Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Lĩnh vực

Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

21/05/2025
in Lĩnh vực, Phân tích
A A
0
Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam
0
SHARES
11
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Thế giới đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng có thể là sư đổi mới quan trọng nhất kể từ khi có Internet: Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Kể từ sau sự ra mắt rộng rãi của ChatGPT vào ngày 30/11/2022, thế giới bước chân vào một cuộc chạy đua công nghệ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trước thời điểm đó, mặc dù AI vẫn phát triển, tuy nhiên sức mạnh và ảnh hưởng của chúng phần lớn vẫn ẩn sâu trong các ứng dụng, ví dụ như phân tích thuật toán quảng cáo, đề xuất nội dung phù hợp… Giờ đây, AI đã được giới thiệu công khai, tất cả mọi người đều có thể truy cập và sử dụng trực tiếp một cách rộng rãi trong mọi mặt của đời sống. Sau khi ChatGPT ra mắt, các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã chạy đua nhau trong việc nghiên cứu phát triển các mô hình và công cụ AI, mà đằng sau là chính quyền các quốc gia. Hai siêu cường Mỹ – Trung Quốc cạnh tranh nhau trên mọi mặt trận, tất nhiên, trí tuệ nhân tạo cũng không ngoại lệ. Và không chỉ dừng ở đó, tất cả các yếu tố khác có liên quan, bao gồm nguyên vật liệu phần cứng, nguồn dữ liệu và nhân lực đều nằm trong phạm vi cạnh tranh.

Nguồn gốc của cuộc đua AI Mỹ – Trung

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc về trí tuệ nhân tạo không chỉ đơn thuần là sự mở rộng của các tranh chấp thương mại, đây là một trận chiến quan trọng có thể định hình lại động lực quyền lực toàn cầu. “Trong khi Mỹ, Trung Quốc và Nga không đồng ý về nhiều điều, tất cả họ đều thừa nhận rằng AI có thể định hình lại cán cân quyền lực.”

An ninh quốc gia

Một trong những mối quan tâm cấp bách nhất là sự liên quan mật thiết giữa AI và quân sự. Quân đội các nước đã liên tục nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ của công nghệ đang phát triển này vào các hệ thống vũ khí và tác chiến. AI mang đến cho chiến trường những lợi thế không thể phủ nhận. Không chỉ bảo vệ tính mạng của binh lính, AI còn tối đa hóa cơ hội chiến thắng thông qua lợi thế ra quyết định nhanh chóng chính xác. Từ “Dự án Maven” và “Replicator” của Mỹ đến “Chỉ huy AI” của Trung Quốc, hay “Lavender” của Israel đến thậm chí là “Zvook” ở tiền tuyến Ukraine, AI quân sự ngày càng được tin tưởng và nhanh chóng trở nên phổ biến. Cựu Đại Tướng Mark Milley của Mỹ thậm chí đã dự đoán rằng vào năm 2039, một phần ba quân đội Mỹ sẽ là robot . Tiềm năng của AI trong lĩnh vực quân sự đã tạo ra những cơ hội, cũng như rủi ro đối với cả Mỹ và Trung Quốc, thúc đẩy họ phải đầu tư mạnh mẽ để giành lấy lợi thế về phía mình, đồng thời sẵn sàng ứng phó với bên còn lại.

Chiến tranh ở Gaza và Ukraine hiện đang đẩy nhanh quá trình chạy đua vũ trang toàn cầu về việc tìm ra cách tốt nhất để sử dụng trí tuệ nhân tạo cho mục đích quân sự. Cuộc chiến Gaza đã chỉ ra rằng việc sử dụng AI trong nhắm mục tiêu có thể thúc đẩy chiến lược quân sự bằng cách khuyến khích sự thiên vị trong việc ra quyết định. Khi bắt đầu cuộc xung đột, hệ thống AI của Lực lượng Phòng vệ Israel có tên Lavender dường như đã xác định được 37.000 người có liên quan đến Hamas. Chức năng của nó nhanh chóng chuyển từ thu thập thông tin tình báo dài hạn sang nhanh chóng xác định các đặc vụ riêng lẻ để nhắm mục tiêu. Những tiến bộ nhanh chóng của AI trong lĩnh vực quân sự đã thúc đẩy các cuộc thảo luận về an ninh quốc phòng và địa chính trị. Một báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2018 đã lưu ý rằng sự phát triển công nghệ có thể thay đổi các loại mối đe dọa mà Mỹ phải đối mặt, có thể bao gồm vũ khí trên không gian, tên lửa đạn đạo tầm xa và vũ khí mạng .

Mỹ và Trung Quốc đều nhận thức được rằng AI sẽ thay đổi bản chất của chiến tranh, khiến nó diễn ra nhanh hơn và dựa trên dữ liệu nhiều hơn. Mặc dù hiện tại, các ứng dụng của AI trong quân sự đang nghiêng về phòng thủ hơn tấn công, những tiến bộ của AI sẽ tác động đáng kể đến khả năng quân sự nói chung và các kết quả chiến lược kèm theo. Đặc biệt là trong bối cảnh xung đột dễ dàng xảy ra ở bất cứ đâu trên thế giới do có những tiền lệ như Nga – Ukraine, hay Hamas-Israel. Một vấn đề đáng lưu ý ở đây, các tiến bộ AI trong quân sự, có thể sẽ mang lại lợi thế cho Trung Quốc hoặc Đài Loan nếu hai bên dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã từng cảnh báo: “Ukraine của ngày hôm nay có thể là Đông Á của ngày mai”.

Ngoài ra, AI cũng có thể tạo ra những rủi ro khác liên quan đến an ninh mạng và vũ khí diệt chủng. Các nhà nghiên cứu chính phủ và khu vực tư nhân lo ngại rằng các thế lực có thể sử dụng các mô hình AI, khai thác một lượng lớn dữ liệu để tiến hành các cuộc tấn công mạng mạnh mẽ hoặc thậm chí tạo ra vũ khí sinh học hủy diệt. AI có khả năng khai thác các dữ liệu về con người, sức khỏe, cấu trúc gen và protein để tổng hợp ra một vũ khí sinh học. Các nhà nghiên cứu tại Gryphon Scientific và Tập đoàn Rand cũng đã lưu ý rằng các mô hình AI tiên tiến hoàn toàn có thể cung cấp thông tin để giúp tạo ra vũ khí sinh học.

Sức mạnh kinh tế

Việc tranh giành vị trí dẫn đầu của AI có ý nghĩa rất lớn, những đột phá trong AI có thể làm thay đổi vị trí lãnh đạo công nghệ toàn cầu, tăng năng suất của con người, hỗ trợ các ngành công nghiệp và dẫn đến những đổi mới trong tương lai. Vì vậy, chủ nghĩa dân tộc trí tuệ nhân tạo – ý tưởng rằng một quốc gia phải phát triển công nghệ của riêng mình để phục vụ lợi ích của chính mình – đang lan rộng. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhận xét: “Trí tuệ nhân tạo là tương lai… Bất cứ ai trở thành người lãnh đạo trong lĩnh vực này sẽ trở thành người thống trị thế giới.”

“AI dự kiến sẽ trở thành một thành phần quan trọng của sức mạnh kinh tế và quân sự trong tương lai gần” , Báo cáo Chỉ số Trí tuệ nhân tạo năm 2023 của Đại học Stanford cho biết. AI có thể định hình lại bản chất các công việc trong nền kinh tế, tác động lên thị trường lao động toàn cầu. Nhiều nghiên cứu đã xem xét về cách AI có thể hỗ trợ và bổ sung cho các công việc của con người, thậm chí là thay thế con người. Việc tích hợp AI trong các ngành công nghiệp có thể giúp nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, bản thân các mô hình AI đều mang giá trị thương mại. Từ đó, các quốc gia đặt mục tiêu tạo ra hệ thống AI áp dụng cho các ngành kinh tế của mình để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, mục tiêu đối với Mỹ và Trung Quốc đều là vị trí nền kinh tế số một thế giới.

Chân dung cuộc chạy đua Mỹ – Trung trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Hai siêu cường thế giới đang cạnh tranh gay gắt với nhau về mọi thứ, từ kiến thức chuyên môn để thiết kế phần cứng và phần mềm AI, đến nguyên liệu thô và năng lượng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo. Mỹ và Trung Quốc, theo những cách khác nhau, đang tìm cách thúc đẩy vị trí tuyệt đối và tương đối của mình, để bảo vệ các lợi ích, đảm bảo lợi thế quốc gia trước đối thủ.

Chính sách phát triển AI của Mỹ và Trung Quốc

Mặc dù cả hai quốc gia đều coi trọng tầm quan trọng của AI và đưa việc phát triển AI là một trong những trụ cột ưu tiên trong chính sách quốc gia, điều làm cho cuộc đua AI này trở nên đặc biệt là sự tương phản rõ rệt trong cách hai siêu cường tiếp cận đổi mới công nghệ. Chiến lược của Trung Quốc được đặc trưng bởi kế hoạch tập trung, với tài trợ trực tiếp của nhà nước đổ vào các dự án AI cụ thể và phát triển các trung tâm điện toán quốc gia. Ngược lại, Mỹ chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy tiến bộ AI, nhiều trong số đó sử dụng các mô hình nguồn mở.

Năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch “Made in China 2025”, một chính sách công nghiệp do nhà nước lãnh đạo hướng tới sản xuất công nghệ cao toàn cầu và quy định tiêu chuẩn. Robot, sản xuất chất bán dẫn, xe điện tử, năng lượng và trí tuệ nhân tạo là một phần trong cam kết sử dụng công nghệ để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế. Tiếp đó, khi công cụ AlphaGo đã đánh bại hai kỳ thủ hàng đầu của trò chơi cờ vây vào năm 2016 và 2017, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã vạch ra một kế hoạch đầy tham vọng để dẫn đầu thế giới về công nghệ vào năm 2030. Chính phủ đã cam kết hàng tỷ đô la cho các nhà nghiên cứu và công ty tập trung vào A.I . Tại Đại hội Đảng lần thứ XX vào tháng 10 năm 2022, Tập Cận Bình tuyên bố rằng “đổi mới sáng tạo sẽ vẫn là trọng tâm trong động lực hiện đại hóa của Trung Quốc”; rằng đến năm 2035, Trung Quốc sẽ “gia nhập hàng ngũ các quốc gia đổi mới sáng tạo nhất thế giới, với sự tự lực và sức mạnh to lớn về khoa học và công nghệ”. Cam kết này của Tập Cận Bình đã được tái khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị ĐCSTQ vào tháng 4, trong đó ông kêu gọi phát triển trí tuệ nhân tạo tổng quát (Generative Artificial Intelligence – Gen AI), được định nghĩa là một dạng AI có khả năng giải quyết vấn đề rộng lớn trong các môi trường khác nhau. Trung Quốc cũng đã công bố “Kế hoạch quốc gia AI thế hệ mới” để định vị mình là một cường quốc AI “hàng đầu thế giới” vào năm 2025.

Với sự leo thang của cuộc đua công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc vào năm 2021 đã chỉ định AI là một trong bảy “công nghệ tiên phong” để phát triển. Tháng 7/2021 Trung Quốc đã tổ chức hội nghị AI lớn nhất từ trước tới nay tại Thượng Hải, trưng bày hơn 1.500 sản phẩm và hệ thống liên quan đến AI , từ đó thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của AI trong nền kinh tế nước này.

Chiến lược của Trung Quốc hướng đến xây dựng hệ thống các AI có kiểm soát. Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) cho rằng AI phải tuân thủ “các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Điều này được nêu rõ trong hai văn bản liên quan: “Quy định hành chính về tổng hợp sâu đối với dịch vụ thông tin Internet” (CAC 2022) và “Các biện pháp tạm thời quản lý dịch vụ trí tuệ nhân tạo” (CAC 2023). Các quy định can thiệp này nhằm mục đích kiểm soát ngành công nghiệp AI thông qua việc xác định các nguồn hợp pháp. Câu chuyện về quyền sở hữu trí tuệ ngăn cản việc sử dụng tự do dữ liệu, nền tảng hoặc thuật toán không được ủy quyền. Quy định này đặc biệt phù hợp với các công ty cung cấp dịch vụ cho các tổ chức nhà nước. Ở Trung Quốc, các cuộc thảo luận về quy định AI cũng được đóng khung bởi lợi ích quốc gia, tức là kiểm duyệt là hợp lý để chống lại thông tin sai lệch và mục tiêu duy trì sự ổn định xã hội .

Chính quyền địa phương của Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách bán dẫn của chính phủ trung ương, bao gồm cả việc chịu phần lớn gánh nặng tài chính. Ngoài Quỹ Big Fund cấp quốc gia, chính quyền địa phương của Trung Quốc đã thành lập 15 quỹ đầu tư chất bán dẫn, trị giá thêm 25 tỷ USD. Trung Quốc cũng đẩy mạnh các công cụ hỗ trợ khác, bao gồm trợ cấp của chính phủ, giảm thuế, đầu tư cổ phần và các khoản vay lãi suất thấp. Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ ước tính vào năm 2021 rằng các khoản trợ cấp trực tiếp và gián tiếp này trị giá hơn 50 tỷ USD.

Trong khi đó, Mỹ cho đến nay đã để ngành công nghiệp tự điều chỉnh. Mỹ có những lợi thế mà các quốc gia khác chưa thể sánh kịp là có hệ sinh thái công nghệ cấp cao toàn diện mà các doanh nghiệp vẫn luôn mơ ước. Các công ty công nghệ lớn của Mỹ kiểm soát các mô hình A.I. mạnh nhất và chi nhiều tiền hơn các công ty nước ngoài để xây dựng chúng. Các kỹ sư và nhà phát triển hàng đầu vẫn khao khát làm nghiệp tại Thung lũng Silicon. Cùng với đó, chính phủ không đặt hoặc đặt rất ít quy định cản trở sự phát triển của AI. Đồng thời, các công ty Mỹ có quyền truy cập dễ dàng nhất vào các chip A.I cao cấp, chủ yếu do Nvidia thiết kế tại California. Mỹ cũng đang sử dụng chip như một đòn bẩy đối với các quốc gia khác. Ví dụ, tháng 4/2024, Microsoft đã làm việc với chính phủ Mỹ để đạt được thỏa thuận với công ty Emirati nhằm cung cấp cho công ty này quyền truy cập vào các con chip mạnh mẽ. Đổi lại, công ty này phải ngừng sử dụng phần lớn công nghệ Trung Quốc và thay vào đó là các nguồn chính phủ Mỹ và Microsoft.

Mỹ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tự chủ trong việc phát triển AI, cùng với hệ sinh thái công nghệ cao cấp sẵn có, các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ đóng vai trò chính trong việc phát triển và vận hành các mô hình AI. Microsoft, OpenAI, Google, Amazon và Meta đã ký một loạt cam kết tự nguyện tại Nhà Trắng vào tháng 7/2024. Các cam kết bao gồm thử nghiệm nội bộ và bên ngoài các hệ thống AI trước khi chúng được phát hành ra công chúng, giúp mọi người xác định nội dung do AI tạo ra và tăng tính minh bạch về khả năng và hạn chế của hệ thống. Nathaniel Fick, Đại sứ Bộ Ngoại giao Mỹ về không gian mạng và chính sách kỹ thuật số cho biết “Các công ty tự nguyện có nghĩa là họ không ức chế khả năng đổi mới trong lĩnh vực công nghệ mới quan trọng này. Tự nguyện đồng nghĩa là nhanh. Với tốc độ thay đổi công nghệ, chúng ta không có một thập kỷ để đưa ra một cấu trúc quản trị ở đây. Vì vậy, những cam kết này là bước đầu tiên… Chúng không phải là bước cuối cùng” .

Tháng 1/2021, như một phần của Đạo luật Sáng kiến Trí tuệ Nhân tạo Quốc gia năm 2020, chính quyền Mỹ đã thành lập Sáng kiến AI Quốc gia để phối hợp và tăng cường hơn nữa các hành động của Liên bang tới 4 mục tiêu: (1) Đảm bảo Mỹ tiếp tục dẫn đầu trong nghiên cứu và phát triển AI; (2) dẫn đầu thế giới trong việc phát triển và sử dụng các hệ thống AI đáng tin cậy trong các khu vực công và tư nhân; (3) chuẩn bị cho lực lượng lao động hiện tại và tương lai của Mỹ tích hợp các hệ thống AI trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội; và (4) phối hợp các hoạt động nghiên cứu, phát triển và vận hành AI đang diễn ra giữa các Cơ quan dân sự, Bộ Quốc phòng và Cộng đồng Tình báo để đảm bảo rằng mỗi bên cung cấp thông tin cho công việc của bên kia. Sáng kiến này hỗ trợ bền vững và nhất quán cho hoạt động R&D AI thông qua các khoản tài trợ, thỏa thuận hợp tác, nền tảng thử nghiệm và quyền truy cập vào dữ liệu và tài nguyên máy tính. Trong đó, Lực lượng đặc nhiệm nghiên cứu AI (NAIRR) đax được thành lập để giúp xây dựng một hệ sinh thái nghiên cứu và phát triển AI mạnh mẽ hơn tại Mỹ .

Công nghệ AI

Trung Quốc dẫn đầu trong nghiên cứu AI

Báo cáo cảnh quan Bằng sáng chế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới gần đây cho thấy Trung Quốc có hơn 38.000 hồ sơ sáng chế về AI từ năm 2014 đến năm 2023, trong khi đó, Mỹ chỉ có 6.276 hồ sơ . Theo Báo cáo Chỉ số Trí tuệ Nhân tạo mới nhất của Đại học Stanford, từ góc độ nghiên cứu, Trung Quốc đã dẫn đầu về trích dẫn tạp chí AI kể từ năm 2010. Tỷ lệ trích dẫn của Trung Quốc trong các ấn phẩm AI ở mức gần 30% vào năm 2021, gần gấp đôi so với Mỹ.

Trung Quốc có khoảng một phần ba các công ty AI kỳ lân trên thế giới và khoảng 36% các mô hình AI lớn, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Ling Ji cho biết dân số và tài nguyên dữ liệu khổng lồ của Trung Quốc cung cấp nền tảng vững chắc cho sự phát triển AI của đất nước . Hơn 237.000 công ty liên quan đến AI đã ra mắt tại Trung Quốc trong nửa đầu năm nay, theo nền tảng dữ liệu doanh nghiệp Qichacha. Trung Quốc hiện có khoảng 1,7 triệu công ty đăng ký với AI dưới tên, danh mục bằng sáng chế hoặc phạm vi kinh doanh của họ.

Một lĩnh vực ứng dụng AI của Trung Quốc đáng chú ý là xe điện. Trung Quốc đã dành 26 năm để sản xuất 10 triệu chiếc EV đầu tiên và chỉ 17 tháng sau đó để sản xuất 10 triệu chiếc tiếp theo . Khoảng một nửa số xe được bán tại Trung Quốc trong năm nay dự kiến sẽ là xe thông minh. Baidu, công ty vừa triển khai 500 taxi không người lái ở Vũ Hán, đang tiến hành thử nghiệm xe tự lái lớn nhất thế giới. Các công ty Trung Quốc có thể không sản xuất AI siêu phàm, nhưng AI “đủ tốt” trong tương tác với con người thông qua ô tô của họ sẽ được phổ biến ở Trung Quốc trước bất kỳ nơi nào khác.

AI cũng đóng một vai trò quan trọng trong tham vọng quân sự của Trung Quốc, đặc biệt là mục tiêu trở thành một “quân đội đẳng cấp thế giới” vào giữa thế kỷ, một phần thông qua việc “thông minh hóa” các lực lượng của mình. Trung Quốc hy vọng sẽ có được công nghệ “nhảy vọt”, đặc biệt là trong AI quân sự, mà họ hy vọng có thể thay đổi cán cân quyền lực quân sự bằng cách mang lại cho PLA một lợi thế áp đảo . Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng cho biết AI đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy sức mạnh quân sự của Trung Quốc, do đó thúc đẩy Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc PLA trải qua nhiều giai đoạn phát triển công nghệ quân sự đồng thời thay vì tuần tự.

Trung Quốc cũng đang đi đầu về việc phát triển và lắp đặt Robot thông minh. Liên đoàn Robot Quốc tế cho biết trong một báo cáo vào tháng 9 năm ngoái rằng việc lắp đặt robot ở Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2022, chiếm 52% số lượt lắp đặt trên toàn thế giới.

Mỹ đang chiếm ưu thế trong đổi mới GenAI?

Nghiên cứu của IP Watchdog cho thấy rằng trong khi những đóng góp của Trung Quốc là đáng chú ý, Mỹ mới là nhà lãnh đạo thực sự trong đổi mới GenAI. Mặc dù Trung Quốc sở hữu lượng bằng sáng chế đáng ghi nhận, xét về việc biến ý tưởng thành thực tiễn, Trung Quốc đang tụt lại phía sau. Theo báo cáo, từ năm 2013 đến năm 2022, Mỹ dẫn đầu tất cả các khu vực có số lượng công ty AI mới với hơn 4.600 công ty, gấp 3,5 lần số lượng ở Trung Quốc trong cùng kỳ. Đồng thời Mỹ vượt trội hơn về các bằng sáng chế quốc tế, phản ánh mức độ ảnh hưởng toàn cầu và tác động công nghệ cao hơn. Sự tương phản rõ rệt này nhấn mạnh thực tế rằng trong khi các bằng sáng chế của Trung Quốc có thể thống trị trong nước, chúng có ít ảnh hưởng hơn ngoài biên giới. Ngược lại, những đổi mới của Mỹ trong AI tạo ra được công nhận và bảo vệ rộng rãi hơn ở nhiều quốc gia, nhấn mạnh tầm quan trọng toàn cầu của chúng. Tính liên quan quốc tế rộng hơn của các bằng sáng chế của Mỹ cho thấy sự tập trung chiến lược vào các thị trường toàn cầu, nơi các công nghệ có nhiều khả năng được thương mại hóa và áp dụng trên nhiều khu vực khác nhau. Điều này không chỉ nâng cao giá trị của các sáng kiến của Mỹ mà còn củng cố vị thế của Washington là quốc gia dẫn đầu trong AI toàn cầu.

Theo Frank Long thuộc Văn phòng Đổi mới ứng dụng của Goldman Sachs , Mỹ hiện đang dẫn đầu trong việc phát triển các hệ thống AI tạo ra như mô hình ngôn ngữ lớn (Large Language Model LLM). Các mô hình này thu thập dữ liệu hiện có và sử dụng dữ liệu đó làm cơ sở cho các chatbot như ChatGPT của Open AI. Các mô hình LLM chính là đấu trường đổi mới và cạnh tranh AI, các quốc gia tập trung chạy đua để phát triển các LLM tiên tiến và có khả năng mạnh mẽ hơn. Mỹ hiện chiếm 50% thị phần toàn cầu về số lượng mô hình LLM, Trung Quốc đi sau với khoảng 40% . Do hiệu suất LLM cải thiện theo quy mô – nhiều thông số hơn, dữ liệu đào tạo ngày càng tốt hơn, Mỹ có lợi hơn do nguồn dữ liệu không bị hạn chế bởi sự kiểm soát của chính quyền như Trung Quốc. Một lợi thế khác đối với Mỹ là họ có thể áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với các chất bán dẫn hiệu suất cao do các công ty như Nvidia (NVDA) thiết kế, vốn đang có nhu cầu rất lớn trên toàn thế giới về AI. Ông Long cho biết, hiện tại, điều này đang khiến việc phát triển các LLM tinh vi nhất nằm ngoài tầm với của Trung Quốc. Chris Nicholson, một nhà đầu tư của công ty đầu tư mạo hiểm Page One Ventures tập trung vào công nghệ AI, cho biết: “Các công ty Trung Quốc đang chịu áp lực rất lớn để theo kịp các cải tiến của Mỹ” .

Nguồn tài nguyên

Ngoài các mô hình AI, trong những năm gần đây, cuộc cạnh tranh AI giữa Mỹ và Trung Quốc đã tập trung vào phần cứng, vì con đường rõ ràng nhất để tính toán tốt hơn là thông qua quyền truy cập vào các đơn vị xử lý đồ họa hiệu suất cao GPU. Một cách dễ hiểu, một mô hình AI tiên tiến phụ thuộc lớn vào quá trình đào tạo (máy học – machine learning ML) và xử lý xử liệu khổng lồ, cấu hình phần cứng có khả năng mạnh mẽ là yêu cầu bắt buộc. Từ đó, việc kiểm soát phát triển phần cứng, cụ thể là các chip cao cấp cũng được coi là một khía cạnh để kiểm soát sự phát triển AI.

Các công cụ chính sách kinh tế – kỹ thuật đã được Mỹ và Trung Quốc sử dụng để dành lấy và duy trì lợi thế công nghệ của mình.

Để hạn chế bước tiến của Trung Quốc, Mỹ đã áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với chip cao cấp, hạn chế khả năng có được chip điện toán tiên tiến, phát triển và bảo trì siêu máy tính, sản xuất chất bán dẫn tiên tiến cho mục đích quân sự và các mục đích khác. Ngày 7/10/2022, Mỹ đã đưa nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc YMTC và 30 thực thể khác vào danh sách đen thương mại, được gọi là “danh sách thực thể”. 3 ngày sau đó, ngày 10/10/2022, chính quyền Biden đã công bố một loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng, bao gồm biện pháp tách rời Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng chip bán dẫn được sản xuất ở bất kỳ đâu trên thế giới bằng các thiết bị của Mỹ do lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng chất bán dẫn tiên tiến và AI để phát triển khả năng quân sự mới . Một năm sau, tháng 10/2023, Mỹ đã tinh chỉnh và thắt chặt những hạn chế đó khi công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu cập nhật đối với công nghệ bán dẫn tiên tiến, đặc biệt nhắm vào các chip và thiết bị cần thiết cho phát triển trí tuệ nhân tạo, bao gồm các hạn chế đối với chip hiệu suất cao và các công cụ sản xuất chip tiên tiến . Chính sách của Mỹ đã phát triển từ trọng tâm ban đầu là an ninh quốc gia để trở thành một nỗ lực rộng lớn hơn để bảo vệ ưu thế công nghệ của Mỹ.

Cựu Tổng thống Biden đã từng áp đặt các giới hạn đối với các khoản đầu tư của Mỹ vào một số công ty bán dẫn, điện toán lượng tử và AI của Trung Quốc. Lầu Năm Góc cũng đã thành lập Đơn vị Đổi mới Quốc phòng, với sự cho phép phá vỡ quy trình mua sắm quân sự rườm rà, để phối hợp với Thung lũng Silicon và đưa các công nghệ mới vào sử dụng quân sự tương đối nhanh chóng. Bộ Quốc phòng Mỹ đã phân bổ 1,8 tỷ USD trong ngân sách năm tài chính 2025 chỉ dành cho các sáng kiến AI, đồng thời thắt chặt hơn các quy định về chip nhớ AI và chất bán dẫn.

Đầu tháng 5/2024, hãng thông tấn Reuters báo cáo rằng Chính quyền Biden (khi đó) có kế hoạch đặt lan can bảo vệ chi các mô hình AI, là phần mềm cốt lõi của các hệ thống trí tuệ nhân tạo như ChatGPT, do Mỹ phát triển khỏi các quốc gia như Trung Quốc và Nga.

Ở chiều ngược lại, tháng 8/2020, Trung Quốc cũng đã sửa đổi Danh mục các công nghệ bị cấm và hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc, bao gồm công nghệ giao diện tương tác trí tuệ nhân tạo (bao gồm công nghệ nhận dạng giọng nói, công nghệ mảng micrô, công nghệ hiểu tương tác, v.v.) và công nghệ dịch vụ đẩy thông tin được cá nhân hóa dựa trên phân tích dữ liệu vào phạm vi công nghệ bị Trung Quốc hạn chế xuất khẩu. Theo các tiêu chuẩn liên quan của Hướng dẫn áp dụng đánh giá bảo mật mới, dữ liệu mẫu quy mô lớn được sử dụng cho học máy AI có khả năng rơi vào phạm vi đánh giá bảo mật của truyền dữ liệu xuyên biên giới.

Bắc Kinh đã đáp trả các biện pháp kiểm soát do Mỹ dẫn đầu bằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của riêng mình, bao gồm các khoáng sản quan trọng trong sản xuất chip bán dẫn như gecmani, gali và gần đây là than chì, mà Trung Quốc có lợi thế cung ứng. Năm 2022, Mỹ phụ thuộc 100% vào nhập khẩu ròng đối với 15 mặt hàng khoáng sản phi nhiên liệu. Danh sách này có thể được mở rộng đến 51 khoáng sản với độ phụ thuộc lớn hơn 50%. Trong đó, Trung Quốc là nguồn cung cấp hàng đầu của 26 mặt hàng quan trọng. Sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các khoáng sản quan trọng có thể cản trở các công ty Mỹ sản xuất thiết bị điện tử tiên tiến. Ngoài ra, Bắc Kinh tăng cường tập trung vào phát triển công nghệ trong nước và tự lực.

Cả Trung Quốc và Mỹ đều phụ thuộc vào các nhà máy ở châu Á

Mỹ thống trị thị trường thiết kế chất bán dẫn, chiếm 85% thị phần toàn cầu, với 5% còn lại cho các nước châu Á. Trung Quốc, thị trường nhập khẩu bán dẫn lớn nhất, phụ thuộc vào chip của Mỹ. Báo cáo của Citi Global Insights tiết lộ Trung Quốc chiếm 31,4% doanh thu cuối cùng trên toàn thế giới, tương đương 180 tỷ USD trong số 574 tỷ USD vào năm 2022. Tuy nhiên, bản thân thiết kế không phải là một con chip. Các công ty chip của Mỹ, chẳng hạn như Nvidia hay AMD, từ lâu đã chuyển sang mô hình fabless, phụ thuộc vào các nhà sản xuất bên thứ ba. Chỉ 12% hoạt động sản xuất chip toàn cầu nằm ở Mỹ. Các công ty châu Á dẫn đầu trong toàn bộ chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Trong đó nổi bật là TSMC của Đài Loan và Samsung của Hàn Quốc, là nhà sản xuất các chip tiên tiến nhất. Trong quý I năm 2024, TSMC chiếm 62% thị phần trong ngành, và nếu chỉ tính riêng các chip cao cấp, TSMC thậm chí còn chiếm hơn 90%. Các nhà cung cấp Chip ở các quốc gia khác cũng tụt lại phía sau, bao gồm nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corporation) và Intel ở Mỹ. Sự phụ thuộc này khiến sự độc lập của Đài Loan cũng là một vấn đề quan địa chính trị chiến lược đối với Mỹ, nếu Trung Quốc thống nhất Đài Loan và loại bỏ Mỹ ra khỏi chuỗi cung ứng Chip cấp cao, vị thế dẫn đầu công nghệ của Mỹ hoàn toàn có thể bị thay thế.

Nhận thấy những rủi ro này, năm 2022, chính quyền Biden (khi đó) đã công bố Đạo luật CHIPS và Khoa học, đưa ra các ưu đãi trị giá 39 tỷ USD cho sản xuất chip trong nước và khoản tài trợ này bao gồm các điều kiện an ninh quốc gia, chẳng hạn như hạn chế người nhận tài trợ tham gia vào việc “mở rộng vật chất” của “năng lực sản xuất chất bán dẫn” ở một “quốc gia nước ngoài quan tâm”, ám chỉ Trung Quốc và Nga. Các chương trình như vậy nhằm mục đích mang lại cho Mỹ một lợi thế tương đối và, như Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan tuyên bố, “càng dẫn đầu càng tốt” trong các công nghệ quan trọng.

Nguồn nhân lực

Một yếu tố khác không kém phần quan trọng trong cuộc đua Trí tuệ nhân tạo này là con người. Công nghệ ngày càng phát triển là vì đằng sau luôn có con người sáng tạo và thúc đẩy nó, trí tuệ nhân tạo cũng vậy, bất kể đó là mô hình đơn giản hay phức tạp, đó đều được lập trình bởi con người.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều là trung tâm hội tụ các nhân tài trong lĩnh vực AI. Do Mỹ vẫn dẫn đầu trong việc có hệ sinh thái AI, từ các tổ chức hàng đầu đến các công ty, từ đó tạo lợi thế cho Mỹ trong việc thu hút các nhân tài hàng đầu. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang bắt kịp Mỹ, nhờ sự phát triển nhanh chóng trong ngành AI tại nước này, đã tạo ra các cơ hội việc làm cho các chuyên gia hàng đầu.

Trung Quốc đang ngày càng chú trọng việc đào tạo nhân tài AI. Trong ba năm qua, Trung Quốc đã mở rộng đáng kể các chương trình AI trên toàn hệ thống trường đại học của mình – hiện có khoảng 2.000 chuyên ngành AI – Trung Quốc cũng đang xây dựng các ngành công nghiệp AI tương ứng để giữ chân những tài năng đó”. Số lượng chuyên gia về AI có nguồn gốc từ Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần trong thập kỷ qua.

Cuộc cạnh tranh khốc liệt về nhân tài AI giữa hai quốc gia đã tăng lên một bậc vào tháng 3 (2024) khi Bộ Tư pháp Mỹ công bố một bản cáo trạng buộc tội một công dân Trung Quốc và cựu nhà phát triển phần mềm AI của Google đã đánh cắp 500 tệp mã bí mật mà gã khổng lồ công nghệ này sử dụng cho các trung tâm dữ liệu siêu máy tính của mình để đào tạo LLM.

Tác động của cuộc chạy đua

Khi trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển, có nhiều quốc gia lo ngại về việc bị tụt hậu, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Sự cấp bách này là dễ hiểu. Trí tuệ nhân tạo đang được cải tiến nhanh chóng, nó có thể sớm tự động hóa việc làm, thúc đẩy nghiên cứu khoa học từ đó định hình lại nền kinh tế toàn cầu và thậm chí thay đổi cách thức tiến hành chiến tranh.

Trên thực tế, không chỉ có Mỹ và Trung Quốc trong cuộc chạy đua về AI, tuy nhiên sự cạnh tranh 2 siêu cường này đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự tham gia của các bên khác, bao gồm các tập đoàn tư nhân và nguồn lực nhà nước trên khắp thế giới. Hầu hết các chính phủ đều mong muốn các công ty nội địa của họ có thể kiểm soát trí tuệ nhân tạo để muốn hưởng lợi từ sức mạnh của nó. Nếu họ không thể xây dựng được trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ trong nước, sự phụ thuộc vào các sáng tạo của nước ngoài là tất yếu. Cuộc chạy đua thúc đẩy các quốc gia ngày càng vươn lên tự chủ về công nghệ, giành lấy một vị thế riêng trong bản đồ công nghệ thế giới. Việc đầu tư phát triển công nghệ được đẩy mạnh, chắc chắn sẽ tạo ra những tiến bộ có lợi cho kinh tế – xã hội của của đất nước, từ đó nâng cao chất lượng công việc, cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có đủ nguồn lực để đầu tư và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghệ cao này, nhất là các nước đang phát triển. Khi các quốc gia giàu hơn đầu tư phát triển AI, các quốc gia nghèo hơn dễ bị tụt lại phía sau, nhất là nếu các tiến bộ mới bị giữ độc quyền làm lợi thế quốc gia, không chia sẻ đến toàn cầu. Trong khi Mỹ và Trung Quốc liên tiếp có các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và sở hữu trí tuệ, các quốc gia khác cũng khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguyên vật liệu và các công nghệ mới để rút gọn khoảng cách chênh lệch.

Một vấn đề đáng lo ngại khác là rủi ro về an ninh toàn cầu khi sự phát triển của AI trong quân sự đạt được những tiến bộ. Trong khi AI và robot đang phát triển nhanh chóng, các hệ thống hoàn toàn tự động có khả năng thực hiện các hoạt động chiến đấu phức tạp mà không cần sự giám sát của con người. Thách thức đặt ra không chỉ bao gồm các rào cản công nghệ mà còn đảm bảo độ tin cậy, trách nhiệm giải trình và tuân thủ luật pháp cũng như chuẩn mực quốc tế. Về mặt đạo đức, việc triển khai vũ khí hoàn toàn tự động đặt ra những lo ngại đáng kể. Các quyết định về sự sống và cái chết trong chiến đấu có thể đòi hỏi những phán đoán đạo đức và tình cảm, trong khi đó các hệ thống AI hiện tại không có khả năng này. Các nỗ lực hợp tác quốc tế để thiết lập các tiêu chuẩn và quy định cho việc sử dụng AI trong chiến tranh sẽ rất quan trọng trong việc đảm bảo rằng các cam kết quân sự trong tương lai được tiến hành có trách nhiệm và đạo đức. Một cuộc chạy đua vũ trang trong công nghệ AI quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng và dẫn đến leo thang xung đột. Các nỗ lực ngoại giao và các thỏa thuận quốc tế về việc sử dụng AI trong chiến tranh là rất quan trọng trong việc giảm thiểu những rủi ro này. Giáo sư David Leslie của Viện Alan Turing, viện khoa học dữ liệu và AI quốc gia của Vương quốc Anh cho biết. “Cần phải có hành động quốc tế phối hợp hơn ở đây bởi vì hậu quả của AI tạo ra không phải là quốc gia, mà là toàn cầu.”

Mặc dù chính quyền Mỹ có thể thay đổi vào cuối năm nay khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra, tuy nhiên cả Kamala Harris và Donald Trump đều bày tỏ quan điểm tương tự, và dự kiến sẽ duy trì lập trường vững chắc về việc ưu tiên duy trì ưu thế công nghệ của Mỹ trước Trung Quốc. Trong tương lai, các biện pháp hạn chế của Mỹ có thể củng cố các quyết tâm của Trung Quốc trong sự phát triển AI. Irina Tsukerman, nhà phân tích địa chính trị, luật sư an ninh quốc gia và chủ tịch của Scarab Rising cho biết “Mỹ chắc chắn có năng lực tốt hơn vì họ đã có công nghệ, thiết bị và con người”. Tuy nhiên, bà tin rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc tự cung tự cấp các công nghệ cao cấp. Mỹ đã không đặc biệt giỏi trong việc hạn chế và trừng phạt nói chung, cho dù đó là Trung Quốc hay bất kỳ ai khác. Bà nghĩ rằng sớm hay muộn, Trung Quốc sẽ bắt kịp trừ khi có điều gì đó thay đổi và Mỹ và các nước khác trở nên thận trọng hơn nhiều về công nghệ của chính họ. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc báo cáo rằng tổng sản lượng chip trong nước đã tăng 40% ở thời điểm đầu năm 2024. Thị phần năng lực toàn cầu để sản xuất chip logic ở mức 10-22 nanomet có thể tăng từ 6% lên 19% vào năm 2032. “Trung Quốc cho thấy họ có khả năng đưa ra một tầm nhìn dài hạn, điều mà các quốc gia phương Tây thường phải vật lộn để làm. Điều này có thể mang lại lợi ích: ví dụ như sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc trên thị trường xe điện”. Tư duy chiến lược dài hạn này có thể cho phép Trung Quốc thu hẹp khoảng cách và có thể vượt qua Mỹ về khả năng AI, khiến rủi ro của cuộc cạnh tranh này cao hơn bao giờ hết . Tuy nhiên, trong khi chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ về các nguồn thông tin để đào tạo AI, điều này có thể dẫn đến những hạn chế về cách xử lý thiên vị, hoặc thiếu thông tin chính xác đối với các nội dung do AI Trung Quốc tạo. Những hạn chế này sẽ là một sự cản trở lớn đối với Trung Quốc trong tham vọng dẫn đầu toàn cầu.

Sau cuộc chiến chip, vấn đề đối với Mỹ là nhu cầu tăng cường sản xuất của chính mình để ít phụ thuộc hơn vào các công ty ở châu Á. Trong lúc đó, Trung Quốc cũng đã đặt mục tiêu đạt 70% khả năng tự cung tự cấp chip vào năm 2025. Cuộc chiến chip có ý nghĩa không chỉ đối với địa chính trị, mà còn đối với thị trường toàn cầu. Cuộc đua sẽ định hình lại sự di chuyển của hàng hóa và tài sản trí tuệ. Điều này sẽ khiến các quốc gia đang phát triển với lợi thế về nguồn lao động như Ấn Độ, Đông Nam Á… sẽ mất đi các cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng bán dẫn khi các nhà máy từ các nhà sản xuất hàng đầu sẽ tập trung về nước mẹ của họ.

Hàm ý cho Việt Nam

Rõ ràng, AI có tiềm năng phi thường cho cả những cơ hội và rủi ro. Nếu Việt Nam có thể khai thác tốt các tiềm năng theo hướng tích cực, AI có thể giúp nâng cao năng suất, sáng tạo và an toàn, giúp Việt Nam thịnh vượng hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng AI vô trách nhiệm cũng có thể làm trầm trọng hơn các tác hại xã hội như gian lận, thông tin sai lệch, kìm hãm cạnh tranh… gây nguy hiểm cho sự phát triển của quốc gia. Nỗ lực khai thác tốt giá trị của AI và kiểm soát các mặt tiêu cực của nó đòi hỏi sự nỗ lực toàn xã hội bao gồm chính phủ, khu vực tư nhân, và mỗi cá nhân trong xã hội.

AI phản ánh các nguyên tắc của những người xây dựng, những người sử dụng và cả dữ liệu mà nó được xây dựng. Do đó, chính phủ nên có những quy chuẩn chung cho các nhà phát triển AI, đảm bảo các các mô hình AI được lập trình trong nước có sự hiểu biết về pháp luật, các quy chuẩn văn hóa, xã hội được tôn trọng. Nỗ lực này đòi hỏi sự đầu tư vào giáo dục, đào tạo, phát triển, nghiên cứu và năng lực liên quan đến AI, đồng thời giải quyết các câu hỏi về sở hữu trí tuệ mới và các vấn đề khác để bảo vệ các nhà phát minh và người sáng tạo. Điều này cũng quan trọng đối đối với những người sử dụng AI, việc sử dụng các công cụ AI không nên đi theo các mục đích sai lệch, phản động…

Việt Nam có thể lưu ý bài học rút ra trong cuộc chính sách cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc tập trung chính vào đầu tư phát triển AI thông qua các viện công nghệ nhà nước, Trung Quốc cũng kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm AI. Các quy định và luật dữ liệu mà Trung Quốc đã tạo ra tập trung nhiều vào an ninh quốc gia, bảo vệ vị trí quyền lực của ĐCSTQ là vấn đề được ưu tiên trong sự phát triển và đổi mới AI. Điều này tạo ra cho AI của Trung Quốc một hệ thống kiểm soát AI chặt chẽ và có sự ổn định về xã hội. Tuy nhiên cũng chính điều này hạn chế sự toàn diện của các mô hình AI Trung Quốc. Trong khi đó Mỹ khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển các mô hình của riêng họ với sự hậu thuẫn của chính phủ, tính thương mại của AI thúc đẩy các doanh nghiệp đạt được những tiến bộ có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu chỉ có khu vực tư nhân hoạt động trong việc nghiên cứu và phát triển AI, nhà nước cũng sẽ đối mặt với những thách thức về an ninh. Do đó, Việt Nam cần cân bằng giữa hai khu vực, vừa tạo không gian, thúc đẩy khu vực tư nhân đóng góp vào lĩnh vực này, vừa có những chuẩn bị, quy định là nền tảng cho sự quản lý của nhà nước.

AI, và bất kể các khía cạnh công nghệ cao nào, nếu Việt Nam muốn phát triển lĩnh vực đó ở một cấp độ có ý nghĩa đối với sự thịnh vượng của quốc gia, Việt Nam cần xây dựng được một hệ sinh thái toàn diện, từ cơ sở hạ tầng, hệ thống các doanh nghiệp có năng lực, các cơ chế hỗ trợ, đến nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc đào tạo, phát triển nhân tài trong các ngành công nghệ cao cần được đẩy mạnh hơn nữa. Thông qua việc đào tạo, đồng thời khi các doanh nghiệp ngày càng tiến bộ, các sinh viên chuyên ngành khoa học máy tính hoặc STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) có thể dễ dàng tham gia vào ngành công nghiệp AI, tạo nền tảng cho sự phát triển AI nội địa. Bên cạnh đó để thu hút nhân tài, không chỉ dựa vào đối đãi nhân sự như lương thưởng, mà cần một môi trường nơi các nhân tài có thể cống hiến năng lực của họ đồng thời cho phép họ ngày càng phát triển đi lên. Tương tự, để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp lớn nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là các trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D, Việt Nam phải ngày càng nỗ lực nâng cao năng lực công nghệ và môi trường doanh nghiệp để tạo ra những cơ hội đặc sắc, thu hút sự tham gia từ nước ngoài.

Tuy nhiên, với nguồn lực hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế, Việt Nam cũng cần biết “đứng trên vai những người khổng lồ” bằng cách tăng cường hợp tác quốc tế, để khai thác các tiến bộ sẵn có của họ, tiết kiệm nguồn lực và thời gian, rút ngắn khoảng cách để vươn lên cùng các đối tác. Việc hợp tác đôi bên cùng có lợi là xu hướng tất yếu để phát triển trong môi trường toàn cầu hiện nay. Theo Báo cáo Chỉ số Trí tuệ nhân tạo năm 2023 của Đại học Stanford, bất chấp cạnh tranh địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, số lượng hợp tác nghiên cứu AI giữa hai nước đã tăng gấp bốn lần từ năm 2010 đến năm 2021 ./.

Tác giả: Thi Thi

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]

Tags: AIcách mạng công nghệcạnh tranh Mỹ - TrungTrí tuệ nhân tạo
ShareTweetShare
Bài trước

Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

21/05/2025
Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

20/05/2025
Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

14/05/2025

Tin Mới

Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

21/05/2025
11
Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

20/05/2025
143
Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
133
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
211

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.