trinh sát và xác định mục tiêu chất lượng cao. Đây là một trong những ưu tiên quan trọng nhất đối với sự phát triển của Hải quân và Lực lượng vũ trang Nga. Ông nói: “Học thuyết Hải quân mới là một thách thức rõ ràng đối với Mỹ. Đây là một kiểu tuyên bố sẵn sàng thách thức sự thống trị của Mỹ trên các đại dương để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ mà Nga phải đối mặt”.

Việc thực hiện Học thuyết Hải quân mới rõ ràng sẽ đòi hỏi phân phối lại một phần kinh phí và số tiền được phân bổ cho Hải quân. Giới chuyên gia dự báo rằng nguồn quỹ này có thể được chuyển hướng từ việc chi cho đóng tàu ngầm sang tàu nổi, bao gồm cả tàu sân bay và không quân hải quân.

Học thuyết Hải quân mới cho rằng lợi ích quốc gia của Liên bang Nga trên Đại dương thế giới là tổng thể các nhu cầu của nhà nước và xã hội trong lĩnh vực hoạt động hàng hải, được thực hiện trên cơ sở tiềm năng biển của Liên bang Nga.  Các lợi ích quốc gia của Liên bang Nga ở Đại dương Thế giới bao gồm: a) quyền bất khả xâm phạm về chủ quyền của Liên bang Nga, mở rộng đến nội thủy, lãnh hải, đáy và lòng đất của chúng, cũng như vùng trời phía trên chúng; b) quyền chủ quyền và quyền tài phán của Liên bang Nga, được thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa của Liên bang Nga nhằm mục đích thăm dò, phát triển và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, cả sinh vật và phi sinh vật, nằm ở đáy, trong ruột và vùng nước phía trên, quản lý các nguồn tài nguyên này, sản xuất năng lượng thông qua việc sử dụng nước, dòng chảy và gió, tạo và sử dụng các đảo nhân tạo, các công trình và công trình kiến trúc, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và bảo tồn môi trường biển, phát triển và sử dụng vào lợi ích quốc phòng, an ninh của đất nước có sự tham gia của thành phần quân sự về tiềm năng biển của nước đó, cũng như quyền thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản của khu vực đáy biển quốc tế.

Ngoài ra, Học thuyết xác định các lợi ích quốc gia của Liên bang Nga còn bao gồm: c) quyền tự do trên biển cả, bao gồm tự do hàng hải, bay, đánh bắt cá, nghiên cứu khoa học, đặt cáp và đường ống ngầm dưới biển; d) bảo toàn tính mạng con người trên biển; e) hoạt động của các tuyến đường biển quan trọng; f) ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển do sản xuất, tiêu thụ và xử lý chất thải; g) sử dụng tổng hợp các nguồn lực và không gian của Đại dương Thế giới cho các mục đích phát triển kinh tế và xã hội bền vững của đất nước và các vùng ven biển./.

(Theo TTXVN)

Tags: Hải quânNga
ShareTweetShare
Bài trước

Những thách thức Đài Loan sắp phải đối mặt sau chuyến thăm của bà Pelosi

Next Post

Phép thử cuối cùng cho Tập Cận Bình trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc

Next Post
Phép thử cuối cùng cho Tập Cận Bình trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc

Phép thử cuối cùng cho Tập Cận Bình trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

14/05/2025
Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025
Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

12/05/2025

Tin Mới

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
54
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
120
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
54
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
115

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.