Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Phân tích Chuyên gia

“Sự tiến hóa” của chiến tranh: Bộ binh tác chiến ngoài tầm nhìn nhờ drone

16/07/2025
in Chuyên gia, Quốc phòng - an ninh
A A
0
“Sự tiến hóa” của chiến tranh: Bộ binh tác chiến ngoài tầm nhìn nhờ drone
0
SHARES
62
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Trong nhiều thế kỷ, các đợt tấn công của bộ binh thường bắt đầu bằng loạt tiếng súng đinh tai nhức óc. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều trận đánh được khởi đầu bởi “ánh mắt vô cảm” của các thiết bị bay không người lái (drone).

Giờ đây, khả năng tấn công hiệu quả của bộ binh không còn bị giới hạn trong tầm nhìn trực tiếp của binh sĩ. Mặc dù các hệ thống vũ khí như súng cối, tên lửa chống tăng điều khiển, tên lửa vác vai và súng phóng lựu có thể khai hỏa theo góc cao đã giúp mở rộng đáng kể tầm tấn công, thì chúng vẫn yêu cầu binh sĩ phải có mặt trực tiếp tại vị trí vũ khí hoặc cần người quan sát phía trước để phát hiện, định vị và hiệu chỉnh hỏa lực chính xác. Điều tạo nên sự khác biệt của bộ binh được hỗ trợ bởi drone chính là sự kết hợp giữa thiết bị cảm biến và vũ khí trong một nền tảng điều khiển từ xa duy nhất. Quan trọng hơn cả, người lính bộ binh hoặc trinh sát phía trước không còn cần phải tiếp cận gần với vũ khí hay mục tiêu, từ đó thay đổi không chỉ hình thái chiến đấu mà còn là cách tính toán rủi ro và mức độ linh hoạt chiến thuật của các đội hình bộ binh.

Bộ binh sử dụng drone có thể mở rộng phạm vi tiếp cận mục tiêu vượt xa tầm nhìn trực tiếp. Khả năng quan sát mới này – có thể dễ dàng mở rộng đến tầm 20 km – đã phi tập trung hóa chuỗi tiêu diệt mục tiêu (kill chain) và làm thay đổi mối quan hệ giữa lực lượng cơ động chiến thuật và hỏa lực hỗ trợ.

Các tiểu đội và trung đội nay có thể trinh sát và khởi động tấn công ở những khoảng cách rất xa. Khả năng “quan sát và tấn công”, vốn trước đây chỉ dành cho cấp chỉ huy cao hơn, nay đã trở thành năng lực sẵn có ở các cấp chiến thuật thấp nhất.

Tương tự như cách hỏa lực gián tiếp đã thay đổi khả năng tấn công ngoài tầm bắn của súng máy, việc áp dụng drone đã làm thay đổi cách bộ binh sử dụng vũ lực. Những trung đội từng chỉ có thể tác động trong phạm vi vài trăm mét giờ đây có thể ảnh hưởng đến khu vực trải rộng hàng chục cây số – vốn trước đây do cả tiểu đoàn đảm trách. Trong thế kỷ trước, chiến tranh hiệp đồng binh chủng cơ giới từng là hình thức tác chiến chủ đạo. Giờ đây, có thể thấy rõ rằng khả năng tích hợp chiến thuật với hệ thống drone hoạt động trong không phận phía trên đội hình quân ta sẽ trở nên quan trọng không kém – nếu không muốn nói là quan trọng hơn – trong thời đại tiếp theo.

Vùng ven trên không – địa hình then chốt mới

Trước đây từng bị xem là không mấy liên quan đến chiến thuật cấp nhỏ, không phận từ mặt đất đến độ cao 300 mét (khoảng 1.000 feet) trên chiến trường nay đã hiện thân cho một khái niệm mới: “vùng ven trên không” (air littoral). Tại Ukraine và nhiều nơi khác, việc tiếp cận và kiểm soát không phận tầm thấp đang ngày càng trở nên quan trọng, ngay cả đối với những hoạt động chiến trường cơ bản nhất.

Một trong những lý do là quyền kiểm soát vùng ven trên không quyết định bên nào nắm được thế chủ động trong cận chiến. Các loại máy bay không người lái (drone) dùng cho trinh sát hoặc làm đạn tuần kích (loitering munitions) có thể nhanh chóng được chuyển đổi để thực hiện vai trò dẫn bắn. Khi kết hợp với hỏa lực, khả năng quan sát liên tục của các hệ thống này cho phép các đơn vị cấp chiến thuật thấp hơn áp đặt quyền kiểm soát vượt xa tầm bắn của bất kỳ loại vũ khí bắn thẳng nào hiện nay.

Những hệ quả từ sự thay đổi này là điều mà các chuyên gia an ninh hiện đại cần nhận thức rõ. Việc tích hợp drone vào đội hình bộ binh – xuống tới cấp tiểu đội – đang làm phẳng hóa chuỗi chỉ huy-triệt hạ truyền thống (kill chain), cho phép các trung đội có thể tranh giành và kiểm soát vùng ven trên không. Các hoạt động di chuyển quân, khu vực tập kết, trung tâm chỉ huy – điều hành và năng lực hậu cần vốn từ lâu đã dễ bị tổn thương bởi pháo binh khi bị hệ thống trinh sát – giám sát (ISR) của cấp trên phát hiện. Nhưng điều đang thay đổi hiện nay không phải là mức độ dễ bị tổn thương, mà là ai có khả năng quan sát, chỉ thị mục tiêu và khai thác điểm yếu đó. Giờ đây, các trung đội – vốn từng phải phụ thuộc vào sự phối hợp từ tiểu đoàn hoặc lữ đoàn – đã có thể trực tiếp phát hiện, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu. Năng lực mới này ở cấp trung đội, thậm chí cả tiểu đội, đã rút ngắn đáng kể thời gian, yêu cầu phối hợp và khoảng cách địa lý cần thiết để tung ra hỏa lực sát thương. Từng bị “mù” ngoài tầm bắn quy ước, giờ đây trung đội có thể định hình chiến trường ở những khu vực cách xa hàng dặm.

Đây là một chiến trường nơi mà tầm nhìn đồng nghĩa với quyền kiểm soát, và quyền kiểm soát đồng nghĩa với khả năng sống sót.

Những đơn vị đánh mất quyền kiểm soát vùng ven trên không sẽ dễ dàng bị đối phương tấn công và nhanh chóng mất khả năng tác chiến trước khi có thể tiếp cận mục tiêu. Vùng hỏa lực tiêu diệt trước đây thường nằm trong tầm bắn hiệu quả tối đa của súng trường và súng máy. Nhưng ngày nay, vùng giao chiến mới gần như bao phủ toàn bộ khu vực mà drone có thể quan sát được.

Từ “tiểu đội drone” đến “drone lưỡi lê”

Một cách tiếp cận để đối mặt với thách thức hiện nay là tái cấu trúc trung đội bộ binh tiêu chuẩn thành 2 tiểu đội súng trường, 1 tiểu đội hỏa lực và 1 tiểu đội drone. Tiểu đội drone, được trang bị 4 thiết bị bay không người lái cỡ lớn, có thể phân chia nhiệm vụ theo 4 vai trò: trinh sát, săn diệt mục tiêu, phòng chống drone, và điều phối hỏa lực. Mô hình này vẫn có giá trị thực tiễn, nhưng có thể sẽ chưa đủ cho các trận đánh bộ binh trong tương lai.

Ngày nay, năng lực tấn công của một trung đội dường như ngày càng phụ thuộc vào số lượng cảm biến trên không mà họ có thể triển khai trong vùng ven trên không (air littoral). Chính khả năng “đưa mắt lên bầu trời” và tấn công trước khi đối phương kịp phản ứng đang định hình ưu thế chiến thuật. Giống như cách đội hình tercio Tây Ban Nha đã tiến hóa từ các khối dày đặc giáo binh thành các đơn vị nhỏ gọn chú trọng hỏa lực, bộ binh hiện đại có lẽ cần chuyển sang mô hình “bầy đàn cảm biến – hỏa lực phân tán”. Lực lượng bộ binh ngày nay có thể cần bảo đảm rằng năng lực tác chiến bằng drone được triển khai đến tận cấp thấp nhất. Có thể, mỗi binh sĩ nên mang theo một drone, và mỗi tay súng nên trở thành một người điều khiển drone.

Một khả năng đang dần trở thành hiện thực là – khi ít nhất một công ty Mỹ đã có thể sản xuất hàng trăm drone góc nhìn thứ nhất (FPV) mỗi tuần với giá khoảng 2.000 USD – mỗi binh sĩ bộ binh, từ trung đội trưởng cho đến lính bắn súng, đều mang theo một “drone lưỡi lê”: một loại drone trinh sát hạng nhẹ, có thể triển khai chỉ trong vài giây, giúp mở rộng khả năng quan sát của binh sĩ vượt xa tầm mắt thông thường. Với drone lưỡi lê này, lính bắn súng có thể quét mái nhà, quan sát sau bức tường, kiểm tra chiến hào, hoặc phát hiện phục kích bên kia thung lũng. Hơn thế nữa, khi được trang bị lựu đạn, thuốc nổ C-4 hoặc thậm chí là đầu đạn lõm, nó không chỉ là thiết bị trinh sát – nó có thể tiêu diệt. Tiềm năng sát thương mới này đang khiến các lãnh đạo cao cấp từ Tư lệnh Thủy quân lục chiến, Bộ trưởng và Tổng tham mưu trưởng Lục quân, cho đến các thành viên Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ tỏ ra rất hào hứng trong việc đưa loại năng lực này đến tay các binh sĩ.

Trong chiến trường mới này, bên nào bay nhiều hơn thì quan sát được nhiều hơn. Bên nào quan sát nhiều hơn thì tấn công nhanh hơn. Và bên nào tấn công nhanh hơn thì sống sót.
Mỗi trung đội cũng cần nghiêm túc xem xét việc trang bị năng lực phòng thủ không phận tầm thấp (air littoral) và các drone chuyên dụng để chống lại drone của đối phương.

Nhưng đây không chỉ là câu chuyện mua sắm thêm trang bị mới. Quan trọng hơn cả là đào tạo bộ binh để làm chủ công cụ bạo lực kiểu mới này. Việc triển khai drone phải trở thành một phản xạ tự nhiên, giống như việc lập tức nổ súng đáp trả trong những giây đầu hỗn loạn của một trận đọ súng. Nếu được trang bị đầy đủ, lãnh đạo hiệu quả và huấn luyện bài bản, các đơn vị bộ binh nhỏ gọn kết hợp với cảm biến bay và năng lực tấn công này sẽ có thể gây ra sức mạnh sát thương vốn trước đây chỉ có thể đạt được bằng hỏa lực không quân hoặc pháo binh truyền thống.

Thiết lập ưu thế vùng trời tầm thấp (Air Littoral Dominance)

Trong nhiều thập kỷ, chiến đấu bộ binh diễn ra theo một nhịp điệu quen thuộc. Các cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam khi theo dõi các cuộc giao tranh ở Iraq hay Afghanistan có thể lập tức nhận ra cảnh tượng quen thuộc: các tiểu đội di chuyển trong các con hẻm và kênh tưới tiêu, ẩn nấp sau các bức tường hay tảng đá, lập đội hình bắn chờ pháo binh hoặc không yểm tạo điều kiện cho cuộc tấn công. Mặc dù vũ khí và công nghệ thông tin liên lạc đã tiến bộ, bản chất của chiến đấu trên bộ vẫn không thay đổi – vẫn bị giới hạn bởi địa hình, tầm nhìn con người và tốc độ di chuyển của con người.

Nhưng có lẽ nhịp điệu ấy đang thay đổi.

Những cuộc giao tranh bộ binh trong tương lai của lực lượng Mỹ có thể sẽ diễn ra theo từng giai đoạn riêng biệt nhưng liên kết chặt chẽ với nhau – giống như cách các tiểu đội Ukraine và Nga đang tác chiến hiện nay – qua đó định hình lại bản chất của chiến tranh trên bộ. Trận đánh giờ đây không còn bắt đầu từ mặt đất mà bắt đầu từ trên không.

Giai đoạn 1: Thiết lập điều kiện để triển khai máy bay không người lái (UAV) và kiểm soát không gian tầm thấp

Bước đầu tiên trong chiến tranh bằng UAV không bắt đầu từ mặt đất, mà từ việc chiếm ưu thế trong không gian tranh chấp ngay phía trên tiểu đội. Các tiểu đội UAV cần được trang bị vũ khí chống UAV mang vác được như thiết bị gây nhiễu điện tử, súng, lưới hoặc mồi nhử. Những hệ thống này sẽ được sử dụng để bảo vệ các điểm phóng phân tán. Binh lính cần thuần thục kỹ năng phóng UAV đề phòng trường hợp phải đối đầu với UAV địch bất ngờ. Các tiểu đội cũng cần phát triển biện pháp phối hợp để điều tiết hành trình và mục tiêu của UAV tránh chồng chéo.

Khi các điểm phóng đã được bảo vệ, làn sóng UAV đầu tiên sẽ là các UAV trinh sát kết hợp với UAV săn diệt, triển khai theo đội hình rải để xác định vị trí UAV địch. Khi phát hiện, UAV săn diệt sẽ lập tức tiêu diệt mục tiêu. Sau đó, đội UAV đi đầu sẽ tiếp tục giám sát, sẵn sàng đối phó với đợt phản công bằng UAV của đối phương.

Tiểu đội nào kiểm soát được lớp không gian chiến đấu này sẽ chiếm thế chủ động và tạo điều kiện tiếp cận mục tiêu đối phương. Nếu thất bại, đối phương sẽ giữ được tổ hợp trinh sát–tấn công của họ, cho phép họ tập trung hỏa lực vào lực lượng ta trước khi bộ binh ta tiếp cận được đội hình đối phương.

Giai đoạn 2: Định vị và tấn công lực lượng bộ binh địch

Khi đã kiểm soát không gian tầm thấp, UAV sẽ chuyển sang tấn công mục tiêu người. Các nền tảng trinh sát sẽ đánh dấu tọa độ của bộ binh đối phương, hệ thống vũ khí, trung tâm chỉ huy và điểm tiếp tế. Các UAV cảm tử và UAV góc nhìn thứ nhất sẽ lao vào tiêu diệt tổ súng máy, phát nổ trong các tòa nhà hoặc tấn công các tiểu đội lộ diện. UAV cũng sẽ cung cấp tọa độ cho súng cối, pháo binh hoặc tên lửa tấn công. Cùng lúc, các điều hành viên UAV của ta sẽ tiếp tục truy tìm và tiêu diệt điều hành viên UAV của địch trước khi họ kịp phóng UAV.

Đây là giai đoạn tiêu hao, nơi đối phương mất sự liên kết và tinh thần trước cả khi tiểu đội bộ binh ta tiếp xúc trực tiếp.

Giai đoạn 3: Hỗ trợ bộ binh cơ động để tiếp cận mục tiêu

Khi kẻ địch bị rối loạn và địa hình đã được trinh sát, tiểu đội bộ binh bắt đầu tiến quân. Lúc này, công việc truyền thống của lính súng trường bắt đầu: cơ động, áp chế và chiếm lĩnh. Tuy nhiên, bộ binh được hỗ trợ bởi UAV có thể di chuyển với cái nhìn toàn cảnh – không hoàn hảo nhưng rõ ràng hơn bao giờ hết. Mọi con hẻm, hàng cây, mái nhà đều đã được quan sát từ trên cao. UAV giám sát bảo vệ sườn, quan sát các đường rìa và định vị mục tiêu theo thời gian thực. Đội hình tiến quân theo kiểu “bounding overwatch” (hành quân xen kẽ bảo vệ nhau) giờ đây như một điệu nhảy phối hợp theo chiều dọc – với lính dưới đất và UAV trên không.

Con người vẫn là lực lượng kết thúc trận đánh. Nhưng giờ đây, họ hành động dưới sự che chở của “đôi mắt bay” – nhiều trong số đó mang theo vũ khí sẵn sàng khai hỏa khi có lệnh.

Giai đoạn 4: Hành động trên mục tiêu, củng cố và truy kích bằng đường không

Khi đã chiếm được mục tiêu, UAV tiếp tục bay trên không, giám sát các đợt phản công, hỗ trợ quan sát khi củng cố lực lượng và truy kích quân địch rút lui. Việc truy kích không còn bị dừng lại ở một bức tường hay hàng cây, cũng không còn bị giới hạn bởi thể lực con người. Nó có thể kéo dài hàng chục cây số. Lực lượng địch rút lui, dù đã thoát khỏi tầm hỏa lực trực tiếp, vẫn liên tục bị UAV ta truy kích và tiêu diệt. Truy kích bằng UAV giúp loại bỏ nhu cầu phải triển khai lực lượng truy đuổi tốn kém và cho phép khai thác nhanh sự tan rã của quân địch. Điều này có thể tái hiện những “xa lộ tử thần” quy mô nhỏ như từng thấy trong Chiến tranh Vùng Vịnh.

Giai đoạn 5: Duy trì, bảo đảm an ninh và kiểm soát không gian ven biển (Littoral)

Ngay cả sau khi đã kiểm soát được mục tiêu, các máy bay không người lái (drone) vẫn tiếp tục hoạt động trên không. Quân y tiến hành sơ cứu thương binh, trong khi chỉ huy các đơn vị tổ chức lại đội hình. Các drone cấp đại đội và tiểu đoàn hỗ trợ tiếp tế và sơ tán thương binh. Tuy nhiên, các drone vẫn liên tục bay lượn trên bầu trời – sẵn sàng dẫn bắn hỏa lực, phát hiện viện binh hoặc ngăn chặn drone của đối phương quay trở lại không phận. Sự hiện diện liên tục này giúp bảo vệ không gian chiến đấu và tạo điều kiện cho các chiến dịch tiếp theo.

Việc kiểm soát không phận tầm thấp sẽ tiếp tục là một nhiệm vụ chủ động và liên tục. Khác với tác chiến trên bộ, không phận không thể được cố định hay chiếm giữ lâu dài – nó phải luôn được tranh chấp và giành quyền làm chủ.

Bên nào có khả năng thiết lập điều kiện kiểm soát liên tục tốt hơn sẽ giành được lợi thế trước các lực lượng chỉ có khả năng kiểm soát không gian ven biển một cách rời rạc. Để làm được điều này, Mỹ cần thích ứng và tích hợp các hệ thống này nhanh hơn, huấn luyện binh sĩ và drone phối hợp hiệu quả, đồng thời xây dựng văn hóa chỉ huy khuyến khích binh sĩ chủ động phát hiện và tận dụng cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ khi xuất hiện trên chiến trường.

Viết lại sổ tay bộ binh

Hiện nay, chiến đấu bộ binh đã bước vào một kỷ nguyên mà việc tấn công kẻ địch không còn phụ thuộc vào mắt người, và tầm hoạt động của một trung đội được đo bằng dặm thay vì mét. Những điều từng là đặc quyền của các quan sát viên tiền phương, trực thăng tấn công hay sở chỉ huy cấp cao, nay đã nằm trong tay các tổ đội súng trường và các chỉ huy cấp thấp.

Chiến trường của một trung đội được trang bị drone giờ đây là một không gian ba chiều, mở rộng đến những khoảng cách mà trước đây bộ binh không thể vươn tới. Quan trọng là, sự thay đổi này không chỉ mang tính công nghệ mà còn đòi hỏi sự tiến hóa về mặt học thuyết quân sự.

Tuy nhiên, nhiệm vụ cốt lõi của bộ binh vẫn không thay đổi: tiếp cận và tiêu diệt đối phương bằng hỏa lực và vận động, đẩy lùi các đợt tấn công bằng hỏa lực trực tiếp, và chiếm giữ địa bàn thông qua cận chiến và phản kích. Nhiệm vụ này đã tồn tại qua rừng rậm, thành phố, sa mạc và núi non – và sẽ tiếp tục trong thời đại drone.

Lực lượng mặt đất vẫn cần luyện tập mệnh lệnh hỏa lực, chiến thuật chế áp bằng súng máy và phối hợp với pháo cối. Những kỹ năng đã được mài giũa bằng máu qua Normandy, Mosul hay Kunar không thể bị lãng quên – bởi sẽ có lúc drone bị tổn thất và con người lại phải tác chiến như cũ. Tuy nhiên, những kỹ năng và phương pháp đó giờ đây phải tiến hóa để sống sót trong thực tế chiến đấu có drone.

Drone điều khiển góc nhìn thứ nhất (FPV) không chỉ là công cụ – chúng đang định hình một thời đại chiến tranh, nơi mỗi tổ đội đều là một mắt cảm biến kiêm hỏa lực, mỗi trung đội là một mạng lưới tấn công chính xác, và mọi rìa núi, mái nhà hay hàng cây đều có thể bị do thám, quét hoặc tấn công trong vài giây. Trong chiến trường mới này, tầm nhìn không còn là giới hạn hay nơi trú ẩn an toàn. Thực tế mới này đòi hỏi một cuộc cải tổ lớn trong học thuyết tác chiến bộ binh.

Có lẽ bộ binh nên bắt đầu với những điều cơ bản, như bài tập chiến đấu 1A: Phản ứng khi bị hỏa lực trực tiếp trong lúc hành quân bộ. Hiện tại, hướng dẫn là tổ đội phải bắn trả, tìm chỗ ẩn nấp và vận động để tiêu diệt mối đe dọa. Tuy nhiên, có thể cần bổ sung thêm quy trình song song cho các đơn vị tích hợp drone – ví dụ như triển khai drone trinh sát khi bị tấn công, xác định vị trí địch từ trên cao và điều hướng vũ khí bay vòng (loitering munitions) hoặc hỏa lực gián tiếp để tấn công. Làm chủ khía cạnh mới này của cận chiến chỉ có thể nâng cao khả năng sống sót và sức sát thương của đơn vị.

Trung đội bộ binh tương lai có thể sẽ chiến đấu cùng drone, đổ máu cùng drone và chiến thắng nhờ drone. Hơn nữa, cũng giống như việc huấn luyện binh sĩ bắn, cơ động và sống sót, có thể cần đào tạo cả máy móc để làm những điều tương tự.

Chúng ta có thể cần những bài tập mới, đội hình mới và phản xạ mới – không chỉ cho con người mà cả cho những “chiến binh kim loại” đang lơ lửng trên chiến trường.

Chiến thắng sẽ thuộc về bên nào tích hợp hệ thống không người lái vào cốt lõi tư duy chiến thuật của mình – không chỉ bằng cách cấp phát drone mà bằng việc viết lại toàn bộ học thuyết.

Nếu thế kỷ trước của chiến tranh bộ binh được định hình bởi chiến hào, súng máy và cơ giới hóa, thì thế kỷ tiếp theo sẽ được quyết định bởi những gì diễn ra trên bầu trời ngay phía trên. Tương lai sẽ thuộc về những ai biết chiến đấu – và giành chiến thắng – trong không gian ven trời.

Biên dịch: Bảo Trâm

Các tác giả:

Antonio Salinas là sĩ quan Lục quân Mỹ đang tại ngũ và là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Khoa Lịch sử, Đại học Georgetown. Sau khi hoàn thành chương trình Nghiên cứu sinh, ông sẽ giảng dạy tại Đại học Tình báo Quốc gia. Ông đã có 26 năm kinh nghiệm phục vụ trong Thủy quân Lục chiến và Lục quân Mỹ, kinh nghiệm tác chiến tại Afghanistan và Iraq. Ông là tác giả của Siren’s Song: The Allure of War và Boot Camp: The Making of a United States Marine .

Mark Askew là một sĩ quan Lục quân đang tại ngũ và là Sử gia quân sự. Ông có hơn 20 năm phục vụ trong quân đội với tư cách là sĩ quan Thiết giáp, kinh nghiệm tác chiến tại Iraq. Askew có bằng Tiến sĩ về lịch sử quân sự tại Đại học Texas A&M.

Jason P. LeVay giảng dạy lý thuyết chung tại Trường Cao đẳng Chỉ huy và Tham mưu Lục quân Mỹ ở Fort Leavenworth và là nghiên cứu sinh tiến sĩ chương trình Nghiên cứu An ninh tại Đại học Bang Kansas. Ông tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Washington và có bằng sau đại học tại Đại học Yale và Đại học Tình báo Quốc gia.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của các tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]
Tags: bộ binhchiến tranh hiện đạidronenghệ thuật chiến tranhUAV
ShareTweetShare
Bài trước

Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần cuối

Next Post

Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia – Azerbaijan

Next Post
Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia – Azerbaijan

Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia - Azerbaijan

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

04/06/2025
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia – Azerbaijan

Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia – Azerbaijan

17/07/2025
“Sự tiến hóa” của chiến tranh: Bộ binh tác chiến ngoài tầm nhìn nhờ drone

“Sự tiến hóa” của chiến tranh: Bộ binh tác chiến ngoài tầm nhìn nhờ drone

16/07/2025
Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần đầu

Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần cuối

15/07/2025
Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần đầu

Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần đầu

14/07/2025
Đánh giá tổng thể kho vũ khí hạt nhân của Israel năm 2025

Đánh giá tổng thể kho vũ khí hạt nhân của Israel năm 2025

13/07/2025
Điểm yếu của hệ thống tình báo Iran qua cuộc xung đột 12 ngày với Israel

Điểm yếu của hệ thống tình báo Iran qua cuộc xung đột 12 ngày với Israel

12/07/2025
Sự định vị mới trong chiến lược cường quốc của chính phủ Modi Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đối với quan hệ Trung – Ấn

Sự định vị mới trong chiến lược cường quốc của chính phủ Modi Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đối với quan hệ Trung – Ấn

11/07/2025
Tình hình Balkan trong cấu trúc an ninh Á – Âu hiện nay

Tình hình Balkan trong cấu trúc an ninh Á – Âu hiện nay

10/07/2025

Tin Mới

Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia – Azerbaijan

Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia – Azerbaijan

17/07/2025
14
“Sự tiến hóa” của chiến tranh: Bộ binh tác chiến ngoài tầm nhìn nhờ drone

“Sự tiến hóa” của chiến tranh: Bộ binh tác chiến ngoài tầm nhìn nhờ drone

16/07/2025
62
Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần đầu

Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần cuối

15/07/2025
72
Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần đầu

Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần đầu

14/07/2025
78

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.