Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bị phe Cộng hòa chỉ trích kịch liệt vì cách phản ứng thận trọng trước các cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc liên quan đến lệnh phong tỏa vì Covid, cũng như trước đó, trước làn sóng biểu tình quy mô lớn bùng lên ở Iran từ tháng 9/2022, sau cái chết của cô Mahsa Amini, 22 tuổi, người bị “cảnh sát đạo đức” Iran bắt giữ vì mặc trang phục không đúng quy tắc ở thủ đô Tehran. Vậy đâu là lý do sự thận trọng của Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong phản ứng trước các cuộc biểu tình diễn ra tại Iran và Trung Quốc mới đây? Cùng tìm hiểu qua bài viết “Tại sao Tổng thống Joe Biden không lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình tại Trung Quốc và Iran?” của tác giả Micheal Rubin.
Tổng thống Joe Biden nên đưa ra phát biểu ủng hộ các người biểu tình tại Trung Quốc và Iran: Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc đã khiến chính quyền Tổng thống Joe Biden phải bất ngờ. Các đối thủ và mối đe dọa “gần ngang tầm” của Mỹ rơi vào thế bị động, ít nhất là trong giai đoạn ngắn, bởi các cuộc biểu tình trên quy mô rộng là điều nằm ngoài tầm dự đoán của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng như cộng đồng tình báo Trung Quốc.
Tuy nhiên, phản ứng của chính quyền Tổng thống Joe Biden về vấn đề này không đủ cứng rắn. Tuyên bố của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết, “Chúng tôi từ lâu đã khẳng định quan điểm rằng tất cả mọi người đều có quyền tụ tập ôn hòa, cả ở Mỹ cũng như ở trên toàn thế giới, trong đó có bao gồm cả ở Trung Quốc:.
Một lần nữa, các chính trị gia, các nhà ngoại giao chuyên nghiệp trả lời với giọng điệu cứng nhắc như một thuật toán thay vì thừa nhận cuộc chiến về tư tưởng mà Mỹ đang phải tham gia, hậu quả của cuộc chiến trên sẽ đóng vai trò quyết định trật tự quốc tế dựa trên cơ sở luật pháp trong phần còn lại của thế kỷ này. Sự lãnh đạm của tuyên bố từ phía Mỹ đã hạ thấp bất kỳ vai trò và ý nghĩa đằng sau ý định của Mỹ.
Nguyên nhân đằng sau lựa chọn của chính quyền Tổng thống Joe Biden về việc đưa ra một phản ứng không mấy mạnh mẽ không có gì bất ngờ. Suy cho cùng, nhiều cố vấn cấp cao của chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng đã đảm nhiệm các chức trách, nhiệm vụ cấp cao về an ninh hoặc đối ngoại trong chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama vào thời điểm biểu tình ở Iran nổ ra vào năm 2009. Vào thời điểm đó, người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu “Obama, Obama, ya ba o na ya ba ma” (Obama, Obama, một là ông theo chúng tôi hai là ông chống chúng tôi) trong khi Chính phủ Mỹ từ chối đưa ra tuyên bố về vấn đề này.
Cựu Tổng thống Barack Obama không muốn đưa ra một phản ứng mạnh mẽ vì nhiều lý do. Trước hết, Cựu Tổng thống Barack Obama cho rằng, Mỹ không có nhiều lựa chọn. Nhiều thành viên trong nhóm cố vấn cấp cao cho rằng, phát biểu ủng hộ người ủng hộ có khả năng gây tác động tiêu cực đối với các cuộc biểu tình, rơi vào bẫy của Nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei cáo buộc rằng các cuộc biểu tình nổ ra là do sự hẫu thuẫn, chủ mưu của các đối tượng và phần tử nước ngoài. Bên cạnh đó, cựu Tổng thống Barack Obama cũng đã bí mật liên lạc với Khamenei và không muốn lãnh đạo Iran có thể sử dụng các tuyên bố tiêu cực nhằm vào chính quyền Iran làm cớ để từ chối ngồi vào bàn đàm phán.
Trong cả hai trường hợp trên, cựu Tổng thống Barack Obama đã mắc sai lầm. Đáng tiếc là các cựu quan chức trong chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama hiện đang đương nhiệm trong chính quyền Tổng thống Joe Biden hiện nay đang lặp lại các sai lầm tương tự.
Trước hết (và quan trọng nhất), Mỹ có thể phát biểu ủng hộ các giá trị bên ngoài quyền tụ tập ôn hòa. Cuộc chiến ngày hôm nay là cuộc chiến vì trật tự tự do. Chính quyền Mỹ, tiêu biểu, có thể đưa ra phát biểu về tầm quan trọng của dân chủ, sự minh bạch của chính phủ cũng như về sự tự do. Vấn đề bức bối ở khắp Trung Quốc hiện nay không đơn giản chỉ là về quyền tụ tập, biểu tình của người dân mà còn là sự lạm dụng quyền lực của Chính phủ, buộc người dân phải thực hiện các biện pháp trên. Cốt lõi của vấn đề là quyền tự do cá nhân. Đảng Cộng sản Trung Quốc liên tục đưa ra các giọng điệu và lập luận cho rằng hệ thống nhà nước của Trung Quốc “siêu việt” hơn các giá trị dân chủ của phương Tây. Trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã tìm ra các nhà báo và học giả, tiêu biểu như Tom Friedman và Jeffrey Sachs, đưa ra các bài báo và tuyên bố củng cố lập luận trên.
Giờ đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden cần phải khẳng định thực tế rằng các giá trị dân chủ của phương Tây siêu việt hơn. Các mâu thuẫn và chia rẽ giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tuy có thể lớn và khó hàn gắn song không thể so sánh với sự cạnh tranh giữa chủ nghĩa tự do của phương Tây và nhà nước chuyên chế của đảng Cộng sản Trung Quốc. Cân nhắc dư luận Trung Quốc, Tổng thống Joe Biden nên phát biểu rằng phản ứng của cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa Mỹ đối với dịch Covid-19 đều vượt trội hơn các biện pháp mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện đang áp đặt lên người dân. Các nền dân chủ rút kinh nghiệm từ các lỗi lầm thay vì buộc xã hội phải làm theo cái tôi của một cá nhân. Ngay cả khi bị đe dọa bởi cái tôi của một con người như cựu Tổng thống Donald Trump, pháp quyền vẫn giành chiến thắng tại Mỹ. Tổng thống Joe Biden nên giải thích Trung Quốc là một nền văn hóa vĩ đại và đáng tự hào song khẳng định rằng đảng Cộng sản Trung Quốc không xứng đáng lãnh đạo nền văn hóa này. Đài Loan và trước đó là Hồng Công đều là các minh chứng điển hình cho thấy các giá trị dân chủ và văn hóa Trung Quốc không phải là những giá trị tách biệt, không thể hòa hợp. Các điểm này cũng có thể áp dụng với nước Cộng hòa Hồi giao Iran. Người dân Iran đáng được hưởng sự tự do và họ đã sẵn sàng cho sự tự do. Họ nên hiểu rằng người Mỹ hoan nghênh tự do mà họ được hưởng.
Bây giờ, chúng ta cần xét lại quan điểm rằng đưa ra sự ủng hộ với các người biểu tình sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc đấu tranh của họ. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Các người biểu tình trên toàn thế giới mang các khẩu hiệu viết bằng tiếng Anh vì họ muốn liên lạc với và nhận được sự thừa nhận từ thế giới. Đồng thời, các nhà độc tài muốn ngăn cản và phá hoại công cuộc đấu tranh của người biểu tình thông qua các cáo buộc về sự hỗ trợ của các đối tượng nước ngoài bất chấp việc đó có phải là sự thật hay không. Từ chối không ủng hộ các người biểu tình trên đồng nghĩa với việc hỗ trợ các nhà độc tài, trợ giúp Chính phủ Trung Quốc và Iran trong việc cô lập các người biểu tình.
Cách tiếp cận của cựu Tổng thống Barack Obama với Iran thể hiện sự ngây thơ. Jake Sullivan, cố vấn Ngoại trưởng Hillary Clinton và là người tiên phong đường lối ngoại giao trên, đã ngây thơ cả trong việc tin vào sự chân thành của những đối tượng cải tổ chính quyền cũng như tin vào ý tưởng rằng trao đổi có thể phá thế cân bằng trong nền chính trị Iran từ nghiêng về phía phe cứng rắn sang nghiêng về phe sửa đổi. Trên thực tế, Iran đã lợi dụng chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama để đạt được các mục tiêu và lợi ích riêng. Ngày nay, Đặc phái viên Rob Malley và Cố vấn đặc biệt về vấn đề biến đổi khí hậu John Kerry đang lặp lại các sai lầm của cựu Tổng thống Barack Obama thông qua ưu tiên tiến hành các hoạt động ngoại giao với các chính quyền chuyên chế thay vì đảm bảo nhân quyền và các nguyện vọng tự do của người dân Trung Quốc và Iran.
Các cuộc khủng hoảng không ai ngờ tới trong giai đoạn vận động tranh cử thường sẽ định hình di sản về chính sách đối ngoại của mọi chính quyền Mỹ. Đối với Ronald Reagn, đây chính là sự kết thúc của Cuộc chiến tranh lạnh. Đối với George H.W. Bush, đây chính là Kuwait. Đối với Bill Clinton là vấn đề khu vực Balkans. Với George W. Bush là khủng hoảng ngày 11.09, với Barack Obama là Syria và Libya và với Donald Trump là đại dịch Covid-19. Đây là thời khắc của Tổng thống Joe Biden. Tổng thống Joe Biden phải đưa ra lựa chọn: Ủng hộ và bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp trước các phần tử xấu muốn hủy hoại các giá trị trên hoặc bỏ qua cơ hội để bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do trên toàn thế giới.
Biên dịch: Nhã Nam
Về tác giả
TS. Micheal Rubin là Thành viên cao cấp tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI), chuyên nghiên cứu về các vấn đề ngoại giao, lịch sử Iran, văn hóa Ả Rập…