Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Phân tích

Thỏa thuận an ninh Anh – Ukraine diễn ra vào thời điểm Ukraine bế tắc nói lên điều gì?

24/01/2024
in Phân tích, Quốc phòng - an ninh
A A
0
Thỏa thuận an ninh Anh – Ukraine diễn ra vào thời điểm Ukraine bế tắc nói lên điều gì?
0
SHARES
124
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
@nghien-cuu-chien-luoc
Tóm tắt: Hiện nay, cục diện chiến trường giữa Nga và Ukraine đang bế tắc, phương Tây xuất hiện tình trạng “mệt mỏi khi viện trợ cho Ukraine”, trong khi đó tin tức về đàm phán Nga - Ukraine cứ đến rồi lại đi một cách mơ hồ. Hơn nữa, nỗ lực "gia nhập NATO" của Ukraine không thành công và các nước phương Tây đang xem xét đưa ra các biện pháp đảm bảo an ninh thay thế cho họ. Thỏa thuận an ninh Anh-Ukraine được đưa ra vào thời điểm này có ý nghĩa quan trọng, mang đến vai trò tiên phong cho một xu thế mới. Thỏa thuận này có thể cho thấy hai điểm: Thứ nhất, về mặt địa chính trị Ukraine đã được đưa vào "châu Âu và Đại Tây Dương". Ngay cả khi phương Tây có ý định chấm dứt chiến tranh, họ chắc chắn sẽ tính toán tỉ mỉ. Thứ hai, Ukraine sẽ được đưa vào hệ thống kinh tế phương Tây và các nước phương Tây hy vọng sẽ có được một phần trong chiếc bánh Ukraine thời hậu chiến. Cuối cùng, nước Anh không có ý định "mạo hiểm tiến lên". Điều này cho thấy vấn đề Ukraine vẫn là vấn đề cần được phương Tây xử lý thận trọng.
s
Thủ tướng Anh Rishi Sunak, trái, khoác tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm Kiev vừa qua. Ảnh: Efrem Lukatsky / Associated Press

Bối cảnh đáng chú ý của thỏa thuận Anh – Ukraine

Ngày 12/1/2024, Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong chuyến thăm Kyiv đã ký Thỏa thuận hợp tác an ninh Anh-Ukraine kéo dài 10 năm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Việc ký kết hiệp ước này có hai bối cảnh quan trọng

Bối cảnh thứ nhất là sự bế tắc trên chiến trường giữa Nga và Ukraine, phương Tây xuất hiện tình trạng “mệt mỏi khi viện trợ cho Ukraine”.

Kể từ mùa thu đến nay, Ukraine đã phải đối mặt với nhiều trở ngại trên mặt trận ngoại giao. Mỹ ngần ngại gửi viện trợ cho Ukraine, xung đột Palestine-Israel đã phân tán sự quan tâm của phương Tây đối với Ukraine và Đức cũng gặp khủng hoảng ngân sách. Mặc dù hội nghị thượng đỉnh EU vào tháng 12 năm ngoái đã phê chuẩn các cuộc đàm phán gia nhập EU của Ukraine, nhưng hội nghị thượng đỉnh đã không đạt được sự đồng thuận về việc tài trợ cho Kyiv.

Theo “New York Times” tiết lộ, Tổng thống Nga Vladimir Putin từ tháng 9 năm ngoái đã phát tín hiệu thông qua trung gian bày tỏ thái độ cởi mở đối với việc ngừng bắn. Tờ “Der Spiegel” của Đức cho biết tại một bữa tối tại Washington vào cuối tháng 10 năm ngoái, Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Đức Wolfgang Schmidt đã ca ngợi đề xuất của cơ quan tư vấn Mỹ về đàm phán chấm dứt chiến tranh Ukraine.

Phương Tây thực sự có mấy phần chân thành đối với Ukraine? Những cân nhắc cụ thể đối với các thỏa thuận sau chiến tranh của Ukraine là gì? Từ trong thỏa thuận an ninh Anh – Ukraine có thể cho người ta thấy một số manh mối.

Bối cảnh thứ hai là sau nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine, các nước phương Tây đang xem xét đưa ra các biện pháp đảm bảo an ninh thay thế cho Ukraine.

Trong những tuần trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania, vào ngày 11-12/7/2023, Ukraine đã thúc đẩy Mỹ và châu Âu đưa ra thời gian biểu và lộ trình rõ ràng để Ukraine gia nhập NATO. Tuy nhiên, thông cáo của hội nghị thượng đỉnh NATO chỉ nêu rõ “lời mời sẽ được gửi tới Ukraine” khi Ukraine đáp ứng các điều kiện. Điều này khiến Zelensky rất thất vọng. Khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh NATO, nhóm các nước (G7) đã ra tay giải cứu. Họ đưa ra tuyên bố chung ủng hộ Ukraine, nói rằng sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự lâu dài cho Ukraine. Sau đó, thêm 24 quốc gia đã tham gia vào tuyên bố này.

Điều đáng chú ý là G7 không cung cấp đảm bảo an ninh nhiều như NATO. Nếu một thành viên NATO bị tấn công, tất cả các nước NATO đều có nghĩa vụ đưa quân tới. Tuyên bố của G7 chỉ nêu rõ: “Trong trường hợp Nga tấn công vũ trang trong tương lai, chúng tôi dự định sẽ tham vấn ngay lập tức với Ukraine để xác định các bước phù hợp tiếp theo… để buộc Nga phải trả giá về kinh tế và các tổn thất khác”.

Sau khi đạt được thỏa thuận về nguyên tắc với G7, Ukraine sẽ tiến hành đàm phán song phương với các nước để có được sự đảm bảo an ninh. Thỏa thuận an ninh Anh-Ukraine là thỏa thuận đầu tiên thuộc loại này. Chính vì vậy nó có ý nghĩa nhất định với vai trò tiên phong.

Thỏa thuận an ninh Anh – Ukraine nói lên điều gì?

Thứ nhất, về mặt địa chính trị Ukraine đã được đưa vào “Châu Âu và Đại Tây Dương”. Ngay cả khi phương Tây có ý định chấm dứt chiến tranh thì chắc chắn họ cũng sẽ tính toán kỹ lưỡng, tỉ mỉ.

Theo thỏa thuận an ninh Anh-Ukraine, Vương quốc Anh sẽ đưa ra các cam kết sau đây với Ukraine: Cung cấp hỗ trợ toàn diện cho việc bảo vệ và khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong biên giới được quốc tế công nhận; Ngăn chặn, răn đe và chống lại các hoạt động quân sự của Nga; Hỗ trợ Ukraine hội nhập vào các thể chế châu Âu-Đại Tây Dương.

Mặc dù thỏa thuận không nêu rõ ràng, nhưng “biên giới được quốc tế công nhận” đương nhiên bao gồm Bán đảo Crimea và bốn khu vực phía Đông của Ukraine hiện đã được Nga sáp nhập vào lãnh thổ của họ.

Thỏa thuận nêu rõ “Vương quốc Anh sẽ ủng hộ kế hoạch tái hòa nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine”. Đây cũng là tín hiệu rõ ràng rằng “sẽ không một tấc đất nào được nhượng bộ”.

Là một đế chế hàng hải trước đây, Anh từng tuyên bố sẽ giúp Ukraine phát triển năng lực quân sự trên biển. Theo thỏa thuận hợp tác Anh-Ukraine, mục tiêu là đưa “Ukraine trở thành nước đóng góp ròng cho an ninh Biển Đen và Biển Azov sau năm 2035”. Biển Đen và Biển Azov lần lượt nằm ở phía Tây Nam và Đông Bắc Bán đảo Crimea. Điều này có nghĩa là Vương quốc Anh ủng hộ việc trao trả Crimea cho Ukraine và sắp xếp để Ukraine phân chia nhiệm vụ trong NATO giám sát vùng biển gần Crimea.

Anh cũng sẽ giúp Ukraine phát triển ngành công nghiệp quân sự, năng lực tình báo, năng lực tác chiến hỗn hợp, năng lực bảo vệ cơ sở hạ tầng…

Thứ hai, Ukraine sẽ hội nhập vào hệ thống kinh tế phương Tây và các nước phương Tây muốn có một “miếng bánh Ukraine” thời hậu chiến.

Thỏa thuận an ninh Anh-Ukraine nêu rõ rằng “an ninh và thịnh vượng lâu dài ở Ukraine phải dựa trên một nền kinh tế mạnh mẽ do khu vực tư nhân giữ vai trò chủ đạo”. Và Anh sẽ giúp Ukraine xây dựng nền kinh tế để nước này “hội nhập vào thị trường toàn cầu”, “thoát khỏi ảnh hưởng thù địch của Nga” và “tuân thủ pháp quyền”. Điều này có nghĩa Ukraine đã có sự lựa chọn trong mô hình phát triển của mình. Cam kết cải cách của Ukraine trong các lĩnh vực như dân chủ và tư pháp là một phần quan trọng của thỏa thuận. Vương quốc Anh hy vọng sẽ đóng vai trò trong các lĩnh vực mà nước này có lợi thế trong việc tái thiết Ukraine như năng lượng, cơ sở hạ tầng, tài chính, bảo hiểm và công nghệ.

Cuối cùng, Anh không có ý định “mạo hiểm tiến lên”. Điều này cho thấy vấn đề Ukraine vẫn là vấn đề cần được phương Tây xử lý thận trọng.

Về việc xử lý tài sản bị phong tỏa của Nga, thỏa thuận nêu rõ sẽ “tiếp tục hợp tác với các bên khác, bao gồm cả các nước G7, để tìm hiểu việc thiết lập các cơ chế phù hợp”. Trong khi đó, trên phương diện ứng phó với một cuộc tấn công vũ trang có thể xảy ra của Nga, thỏa thuận nêu rõ rằng Anh và Ukraine sẽ “tiến hành tham vấn trong vòng 24 giờ” để xác định các biện pháp ứng phó. Việc này về cơ bản không khác với tuyên bố trước đó của G7. Anh và Ukraine cũng có thể sửa đổi thỏa thuận để duy trì sự phù hợp “với các đối tác quốc tế khác”./.

Biên dịch: Nguyễn Phượng

Tác giả: Hoàng Cảnh (黄境) là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu tổng hợp Quan Lan (Trung Quốc)

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]

Tags: Anh - UkraineChâu ÂuPhương TâyThỏa thuận an ninhXung đột Nga - Ukraine
ShareTweetShare
Bài trước

Châu Âu tăng cường năng lực răn đe hạt nhân nhằm đối phó với Nga

Next Post

Châu Âu trở lại với con đường kinh tế khắc khổ quen thuộc

Next Post
Châu Âu trở lại với con đường kinh tế khắc khổ quen thuộc

Châu Âu trở lại với con đường kinh tế khắc khổ quen thuộc

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

04/06/2025
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

30/06/2025
Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

29/06/2025
Một số nhận định xung quanh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

Một số nhận định xung quanh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

28/06/2025
Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025: Bức tranh kinh tế toàn cầu qua lăng kính nước Nga

Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025: Bức tranh kinh tế toàn cầu qua lăng kính nước Nga

26/06/2025
Sự chuyển hóa và cơ chế biến đổi của xung đột Ả Rập-Israel, Palestine-Israel và Iran-Israel

Sự chuyển hóa và cơ chế biến đổi của xung đột Ả Rập-Israel, Palestine-Israel và Iran-Israel

25/06/2025
Quan hệ Nga – Đông Á đã trải qua giai đoạn bước ngoặt

Quan hệ Nga – Đông Á đã trải qua giai đoạn bước ngoặt

24/06/2025

Tin Mới

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
31
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
47
Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

30/06/2025
237
Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

29/06/2025
164

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.