Tóm tắt: Trung Quốc đang chứng minh ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong trật tự toàn cầu. Quốc gia Đông Bắc Á đã thành công triển khai trên 1000 dự án thông qua Sáng kiến Vành đai, con đường ở trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Đông Nam Á, ảnh hưởng của Trung Quốc là cực kỳ rõ nét và sự hiện diện của Bắc Kinh tại Campuchia đã phản ánh đúng chiến lược mà quốc gia tỷ dân triển khai trong khu vực.
Mở đầu
Bước vào thế kỷ 21, toàn cầu hóa đã trở thành dòng chảy chính trong quan hệ quốc tế thời hiện đại. Nhiều quốc gia đã nắm bắt cơ hội và gặt hái nhiều thành tựu quan trọng. Trung Quốc cũng đã nắm bắt cơ hội dưới tác động của toàn cầu hóa, thực hiện cải cách dưới thời Đặng Tiểu Bình, mở cửa hội nhập quốc tế và đưa đất nước lên vị trí cao trong trật tự quốc tế.
Sau khi Trung Quốc mở cửa với thế giới, quốc gia này đã bắt đầu vươn mình ra bên ngoài. Sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình nắm quyền, ông đã công bố học thuyết “Giấc mộng Trung Hoa”, một học thuyết khôi phục vị thế đứng đầu của Trung Quốc trong quá khứ. Nhằm hiện thực hóa học thuyết, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã triển khai Sáng kiến Vành đai, con đường (BRI) và thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB). Sau khi BRI được triển khai, Trung Quốc đã hiện diện trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua các dự án về cơ sở hạ tầng và công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Tại Đông Nam Á, khu vực này có vị trí và ảnh hưởng quan trọng về địa chiến lược – địa chính trị. Do đó, Trung Quốc đã nhanh chóng triển khai các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn ở các nước trong khu vực và Campuchia đã trở thành địa điểm quan trọng trong chiến lược vươn ra thế giới của Trung Quốc.
Campuchia – Địa điểm lý tưởng
Đông Nam Á trở thành khu vực quan trọng kể từ những năm đầu thế kỷ 21. Đông Nam Á được hình thành từ 11 quốc gia. Dưới góc độ địa chính trị và địa chiến lược, Đông Nam Á trở thành một quốc gia thống nhất và bao trùm Biển Đông. Khoảng 1/3 lượng hàng hóa toàn cầu đi qua Biển Đông mỗi năm và 40% lượng dầu mỏ được vận chuyển qua khu vực này với tổng trị giá kinh tế lên đến khoảng 5.000 tỷ USD (Martin, 2024). Vì tầm quan trọng của Biển Đông, nhiều cường quốc trên thế giới đã triển khai nhiều sáng kiến, chiến lược dành cho khu vực. Hoa Kỳ, kể từ thời Tổng thống Barack Obama, đã công bố Chiến lược Xoay trục sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Dưới thời Donald Trump nắm quyền lần thứ nhất, trong chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương: Tự do và Mở”, người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ đã khẳng định nước này sẽ luôn là quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đề cập về một khu vực rộng lớn. Dưới thời Tổng thống Joe Biden, ADD – TBD tiếp tục là mục tiêu trọng tâm của Hoa Kỳ nhằm giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại. Sau khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được dự đoán sẽ tiếp tục là trọng tâm của siêu cường này. Bên cạnh Hoa Kỳ, các quốc gia đối tác, đồng minh của quốc gia này đã tập trung vào khu vực. Mục tiêu của các quốc gia này là cố gắng kìm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì vậy, khu vực Đông Nam Á đã đóng vai trò như một nhân tố quan trọng trong chiến lược của các cường quốc. Trong khi đó, Trung Quốc, một quốc gia láng giềng, đang vươn lên trở thành nhân tố hàng đầu trên thế giới, không thể đứng ngoài khu vực. Trung Quốc đã hiện diện ở tất cả các quốc gia trong khu vực và Campuchia là một quốc gia quan trọng trong chiến lược vươn ra bên ngoài của Trung Quốc.
Đầu tiên, Campuchia mong muốn Trung Quốc trở thành đối trọng với Thái Lan và Hoa Kỳ. Campuchia – Thái Lan có những xung đột từ trong quá khứ do nhìn nhận khác nhau về đền Preah Vihear. Mặc dù Tòa án quốc tế đưa ra phán quyết có lợi cho Campuchia, nhưng nước này tố cáo, chỉ trích Thái Lan về các hành vi tiêu cực liên quan đến chủ quyền đền Preah Vihear. Thêm vào đó, Thái Lan được cho có tranh chấp với Campuchia dầu khí ngoài khơi. Thái Lan là quốc gia đồng minh truyền thống bên ngoài Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ thường xuyên và liên tục cáo buộc Campuchia vi phạm dân chủ, nhân quyền và ngăn cản tự do tôn giáo, dẫn đến những lệnh trừng phạt về kinh tế từ Hoa Kỳ đối với quốc gia này (Reuters, 2021). Việc Thái Lan được Hoa Kỳ hậu thuẫn đã buộc Campuchia phải tìm đối tác tương xứng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng và cân bằng quyền lực. Vì vậy, Phnom Penh đã tìm đến Trung Quốc như là đối tác phù hợp nhằm giảm thiểu áp lực tình hình của quốc gia này.
Thứ hai, Campuchia cần nguồn tiền đầu tư khổng lồ đến từ Trung Quốc. Sau khi đánh bại chế đột diệt chủng Khmer Đỏ, Campuchia bị thiệt hại nặng nề. Vì vậy, giới lãnh đạo nước này đã cố gắng tham gia tích cực các tổ chức, diễn đàn quốc tế đa phương khu vực và thế giới nhằm huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển đổi nền kinh tế lạc hậu và thiệt hại sau thập niên xung đột. Bước vào thế kỷ 21, khi cuộc cách mạng công nghệ diễn ra liên tục và nhanh chóng, việc ứng dụng công nghệ vào phương thức sản xuất sẽ giúp tăng năng suất và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khát khao đổi mới và chuyển đổi kinh tế của Campuchia đã nhanh chóng được giới lãnh đạo Trung Quốc chú ý. Bên cạnh những hàm ý về địa chính trị, Trung Quốc cũng cân nhắc dời nhiều doanh nghiệp sang Campuchia nhằm tránh lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ và đối tác, đồng minh. Trung Quốc cũng đã đầu tư nhiều dự án quan trọng ở Campuchia, trong đó có cơ sở hạ tầng. Thêm vào đó, Trung Quốc đang dịch chuyển các lĩnh vực thâm hụt nhân công và ứng dụng công nghệ thấp, lạc hậu và ô nhiễm môi trường sang các quốc gia lân cận nhằm phục vụ cho các lĩnh vực công nghệ quan trọng, công nghệ mới nổi như chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, blockchain,… Những lĩnh vực này được Thủ tướng Lý Khắc Cường nhắc đến trong bài phát biểu vào năm 2017 đã cho biết rằng Trung Quốc “sẽ thực hiện đầy đủ kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp mới nổi mang tính chiến lược” và “tăng tốc năng lực nghiên cứu (R&D), thương mại hóa nguyên liệu mới, trí tuệ nhân tạo, mạch tích hợp, dược phẩm sinh học, thông tin di động 5G và các công nghệ khác, đồng thời phát triển các cụm công nghiệp trong các lĩnh vực này” (Bradsher & Mozur, 2017). Chủ tịch Tập Cận Bình và ban lãnh đạo Trung Quốc đã thông qua nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa 20 vào ngày 18/7/2024 về định hướng phát triển công nghệ cao trong bối cảnh Trung Quốc định hướng giảm sự phụ thuộc vào công nghệ phương Tây và Hoa Kỳ (Thùy Lâm, 2024). Ngoài ra, lương của người lao động ở Campuchia cũng là điều kiện để Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp nước này cân nhắc đầu tư lớn, với mức lương trung bình trị giá 200 USD/tháng. Trong năm 2024, tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Trung Quốc chiếm đến gần 50% với trị giá gần 7 tỷ USD trên tổng nguồn FDI trị giá 34.25 tỷ USD của đất nước Campuchia (Khmer Times, 2025).
Thứ ba, Campuchia sẽ thay thế Trung Quốc trở thành đối trọng với Việt Nam. Quan hệ Việt Nam – Campuchia là quan hệ đặc biệt. Hai nước đã cùng gắn kết trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc. Việt Nam đã giúp đỡ Campuchia trong quá trình giải phóng nước này khỏi nạn diệt chủng Khmer Đỏ. Bước vào thế kỷ 21, tâm lý lo lắng về sự can dự của Việt Nam hiện diện sâu sắc tại Campuchia, được thúc đẩy chủ yếu bởi đảng đối lập dưới sự dẫn dắt của Sam Rainsy từ năm 2009 và có tác động trực tiếp đến các động thái thay đổi chính sách của Campuchia đối với Việt Nam (Chheang, 2015). Trong khi đó, quan hệ Trung Quốc – Việt Nam bên cạnh những dấu ấn phát triển vượt bậc, hai nước vẫn còn những xung đột trên Biển Đông và Trung Quốc lo ngại Việt Nam nồng ấm trong quan hệ với Hoa Kỳ sẽ làm gián đoạn lợi ích của Trung Quốc, đặc biệt là sự kiện nhảy bậc quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện được Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập vào năm 2023 (轩东勒, 2023). Tình hình ở Biển Đông và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đang được nhiều chuyên gia và lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận bất lợi cho quốc gia này. Theo ước tính, Trung Quốc có lượng hàng mỗi năm đi qua Biển Đông đạt 1.4 nghìn tỷ USD trong tổng số lượng hàng trị giá 5.3 nghìn tỷ USD của thế giới (China Power Team, 2021). Việt Nam có vị trí địa chiến lược, địa chính trị cực kỳ đắc địa, có thể phong tỏa Biển Đông trong trường hợp xảy ra xung đột. Do đó, Trung Quốc nhận thấy sự can dự vào Campuchia là phù hợp với tình hình địa chính trị – địa chiến lược ở khu vực này nhằm ngăn Hoa Kỳ và đối tác, đồng minh tạo thành bức tường thống nhất, để bảo vệ chiến lược vươn mình ra thế giới của người đứng đầu đất nước tỷ dân.
Có thể thấy, Campuchia hội tụ đủ các yếu tố mà Trung Quốc cần trong tiến trình trở thành siêu cường đứng đầu thế giới. Nhằm giúp Campuchia củng cố vị thế trong khu vực và toàn cầu, Trung Quốc đã đầu tư vào các dự án quan trọng tại nước này như cơ sở hạ tầng; năng lượng; sản xuất và công nghệ.
Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Campuchia
Campuchia có diện tích 181 nghìn km2, trong đó phân nửa diện tích là đồng bằng nằm ở phía Nam và Đông Nam, còn lại là vùng đồi núi bao quanh đất nước. Dân số Campuchia ước đạt khoảng 16 triệu người. Điều kiện tự nhiên tương đối trắc trở đã khiến Campuchia không thể phát triển kinh tế trọn vẹn, dẫn đến nhiều thống kê về kinh tế nước này. Kinh tế Campuchia tăng trưởng trung bình 5% – 6%/năm với tổng quy mô ước đạt 45 tỷ USD vào năm 2024, ước đạt 51 tỷ USD vào năm 2025 (Manet, 2024). Trong khi đó, tổng sản phẩm bình quân theo sức mua (PPP) của Campuchia ước đạt 160 tỷ USD (World Economics, n.d.).
Nhằm củng cố ảnh hưởng và vị thế tại Campuchia, Trung Quốc đã thúc đẩy hàng trăm dự án quan trọng với mục tiêu tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế Campuchia cũng như gia tăng ảnh hưởng liên tục của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Như đã đề cập, Trung Quốc đã đầu tư vào Campuchia với hơn 800 dự án, tổng trị giá khoảng 34 tỷ USD, chiếm đến 50% lượng FDI của quốc gia Đông Nam Á. Trong giai đoạn 2012 – 2017, Trung Quốc đã đầu tư hơn 15 tỷ USD vào Campuchia, trải dài trên lĩnh vực bất động sản, cơ sở hạ tầng, năng lượng,… (ASEAN Briefing, 2022). Những dự án được Trung Quốc đầu tư đều đã cải thiện việc làm cho người lao động và thúc đẩy kinh tế địa phương.
– Đặc khu kinh tế
Thuật ngữ “đặc khu kinh tế” (SEZ) lần đầu tiên xuất hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 1950 tại Ireland (The Economist, 2015). Sau đó, thuật ngữ này đã được sử dụng phổ biến với mục tiêu thúc đẩy kinh tế thông qua các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tại Trung Quốc, SEZ đã trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của nước này từ thời quốc gia Đông Bắc Á tiến hành cải cách, mở cửa kinh tế dưới thời Đặng Tiểu Bình với sự thành lập Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến vào năm 1980 (VOV, 2020). Nhờ kinh nghiệm và những thành tựu đạt được khi triển khai đặc khu kinh tế, Campuchia đã tìm đến các nhà đầu tư Trung Quốc nhằm cải thiện hiệu suất kinh tế đất nước và tạo việc làm cho người dân. Tháng 12/2005, Kế hoạch Đặc khu Kinh tế được chính phủ Campuchia giới thiệu lần đầu tiên thông qua Nghị định phụ số 147 về Tổ chức và Chức năng của Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) để tái cấu trúc CDC và quy định chức năng của “Ủy ban Khu kinh tế đặc biệt Campuchia (CSEZB)” và “Nghị định phụ số 148 về việc thành lập và quản lý Khu kinh tế đặc biệt” (Nghị định phụ SEZ) nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc thành lập SEZ tại quốc gia này (Sisovanna, 2010).
Năm 2008, Sihanoukville trở thành địa phương có đặc khu kinh tế đầu tiên và đồng thời là đặc khu kinh tế lớn nhất tại Campuchia. Đặc khu Sihanoukville có tổng diện tích lên đến 11.13 km2, được chính phủ hai nước phê duyệt quy hoạch vào năm 2006. Đặc khu được xây dựng bởi Jiangsu Taihu Cambodia International Economic Cooperation Zone Investment Co. Ltd. (Công ty Đầu tư Khu Hợp tác Kinh tế Quốc tế Giang Tô Thái Hồ Campuchia), liên doanh bởi 4 công ty đến từ Trung Quốc, trong đó tập đoàn trong lĩnh vực may mặc và thời trang Hongdou là cổ đông lớn nhất và Cambodia International Investment Development Group Co., Ltd. (Công ty TNHH Tập đoàn Phát triển Đầu tư Quốc tế Campuchia/CIIDG). Dự án được sự hỗ trợ vốn bởi Ngân hàng Xuất – Nhập khẩu Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Tổng trị giá đầu tư ước tính khoảng 1.5 tỷ USD.
Đặc khu kinh tế Sihanoukville bên cạnh vấn đề về kinh tế, còn mang hàm nghĩa về địa chính trị. Đặc khu Sihanoukville gần cảng tự trị nước sâu quan trọng, cách khoảng 12km và nằm trên tuyến đường đi của BRI. Cảng nước sâu tại Sihanoukville là cảng nước sâu duy nhất của cả đất nước Campuchia và vận chuyển lên đến 70% lượng hàng hóa của cả nước (Williamson, 2023). Ngoài ra, đặc khu Sihanoukville cũng cách sân bay quốc tế 3km, kết nối 4 thành phố trọng điểm của Campuchia và cách thủ đô Phnom Penh 212km (商务部网站, 2017). Vì tầm quan trọng của đặc khu kinh tế Sihanoukville về địa chính trị, địa chiến lược và phát triển kinh tế, việc đầu tư mạnh mẽ vào đặc khu sẽ giúp Trung Quốc có ảnh hưởng lên khu vực này.
Tháng 6/2021, đặc khu kinh tế Sihanoukville đã được Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chi nhánh Giang Tô cấp tín dụng đầu tư nhà máy nhiệt điện 100 MW. Dự án được thiết kế và xây dựng bởi Công ty TNHH Viện Thiết kế Khí và Nhiệt điện Chiết Giang (Zhejiang Gas & Thermoelectricity Design Institute Company Limited) và Công ty TNHH Kỹ thuật Điện Vô Tích Guolian Huaguang (Wuxi Guolian Huaguang Electric Power Engineering Company Limited) (AidData, n.d.). Hai công ty thi công và thiết kế nhà máy đều thuộc sở hữu lần lượt của các tỉnh Chiết Giang và Giang Tô (Ham, 2021). Ngày 15/6/2022, Công ty Đầu tư Khu Hợp tác Kinh tế Quốc tế Giang Tô Thái Hồ Campuchia ký kết hợp tác chiến lược với Công ty China Telecom Châu Á Thái Bình Dương trong lĩnh vực thông tin hóa và công nghệ số nhằm xây dựng đặc khu trở thành công viên thông minh ở giai đoạn 2 (柬埔寨西哈努克港经济特区, 2022). Trước đó, trong giai đoạn 2010 – 2014, chính phủ hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác cùng điều hành đặc khu. Tính đến tháng 3/2020, hơn 170 nhà máy đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, hầu hết các doanh nghiệp; nhà máy đến từ Trung Quốc, được thành lập tại đặc khu kinh tế Sihanoukville, hơn 30.000 lao động Campuchia được tuyển dụng (Inclusive Development International, 2021). Những động thái và thành tựu kể trên đã giúp Trung Quốc củng cố sự hiện diện tại Campuchia. Sau đặc khu kinh tế Sihanoukville, Trung Quốc đã được đăng ký triển khai xây thêm ít nhất 10 đặc khu trong tổng số 46 đặc khu được đăng ký tại Campuchia.
– Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là vấn đề đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Khi cơ sở hạ tầng hiện đại, các sản phẩm trong nước tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ở các quốc gia trên thế giới, sự thành công của nền kinh tế gắn liền với sự phát triển của cơ sở hạ tầng hiện đại. Đối với Campuchia, quy mô kinh tế còn tương đối khó khăn, dẫn đến đất nước này còn hạn chế về cơ sở hạ tầng. Do đó, Trung Quốc đã đầu tư hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, trở thành điểm nhấn, gắn kết quan hệ Campuchia – Trung Quốc.
Tháng 10/2022, đường cao tốc Phnom Penh – Sihanoukville đã hoàn tất xây dựng kể từ khi bắt đầu xây dựng vào năm 2019 và thông xe vào tháng 11/2022. Đường cao tốc dài 187km, trị giá 2 tỷ USD được Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC), doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, làm chủ dự án và được các ngân hàng Trung Quốc hỗ trợ nguồn vốn vay, trong đó Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Xuất – Nhập khẩu Trung Quốc (EXIMBANK) hỗ trợ vốn 1.5 tỷ USD vào ngày 22/4/2019. Dự án bắt đầu nghiên cứu tiền khả thi vào năm 2007. Năm 2016, CRBC và chính phủ Campuchia đã ký kết thỏa thuận khung hợp tác dự án. Dự án cũng được sự tham gia của Bộ Thương mại Trung Quốc vào năm 2019 (Aid Data, n.d.). Sau khi hoàn thành xây dựng dự án, đường cao tốc đã kết nối thủ đô Phnom Penh với các công ty tại đặc khu kinh tế Sihanoukville và những tỉnh thành ven biển của Campuchia, thúc đẩy liên kết vùng và tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đánh giá cao những lợi ích mà đường cao tốc này mang lại cho tỉnh Sihanoukville, trong đó đáng chú ý là thúc đẩy du lịch khi trung bình có đến hơn 140.000 lượt khách đến tỉnh này (Ngin, 2022). Tính đến tháng 10/2024, đường cao tốc Phnom Penh – Sihanoukville đã ghi nhận hơn 10 triệu lượt xe lưu thông (CCCC, 2024). Thủ tướng Hun Sen thời điểm đó đã nhìn nhận đường cao tốc sẽ “tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế và du lịch của Campuchia vì nối thủ đô với cảng biển nước sâu quốc tế” (Huaxia, 2022). Có thể thấy, Trung Quốc đã tập trung đầu tư vào những tuyến đường trọng điểm tại Campuchia nhằm đưa quốc gia này thành quốc gia có ảnh hưởng nhất đối với Campuchia.
Dự án trọng điểm tiếp theo trong Sáng kiến Vành đai, con đường của Trung Quốc là đường cao tốc Phnom Penh – Bavet. Ngày 7/6/2023, Bộ Giao thông Công chính Campuchia đã thực hiện lễ khởi công xây dựng. Tháng 11/2023, Bộ Giao thông vận tải và Công chính Campuchia và Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc ký thỏa thuận khung xây dựng dự án. Dự án có chiều dài lên đến 138km, kết nối Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan thông qua tuyến cao tốc ASEAN 1. Dự án được Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) làm chủ dự án và được ngân hàng Trung Quốc hỗ trợ vốn vay. Dự án có tổng trị giá khoảng 1.6 tỷ USD. Dự án sẽ được dự kiến hoàn thành vào năm 2026 hoặc 2027 (Meng Seavmey, 2023). Thủ tướng Hun Sen trong buổi lễ khởi công dự án tuyên bố: “Đường cao tốc Phnom Penh – Bavet là một thành quả nữa (sau dự án Phnom Penh – Sihanoukville) của sự hợp tác giữa Campuchia và Trung Quốc theo Sáng kiến Vành đai và Con đường”. Ông khẳng định dự án sẽ “thúc đẩy tăng trưởng, đầu tư, thương mại, du lịch và vận tải xuyên biên giới giữa Campuchia và Việt Nam”. Dự án được Thủ tướng Hun Sen thời điểm đó nhìn nhận là biểu tượng của tình hữu nghị, hợp tác Trung Quốc – Campuchia (Gao Jingyan, 2023). Những tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen đã tái khẳng định tầm quan trọng của các dự án do các tập đoàn nhà nước Trung Quốc đầu tư cũng như quan hệ bền chặt giữa Campuchia và Trung Quốc.
Ngày 5/5/2022, cảng nước lớn thứ ba tại Campuchia ở tỉnh Kampot được khởi công. Cảng có vị trí gần với biên giới Việt Nam. Dự án cảng được Công ty Xây dựng Thượng Hải và Tổng Công ty Xây dựng cầu đường Trung Quốc thi công xây dựng. Cảng có độ sâu 50 feet và công suất tàu tải trọng lên đến 100.000 tấn. Dự án có tổng trị giá 1.5 tỷ USD. Giai đoạn đầu dự án sẽ đầu tư 200 triệu USD để xây dựng và hoạt động với năng suất 300.000 tấn/năm. Giai đoạn hai sẽ nâng công suất lên 600.000 tấn/năm vào năm 2030 và diện tích lên đến 1.500 mẫu Anh, tương đương 600 hecta với nhiều hạng mục quan trọng như hậu cần cảng, nhà máy lọc dầu, kho bãi,… Cảng Kampot được nhận định sẽ bổ trợ cho cảng Sihanoukville và cảng Phnom Penh nhằm tăng cường năng lực vận chuyển và cạnh tranh hàng hóa của Campuchia. Quy mô cảng cho thấy tham vọng chuyển đổi kinh tế, tăng tính cạnh tranh nền kinh tế của chính phủ Campuchia. Bộ trưởng Giao thông vận tải và Công chính Campuchia Sun Chanthol tin tưởng cảng Kampot sẽ trở thành cảng tự trị có sức cạnh tranh cao với các cảng khác trong khu vực (Huaxia, 2023). Trong khi đó, Phó Thủ tướng Campuchia tại buổi khởi công tuyên bố cảng Kampot sẽ là cảng hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, giúp thúc đẩy giao thương hàng hóa chủ lực của Campuchia với quốc tế (The Maritime Executive, 2023). Sau khi khánh thành giai đoạn đầu vào ngày 6/6/2024, Thủ tướng Hun Manet nhận định cảng Kampot sẽ trở thành cảng huyết mạch quan trọng mới cho hệ thống vận tải hàng hải của Campuchia, cải thiện hoạt động thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế và phát triển xã hội của đất nước Campuchia (Khánh Minh, 2024). Những tuyên bố xuyên suốt của giới lãnh đạo Campuchia cho thấy quốc gia này mong muốn chuyển mình trở thành một thế lực mới trong khu vực với sự hỗ trợ từ Trung Quốc.
Bên cạnh các dự án cao tốc huyết mạch, các sân bay quốc tế đã trở thành mục tiêu của Trung Quốc nhằm củng cố sự hiện diện lâu dài tại Campuchia. Kể từ năm 2007, Trung Quốc đã đầu tư vào hơn 60 sân bay quốc tế ở các nước. Tại Campuchia, ba sân bay quốc tế huyết mạch bao gồm Techo Takhmao; Mondulkiri và Siem Reap-Angkor đã được Trung Quốc đầu tư thông qua nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh sân bay Mondulkiri đã bị hủy bỏ đầu tư do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, những dự án sân bay còn lại được kỳ vọng góp phần phát triển kinh tế – xã hội Campuchia, tăng cường quan hệ hai nước Campuchia – Trung Quốc thông qua Sáng kiến Vành đai, con đường.
Sân bay quốc tế có sự ảnh hưởng của Trung Quốc đầu tư đầu tiên là Techo Takhmao. Sân bay được khởi công vào năm 2019 tại tỉnh Kandal, được gợi ý vào năm 2016 và công bố chính thức vào năm 2018. Sân bay có tổng diện tích lên đến 2.600 hecta, cách thủ đô Phnom Penh 30km về phía Nam, có vị trí địa chiến lược – địa chính trị quan trọng đối với quốc gia này. Sân bay có tổng đầu tư lên đến 1.5 tỷ USD, trong đó 1.1 tỷ USD được Ngân hàng Phát triển Trung Quốc hỗ trợ vốn. Sân bay được Tập đoàn Cục Kỹ thuật Xây dựng Thứ ba của Trung Quốc phụ trách xây dựng nhà ga sân bay; Tập đoàn Shanghai Baoye, công ty trực thuộc Tổng Công ty Luyện kim Trung Quốc xây dựng đường băng, đường lăn, sân đỗ và các cơ sở liên quan (François Camps, 2022). Mặc dù các công ty nhà nước Trung Quốc không đóng vai trò chủ đầu tư dự án như các dự án đường cao tốc hoặc đặc khu kinh tế nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng ở các hạng mục đặc biệt của cảng hàng không và là nơi cấp vốn duy nhất cho cảng hàng không quốc tế Techo Takhmao. Sau khi hoàn thành xây dựng, sân bay sẽ trở thành cảng hàng không lớn thứ chín thế giới.
Sân bay Techo Takhmao được kỳ vọng sẽ giúp thủ đô Phnom Penh của Campuchia trở thành một “Singapore mới”, trong đó nguồn thu nhập của sân bay sẽ thúc đẩy kinh tế Campuchia ngang bằng với Singapore. Giai đoạn đầu tiên của sân bay sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2025, dự kiến đón tiếp 13 – 15 triệu lượt hành khách/năm và vận chuyển 175.000 tấn hàng hóa mỗi năm và giai đoạn hai ước tính đón 30 triệu lượt hành khách/năm. Đến năm 2050, sân bay Techo Takhmao sẽ tiếp đón 50 triệu lượt hành khách/năm (James Whitehead, 2024). Sau khi sân bay được khởi công, 22 doanh nghiệp Nhật Bản đã quan tâm đến đầu tư vào sân bay Techo Takhmao, các vùng phụ cận sân bay; các địa điểm khác tại Campuchia và đến khảo sát thực địa vào 20/12/2023 sau chuyến thăm của Thủ tướng Hun Manet đến Nhật Bản (Kunmakara, 2023). Có thể thấy, sân bay chưa đi vào hoạt động nhưng đã góp phần cải thiện hình ảnh và tình hình đầu tư ở Campuchia, góp phần phát triển kinh tế về dài hạn.
Ngoài ra, việc đặt tên sân bay có chữ “Techo” được Thủ tướng Hun Sen chọn vào ngày 9/12/2021 trong một chuyến khảo sát cho thấy ẩn ý đến từ người đứng đầu chính phủ Campuchia. “Techo” là một tước hiệu cao quý, chỉ dành cho các cá nhân có công lớn đối với các vương triều Khmer. Việc chọn tên sân bay dựa trên sự kiện vua Khmer ban tặng chữ “Techo” cho Meas, một vị lãnh đạo quân đội Khmer trong thời phong kiến Campuchia tại tỉnh Kandal, địa điểm được chọn để xây dựng sân bay (AKP Phnom Penh, 2021). Trong giai đoạn đất nước Campuchia còn gặp nhiều khó khăn, việc đặt tên dựa trên yếu tố lịch sử, văn hóa mang tính cổ vũ, khích lệ sẽ tăng cường sự ủng hộ của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Sự kiện cũng biểu thị hàm ý chính phủ Campuchia mong muốn khôi phục hào quang của nước này như vương quốc Khmer từng có. Để có thể khôi phục hào quang đất nước, liên kết với Trung Quốc, một quốc gia đang trở thành tấm gương của các nước Á Đông trong phát triển kinh tế – xã hội là việc cần thiết để khôi phục lịch sử hào hùng của Campuchia trong quá khứ…
Còn tiếp
Tác giả: Bùi Gia Kỳ
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]
Tài liệu tham khảo
1. Aid Data. (n.d.). China Eximbank participates in a $1.56 billion loan syndicate for Phnom Penh–Sihanoukville Expressway financed through PPP (Linked to Project ID#61788, #66726, and #92472). Retrieved 1 20, 2025, from https://china.aiddata.org/projects/61784/
2. AidData. (n.d.). Bank of China contributes to syndicated loan for 100MW Sihanoukville Special Economic Zone (SEZ) Coal-Fired Power Plant Project (Linked to Project ID#92546). Retrieved 1 20, 2025, from https://china.aiddata.org/projects/92547/
3. AKP Phnom Penh. (2021). New Phnom Penh Airport Dubbed Takhmao Techo International Airport. Retrieved 1 30, 2025, from https://www.information.gov.kh/articles/62238
4. An Bình – Hoàng Nam. (2024). Chuyên gia: Dự án kênh Funan Techo có thể khiến nước về miền Tây giảm 50%. Retrieved 2 1, 2025, from https://vnexpress.net/chuyen-gia-du-an-kenh-funan-techo-co-the-khien-nuoc-ve-mien-tay-giam-50-4737799.html
5. Anh Tú. (2021). Phí tuyến vận tải thuỷ huyết mạch Việt Nam – Campuchia giảm hơn 10 lần. Retrieved 2 6, 2025, from https://vneconomy.vn/phi-tuyen-van-tai-thuy-huyet-mach-viet-nam-campuchia-giam-hon-10-lan.htm
6. ANTV. (2024). Tiếp nhận nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia. Retrieved 2 6, 2025, from https://antv.gov.vn/xa-hoi-4/trang-dem-tiep-nhan-nan-nhan-bi-lua-ban-sang-campuchia-8FEBA08F1.html
7. ASEAN Briefing. (2022). 2023 Foreign Investment Opportunities in Cambodia. Retrieved 1 20, 2025, from https://www.aseanbriefing.com/news/2023-foreign-investment-opportunities-in-cambodia/
8. Asia Financial. (2024). Cambodia is a ‘Money-Laundering Haven for Chinese Criminals’. Retrieved 2 5, 2025, from https://www.asiafinancial.com/cambodia-is-a-money-laundering-haven-for-chinese-criminals
9. Baidu. (n.d.). 云南省投资控股集团有限公司. Retrieved 1 30, 2025, from https://baike.baidu.com/item/%E4%BA%91%E5%8D%97%E7%9C%81%E6%8A%95%E8%B5%84%E6%8E%A7%E8%82%A1%E9%9B%86%E5%9B%A2%E6%9C%89%E9%99%90%E5%85%AC%E5%8F%B8/10405915
10. Báo Điện tử Chính phủ. (2024). Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Campuchia. Retrieved 6 2, 2025, from https://baochinhphu.vn/chu-tich-nuoc-luong-cuong-hoi-kien-quoc-vuong-campuchia-102241128171353984.htm
11. Báo Điện tử Chính phủ. (2024). Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Quốc vương Campuchia. Retrieved 2 6, 2025, from https://baochinhphu.vn/tong-bi-thu-to-lam-hoi-kien-voi-quoc-vuong-campuchia-102241128182540254.htm
12. Bradsher, K., & Mozur, P. (2017). China’s Plan to Build Its Own High-Tech Industries Worries Western Businesses. Retrieved 1 17, 2025, from https://www.nytimes.com/2017/03/07/business/china-trade-manufacturing-europe.html
13. Buckley, H., & Stanhope, G. (2024). The murky waters of Cambodia’s Funan Techo Canal. Retrieved 2 1, 2025, from https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/murky-waters-cambodia-s-funan-techo-canal
14. CCCC. (2024). Over 10 million vehicles have traveled on Cambodia’s Phnom Penh-Sihanoukville Expressway. Retrieved 1 21, 2025, from https://en.ccccltd.cn/xwzx/ztbd/202410/t20241023_216754.html
15. Chheang, V. (2015). How Cambodian nationalism is driving border disputes with Vietnam. Retrieved 1 17, 2025, from https://eastasiaforum.org/2015/10/16/how-cambodian-nationalism-is-driving-border-disputes-with-vietnam/
16. China Development Bank. (2021). CDB Provides Loans for Constructing a New Airport in Siem Reap, Cambodia. Retrieved 1 30, 2025, from https://www.cdb.com.cn/English/xwzx_715/khdt/202112/t20211203_9377.html
17. China Power Team. (2021). How Much Trade Transits the South China Sea? Retrieved 1 17, 2025, from https://chinapower.csis.org/much-trade-transits-south-china-sea/?trk=article-ssr-frontend-pulse_little-text-block
18. Davidson, H. (2022). Chinese military ‘to have exclusive use of parts of Cambodian naval base’. Retrieved 2 4, 2025, from https://www.theguardian.com/world/2022/jun/07/chinese-military-to-have-exclusive-use-of-parts-of-cambodian-naval-base-ream-gulf-of-thailand
19. Dent, T. (2023). The Strait of Malacca’s Global Supply Chain Implications. Retrieved 2 3, 2025, from https://www.ismworld.org/supply-management-news-and-reports/news-publications/inside-supply-management-magazine/blog/2023/2023-11/the-strait-of-malaccas-global-supply-chain-implications/
20. Duy Linh. (2024). Việt Nam lên tiếng vụ Campuchia rút khỏi hợp tác Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam. Retrieved 2 6, 2025, from https://tuoitre.vn/viet-nam-len-tieng-vu-campuchia-rut-khoi-hop-tac-tam-giac-phat-trien-campuchia-lao-viet-nam-20241017161250787.htm
21. François Camps. (2022). Phnom Penh New Airport Terminal 40 Percent Complete. Retrieved 1 30, 2025, from https://cambodianess.com/article/phnom-penh-new-airport-terminal-60-percent-complete
22. Gao Jingyan. (2023). Work begins on 2nd Chinese-invested expressway in Cambodia. Retrieved 1 22, 2025, from https://eng.yidaiyilu.gov.cn/p/322689.html
23. Global Defense News. (2023). Cambodian army now equipped with Chinese-made KS-1C Kaishan-1C air defense system. Retrieved 2 5, 2025, from https://armyrecognition.com/news/army-news/2023/cambodian-army-now-equipped-with-chinese-made-ks-1c-kaishan-1c-air-defense-system
24. Ham, O. (2021). Sihanoukville Special Economic Zone Coal Power Plant. Retrieved 1 20, 2025, from https://thepeoplesmap.net/project/sihanoukville-special-economic-zone-coal-power-plant/
25. Huaxia. (2022). Cambodian PM says using Chinese-invested expressway saves both money, time. Retrieved 1 21, 2025, from https://english.news.cn/20221222/cd68862e78394437b2fcae652caa4611/c.html
26. Huaxia. (2023). Chinese firm wins deal to build 3rd largest port in Cambodia. Retrieved 1 25, 2025, from https://english.news.cn/20230505/ae08342b973e482ab790899d5e7391ef/c.html
27. Inclusive Development International. (2021). Sihanoukville Special Economic Zone. Retrieved 1 20, 2025, from https://thepeoplesmap.net/project/sihanoukville-special-economic-zone/
28. James Whitehead. (2024). Phnom Penh’s new airport likely to transform the city into a ‘new Singapore’. Retrieved 1 30, 2025, from https://www.khmertimeskh.com/501577694/phnom-penhs-new-airport-likely-to-transform-the-city-into-a-new-singapore/
29. Khánh Minh. (2024). Campuchia khánh thành cảng biển đa năng 140 triệu USD. Retrieved 1 25, 2025, from https://laodong.vn/the-gioi/campuchia-khanh-thanh-cang-bien-da-nang-140-trieu-usd-1349658.ldo
30. Khmer Times. (2024). Chinese-invested airport in Cambodia handles more than 14,000 flights in first year. Retrieved 1 30, 2025, from https://www.khmertimeskh.com/501575482/chinese-invested-airport-in-cambodia-handles-more-than-14000-flights-in-first-year/
31. Khmer Times. (2025). China remains Cambodia’s largest FDI source. Retrieved 1 17, 2025, from https://www.khmertimeskh.com/501623409/china-remains-cambodias-largest-fdi-source/
32. Kunmakara, M. (2023). TIA invites investment by Japanese companies. Retrieved 1 30, 2025, from https://www.phnompenhpost.com/business/tia-invites-investment-by-japanese-companies
33. Lê Hồng Nhung. (2024). Việt Nam xuất nhập khẩu mặt hàng gì với Campuchia? Retrieved 2 6, 2025, from https://mekongasean.vn/viet-nam-xuat-nhap-khau-mat-hang-gi-voi-campuchia-34503.html
34. Manet, S. (2024). Cambodia’s GDP to touch over $51 billion in 2025. Retrieved 1 18, 2025, from https://www.khmertimeskh.com/501614775/cambodias-gdp-to-touch-over-51-billion-in-2025/
35. Martin, N. (2024). How South China Sea tensions threaten global trade. Retrieved 1 17, 2025, from https://www.dw.com/en/south-china-sea-tensions-pose-threat-to-international-trade/a-69926497
36. Meng Seavmey. (2023). Second Expressway to Connect Capital to Bavet. Retrieved 1 21, 2025, from https://cambodianess.com/article/second-expressway-to-connect-capital-to-bavet
37. Ngin, C. (2022). Easy Highway, Troubled City: How China Wins and Loses Cambodians’ Hearts. Retrieved 1 21, 2025, from https://fulcrum.sg/easy-highway-troubled-city-how-china-wins-and-loses-cambodians-hearts/
38. Nguyễn Thành Trung. (2023). Dự án kênh đào Phù Nam Techo: Đường ra biển của Campuchia. Retrieved 2 1, 2025, from https://cuoituan.tuoitre.vn/du-an-kenh-dao-phu-nam-techo-duong-ra-bien-cua-campuchia-20231124100137904.htm
39. Nguyễn Thị Hoàng Vân. (2024). Đối ngoại nhân dân phát huy vai trò trụ cột trong nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam. Retrieved 2 6, 2025, from https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/924502/doi-ngoai-nhan-dan-phat-huy-vai-tro-tru-cot-trong-nen-doi-ngoai%2C-ngoai-giao-viet-nam.aspx
40. Pham Phan Long. (2024). Cambodia’s Funan Techo Canal project: A catalog of worries (analysis). Retrieved 2 1, 2025, from https://news.mongabay.com/2024/07/cambodias-funan-techo-canal-project-a-catalog-of-worries-analysis/
41. Quang Anh – Hoàng Minh. (2023). Chắp cánh ước mơ cho sinh viên Campuchia du học tại Việt Nam. Retrieved 2 6, 2025, from https://baotintuc.vn/giao-duc/chap-canh-uoc-mo-cho-sinh-vien-campuchia-du-hoc-tai-viet-nam-20231005164921558.htm
42. Research and Markets. (2023). Cambodia Garment Manufacturing Industry Research Report 2023-2032. Retrieved 2 5, 2025, from https://www.researchandmarkets.com/reports/5875341/cambodia-garment-manufacturing-industry-research?
43. Reuters. (2021). U.S. says denied full access to Cambodia naval base during visit. Retrieved 2 4, 2025, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/us-says-denied-full-access-cambodia-naval-base-during-visit-2021-06-11/
44. Reuters. (2021). U.S. senators to reintroduce bill targeting Cambodian officials on rights. Retrieved 1 17, 2025, from https://www.reuters.com/world/asia-pacific/us-senators-reintroduce-bill-targeting-cambodian-officials-rights-2021-08-05/
45. Sangeetha Amarthalingam. (2024). A First in Decades – No New Chinese Loans in Cambodia in 2024. Retrieved 2 5, 2025, from https://kiripost.com/stories/a-first-in-decades-no-new-chinese-loans-in-cambodia-in-2024
46. Sisovanna, S. (2010). Investment Climate in Cambodian City and Towns. In Investment Climate of Major Cities in CLMV Countries (p. 69). Retrieved 1 20, 2025
47. Sothear, K. (2024). Chinese firm to promote Siem Reap Angkor International Airport. Retrieved 1 30, 2025, from https://www.khmertimeskh.com/501251138/chinese-firm-to-promote-siem-reap-angkor-international-airport/
48. The Economist. (2015). Political priority, economic gamble. Retrieved 1 20, 2025, from https://www.economist.com/finance-and-economics/2015/04/04/political-priority-economic-gamble
49. The Maritime Executive. (2023). Construction Begins in Cambodia on New $1.5B Port Built by China. Retrieved 1 25, 2025, from https://maritime-executive.com/article/construction-begins-in-cambodia-on-new-1-5b-port-built-by-china
50. Thiên Ân. (2023). Khoảng 20 triệu tấn hàng hóa thông qua tuyến thủy nội địa Việt Nam – Campuchia. Retrieved 2 6, 2025, from https://vneconomy.vn/khoang-20-trieu-tan-hang-hoa-thong-qua-tuyen-thuy-noi-dia-viet-nam-campuchia.htm
51. Nguyễn Hồng Quân. (2024). Kênh đào Phù Nam Techo: Nỗi lo về an ninh nguồn nước và hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long. Retrieved 2 1, 2025, from https://dantri.com.vn/the-gioi/kenh-dao-phu-nam-techo-noi-lo-ve-an-ninh-nguon-nuoc-va-he-sinh-thai-dong-bang-song-cuu-long-20240419145618003.htm
52. Thu Nguyễn. (2024). Hun Sen và Hun Manet trấn an Việt Nam về kênh đào Funan Techo. Retrieved 2 1, 2025, from https://kevesko.vn/20240412/hun-sen-va-hun-manet-tran-an-viet-nam-ve-kenh-dao-funan-techo-29265669.html
53. Thu Thủy. (2020). Mỹ trừng phạt một công ty Trung Quốc xây dựng dự án nghi vì mục đích quân sự ở Campuchia. Retrieved 2 4, 2025, from https://viettimes.vn/my-trung-phat-mot-cong-ty-trung-quoc-xay-dung-du-an-nghi-vi-muc-dich-quan-su-o-campuchia-post138312.html
54. Thùy Lâm. (2024). Chính sách phát triển công nghệ cao của Trung Quốc. Retrieved 1 20, 2025, from https://vnexpress.net/chinh-sach-phat-trien-cong-nghe-cao-cua-trung-quoc-4771885.html
55. Trần Mạnh. (2022). Vun đắp mối quan hệ Việt Nam-Campuchia mãi mãi xanh tươi đời đời bền vững. Retrieved 2 6, 2025, from https://baochinhphu.vn/vun-dap-moi-quan-he-viet-nam-campuchia-mai-mai-xanh-tuoi-doi-doi-ben-vung-102220624135908502.htm
56. Trần Phương. (2024). Áp dụng Hiệp định sông Mekong 1995 với dự án kênh đào Phù Nam Techo. Retrieved 2 1, 2025, from https://tuoitre.vn/ap-dung-cua-hiep-dinh-song-mekong-1995-voi-du-an-kenh-dao-phu-nam-techo-20240506155712084.htm
57. Trung Duy. (2024). Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp nhà nước Vương quốc Campuchia. Retrieved 2 6, 2025, from https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/941502/chu-tich-nuoc-to-lam-tham-cap-nha-nuoc-vuong-quoc-campuchia.aspx
58. Trung Hưng. (2024). Interpol: Nạn buôn người ở Đông Nam Á đã trở thành cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu. Retrieved 2 5, 2025, from https://nhandan.vn/interpol-nan-buon-nguoi-o-dong-nam-a-da-tro-thanh-cuoc-khung-hoang-quy-mo-toan-cau-post801907.html
59. Văn Đỗ – Tuấn Anh. (2025). Việt Nam giữ vững vị trí hàng đầu trong nhóm các nước đầu tư tại Campuchia. Retrieved 2 6, 2025, from https://vov.vn/kinh-te/viet-nam-giu-vung-vi-tri-hang-dau-trong-nhom-cac-nuoc-dau-tu-tai-campuchia-post1148828.vov
60. Võ Nam. (2025). Vụ cô gái 9X quản lý đường dây lừa đảo hơn 13.000 người: Đã khởi tố 41 đối tượng. Retrieved 2 6, 2025, from https://vov.vn/phap-luat/vu-co-gai-9x-quan-ly-duong-day-lua-dao-hon-13000-nguoi-da-khoi-to-41-doi-tuong-post1152234.vov
61. VOV. (2020). Đặc khu kinh tế Thâm Quyến phát triển thần tốc trong 40 năm qua. Retrieved 1 20, 2025, from https://vov.vn/kinh-te/dac-khu-kinh-te-tham-quyen-phat-trien-than-toc-trong-40-nam-qua-786066.vov
62. Williamson, A. (2023). The Economic and Political Implications of China’s Foreign Aid in Cambodia. Social Science Research on Southeast Asia(41). Retrieved 1 20, 2025
63. Wooley, A., Zhang, S., Fedorochko, R., & Patterson, S. (2023). Harboring Global Ambitions: China’s Ports Footprint and Implications for Future Overseas Naval Bases. Retrieved 2 4, 2025, from https://docs.aiddata.org/reports/harboring-global-ambitions/Harboring_Global_Ambitions.html
64. World Economics. (n.d.). Cambodia GDP: $160 billion. Retrieved 1 18, 2025, from https://www.worldeconomics.com/Country-Size/Cambodia.aspx
65. Yaacob, R. (2024). Partnership of convenience: Ream Naval Base and the Cambodia–China convergence. Retrieved 2 4, 2025, from https://www.lowyinstitute.org/publications/partnership-convenience-ream-naval-base-cambodia-china-convergence#heading-8481
66. Zafirah Mohamed Zein. (2020). COVID-19: The turning point for coal in Southeast Asia? Retrieved 2 4, 2025, from https://kontinentalist.com/stories/will-covid19-replace-coal-with-renewable-energy-in-southeast-asia
67. 商务部网站. (2017). 柬埔寨西哈努克港经济特区. Retrieved 1 20, 2025, from https://www.yidaiyilu.gov.cn/p/6012.html
68. 柬埔寨西哈努克港经济特区. (2022). 西港特区“智慧园区”建设迈入新阶段. Retrieved 1 20, 2025, from https://ydyl.jiangsu.gov.cn/art/2022/6/17/art_76375_10497239.html
69. 轩东勒. (2023). 中方指责美越协议中的“冷战思维” 越南称其坚持中立. Retrieved 1 17, 2025, from https://chinese.aljazeera.net/news/2023/9/16/%E4%B8%AD%E6%96%B9%E6%8C%87%E8%B4%A3%E7%BE%8E%E8%B6%8A%E5%8D%8F%E8%AE%AE%E4%B8%AD%E7%9A%84%E5%86%B7%E6%88%98%E6%80%9D%E7%BB%B4%E8%B6%8A%E5%8D%97%E7%A7%B0%E5%85%B6%E5%9D%9A%E6%8C%81%E4%B8%AD%E7%AB%8B