Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Lĩnh vực

Ảnh hưởng kinh tế quốc tế của Trung Quốc thời Tập Cận Bình và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

10/05/2025
in Lĩnh vực, Phân tích
A A
0
Ảnh hưởng kinh tế quốc tế của Trung Quốc thời Tập Cận Bình và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
0
SHARES
30
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình là một biểu hiện rõ rệt của quá trình tái cấu trúc quyền lực trong hệ thống quốc tế. Trung Quốc không chỉ tích lũy sức mạnh vật chất mà còn chủ động sử dụng quyền lực kinh tế như một công cụ chiến lược nhằm định hình hành vi của các quốc gia khác, đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á. Điều này đặt ra thế lưỡng nan cho Việt Nam vừa phải duy trì quan hệ kinh tế với đối tác lớn, vừa phải bảo vệ không gian chiến lược độc lập. Trong khi chủ nghĩa hiện thực nhấn mạnh sự cạnh tranh và rủi ro xung đột, chủ nghĩa tự do lại chỉ ra cơ hội hợp tác thể chế và giảm thiểu lệ thuộc. Việt Nam, với tư duy đối ngoại đa phương hóa trong thời đại toàn cầu hóa, cần vận dụng linh hoạt một cách triệt để các công cụ đối ngoại để thích ứng hiệu quả trước các tác động từ xu thế quyền lực kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Kinh tế trở thành một công cụ chiến lược

Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc sử dụng kinh tế không chỉ như một mục tiêu phát triển mà còn như một công cụ chiến lược trong chính sách đối ngoại. Thông qua các dự án hạ tầng quy mô lớn thuộc sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (BRI), Bắc Kinh tạo ra sự phụ thuộc kinh tế từ nhiều quốc gia đang phát triển, từ đó mở rộng ảnh hưởng chính trị. Các công cụ như tín dụng ưu đãi, đầu tư chiến lược, và ràng buộc thương mại được triển khai nhằm định hình lựa chọn chính sách của các nước đối tác. Đây là biểu hiện rõ nét của “quyền lực cưỡng chế kinh tế” nơi kinh tế trở thành đòn bẩy để theo đuổi các mục tiêu địa chính trị. Theo quan điểm chủ nghĩa hiện thực, Trung Quốc đang tận dụng tối đa quyền lực vật chất để thay đổi tương quan chiến lược khu vực theo hướng có lợi cho họ.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nắm giữ vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và củng cố các thể chế tài chính khu vực mới, chẳng hạn như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Á – Âu (AIIB). Đây là một phần trong chiến lược thách thức hệ thống tài chính quốc tế truyền thống do phương Tây dẫn dắt, bao gồm các tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tham gia vào những thể chế này, Trung Quốc không chỉ mở rộng ảnh hưởng mà còn định hình lại các tiêu chuẩn và quy tắc thương mại toàn cầu. Các thể chế tài chính mới này không chỉ phục vụ cho các mục tiêu phát triển, mà còn là công cụ chiến lược giúp Trung Quốc kiểm soát các nguồn tài chính quốc tế, đồng thời tạo ra một không gian quốc tế nơi lợi ích của Trung Quốc có thể được ưu tiên và thúc đẩy.

Trong khi các thể chế này thường được biện minh bằng lý do phát triển và hợp tác quốc tế, nhưng nhiều quan điểm cho rằng, chúng còn là công cụ chiến lược giúp Bắc Kinh củng cố quyền lực cấu trúc tạo ra một mạng lưới các quốc gia và đối tác có lợi ích chung với Trung Quốc, từ đó kiểm soát các dòng tài chính và thông tin toàn cầu. Điều này thể hiện một bước chuyển quan trọng trong việc Trung Quốc không chỉ là một người chơi lớn mà còn là một người kiến tạo luật chơi trong hệ thống kinh tế quốc tế.

Việc Trung Quốc sử dụng các công cụ kinh tế để chuyển hóa sức mạnh vật chất thành quyền lực cấu trúc phản ánh một xu hướng mới trong quan hệ quốc tế, nơi các quốc gia không chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế thuần túy mà còn sử dụng nền tảng kinh tế của mình để tái cấu trúc các chuẩn mực và quy tắc quốc tế. Quá trình này không chỉ gia tăng quyền lực của Trung Quốc mà còn khiến các quốc gia khác trong khu vực và toàn cầu phải đối mặt với thách thức trong việc duy trì tính độc lập chiến lược của mình.

Chiến lược “Một vành đai, Một con đường” (BRI)

Chiến lược “Một vành đai, Một con đường” (BRI), được Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013, là một trong những sáng kiến đầy tham vọng nhất của Trung Quốc trong thế kỷ XXI. BRI không chỉ nhằm thúc đẩy sự kết nối hạ tầng giữa các quốc gia mà còn là chiến lược tái cấu trúc lại trật tự kinh tế toàn cầu theo lợi ích của Trung Quốc. Bằng cách xây dựng các tuyến đường thương mại mới, Trung Quốc mong muốn củng cố và mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình từ châu Á, qua châu Âu, đến châu Phi. Các dự án hạ tầng lớn bao gồm cầu cảng, đường sắt, và các cơ sở năng lượng là những phương tiện quan trọng mà Trung Quốc sử dụng để tạo dựng một mạng lưới các quốc gia đối tác có sự phụ thuộc chiến lược vào nền kinh tế Trung Quốc.

BRI trong giai đoạn hiện nay trước hết đến từ sự dịch chuyển trọng tâm từ phát triển hạ tầng vật chất sang hạ tầng số và công nghệ cao. Kể từ khoảng năm 2021, Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy mạnh mẽ sáng kiến “Con đường tơ lụa số” như một nhánh quan trọng của BRI. Theo đó, thay vì chỉ xây dựng đường sá, cảng biển hay đập thủy điện, Trung Quốc chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực công nghệ thông tin như mạng viễn thông 5G, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi cung ứng thông minh, thương mại điện tử xuyên biên giới, và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tại các quốc gia đang phát triển. Việc Huawei, ZTE và các công ty công nghệ Trung Quốc tham gia vào phát triển mạng 5G ở Pakistan, Kenya hay Serbia là những ví dụ cụ thể cho thấy sự hiện diện công nghệ của BRI ngày càng rõ nét. Cùng với đó, các hệ sinh thái fintech do Trung Quốc dẫn đầu đang dần mở rộng ra thị trường Đông Nam Á, Nam Á và châu Phi, tạo ra một không gian ảnh hưởng công nghệ mà Trung Quốc có thể điều hướng.

Hơn nữa, BRI còn thể hiện qua cách thức Trung Quốc điều chỉnh phương pháp tiếp cận từ chiến lược tập trung vào Nhà nước sang hợp tác đa chủ thể. Trong giai đoạn đầu, BRI chủ yếu được triển khai thông qua các công ty nhà nước Trung Quốc với sự hậu thuẫn của các ngân hàng quốc doanh như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) hay Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những phản ứng về tính minh bạch và hiệu quả, Trung Quốc đã từng bước mời gọi sự tham gia của các tổ chức khu vực, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các định chế quốc tế trong các dự án BRI. Dĩ nhiên, không phải quốc gia nào cũng đánh giá BRI một cách tích cực, nhưng sự đa dạng hóa trong mô hình triển khai, mức độ tùy chỉnh phù hợp với từng quốc gia, và nỗ lực đáp ứng các chuẩn mực quốc tế là các dấu hiệu cho thấy sự tiến hóa đáng chú ý của chiến lược này.

BRI không chỉ là một chiến lược phát triển kinh tế thuần túy, mà còn là công cụ chính trị chiến lược, trong đó các quốc gia tham gia vào sáng kiến này dần dần trở thành những đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Chính sách này thúc đẩy việc hình thành các cơ chế hợp tác kinh tế và tài chính mới, từ đó tạo cơ hội để Trung Quốc thay đổi các chuẩn mực quốc tế, đồng thời kiểm soát các tuyến đường thương mại và hạ tầng toàn cầu. Từ góc độ quan hệ quốc tế, BRI không chỉ đơn giản là một sáng kiến phát triển, mà còn là một bước đi quan trọng trong việc Trung Quốc định hình lại các chuẩn mực kinh tế và chính trị toàn cầu. Các quốc gia tham gia vào sáng kiến này cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích ngắn hạn và những tác động dài hạn đối với sự độc lập chiến lược của mình.

Sử dụng kinh tế như công cụ của quyền lực mềm

Trung Quốc đã sử dụng kinh tế như một công cụ chiến lược để tăng cường quyền lực quốc gia thông qua chiến lược “Một vành đai, Một con đường” (BRI). Chiến lược này có thể được phân tích qua hai khía cạnh: quyền lực mềm và quyền lực cưỡng chế.

Thứ nhất, quyền lực mềm được định nghĩa là khả năng đạt được mục tiêu không thông qua ép buộc hay sử dụng vũ lực mà thông qua thu hút và tạo dựng sự ủng hộ. Theo Joseph Nye, quyền lực mềm là “khả năng của một quốc gia thu hút các quốc gia khác mà không cần dùng đến sức mạnh quân sự hay các phương tiện ép buộc” (Nye, 2004). Trung Quốc đã sử dụng BRI như một công cụ để thu hút các quốc gia đối tác thông qua hợp tác kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng. Các dự án BRI không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra sự phụ thuộc chiến lược của các quốc gia đối tác vào nền kinh tế Trung Quốc, từ đó giúp Trung Quốc nâng cao ảnh hưởng chính trị lớn có thể tham gia trong xung đột kinh tế vũ trang. Mầm mống của việc ảnh hưởng chi phối trong các lĩnh vực thương mại, giao thông, và năng lượng, giúp Trung Quốc phát huy quyền lực mềm. Các quốc gia tham gia vào sáng kiến này không chỉ nhận được sự hỗ trợ tài chính và cơ sở hạ tầng mà còn được tham gia vào một mô hình phát triển do Trung Quốc dẫn dắt. Điều này củng cố vị thế của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế, làm tăng uy tín và ảnh hưởng của họ mà không cần sử dụng vũ lực.

Thứ hai, BRI cũng phản ánh việc Trung Quốc sử dụng quyền lực cưỡng chế trong quan hệ quốc tế. Quyền lực cưỡng chế trong quan hệ quốc tế, theo Robert Dahl, là “khả năng của một quốc gia khiến cho quốc gia khác phải hành động theo ý muốn của mình thông qua đe dọa hoặc sử dụng sức mạnh” (Dahl, 1957). Trong trường hợp của BRI, Trung Quốc không chỉ sử dụng các khoản vay và đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng mà còn sử dụng các biện pháp kinh tế để bảo vệ lợi ích của mình.

Một ví dụ minh chứng cho việc Trung Quốc sử dụng quyền lực cưỡng chế đánh mạnh vào trọng tâm nền kinh tế quốc tế là tình huống của Sri Lanka, nơi quốc gia này không thể trả được nợ vay cho các dự án BRI. Hệ quả, Sri Lanka đã chuyển nhượng quyền sử dụng cảng Hambantota cho Trung Quốc với hợp đồng thuê dài hạn 99 năm. Đây là một biểu hiện rõ ràng của việc sử dụng quyền lực cưỡng chế, khi Trung Quốc sử dụng nợ nần và đầu tư để kiểm soát các tài sản chiến lược. Các biện pháp này cho thấy Trung Quốc sẵn sàng áp dụng các hình thức “áp lực kinh tế” để đạt được mục tiêu chiến lược. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc thỏa thuận thương mại không công bằng nếu các quốc gia đối tác không tuân thủ các điều kiện trong các dự án BRI. Việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế này giúp Trung Quốc bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình và gia tăng ảnh hưởng chính trị.

Nhìn tổng thể chung, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quyền lực mềm và quyền lực cưỡng chế không phải là hai yếu tố đối lập mà có thể được kết hợp một cách chiến lược để đạt được các mục tiêu quốc gia. Trung Quốc là một ví dụ điển hình về việc sử dụng sự kết hợp này. Sáng kiến BRI không chỉ giúp Trung Quốc gia tăng quyền lực mềm thông qua việc thu hút các quốc gia tham gia vào mô hình phát triển của mình mà còn sử dụng quyền lực cưỡng chế để đảm bảo các quốc gia đối tác không thể dễ dàng từ chối các yêu cầu của Trung Quốc.

Hàm ý đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam

Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ thương mại mật thiết, với Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Thực tế này mang lại cho Việt Nam những lợi ích kinh tế to lớn, từ việc xuất khẩu hàng hóa đến các sản phẩm nông sản, thủy sản, cho đến việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, sự phụ thuộc kinh tế này cũng tạo ra những nguy cơ và thách thức không nhỏ. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, với Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Sự hợp tác này mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Tuy nhiên, việc tăng cường hợp tác kinh tế cũng đặt ra những thách thức nhất định. Một số ý kiến cho rằng, sự phụ thuộc kinh tế có thể ảnh hưởng đến khả năng tự chủ trong việc đưa ra các quyết định chiến lược. Chẳng hạn, các dự án đầu tư lớn từ Trung Quốc có thể tạo ra áp lực trong việc duy trì cân bằng giữa lợi ích kinh tế và chính trị. Hơn nữa, sự phụ thuộc vào Trung Quốc cũng làm gia tăng nguy cơ Việt Nam trở thành “bãi chiến trường” trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam là vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đã và đang sử dụng kết hợp giữa “cây gậy” quân sự và “củ cà rốt” kinh tế để củng cố yêu sách chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông. Điều này không chỉ tạo ra một mối đe dọa đối với an ninh khu vực mà còn đe dọa đến lợi ích chiến lược của Việt Nam trong khu vực biển này, nơi mà Việt Nam có chủ quyền đối với nhiều đảo và vùng biển.

Từ góc độ quan hệ quốc tế, Việt Nam cần có một chiến lược thích ứng hiệu quả, không chỉ trong các cuộc đối thoại song phương mà còn trong các diễn đàn đa phương. Việc gia tăng hợp tác quốc tế và pháp lý là một yếu tố quan trọng để bảo vệ lợi ích của Việt Nam trong Biển Đông. Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam có thể thúc đẩy các nỗ lực nhằm bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của các quốc gia thành viên trong khu vực, đồng thời hỗ trợ các quy trình giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua Luật biển quốc tế và các cơ chế pháp lý của Liên Hợp Quốc cũng như việc tăng cường hợp tác chiến lược với các cường quốc như Mỹ, EU, Nhật Bản và Ấn Độ, những quốc gia có lợi ích chung trong việc duy trì tự do hàng hải và an ninh khu vực. Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chủ động hợp tác quốc phòng với nhiều quốc gia để tăng cường năng lực tự vệ và bảo vệ chủ quyền. Việc mở rộng quan hệ quốc phòng với các đối tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực quốc phòng, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy đối thoại để giải quyết các thách thức an ninh chung, phù hợp với chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam. Việc tăng cường hợp tác quốc phòng với các cường quốc không nhằm mục đích đối đầu hay tạo liên minh chống lại bất kỳ quốc gia nào, mà là để nâng cao năng lực quốc phòng, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy đối thoại nhằm giải quyết các thách thức an ninh chung.

Trong bối cảnh này, việc tăng cường hợp tác chiến lược với nhiều đối tác lớn trong và ngoài khu vực sẽ giúp Việt Nam có thêm các lựa chọn chính sách trong quan hệ với Trung Quốc và gia tăng vai trò của mình trong các vấn đề quốc tế. Các quốc gia này không chỉ có quan hệ đối tác sâu rộng với Việt Nam mà còn có những lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Đồng thời, Việt Nam có thể khai thác các cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, và phát triển bền vững từ chính các đối tác lớn.

Một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là việc tăng cường nội lực kinh tế để tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, chuyển đổi số, và sáng tạo đổi mới sẽ giúp Việt Nam không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ về mặt kinh tế mà còn nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên trường quốc tế. Điều này giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài và tăng cường khả năng tự cường chiến lược của quốc gia.

Cuối cùng, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh chiến lược “Một vành đai, Một con đường” (BRI) của Trung Quốc yêu cầu một sự cân bằng giữa việc duy trì mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc để phát triển kinh tế và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Việt Nam cần đa dạng hóa đối tác và tăng cường hợp tác đa phương, đồng thời xây dựng nội lực kinh tế mạnh mẽ và chiến lược tự cường để đối phó với các thách thức toàn cầu và khu vực. Chính sách đối ngoại của Việt Nam cần duy trì tốt tính linh hoạt, chủ động nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, tạo ra một môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững trong tương lai.

Kết luận chung

Trong bối cảnh Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình phát triển mạnh mẽ, chính sách đối ngoại của Việt Nam có những thách thức và cơ hội mới. Trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, sự phụ thuộc vào đối tác này cũng tạo ra những rủi ro lớn về kinh tế và chính trị. Vì vậy, Việt Nam cần phải xây dựng một chiến lược đối ngoại linh hoạt, chủ động, đồng thời đa dạng hóa các mối quan hệ đối tác để giảm thiểu các nguy cơ từ sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc.

Chính sách đối ngoại của Việt Nam cần chú trọng đến việc tăng cường hợp tác quốc tế và pháp lý để đối phó với sức ép từ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, đồng thời nâng cao vai trò của mình trong các tổ chức khu vực và quốc tế. Điều này không chỉ giúp bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn tạo ra các cơ hội hợp tác phát triển bền vững và bảo vệ lợi ích chiến lược của đất nước. Việc tăng cường nội lực kinh tế, phát triển công nghiệp hỗ trợ, chuyển đổi số, và đổi mới sáng tạo là những yếu tố then chốt giúp Việt Nam không chỉ tự cường mà còn nâng cao vị thế quốc gia trong cộng đồng quốc tế.

Để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững, Việt Nam cần tiếp tục duy trì chính sách đối ngoại cân bằng, đa phương hóa quan hệ và chủ động xây dựng các chiến lược thích ứng với tình hình quốc tế ngày càng phức tạp. Sự kết hợp giữa chính sách ngoại giao linh hoạt và nâng cao nội lực sẽ giúp Việt Nam bảo vệ lợi ích quốc gia, duy trì độc lập và phát triển một cách bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế.

Tác giả: Nam Minh

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]

Tài liệu tham khảo:

1. Mạnh Hà (2024), Bản lĩnh Việt Nam giữa biến động địa chính trị toàn cầu. Báo dân tộc, https://baodantoc.vn/ban-linh-viet-nam-giua-bien-dong-dia-chinh-tri-toan-cau-1744687223157.htm

2. The Vietnamese Magazine, (2024). The China Factor in Vietnam, https://www.thevietnamese.org/2024/08/the-china-factor-in-vietnam/

3. Lê Hồng Hiệp (2025), Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Show diễn ngoại giao trên nền căng thẳng tiềm ẩn. Nghiên cứu Quốc tế, https://nghiencuuquocte.org/2025/04/24/tap-can-binh-tham-viet-nam-show-dien-ngoai-giao-tren-nen-cang-thang-tiem-an/

4. Vietnam Briefing. (2024). Vietnam-China Economic Partnership Amid Global Tensions: Top Chinese Leader’s Visit. https://www.vietnam-briefing.com/news/vietnam-china-economic-partnership-amid-global-tensions-top-chinese-leaders-visit.html/

5. The Investor. (2024). Vietnam, China issue joint statement following Chinese leader Xi Jinping’s state visit, https://theinvestor.vn/vietnam-china-issue-joint-statement-following-chinese-leader-xi-jinpings-state-visit-d15313.html

6. Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China. (2025). Xi Jinping Meets with Vietnamese President Luong Cuong, https://www.fmprc.gov.cn/eng/xw/zyxw/202504/t20250416_11595382.html

7. Carnegie Endowment for International Peace. (2025). How Southeast Asia Sees Xi Jinping’s Regional Push Amid U.S.-China Tensions, https://carnegieendowment.org/research/2025/04/how-southeast-asia-sees-xi-jinpings-regional-push-amid-us-china-tensions?lang=en

Tags: Biển ĐôngCạnh tranh chiến lượcchính sách đối ngoạilợi ích quốc giangoại giao Việt Namquyền lực mềm
ShareTweetShare
Bài trước

Chiến tranh nhận thức trong cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc: Mặt trận mới định hình quyền lực toàn cầu

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Ảnh hưởng kinh tế quốc tế của Trung Quốc thời Tập Cận Bình và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Ảnh hưởng kinh tế quốc tế của Trung Quốc thời Tập Cận Bình và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

10/05/2025
Chiến tranh nhận thức trong cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc: Mặt trận mới định hình quyền lực toàn cầu

Chiến tranh nhận thức trong cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc: Mặt trận mới định hình quyền lực toàn cầu

09/05/2025
Từ tác chiến trên không đến tác chiến đa miền: Cạnh tranh quân sự và chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Từ tác chiến trên không đến tác chiến đa miền: Cạnh tranh quân sự và chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

08/05/2025
Khủng hoảng chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ và tương lai chính sách cân bằng Nga, Mỹ của Tổng thống Erdogan

Chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Donald Trump và sự tác động đến các vấn đề an ninh phi truyền thống 

07/05/2025
Mức thuế 245%: Chiến lược đầy toan tính hay chính sách bảo hộ cực đoan?

Mức thuế 245%: Chiến lược đầy toan tính hay chính sách bảo hộ cực đoan?

06/05/2025
Tái định hình chính sách đối ngoại Mỹ: từ cạnh tranh nước lớn đến ngoại giao cường quốc kiểu mới

Tái định hình chính sách đối ngoại Mỹ: từ cạnh tranh nước lớn đến ngoại giao cường quốc kiểu mới

05/05/2025
Triển vọng tình hình kinh tế Trung Quốc năm 2025 và một số dự báo chính sách

Triển vọng tình hình kinh tế Trung Quốc năm 2025 và một số dự báo chính sách

04/05/2025
Thách thức và cơ hội của tuyến đường sắt Việt – Trung: Góc nhìn từ học giả Trung Quốc

Thách thức và cơ hội của tuyến đường sắt Việt – Trung: Góc nhìn từ học giả Trung Quốc

03/05/2025

Tin Mới

Ảnh hưởng kinh tế quốc tế của Trung Quốc thời Tập Cận Bình và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Ảnh hưởng kinh tế quốc tế của Trung Quốc thời Tập Cận Bình và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

10/05/2025
30
Chiến tranh nhận thức trong cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc: Mặt trận mới định hình quyền lực toàn cầu

Chiến tranh nhận thức trong cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc: Mặt trận mới định hình quyền lực toàn cầu

09/05/2025
219
Từ tác chiến trên không đến tác chiến đa miền: Cạnh tranh quân sự và chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Từ tác chiến trên không đến tác chiến đa miền: Cạnh tranh quân sự và chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

08/05/2025
158
Khủng hoảng chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ và tương lai chính sách cân bằng Nga, Mỹ của Tổng thống Erdogan

Chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Donald Trump và sự tác động đến các vấn đề an ninh phi truyền thống 

07/05/2025
145

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.