Những rủi ro của trên “con đường AUKUS”
Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là trọng tâm trong tầm nhìn đầy tham vọng của Chiến lược quốc phòng nhằm ngăn chặn đối thủ đến gần được các con đường tiếp cận trực tiếp Australia và ngăn cản họ tự do di chuyển trong khu vực đó. Với tầm bắn gần như không giới hạn và được trang bị tên lửa Tomahawk có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 1500 km, tàu ngầm AUKUS sẽ là “kẻ đứng đầu chuỗi thức ăn của đại dương”.[1] Thanh thoát, ẩn náu, trầm lặng và có khả năng sinh tồn cao, chúng sẽ là lực lượng răn đe tối thượng bên cạnh chiếc ô hạt nhân do liên minh Mỹ cung cấp. Mục đích của chúng là ngăn chặn đối thủ đang cân nhắc việc tấn công Australia, tấn công từ bất kỳ hướng nào trong khi kẻ thù đang chuẩn bị tấn công và tấn công đáp trả từ biển nếu kẻ thù đã tấn công các lực lượng, căn cứ và thành phố của Australia.
Bên cạnh những lợi thế về tầm bắn và hỏa lực, chính tính độc lập kiên cường của tàu ngầm hạt nhân đã khiến nó trở thành một bước nhảy vọt về chất lượng so với các tàu ngầm lớp Collins vốn phải nổi lên ba ngày một lần để sạc lại năng lượng và rồi sẽ “gửi điện báo” vị trí của chúng cho kẻ thù. Tàu ngầm hạt nhân cũng ít bị phát hiện hơn vì sau khi xả vũ khí, chúng có thể rời khỏi khu vực nhanh chóng. Chúng khó dự đoán hơn vì không cần phải quay lại cảng thường xuyên để tiếp nhiên liệu và chúng chỉ bị giới hạn bởi sức chịu đựng của thủy thủ đoàn và nguồn cung cấp thực phẩm. Collins là những con tàu tuyệt vời, nhưng không có gì có thể so sánh được (với tàu ngầm hạt nhân). Chuẩn đô đốc đã nghỉ hưu David Oliver, người vận hành cả tàu chạy bằng diesel và tàu hạt nhân, kết luận: “Không có quốc gia hay hệ thống nào có thể ngăn chặn một cuộc tấn công của tàu ngầm hạt nhân đã lên nòng vũ khí”.[2]
“Tuyên bố rằng AUKUS bí mật cam kết Australia sẽ tham gia một cuộc chiến trong tương lai ở Đài Loan là sai sự thật.”
Tuy nhiên, ngay cả khi những cân nhắc về hoạt động ủng hộ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hơn việc mua hoặc đóng thêm các tàu thuyền thông thường, các câu hỏi chính đáng vẫn tồn tại về tính khả thi về mặt chính trị và kỹ thuật của những kế hoạch xoay quanh AUKUS.
Một cách nói phổ biến về sự hoài nghi với AUKUS là nó phản ánh một thỏa thuận ngầm với Mỹ, ký kết với Australia để hỗ trợ nước này trong bất kỳ nỗ lực nào nhằm bảo vệ Đài Loan chống lại Trung Quốc. Cựu Thủ tướng Paul Keating coi AUKUS là một nỗ lực hỗ trợ việc Mỹ ngăn chặn Trung Quốc. Cựu ngoại trưởng Bob Carr mô tả thỏa thuận này là “ký kết một cuộc chiến tranh vì Đài Loan”, cũng như cựu lãnh đạo phe đối lập Đảng Tự do John Hewson. Đối với cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull, AUKUS làm chủ quyền của Australia “phụ thuộc” vào tay Mỹ.
Nhưng liệu AUKUS có thực sự mang lại cho Australia “ít sự lựa chọn” ngoài việc theo Mỹ tham chiến, như John Mearsheimer, một nhà khoa học chính trị hàng đầu của Đại học Chicago, đã phát biểu?[3]
Tuyên bố rằng AUKUS bí mật cam kết nước Australia sẽ tham gia một cuộc chiến trong tương lai ở Đài Loan là sai sự thật. Sự thật được Phó Thủ tướng Richard Marles xác nhận trong hồ sơ là Mỹ chưa bao giờ yêu cầu và Australia chưa bao giờ đưa ra cam kết với Đài Loan để đổi lấy lợi ích từ AUKUS.[4] Việc triển khai tàu ngầm hạt nhân của Australia sẽ tùy thuộc vào chính phủ lúc đó. Khả năng này sẽ không buộc Australia phải tham gia bất kỳ cuộc chiến nào trong tương lai, đây vẫn là một quyết định khẳng định chủ quyền.
Nhưng liệu Washington có tự tin rằng các tàu ngầm lớp Virginia, vốn phải rút khỏi lệnh chiến đấu của Mỹ để chuyển sang Australia, do đó làm suy giảm năng lực của Hải quân Mỹ sẽ sẵn sàng được triệu tập trong một thời gian ngắn khi Chiến tranh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nổ ra?[5] Quan điểm này không được ủng hộ ở Washington. Theo một đề xuất, AUKUS có thể được điều chỉnh lại rằng thay vì bán tàu ngầm cho Australia, tàu ngầm hạt nhân của Mỹ có thể thực hiện các nhiệm vụ của Australia.[6]
Việc rời khỏi con đường AUKUS sẽ có tác động rất lớn đối với Australia, có khả năng mở ra một cuộc tranh luận trong toàn tổ chức về những nguyên tắc đầu tiên. Australia, quốc gia phải duy trì khả năng tàu ngầm có chủ quyền và sẽ không bao giờ chấp nhận đề xuất như vậy.
Một số người cho rằng các điều khoản của AUKUS do Mỹ đặt ra sẽ họ có được sự ảnh hưởng đối với các lựa chọn trong vấn đề chủ quyền của Australia. Dự thảo ban đầu của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2024 quy định rằng tổng thống Mỹ phải chứng nhận rằng những tàu ngầm này “sẽ được sử dụng để hỗ trợ lợi ích an ninh chung và các hoạt động quân sự của Mỹ và Australia”.[7] Nhưng yêu cầu “nội bộ” đã được giảm nhẹ trong dự thảo cuối cùng để đảm bảo việc mua bán không làm suy giảm năng lực hoạt động trên biển của Mỹ và phù hợp với lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ.[8] Mỹ hoàn toàn có quyền đánh giá lợi ích của mình trong thương vụ bán Virginia ngay cả khi Australia có chính sách tuyên bố rõ ràng rằng họ chủ quyền tối cao.
Câu hỏi hay hơn không phải là liệu các tàu ngầm AUKUS có cam kết trước với Australia tham chiến ở Đài Loan dưới áp lực từ Washington hay không, mà là liệu việc có khả năng triển khai lực lượng tới Đài Loan có làm tăng sự cám dỗ của những người ra quyết định của Australia trong việc sử dụng nó vì lợi ích quốc gia của họ hay không. Đây là một vấn đề hơi khác và có độ tinh vi, liên quan đến sự tự kiềm chế của Australia trong cách nước này xử lý mối đe dọa bằng vũ lực. Khi xem xét triển khai tàu ngầm hạt nhân tới vùng biển do hải quân nước khác thống trị, Australia sẽ phải phân tích cẩn thận liệu động thái đó có phục vụ lợi ích của mình hay không, độc lập với các cân nhắc liên minh. Thật dễ dàng để thấy trước một kịch bản trong đó sức mạnh mới có được của Australia sẽ mang sự kiêu ngạo chết người vào tính toán của nước này.
Chính trị Mỹ thường được coi là một điểm dừng tiềm năng khác cho AUKUS. Một số nhà phân tích lo lắng về khả năng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump có thể gây nguy hiểm cho liên minh. Nhưng chuyến thăm Mỹ gần đây nhất của tác giả khiến ông cảm giác tin tưởng vào sự ủng hộ của lưỡng đảng dành cho AUKUS tại Quốc hội. Bởi vì lợi ích hàng đầu của Mỹ là tăng cường sự đóng góp của Australia vào khả năng răn đe ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nên sự đồng thuận này đủ mạnh để vượt qua bất kỳ sự thay đổi nào trong nội các chính phủ. Mặc dù các nhà quan sát Australia thường coi các quy trình của Mỹ là yếu tố quyết định tiến độ của AUKUS, dù vậy Canberra sẽ cần chứng minh sự hiệu quả trong chi tiêu quốc phòng, cơ sở hạ tầng căn cứ, kiểm soát xuất khẩu quốc phòng, đồng thời là các kế hoạch xử lý chất thải hạt nhân để giúp Washington tin tưởng vào khả năng vận hành và duy trì tàu ngầm hạt nhân của Australia.
“Thật dễ dàng để thấy trước một kịch bản trong đó sức mạnh mới có được của Australia sẽ đưa sự kiêu ngạo chết người vào các tính toán của nước này.”
Một số người cho rằng AUKUS sẽ tăng cường danh sách mối đe dọa của Lực lượng phòng vệ Australia vì một đối thủ trong khu vực của Mỹ sẽ coi tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Australia là mối đe dọa đối với an ninh của họ, bất kể Australia có thể bình luận gì về điều đó. Nói cách khác, AUKUS khiến Australia trở thành mục tiêu lớn hơn. Chuyên gia an ninh quốc tế Sam Roggeveen của Viện Lowy đã cho rằng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân vốn có tính đe dọa cao hơn vì chúng có thể bao vây hải quân của chính vùng biển của chúng, có thể hoạt động xa bờ biển Australia trong 77 ngày thay vì 11 ngày của tàu Collins, kéo dài thời gian hoạt động ở khoảng cách xa hơn. Có thể đe dọa tàu thuyền, tàu ngầm, bến cảng, thậm chí cả đất liền của chúng.[9] Tại sao Australia lại có nguy cơ gây bất an với bất kỳ quốc gia nào trong một cuộc khủng hoảng ngay cả khi quốc gia đó có khả năng tấn công quyết liệt hơn mức Australia có thể đánh trả?
Khả năng này không thể bị loại bỏ hoàn toàn mà phải được coi là một phần của phân tích chi phí-lợi ích rộng hơn mà kết quả mang lại là khả năng ngăn chặn hiệu quả. Việc có thể cầm chân kẻ thù bằng tàu ngầm hạt nhân cũng mang lại rủi ro, nhưng điều này đáng giá nếu chúng ngăn chặn các hành động xâm lược có thể dẫn đến chiến tranh trong khu vực. Hiệu lực của khả năng này và rủi ro mà Australia gặp phải khi ra tín hiệu sẵn sàng sử dụng nó chính là điều mang lại cho nước này sức mạnh răn đe. Nhưng gọi AUKUS là một động thái leo thang là tâng bốc dự án này quá nhiều. Cuối cùng, Australia đang tìm cách khôi phục lại trạng thái cân bằng, giảm bớt vị thế chiến lược đang ngày càng giảm sút của mình. Australia là một cường quốc giữ nguyên hiện trạng, không phải là một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại.
“Khi các chiến lược gia và chính trị gia nói rằng nước Australia phải đối mặt với hoàn cảnh chiến lược nguy hiểm nhất kể từ Thế chiến thứ hai, họ muốn nói rằng nước này phải đối mặt với khả năng xảy ra chiến tranh, không chỉ trong những năm 2050 hoặc xa hơn mà là ngay trong thập kỷ này.”
Tác giả đánh giá, những lo ngại rằng AUKUS có rất nhiều điểm không hợp lý. Một số dự định chồng chéo đầy tham vọng cần phải hoạt động liền mạch để thành công. Kế hoạch đầu tiên là tiếp nhận một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Vương quốc Anh và tối đa bốn tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ tại HMAS Stirling ở Tây Australia vào năm 2027. Để có tám chiếc tàu có thể đi vào hoạt động vào những năm 2050, mỗi quốc gia AUKUS sẽ cần phải giải quyết những thách thức cấp bách về lực lượng lao động hiện nay. Quốc hội cần phê duyệt việc bán tối đa 5 chiếc Virginia cho Australia vào những năm 2030 để tránh khoảng cách về năng lực của Lực lượng phòng vệ Australia. Các nhà máy đóng tàu của Vương quốc Anh sẽ phải đồng thời giao những chiếc thuyền SSN-AUKUS đầu tiên, tiếp theo là nhà máy đóng tàu Osborne của Adelaide chế tạo chiếc SSN đầu tiên vào đầu những năm 2040.
AUKUS không nên chỉ dừng lại ở đó. Sau khi những chiếc Virginia đi vào hoạt động, sẽ chẳng có ý nghĩa gì về mặt công nghiệp và chiến lược nếu thiết lập toàn bộ dây chuyền sản xuất của Australia để đóng ba chiếc tàu trong tận hơn mười năm. Chính phủ Australia nên nghiêm túc xem xét trong tương lai việc xây dựng tàu ngầm hạt nhân liên tục từ những năm 2050, có thể là một thiết kế cải tiến. Ngoài việc tránh khỏi “thung lũng chết” của ngành đóng tàu và đạt được lợi thế quy mô, lợi thế của việc duy trì năng lực của những chiếc tàu ngầm hạt nhân có chủ quyền vô thời hạn không thể bị cường điệu hóa, đặc biệt là trong thời chiến, khi giá các bộ phận tăng cao. Australia nên mua tổng cộng bao nhiêu? Một lực lượng gồm 12 chiếc tàu ngầm hạt nhân, với 6 chiếc đồn trú trên mỗi bờ biển, sẽ mang lại cho Australia một lực lượng tàu ngầm đáng tin cậy hoạt động ở hai đại dương.[10] Hai chiếc tàu có thể triển khai ở hai đại dương có thể bảo vệ tất cả các điểm huyết mạch quan trọng phía bắc cùng một lúc, tăng gấp đôi phạm vi tuần tra của Australia. Sự khác biệt này rất có thể có ý nghĩa quyết định trong thời chiến với Australia.
Ngay cả khi mọi thứ trong kế hoạch này thành công, liệu các tàu ngầm có đến quá muộn để tạo ra sự khác biệt trên thực tế, trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra bất cứ lúc nào không? Khi các chiến lược gia và chính trị gia nói rằng nước Australia phải đối mặt với hoàn cảnh chiến lược nguy hiểm nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, họ muốn nói rằng nước này phải đối mặt với khả năng xảy ra chiến tranh, không chỉ trong những năm 2050 hoặc xa hơn mà là ngay trong thập kỷ này. Và nếu điều đó là sự thật, liệu Australia có muốn có 24–36 tàu ngầm thông thường do Giáo sư Hugh White đề xuất, 10 chiếc tàu đến từ Nhật Bản của cựu thủ tướng Tony Abbott, 12 tàu chiến Pháp của cựu thủ tướng Malcolm Turnbull hay 20 chiếc tàu “con trai của Collins” sớm hơn kế hoạch đóng 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân?[11]
Nhưng đó không phải là những lựa chọn trực tiếp. Thỏa thuận của Pháp đã bị hủy bỏ một phần vì có nguy cơ rất lớn những chiếc tàu ngầm đó sẽ bị lỗi thời khi giao hàng. AUKUS hứa hẹn sẽ cung cấp những chiếc Virginia vượt trội trong khu vực cùng lúc với thời điểm các tàu ngầm của Pháp được đưa vào sử dụng vào những năm 2030. Nếu Lực lượng phòng vệ Australia can thiệp vào một cuộc khủng hoảng trước những năm 2050, lực lượng này sẽ điều động hỗn hợp các tàu Collins, Virginia và có thể cả những chiếc tàu của AUKUS. Việc duy trì hai đến ba chuỗi cung ứng tàu ngầm riêng biệt sẽ là một thách thức thường trực liên tục cho đến khi Australia chuyển đổi hoàn toàn sang lực lượng toàn tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân vào giữa thế kỷ này.
Một mối lo ngại tiềm ẩn nguy hiểm hơn là AUKUS có thể đang “đặt cược vào nhầm con ngựa”, đặt cược vào những xung đột quy mô lớn, tốn kém như những nền tảng mà lực lượng vũ trang Ukraine có thể đưa xuống mồ cùng họ ở Biển Đen bằng tên lửa hành trình và các máy bay không người lái hải quân giá rẻ. Chẳng phải Moskva, tàu Caesar Kunikov, tàu ngầm Rostov-na-Donu và 22 chiếc tàu khác của Nga là những đối thủ AUKUS phải dè chừng sao? Thay vì đầu tư vào một số loại vũ khí công nghệ cao được sản xuất với chi phí cắt cổ trong nhiều thập kỷ, liệu Australia có nên mua hàng chục nghìn phương tiện dưới nước không người lái giá rẻ cùng với hàng nghìn tên lửa hay không?
Logic thật lôi cuốn. Ai lại không muốn một giải pháp nhanh chóng và tiết kiệm được hàng tỷ đô la? Nhưng trận chiến tại Biển Đen không phải là một mô hình khả thi để bảo vệ Australia. Tên lửa Storm Shadow và Harpoon do phương Tây cung cấp được Ukraine sử dụng có tầm bắn lên tới 550 km, vươn tới không phận Đảo Melville tính từ căn cứ RAAF Tindal. Với tầm hoạt động 833 km, máy bay không người lái của hải quân Ukraine sẽ chỉ giúp Australia bao phủ các phần của biển Timor và Arafura từ Darwin và cách Sydney chỉ nửa đường tới New Zealand. Người Ukraine đang tấn công ở cự ly đó vì họ không có lựa chọn nào khác. Nếu họ được trang bị tàu ngầm hạt nhân hoặc thậm chí là tàu Collins, Ukraine sẽ có khả năng gây thiệt hại lớn hơn đối với Hạm đội Biển Đen so với thực tế hiện nay.
Trừ khi những người ủng hộ hình thức chiến tranh bất đối xứng triệt để này đề nghị thu hẹp phạm vi phòng thủ của Australia để chiến đấu tại các cửa ngõ thủ đô của nước này, thì việc cắt giảm lực lượng của Australia khi kẻ thù bắn ra ngoài phạm vi của họ là vô nghĩa. Tốt hơn là nên tấn công kẻ thù từ xa nhất có thể, do đó nên tàu ngầm hạt nhân là vô cùng cần thiết. Sự lựa chọn thực sự không phải là giữa tàu ngầm và máy bay không người lái. Australia phải lựa chọn cả hai và họ thực sự đã làm như vậy. Việc máy bay không người lái là tương lai của chiến tranh trên biển, như đã thấy trong khoản đầu tư của Hải quân hoàng gia Australia vào các phương tiện dưới nước không người lái như Ghost Shark, có thể được phóng lên và thu hồi bởi những chiếc tàu ngầm hạt nhân.
Tuyên bố cường điệu hóa cũng không phải là những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ cảm biến sẽ khiến đại dương trở nên “trong suốt”, khiến tàu ngầm trở nên lỗi thời và là một lý do chính đáng để giải tán lực lượng của Australia. Sẽ là sơ suất nếu bất kỳ chính phủ nào của Australia nào đặt niềm tin mù quáng vào lý thuyết vẫn còn gây tranh cãi rằng bức màn đại dương sắp được vén lên. Và sẽ là thiển cận nếu không thấy rằng trụ cột thứ 2 của AUKUS đang tập trung vào phát triển trí tuệ nhân tạo, chiến tranh không người lái, điện toán lượng tử, vũ khí siêu thanh và các công nghệ kỳ lạ khác. Đây đã và đang là một con đường đầy hứa hẹn cho các biện pháp đối phó với những tiến bộ công nghệ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Khả năng tàng hình của tàu ngầm hạt nhân Australia cũng đang gặp phải những vấn đề.
Dự đoán về “tàu ngầm trở nên lỗi thời trên chiến trường” là quá sớm. Hàng chục quốc gia tiếp tục vận hành chúng và mọi quốc gia có vũ khí hạt nhân ngoại trừ Pakistan đều coi tàu ngầm được trang bị vũ khí hạt nhân là một biện pháp ngăn chặn những gì đe dọa khả năng sinh tồn về mặt của họ. Nếu không có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được trang bị vũ khí thông thường, Australia sẽ gặp phải những hạn chế trong việc ngăn chặn các đối thủ ở khoảng cách hàng nghìn km.
“Sự lựa chọn thực sự không phải là giữa tàu ngầm và máy bay không người lái. Nước Úc phải chọn cả hai và họ đã thực sự làm như vậy.”
Máy bay ném bom B-21 có thể cũng đã mang lại cho Australia khả năng đó. Lựa chọn này đã được thảo luận trong Chiến lược quốc phòng. Nhưng phạm vi liên lục địa đáng gờm của chúng sẽ có ý nghĩa nhất khi tấn công lãnh địa của kẻ thủ, Lực lượng phòng vệ Australia rõ ràng không tham gia vào công việc đó. B-21 là giải pháp tốt nhất cho một vấn đề mà Australia không cần phải giải quyết: ném bom khiến kẻ thù phải khuất phục. Tốc độ cao khả năng sống sót đáng gờm, chúng cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt hạm đội của kẻ thù ở phía bắc Australia.[12] Nếu chi phí của chúng là 81 tỷ USD cho 12 chiếc là là hợp lý thì việc mua chúng cho những nhiệm vụ kể trên sẽ làm tăng đáng kể khả năng răn đe của Australia.
Điều này đưa chúng ta đến luận điệu cuối cùng phản đối AUKUS: chi phí cơ hội. Không thể phủ nhận rằng, với chi phí của 8 chiếc SSN, Australia có thể mua 50 chiếc B-21, 70 tàu khu trục lớp Hunter,[13] thêm một nghìn chiếc F-35, hoặc có thể chuyển số tiền đó vào bất kỳ danh mục đầu tư cấp bách nào trong nước. Mức giá là một thách thức thực sự mà những người bảo vệ AUKUS sẽ cần phải biện minh một cách thuyết phục trong nhiều thập kỷ.
Chi phí của AUKUS được đảm bảo bởi về nguyên tắc đầu tiên, Australia cần một lực lượng tàu ngầm để có khả năng ngăn chặn và đánh bại chiến dịch xâm phạm của kẻ thù cũng như lén lút tấn công các mục tiêu ở xa, điều mà tàu ngầm hạt nhân có thể làm tốt hơn. Đe dọa những kẻ xâm lược, gây chết người nếu bị khiêu khích, nhưng không mang tính khiêu khích quá mức, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là khả năng tầm xa của goldilocks. Không có nền tảng ngang hàng nào đạt được hiệu quả quân sự đó với chi phí rẻ hơn, ngoài những chiếc tàu thông thường đã lỗi thời của Australia sẽ hết hạn sử dụng sau một thập kỷ nữa.
“Đe dọa những kẻ thù tiềm tàng, tiêu diệt chúng trong trường hợp bị khiêu khích, nhưng không mang tính khiêu khích quá mức, SSN là khả năng tác chiến tầm xa hoàn hảo.”
AUKUS không chỉ có giá cả phải chăng mà còn được dự trù một phần ngân sách. Chính phủ Albanese đã bắt đầu tài trợ cho tàu ngầm hạt nhân bằng cách đầu tư 9 tỷ USD so với ước tính trước đó và dự kiến là 58 tỷ USD cho đến năm 2033, 24 tỷ USD trong số đó được bù đắp bằng việc không mua tàu ngầm của Pháp. AUKUS sẽ tiêu tốn ít hơn 10% ngân sách quốc phòng.[14] Lập luận cho rằng nó đang cắt nguồn tài trợ từ phần còn lại của Lực lượng phòng vệ Australia là giả mạo. Để chi trả cho tàu ngầm hạt nhân, chính phủ đã dành thêm 30,5 tỷ USD chi tiêu bổ sung trong ngân sách vừa qua. Điều này đặt mục tiêu chi tiêu quốc phòng lên 2,4% GDP vào những năm 2030, tăng từ mức 2,04% năm ngoái và cao hơn mục tiêu 2,1% của chính phủ trước đó. Nguồn tiền mới đang tài trợ cho tàu ngầm hạt nhân ngay cả khi chính phủ đang đầu tư 11,1 tỷ USD để tăng gấp đôi hạm đội mặt nước lên 26 tàu chiến.
Số tiền đó đến từ đâu là một câu hỏi quan trọng nằm trong cốt lõi của “giấy phép hoạt động” của AUKUS. Trong sự đánh đổi giữa “súng và bơ” mà bất kỳ chính phủ nào phải đối mặt, các nhà phê bình có thể cắt ngang bằng những khẩu hiệu chính trị rẻ tiền, đơn giản hóa các cuộc tranh luận chiến lược phức tạp thành những gì bạn có thể mua thay vì một chiếc tàu của AUKUS. Các chính phủ có nhiệm vụ cân bằng nguồn tài trợ cho Chương trình Bảo hiểm Người khuyết tật Quốc gia của Australia, TAFE miễn phí, thuốc và chăm sóc trẻ em rẻ hơn, nhà ở xã hội và cứu trợ hóa đơn tiền điện với chi tiêu thỏa đáng cho việc bảo vệ Khối thịnh vượng chung, đây là khối mà điều mà mọi chính sách tiến bộ đều phụ thuộc. Phòng thủ vừa là vấn đề của những người cánh tả vừa là vấn đề của cánh hữu, như sự ủng hộ của lưỡng đảng dành cho AUKUS đã chứng minh. Chi phí của AUKUS phản ánh giá trị mà tất cả người dân Australia nên đặt ra trên đường sống của họ với tư cách là một dân tộc tự do theo Southern Cross.
Kết luận
Sự lựa chọn thực sự mà nước Australia phải đối mặt không phải là giữa AUKUS và một chiếc tàu ngầm hư cấu khác hay những đàn máy bay không người lái tự hành trong tương lai, mà là giữa sự thành công của các kế hoạch với AUKUS và sự thất bại của nó. Thất bại sẽ cản trở việc Australia mua lại những phương tiện thay thế cho Collins và đặt Australia vào khoảng cách chênh lệch sức mạnh có thể rõ ràng như trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi hải quân nước này không vận hành một chiếc tàu ngầm nào và gây tổn hại nghiêm trọng nếu không muốn nói là giết chết tham vọng sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Australia.
AUKUS là bức ảnh chụp từ mặt trăng rất riêng của nước Australia. Một chiếc lớp Virginia có trọng lượng khủng khiếp bằng 20 máy bay chở khách A380, được tạo thành từ 5 triệu bộ phận riêng lẻ, đòi hỏi 100.000 công nhân lành nghề và hơn 4000 nhà cung cấp để xây dựng với hơn 9 triệu giờ lao động, chưa kể đến sự phức tạp trong vận hành và xử lý an toàn của một lò phản ứng hạt nhân. Hơn nữa, Australia muốn có 8 chiếc như vậy, những rủi ro là không thể phủ nhận.
Nhưng rủi ro chỉ là một mặt của một vấn đề mà tôi cũng nhìn thấy cơ hội to lớn, không chỉ ở việc tạo ra những công việc an toàn, được trả lương cao, nâng cao kỹ năng của ngành công nghiệp Australia và lợi ích công nghệ cho lực lượng vũ trang của đất nước mà tàu ngầm hạt nhân sẽ mang lại mức độ an toàn cao hơn cho tất cả người dân quốc đảo này. Thật là một thảm kịch khi để ngăn chặn bạo lực, Australia phải biến mình thành mối đe dọa lớn hơn để ngăn chặn những kẻ xâm lược, hạn chế quyền tự do hành động của chúng để bảo vệ chính mình. Tuy nhiên Australia phải làm như vậy. Đồng thời, không có cách nào tốt hơn để làm điều đó ngoài việc sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng mà Australia sẽ nhận được theo thỏa thuận AUKUS./.
Hết
Biên dịch: Duy Hưng
Tác giả: Luke Gosling là thành viên của Ủy ban Liên hợp Quốc hội về Tình báo và An ninh, Chủ tịch Ủy ban Thường trực về Phát triển Khu vực, Cơ sở hạ tầng và Giao thông, đồng chủ tịch của các nhóm hữu nghị quốc hội cho Mỹ và AUKUS. Ông từng có thời gian 13 năm phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Australia, từng ở các đơn vị nhảy dù và biệt kích.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]
Tài liệu tham khảo
[1] Malcolm David, cited in Tom McIlroy, “‘Apex Predator’ Added to Australia’s Naval Capability”, Australian Financial Review, 9 March 2023
[2] Kim Beazley, “Nuclear-Powered Submarines are Vital to Australia’s Defence”, The Strategist, 18 April 2023
[3] Paul Karp, “Paul Keating Labels Aukus Submarine Pact ‘Worst Deal in all History’ in Attack on Albanese Government”, The Guardian, 15 March 2023, https://www.theguardian.com/australia-news/2023/mar/15/paul-keating-labels-aukus-submarine-pact-worst-deal-in-all-history-in-attack-on-albanese-government; Bob Carr, “We’ve Long Said No to the US on Taiwan. Saying Yes Now Would Tempt Nuclear Attack”, The Guardian, 17 March 2023, https://www.smh.com.au/politics/federal/we-ve-long-said-no-to-the-us-on-taiwan-saying-yes-now-would-tempt-nuclear-attack-20230315-p5csh0.html; John Hewson, “Paul Keating has a Point on AUKUS”, The Saturday Paper, 25 March 2023, https://www.thesaturdaypaper.com.au/opinion/topic/2023/03/25/paul-keating-has-point-aukus#hrd; Katharine Murphy and Daniel Hurst, “Malcolm Turnbull Says Labor has Failed to Answer if Aukus Deal Compromises Australian Sovereignty”, The Guardian, 2 February 2023, https://www.theguardian.com/world/2023/feb/02/malcolm-turnbull-says-labor-has-failed-to-answer-if-aukus-deal-compromises-australian-sovereignty; Justin Bassi and Alex Bristow, “AUKUS Submarines will Strengthen Australia’s Sovereignty”, The Strategist, 10 March 2023, https://www.aspistrategist.org.au/aukus-submarines-will-strengthen-australias-sovereignty/; Adam Creighton, “AUKUS Binds Australia to the US in any War with China over Taiwan, Warns Foreign Policy Expert John Mearsheimer”, The Australian, 6 October 2023
[4] Sam McKeith, “Australia Did Not Vow to Help U.S. Defend Taiwan in Submarine Deal, Minister Says”, Reuters, 19 March 2023
[5][5] Congressional Budget Office, An Analysis of the Navy’s Fiscal Year 2024 Shipbuilding Plan, Report, 26 October 2023: 29
[6] CRS, Navy Virginia-Class Submarine Program and AUKUS Submarine Proposal, 21–23.
[7] US Congress, S.2226 — National Defense Authorization Act for Fiscal Year 202
[8] US Congress, H.R. 2670: National Defense Authorization Act for Fiscal Year 2024, passed 15 December 2023
[9] Sam Roggeveen, “Target Australia”, Australian Foreign Affairs, No.18, “We Need to Talk About America”, July 2023: 13–14
[10] Peter Briggs, “How Many Nuclear-Powered Submarines for Australia?”, The Strategist, 12 October 2023
[11] Geoff Slocombe, ‘Hugh White Needs to Revisit his Submarine Numbers’, The Strategist, 2 August 2019, https://www.aspistrategist.org.au/hugh-white-needs-to-revisit-his-submarine-numbers/; Ian McPhedran, “Abbott Government to Spend 0 Billion on Japanese Submarines in Major Blow to SA’s Defence Industry”, News.com.au, 7 September 2014, https://www.news.com.au/national/south-australia/abbott-government-to-spend-20-billion-on-japanese-submarines-in-major-blow-to-sas-defence-industry/news-story/070a39ca785d2d8957212e91789fa4df; Jenny Gordon, “The Economics of AUKUS”, The Interpreter, 28 March 2023, https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/economics-aukus; Nigel Pittaway, “Will Upgraded Collins Last the Distance?”, The Australian, 27 October 2022
[12] Hugh White, “Australia and B‑21 Bombers: Less Bang for the Buck”, The Interpreter, 7 November 2022
[13] Michael Shoebridge, “An AUKUS Remix Delivering Greater Military Power Faster: The B-21 Raider”, Defence Connect, 15 November 2023
[14] The Hon Richard Marles MP, Deputy Prime Minister, Minister for Defence, “Radio Interview, 5AA Mornings”, Department of Defence, 10 November 2023