Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Khu vực Châu Á

Vai trò của eo biển Tsushima đối với địa chính trị của Đông Bắc Á

26/03/2023
in Châu Á, Khu vực, Phân tích
A A
0
Vai trò của eo biển Tsushima đối với địa chính trị của Đông Bắc Á
0
SHARES
238
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Eo biển Tsushima, còn được gọi là Kênh phía Đông của Eo biển Triều Tiên, nằm ở ngã tư quan trọng của Đông Bắc Á, nơi có một số nền kinh tế lớn nhất thế giới, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Eo biển Tsushima dài 243 km, là một tuyến đường thủy hẹp nối liền Hàn Quốc và Nhật Bản, hai cường quốc tầm trung chủ chốt ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời đóng vai trò là cửa ngõ vào Biển Nhật Bản, khu vực được coi là cửa hậu chiến lược để Nga và Trung Quốc can dự vào khu vực này. Đây là một tuyến hàng hải quan trọng đối với cả bốn quốc gia và các tuyến vận tải biển nối châu Á với châu Âu, làm cho eo biển này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh địa chính trị của Đông Bắc Á, với hàng triệu tấn hàng hóa đi qua mỗi năm. Điều này làm cho eo biển Tsushima trở thành một nút thắt quan trọng đối với thương mại toàn cầu, đặc biệt là đối với các quốc gia G20, chiếm khoảng 75% thương mại toàn cầu. Vì Hàn Quốc và Nhật Bản đã đồng ý về lãnh hải 3 hải lý (thay vì 12 hải lý theo UNCLOS), 17 hải lý của Eo biển rộng 23 hải lý được chỉ định là biển cả quốc tế.

Eo biển này cũng đóng vai trò là tuyến đường trung chuyển chính cho các tàu và máy bay quân sự, đồng thời là một địa điểm quan trọng để giám sát và thu thập thông tin tình báo. Ngoài tầm quan trọng về kinh tế, an ninh và văn hóa, eo biển Tsushima còn có ý nghĩa quan trọng về môi trường. Địa lý độc đáo và dòng hải lưu của eo biển làm cho khu vực này trở thành môi trường sống thiết yếu cho nhiều loài sinh vật biển đa dạng. Eo biển này là nơi sinh sống của nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm cá tầm Hàn Quốc, lươn Nhật Bản và cá tráp đen. Vùng nước của eo biển cũng là nơi sinh sản quan trọng của nhiều loài cá, làm cho nó trở thành một khu vực thiết yếu cho nghề cá và nuôi trồng thủy sản.

Eo biển quan trọng đối với ai?

Nhìn bề ngoài, eo biển Tsushima là quan trọng nhất đối với Nhật Bản vì đây là tuyến đường biển chính để nhập khẩu dầu của nước này. Eo biển Tsushima rất quan trọng đối với an ninh năng lượng của đất nước vì hơn 90% lượng dầu và khí đốt nhập khẩu của Tokyo đi qua eo biển này. Nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc đáng kể vào nhập khẩu dầu mỏ, và gần như toàn bộ lượng dầu này đến từ Trung Đông, đi qua eo biển Malacca và Biển Đông trước khi băng qua eo biển Tsushima và vào biển Hoa Đông. Do đó, bất kỳ sự gián đoạn nào đối với dòng chảy của nguồn cung dầu mỏ qua eo biển đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế và an ninh năng lượng của Nhật Bản. Các cảng phía Tây của Nhật Bản, bao gồm cả Fukuoka, được kết nối với phần còn lại của thế giới thông qua eo biển Tsushima và tạo thành một phần quan trọng của SLOC[1] giữa Honshu và Kyushu, và các tuyến thương mại từ biển nội địa Seto, qua eo biển Kanmon gần đó. Cơ quan An toàn Hàng hải của Nhật Bản  chịu trách nhiệm tuần tra và bảo vệ vùng biển xung quanh eo biển, đảm bảo an toàn và an ninh cho công dân và tài sản của Nhật Bản.

Nền kinh tế của Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào thương mại hàng hải, với phần lớn hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua eo biển Tsushima, đặc biệt là đến Nhật Bản, Trung Quốc và Đông Nam Á. Phần lớn các tuyến hàng hải của Hàn Quốc đi qua eo biển Tsushima, đặc biệt là giao thương với các cảng Bờ Tây của Mỹ như Seattle và San Francisco. Đảo Tsushima, nằm ở trung tâm của eo biển, có lịch sử trao đổi văn hóa và kinh tế lâu đời với Bán đảo Triều Tiên. Hòn đảo đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong triều đại Choseon và là nơi diễn ra một số trận chiến lịch sử.

Eo biển Tsushima rất quan trọng để duy trì hòa bình và an ninh của khu vực vì Mỹ là một đồng minh quan trọng của Nhật Bản. Vị trí chiến lược của Eo biển Tsushima như một cửa ngõ vào Biển Nhật Bản và Thái Bình Dương là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào tầm quan trọng của eo biêrn này đối với Mỹ. Là điểm vào của lực lượng quân sự Mỹ và hàng tiếp tế vào Nhật Bản, cũng như để duy trì sự hiện diện quân sự của họ ở Hàn Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên, các cảng và eo biển này cực kỳ quan trọng đối với Mỹ. Sau này, eo biển Tsushima có lợi ích trong việc duy trì tự do hàng hải trong khu vực, đảm bảo quá trình di chuyển an toàn và không bị gián đoạn của các tài sản hải quân của Mỹ. Eo biển này là một tuyến vận chuyển quan trọng đối với thương mại của Trung Quốc với Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác trong khu vực. Là một quốc gia thương mại chủ yếu dựa vào vận tải hàng hải để đưa sản phẩm của mình đến các thị trường trên toàn thế giới, eo biển này là tuyến đường trung chuyển quan trọng đối với Trung Quốc. Eo biển Tsushima rất quan trọng đối với chiến lược hải quân của Trung Quốc ở Đông Bắc Á vì khu vực này cho phép Bắc Kinh triển khai lực lượng hải quân ra ngoài bờ biển ngay lập tức. Trung Quốc cùng với Nga đã nhiều lần thúc đẩy giới hạn tự do hàng hải và chủ quyền hàng hải ở eo biển Tsushima giống như Bắc Kinh đã làm ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Eo biển Tsushima cũng là một vị trí chiến lược quan trọng để hải quân Nga tiếp cận Thái Bình Dương. Do tiếp cận trực tiếp với các thị trường Đông Á, eo biển này cũng là một tuyến đường thương mại quan trọng đối với Nga. Xuất khẩu khí đốt và dầu của Nga sang Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản phải đi qua eo biển này để đến các quốc gia kể trên. Eo biển Tsushima cũng rất quan trọng đối với quan hệ ngoại giao của Nga với Nhật Bản. Quần đảo Kuril, do Nga quản lý và nằm ở phía Bắc Nhật Bản, là chủ đề tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa hai quốc gia.

Các mối đe dọa, biện pháp giảm thiểu và hợp tác

Eo biển Tsushima phải đối mặt với năm mối đe dọa lớn, có thể giảm bớt thông qua hợp tác. Đầu tiên, eo biển hẹp và nhộn nhịp này rất dễ xảy ra các tai nạn hàng hải như va chạm và mắc cạn, có thể dẫn đến tràn dầu và các thảm họa môi trường khác. Để giảm nguy cơ tai nạn và sự cố, các quốc gia trong khu vực đã thiết lập một hệ thống trao đổi thông tin về giao thông hàng hải và điều kiện thời tiết. Để tăng cường an toàn hàng hải và ngăn chặn những tai nạn như vậy, các quốc gia cũng đã thiết lập các giao thức báo cáo và điều tra sự cố.

Thứ hai, có những tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra giữa Nhật Bản và Hàn Quốc về quyền sở hữu một số đảo nhỏ ở eo biển. Những tranh chấp này có khả năng leo thang thành xung đột vũ trang, có thể đe dọa đến sự an toàn và an ninh của eo biển. Tranh chấp về Liancourt Rocks[2] có lịch sử lâu đời từ đầu thế kỷ XX và có ý nghĩa rộng lớn hơn đối với mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như đối với sự ổn định của khu vực.

Thứ ba, các hoạt động quân sự của Triều Tiên gây ra một mối đe dọa đáng kể cho eo biển. Hải quân Triều Tiên thường xuyên tiến hành các hoạt động tàu ngầm trong khu vực và các vụ thử tên lửa của nước này cũng đã được phóng từ khu vực, làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của hàng hải trong khu vực. 

Thứ tư, eo biển này là một ngư trường sống còn và việc đánh bắt trái phép của các tàu Trung Quốc và Triều Tiên là một vấn đề dai dẳng. Điều này không chỉ đe dọa tính bền vững của nghề cá mà còn gây rủi ro cho sự an toàn của các tàu cá hợp pháp. 

Thứ năm, biến đổi khí hậu có khả năng gây ra những thay đổi đáng kể đối với dòng hải lưu và các kiểu thời tiết, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và khả năng thông hành của eo biển. Mực nước biển dâng cao và hoạt động của bão gia tăng cũng có thể dẫn đến xói mòn bờ biển và gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng quan trọng như cảng và tuyến đường vận chuyển.

 Để tăng cường an ninh hàng hải, các quốc gia trong khu vực đã thiết lập một nền tảng chung để trao đổi thông tin tình báo và phối hợp ứng phó với các mối đe dọa an ninh. Điều này bao gồm việc điều phối các hoạt động tuần tra và giám sát hải quân cũng như chia sẻ thông tin về cướp biển, buôn lậu và các vấn đề an ninh khác.

Tầm quan trọng chiến lược của eo biển Tsushima với tư cách là một tuyến hàng hải quan trọng được nâng cao trong bối cảnh có những bất ổn do căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga, điều này cũng có thể làm gia tăng căng thẳng vốn có giữa Nhật Bản-Hàn Quốc; Nhật-Nga; và Nhật Bản-Trung Quốc. Do đó, đảm bảo việc đi lại an toàn và tự do qua eo biển Tsushima là một thành tố quan trọng trong các nỗ lực an ninh hàng hải vốn là một phần của khuôn khổ hợp tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Biên dịch: Phương Thảo

Về tác giả: Pratnashree Basu là cựu sinh Chương trình Khách tham quan Quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2017 và hiện đang theo học bằng Tiến sĩ về Quan hệ Quốc tế tại Đại học Jadavpur/Ấn Độ. Lĩnh vực nghiên cứu là địa chính trị hàng hải ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với trọng tâm là Biển Đông.

Chú thích:

[1] Các tuyến thông thương biển (Sea-lines of communication SLOC) là thuật ngữ chỉ những con đường hàng hải chính yếu nối các cảng thương mại, cảng tiếp vận và quân cảng. Các con đường này dễ bị phong tỏa vào thời chiến.

[2] Đảo Liancourt là tên gọi quốc tế của một nhóm đảo nhỏ nằm giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, cách đảo Honshu của Nhật Bản và phía Đông Nam của bán đảo Triều Tiên khoảng 220 km. Liancourt đang ở trong trạng thái tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tags: Địa chính trịĐông Bắc ÁEo Tsushima
ShareTweetShare
Bài trước

Xoay trục của châu Âu sang châu Á: Cuộc phiêu lưu của EU tới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Next Post

Triển vọng bình thường hoá quan hệ Trung Quốc – Australia trong tương lai

Next Post
Triển vọng bình thường hoá quan hệ Trung Quốc – Australia trong tương lai

Triển vọng bình thường hoá quan hệ Trung Quốc - Australia trong tương lai

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

14/05/2025
Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025
Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

12/05/2025
Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

11/05/2025

Tin Mới

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
79
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
42
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
96
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
123

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.