Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Khu vực Châu Á

Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

20/05/2025
in Châu Á, Chính trị
A A
0
Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”
0
SHARES
31
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Với sự khởi đầu của thời kỳ “Trump 2.0”, xu hướng chính sách kiềm chế Trung Quốc của Mỹ tiếp tục ảnh hưởng đến quản trị toàn cầu và ổn định khu vực. Chính quyền Trump có thể tận dụng các biện pháp như răn đe quân sự, trừng phạt kinh tế, thao túng dư luận và kích động các nước xung quanh gây căng thẳng, nhằm can thiệp vào vấn đề Biển Đông, làm xáo trộn cục diện an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương, kiềm chế sự phát triển và nâng cao ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc. Trước tình hình này, Trung Quốc sẽ tăng cường cảnh giác và chuẩn bị đầy đủ phương án phòng ngừa, ứng phó. Tính cứng rắn trong các đối sách thích ứng của Trung Quốc sẽ được thể hiện rõ, nhưng đồng thời, họ cũng sẽ tìm cách thúc đẩy việc xây dựng cộng đồng chung vận mệnh biển, quản lý hiệu quả cạnh tranh Trung – Mỹ.

Chỉ trong ba tháng đầu nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai, một nước Mỹ đang làm mọi cách để thực thi chủ nghĩa lợi ích quốc gia, bảo hộ thương mại và dân túy, cùng những chấn động từ nội chính và đối ngoại mà nước này gây ra, đã khiến thế giới sửng sốt. Điều này càng làm gia tăng các yếu tố bất ổn cho cục diện Biển Đông vốn đã nhiều sóng gió.

Hiện nay, cạnh tranh chiến lược biển đã trở thành một nội dung cốt lõi trong cuộc cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ. Trong thời kỳ “Trump 2.0”, Mỹ sẽ không giảm đầu tư về quân sự và ngoại giao trong vấn đề Biển Đông, tiếp tục gây sức ép và tạo ra các thách thức đối với các nỗ lực bảo vệ chủ quyền và ổn định của Trung Quốc tại Biển Đông. Đồng thời, Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống liên minh và các cơ chế hợp tác đa phương quy mô nhỏ để kiềm chế yêu sách chủ quyền đảo đá và quyền lợi biển của Trung Quốc, thậm chí thúc đẩy tình trạng “Chiến tranh Lạnh mới” tại khu vực Biển Đông. Đây sẽ là những lựa chọn chính trong chính sách Biển Đông của Mỹ dưới thời “Trump 2.0”.

Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hageseth đã thực hiện chuyến công du đầu tiên đến châu Á với hai điểm đến là Nhật Bản và Philippines. Tại Nhật Bản, Hageseth không chỉ nhấn mạnh rằng liên minh quân sự Mỹ – Nhật cần mạnh mẽ răn đe Trung Quốc, mà còn phải tiếp tục nâng cao cái gọi là “trách nhiệm phòng vệ Mỹ – Nhật” trong việc can thiệp vào các vấn đề eo biển Đài Loan, Biển Đông và biển Hoa Đông. Tại Manila, Hageseth cũng tuyên bố một cách cứng rắn rằng Mỹ sẽ tiếp tục toàn lực ủng hộ Philippines, kiềm chế các hành vi mà phía Mỹ cho là “cưỡng ép” của Trung Quốc tại Biển Đông.

Điều này cho thấy rõ rằng, phiên bản “Trump 2.0” không những không giảm mức độ can thiệp về ngoại giao, quân sự và chính trị của Mỹ tại Biển Đông, mà ngược lại sẽ tiếp tục củng cố vị thế bá chủ của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương dựa trên việc tổ chức và huy động các cơ chế hợp tác tiểu đa phương, tìm mọi cách phản đối các yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra với mục đích tạo thuận lợi cho việc triển khai chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Washington chứ không xuất phát từ lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Gần đây, mặc dù nước Mỹ đang rơi vào vòng xoáy kép của chia rẽ chính trị và phân hóa xã hội, nhưng chính sách cạnh tranh chiến lược đối với Trung Quốc vẫn là đồng thuận lưỡng đảng, và thậm chí là chủ trương nhất quán trong giới chính trị và ngoại giao Mỹ. Ngày 20 tháng 1 năm 2025, trong bài phát biểu nhậm chức của mình, Trump dù cố tình giảm nhẹ tuyên bố chính sách đối với Trung Quốc, nhưng trên thực tế, Mỹ trong thời kỳ “Trump 2.0” sẽ tiếp tục coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược lớn nhất, duy trì xu hướng kiềm chế và trấn áp chiến lược gay gắt đối với Trung Quốc, nỗ lực ngăn cản và làm chậm lại bước tiến phát triển của Trung Quốc. Chính sách Biển Đông trong thời kỳ “Trump 2.0” vẫn duy trì các hoạt động gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, đồng thời, có thể xuất hiện một loạt phương pháp và cách làm mới. Hiện nay, có một số phương diện đặc biệt đáng lưu ý gồm:

Thứ nhất, Trump sẽ tiếp tục thúc đẩy bố trí lực lượng răn đe quân sự “toàn diện và tích hợp” của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, biến mô hình “răn đe mở rộng” thời hậu Chiến tranh Lạnh thành kinh nghiệm cạnh tranh địa – chính trị kiểu Mỹ – Xô, tiếp tục mở rộng triển khai tên lửa tầm trung tại các khu vực xung quanh Biển Đông để tăng cường răn đe quân sự đối với Trung Quốc. Ví dụ, trong những năm gần đây, quân đội Mỹ đã bắt đầu triển khai hệ thống tên lửa tầm trung tại căn cứ ở Philippines, và việc triển khai này không những không dừng lại mà còn sẽ tiếp tục mở rộng.

Thứ hai, Mỹ sẽ tiếp tục cáo buộc Trung Quốc tìm cách thiết lập “trật tự dựa trên sức mạnh”, buộc Trung Quốc tham gia vào cuộc cạnh tranh quân sự với Mỹ, kích động và dẫn dụ các quốc gia xung quanh cảnh giác, thậm chí thù địch với Trung Quốc, liên tục phát động “chiến tranh dư luận”, “chiến tranh nhận thức” và “chiến tranh ý thức hệ” đối với Trung Quốc, áp dụng song song các biện pháp cứng và mềm để trấn áp chiến lược.

Thứ ba, Mỹ sẽ ủng hộ các quốc gia có yêu sách ở Biển Đông trong ASEAN tiếp tục sử dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và “phán quyết trọng tài Biển Đông” để phát động các “cuộc chiến pháp lý”, “cuộc chiến ngoại giao” và “cuộc chiến dư luận” nhằm vào Trung Quốc. Mặc dù còn tồn tại một số lo ngại, nhưng chiến lược cơ bản của phần lớn các nước ASEAN trong việc cân bằng giữa Trung – Mỹ sẽ không thay đổi. Mỹ sẽ tiếp tục là nguồn khích lệ và ủng hộ lớn nhất cho các quốc gia trong ASEAN trong việc đưa ra yêu sách đối với chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc tại Biển Đông. Vào tháng 9 năm 2024, cựu Ngoại trưởng Mỹ Blinken, khi tham dự Hội nghị khu vực thường niên của ASEAN, đã công khai cáo buộc yêu sách chủ quyền và hành động bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc tại Biển Đông là “vi phạm pháp luật”. Lập trường cứng rắn này của giới lãnh đạo cấp cao Mỹ sẽ tiếp tục được duy trì trong thời kỳ “Trump 2.0”.

Thứ tư, Mỹ có khả năng tiếp tục kích động Philippines tiến hành các hành động “vùng xám” tại Bãi Cỏ Mây và Bãi cạn Scarborough, thúc đẩy Philippines sử dụng nhiều hình thức và phương thức khác nhau để duy trì đối đầu với Trung Quốc, đồng thời liên tục lôi kéo thêm các quốc gia khác, nhằm tạo dựng diễn ngôn quốc tế cho rằng “Trung Quốc có hành vi bá quyền và bắt nạt tại Biển Đông”, từ đó tạo lý do cho sự can thiệp của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước NATO vào vấn đề Biển Đông. Hiện nay, vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đang ngày càng trở nên phức tạp.

Thứ năm, chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục vũ khí hóa các biện pháp trừng phạt kinh tế, xem đó là một phần trong chính sách can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Theo thống kê, kể từ tháng 1 năm 2018 khi chính quyền Trump khơi mào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, tần suất các hành động “tự do hàng hải” của Mỹ có mối quan hệ tương quan tích cực với mức độ căng thẳng của chiến tranh thương mại. Đặc biệt là vào năm 2019, tàu chiến Mỹ tiến hành “hoạt động tự do hàng hải” tới 9 lần – con số cao kỷ lục. Thời điểm những hành động này diễn ra thường trùng với các sự kiện quan trọng của Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ còn trừng phạt các doanh nghiệp và quan chức Trung Quốc tham gia xây dựng quân sự hóa đảo đá tại Biển Đông, ngang nhiên gây áp lực bằng nhiều cách.

Mặc dù chính sách cứng rắn của Trump đối với Trung Quốc không hề suy giảm, nhưng việc tránh xung đột và đối đầu trực tiếp với Trung Quốc cũng là một lựa chọn ưu tiên của chính phủ Mỹ. Trong nội các chính sách thời kỳ “Trump 2.0”, có nhiều nhân vật “diều hâu”, trong đó Ngoại trưởng Rubio và Cố vấn An ninh Quốc gia Wallace đều từng nhiều lần thúc đẩy các chính sách công nghiệp chống Trung Quốc và trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc tại Quốc hội. Tuy nhiên, trong phiên điều trần xác nhận tại Quốc hội đầu tháng 1 năm 2025, cả hai cũng thẳng thắn cho biết, tránh leo thang xung đột với Trung Quốc là lựa chọn chính sách cơ bản.

Đối mặt với chính sách Biển Đông của chính quyền Mỹ thời kỳ “Trump 2.0”, Trung Quốc cũng có thể tính đến việc duy trì và tăng cường năng lực răn đe quân sự, vừa chủ động trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và giao lưu xã hội, củng cố và làm sâu sắc quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia ASEAN; thúc đẩy toàn diện việc ký kết và thực thi Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc – ASEAN phiên bản 3.0, làm sâu sắc các biện pháp thuận lợi hóa kinh tế – xã hội trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), nâng cao cục diện cùng thắng của kinh tế khu vực. 

Đồng thời, Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng sáng kiến “Vành đai và Con đường” chất lượng cao, tăng cường hợp tác với các nước ASEAN trong xây dựng cảng biển, hạ tầng kỹ thuật số và giao lưu văn hóa, nâng cao lòng tin chính trị và sự thấu hiểu lẫn nhau, hóa giải toàn diện tình thế bị động trong cuộc chiến dư luận tại Biển Đông.

Để tình hình cạnh tranh chiến lược ở Biển Đông vẫn trong tầm kiểm soát, Trung – Mỹ cần tăng cường đối thoại và trao đổi giữa hai chính phủ và quân đội, nâng cao cơ chế tin cậy chiến lược và trao đổi ở cấp chiến khu, ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ xung đột quân sự do sự cố bất ngờ, để khung quan hệ Trung – Mỹ “vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, lại có thể kiểm soát” dần tiến tới ổn định và trưởng thành./.

Biên dịch: Thu Trang

Tác giả Chu Phong là Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Nam Kinh.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, chỉ có giá trị tham khảo phục vụ nghiên cứu, không phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]
Tags: Biển Đôngcạnh tranh Mỹ - TrungDonald Trump
ShareTweetShare
Bài trước

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

20/05/2025
Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

14/05/2025
Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025

Tin Mới

Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

20/05/2025
31
Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
108
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
185
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
81

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.