Theo một báo cáo ngày 6 tháng 12 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, kể từ tháng 5, Chính phủ Mỹ đã và đang đưa ra các đề xuất khuyến khích, lôi kéo các quốc gia hiên không có các căn cứ mà Mỹ có thể bố trí phóng tên lửa chống lại Nga và Trung Quốc cho phép Mỹ triển khai các căn cứ như vậy. Nếu Mỹ thực hiện thành công mục tiêu này đồng nghĩa với việc các quốc gia trên cũng sẽ trở thành những mục tiêu của tên lửa Nga và Trung Quốc.
Tiêu đề do Ban Biên tập đặt. Nội dung trong bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Với động thái trên, có thể thấy Mỹ đang tìm cách lan rộng các mục tiêu quân sự của Nga và Trung Quốc sang các quốc gia hiện vẫn chưa nằm trong tầm ngắm. Thực hiện được mục tiêu trên, Mỹ có thể sẽ tăng cường số lượng vũ khí trang bị được bán ra, đem lại các lợi ích lớn cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ, do đây là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng lớn nhất trên thế giới.
Hai quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng đứng thứ 2 và thứ 3 là Nga và Trung Quốc, có các nhà sản xuất vũ khí chủ yếu thuộc sở hữu của Nhà nước. Do đó, nền công nghiệp quốc phòng của các quốc gia này không phải đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư mà phải đáp ứng nhu cầu phòng thủ quốc gia thực tế của các quốc gia này (nhu cầu của Chính phủ). Các công ty, tập đoàn “quốc phòng” của Mỹ, tiêu biểu như Lockheed Martin, tài trợ và kiểm soát các chính trị gia, chính phủ Mỹ cũng như các chính sách “quốc phòng” có liên quan nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát thị trường, với đối tượng chủ yếu là Chính phủ Mỹ và Chính phủ các quốc gia đồng minh của Mỹ (có nền công nghiệp quốc phòng chủ yếu do các tập đoàn tư nhân thống trị). Tuy nhiên, ở cả Nga và Trung Quốc, hai quốc gia vẫn duy trì đường lối chủ nghĩa xã hội trong kiểm soát các nhà sản xuất quân sự, Chính phủ là bên kiểm soát các công ty, tập đoàn “quốc phòng”. Do đó, các công ty, tập đoàn trên hoàn toàn chỉ phục vụ mục tiêu quốc gia thay vì các mục tiêu cá nhân trong khi tại Mỹ và các quốc gia đồng minh, các tập đoàn, công ty “quốc phòng” chủ yếu là nhằm phục vụ các mục đích xâm lược (bởi việc “tạo ra” các cuộc chiến sẽ đem lại lợi ích cho các công ty, tập đoàn trên; đặt Chính phủ Mỹ cũng như các nước đồng minh dưới quyền kiểm soát của các công ty, tập đoàn).
Theo đoạn trích từ báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội của Mỹ: “Được biết, vào tháng 5 năm 2022, Bộ trưởng Lục quân Mỹ cho biết, Lục quân Mỹ chưa có thỏa thuận thiết lập căn cứ cho các hệ thống tầm xa nhưng “các cuộc thảo luận đang diễn ra” với một số quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Do tầm quan trọng của việc đặt căn cứ, Quốc hội có thể xem xét các nỗ lực đang diễn ra nhằm đảm bảo cho các đơn vị hỏa lực chính xác tầm xa của Quân đội có căn cứ ở cả châu Âu và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Các Chính phủ “ở cả Châu Âu và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” này nằm trong phạm vi đủ gần với Nga và Trung Quốc, để nếu Mỹ chiến tranh trực tiếp với Nga và/hoặc Trung Quốc (thay vì, gián tiếp như hiện nay tại Ukraine – biên giới giáp Nga – và Đài Loan – biên giới giáp Trung Quốc) để chinh phục Nga và/hoặc Trung Quốc, thì những tên lửa được lắp đặt nhắm mục tiêu vào Nga và Trung Quốc ngược lại cũng sẽ nằm trong tầm bắn của hai quốc gia trên, sẽ trở thành công cụ để tiếp tục duy trì sự kiểm soát thế giới hậu Thế chiến thứ III của Mỹ. Do vũ khí quân sự của Mỹ và các quốc gia đồng minh chủ yếu được kiểm soát bởi các nhà thầu tư nhân (phần lớn là các tỷ phú Mỹ và các đồng minh), mục tiêu chính của Mỹ là đảm bảo sự kiểm soát thế giới hậu Thế chiến thứ III. Nói cách khác, mục tiêu chính của Mỹ là xâm lược (phòng thủ chỉ là thứ yếu). Ngược lại, ở cả Nga và Trung Quốc, toàn bộ quân đội được thiết kế và hoạt động chỉ với mục đích phòng thủ quốc gia, điều này nghĩa là ngăn chặn khả năng xảy ra Thế chiến III, thay vì đảm bảo chiến thắng. Với cả Nga và Trung Quốc, mục tiêu duy nhất của quân đội và mục tiêu chính của tất cả các chính sách khác, trên thực tế, là bảo vệ quốc gia.
Với Mỹ và các quốc gia “đồng minh”, mục tiêu chính của toàn bộ Chính phủ là mở rộng đế chế Mỹ, đảm bảo sự kiểm soát đối với mọi quốc gia – có nghĩa là chinh phục mọi quốc gia chưa phải là một phần của liên minh do Mỹ thiết lập. Trong khi mục tiêu hàng đầu của Chính phủ Mỹ là thực hiện các mục tiêu đế quốc – không phải ngăn chặn mà là nhằm giành chiến thắng trong Thế chiến III – thì mục tiêu hàng đầu của các quốc gia (hoặc “kẻ thù”) được Mỹ xác định và nhắm mục tiêu chỉ mang tính chất quốc gia (thực tế là để ngăn chặn Thế chiến III). Và điều này giải thích các chính sách đối ngoại (bao gồm cả quân sự và ngoại giao) tương ứng của mỗi bên: chủ nghĩa đế quốc và chống chủ nghĩa đế quốc. Đó là cách diễn giải và cách hiểu mỗi bên: đó là sự khác biệt trong quan điểm – cách nhìn của kẻ săn mồi (về phía Mỹ), so với quan điểm của con mồi (về phía nạn nhân dự kiến của kẻ săn mồi).
Một quan điểm thường được bày tỏ bởi những người ủng hộ phe kẻ săn mồi trong quan hệ quốc tế là nếu phe của họ bị đánh bại hoặc suy yếu, thì sẽ không có thay đổi cơ bản nào ngoại trừ danh tính của kẻ săn mồi, nói cách khác, con mồi sẽ trở thành kẻ săn mồi. Quan điểm đó (mọi người đều muốn đảm bảo lợi ích của mình) có thể đúng trong thiên nhiên song không nhất thiết có thể áp dụng được trong xã hội văn minh hiện nay. Cả Nga và Trung Quốc đã nhiều lần lên án, trên cơ sở đạo đức – cơ sở chống chủ nghĩa đế quốc – cách tiếp cận mang tính thù địch trong quan hệ quốc tế, quan điểm rằng phải có kẻ thắng- người thua hoặc “trò chơi có tổng bằng không”, và đã – ít nhất thông qua các tuyên bố – hứa rằng nếu và khi Mỹ bị đánh bại hoặc đơn giản là mất dần sự thống trị trên trường quốc tế, cả Nga và Trung Quốc sẽ chỉ đảm bảo cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi (nghĩa là chống chủ nghĩa đế quốc) với tất cả các quốc gia khác. Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt đã nhiều lần bày tỏ cam kết về một tương lai đôi bên cùng có lợi, trong khi Nga và Trung Quốc hiện đang bày tỏ sự ghê tởm và khước từ mọi hình thức của chủ nghĩa đế quốc. Tuy nhiên, hai người kế vị trực tiếp của Tổng thống Roosevelt, Truman và Eisenhower, coi thường quan điểm của Franklin Delano Roosevelt và ngay lập tức cam kết, vào ngày 25 tháng 7 năm 1945, rằng Mỹ rốt cuộc sẽ chinh phục toàn thế giới. Nước Mỹ đã đi trên con đường này kể từ đó (để giành chiến thắng trong Thế chiến III), và Chính quyền Tổng thống Joe Biden đặc biệt ám ảnh về mục tiêu này (có lẽ Biden lo sợ không kịp được chứng kiến nước Mỹ kiểm soát toàn thế giới nên đã vội vàng tiến hành các động thái trên; nhưng, trong bất kỳ trường hợp nào, Tổng thống Biden đang trở thành người triển khai thực hiện xuất sắc cho các nhà đầu tư, trong số đó có những nhà tài trợ lớn, tiêu biểu như cựu Phó Chủ tịch và nhà đầu tư hàng đầu của Lockheed Martin, người với tư cách là một đảng viên Đảng Dân chủ, đã công khai nói rằng “Tôi thực sự tin rằng cả những đảng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa […] đều bị ảnh hưởng quá nhiều bởi ngành công nghiệp quốc phòng ở đất nước này”. Tổng thống Biden giữ lời hứa với các nhà tài trợ lớn, nhưng lại phớt lờ những lời hứa công khai với cử tri của mình. Đó là cách hoạt động của “nền dân chủ” của Mỹ).
Trong thế giới của chủ nghĩa đế quốc với những chính phủ tham nhũng, Chính phủ luôn được rao bán cho những người trả giá cao nhất, và ở các nước chư hầu, điều đó có nghĩa là “những nỗ lực không ngừng nhằm đảm bảo các đơn vị hỏa lực chính xác tầm xa của Quân đội đặt căn cứ ở cả châu Âu và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” sẽ tiếp tục được triển khai – vì điều đó đồng nghĩa với việc quốc gia đó trở thành mục tiêu của tên lửa của Nga và/hoặc Trung Quốc – một “quan hệ đối tác nhà nước/tư nhân” hoặc hối lộ hợp pháp được trả cho các nhà lãnh đạo của quốc gia chư hầu để Chính phủ Mỹ có thể đảm bảo sự hy sinh của các quốc gia chư hầu trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Tất nhiên là, các khoản hối lộ trên là bí mật, không được công khai, do đó là các quốc gia chư hầu và “nền dân chủ” chỉ là sự nhạo báng thực tế.
Biên dịch: Nhã Nam
Về tác giả
Eric Zuesse là nhà sử học, tác giả cuốn sách “America’s empire of Evil: Hitler’s Posthumous Victory, and Why the Social Sciences Need to Change”, viết về cách nước Mỹ tiếp quản thế giới sau Thế chiến thứ hai.