Các đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ đang lo lắng trước khả năng áp thuế của Trump. Thuế quan sẽ làm cho Trung Quốc trở nên giàu có hay phá sản với đòn đánh thuế mới của Trump? Nhiều chuyên gia cho rằng sẽ có rất nhiều hoạt động sản xuất có thể sẽ được chuyển sang cho các quốc gia Châu Á khác như Việt Nam, Malaysia, Indonesia.
Thuế quan là một công cụ mà khi được sử dụng đúng cách sẽ trở nên rất mạnh mẽ không chỉ về mặt kinh tế mà còn để có được những thứ khác bên ngoài kinh tế. Với tư cách là tân tổng thống, Donald Trump đắc cử hứa sẽ thực hiện kế hoạch áp thuế đối với các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ như Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đồng ý tăng thâm hụt ngân sách lên 4% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2025 sẽ là mức cao nhất được ghi nhận theo nguồn tin của Reuters, đồng thời Bắc Kinh sẽ tuân thủ mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% theo kế hoạch thâm hụt mới so với mục tiêu ban đầu là 3% GDP cho năm 2024. Nó cũng phù hợp hơn với chính sách tài khóa chủ động được các quan chức lãnh đạo vạch ra trong tháng này là tăng thêm 1% GDP trong chi tiêu, lên tới khoảng 179,4 tỷ. Các nguồn tin cũng cho biết sẽ có thêm các biện pháp kích thích thông qua việc phát hành trái phiếu đặc biệt ngoài ngân sách, các mục tiêu này thường không được công bố chính thức cho đến cuộc họp thường niên của Quốc hội vào tháng 3 và chúng vẫn có thể thay đổi trước kỳ họp lập pháp. Bắc Kinh đã không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận về cách tiếp cận tài chính mạnh mẽ hơn được lên kế hoạch cho năm tới. Điều này cũng là một phần trong các biện pháp chuẩn bị của Trung Quốc nhằm chống lại tác động của mức thuế quan cao hơn của Hoa Kỳ mà họ dự kiến sẽ tăng khi Donald Trump trở lại làm tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 1/2025. Reuters đã đưa tin vào tháng trước rằng các cố vấn chính phủ đã khuyến nghị Bắc Kinh không hạ thấp mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế mặc dù nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã gặp khó khăn trong năm 2024 do cuộc khủng hoảng bất động sản nghiêm trọng: nợ chính quyền địa phương cao và nhu cầu tiêu dùng yếu xuất khẩu là một trong số ít điểm sáng nhưng điều đó có thể sớm khiến nước này phải đối mặt thuế quan trên 60% nếu Trump thực hiện các cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình. Các nhà phân tích tin rằng Trung Quốc có thể sẽ dựa rất nhiều vào các biện pháp kích thích tài chính trong năm tới nhưng cũng có thể sử dụng các công cụ khác để đối phó với tác động của thuế quan. Trong nhiệm kỳ trước tổng thống Trump đã ban hành mức thuế quan mới đặc biệt đối với Trung Quốc. Mặc dù nó đã gây tổn hại cho Trung Quốc nhưng nó lại là một sự bùng nổ đối với các quốc gia khác. Ví dụ như ở Việt Nam, rất nhiều nhà máy, rất nhiều thứ được sản xuất tại Trung Quốc đã được chuyển thẳng qua biên giới vào các nhà máy mới được xây dựng tại Việt Nam, đây có thể được coi là một sự bùng nổ kinh tế to lớn đối với Việt Nam và hàng chục nghìn việc làm mới được tạo ra.
Margaret Peters, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học California Los Angeles cho rằng việc Mỹ áp đặt mức thuế này đối với Trung Quốc, đó là một sự bùng nổ lớn đối với những đất nước khác như Việt Nam vì các công ty đã dần chuyển nhà máy của họ qua biên giới vào miền Bắc Việt Nam và hàng chục nghìn người đã được tuyển dụng và chỉ có sản xuất hàng hóa là chuyển dịch. Gần một phần ba lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện đang đến Hoa Kỳ. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là một sự bùng nổ to lớn đối với Việt Nam, tuy nhiên liệu Việt Nam cũng có thể là mục tiêu tiếp theo của các mức thuế quan đang thay đổi không? Margaret Peters cũng chia sẻ rằng Việt Nam có thể thoát khỏi thuế quan trong một thời gian vì vậy sẽ có rất nhiều sản phẩm được chuyển đến Việt Nam hay Malaysia, Indonesia. Bởi chi phí lao động ròng của Trung Quốc đã tăng trong 20 – 30 năm qua, do đó, họ thậm chí không có khả năng cạnh tranh ở một số hàng hóa nhất định như hàng dệt may,… trong một thời gian dài. Vì vậy, điều chúng ta nên thấy là những nơi như Việt Nam và Indonesia có chi phí lao động rất thấp thậm chí có thể áp dụng thuế quan những nhà sản xuất cạnh tranh nhất. Về cơ bản là thuế quan tạo ra trò chơi “đập chuột chũi” theo một số cách mà các công ty sẽ tiếp tục di chuyển đến nơi dễ dàng và rẻ nhất để họ sản xuất hàng hóa tốt và điều này sẽ ảnh hưởng đến các loại công ty khác nhau theo cách khác nhau. Ví dụ như với hàng dệt may và quần áo, loại hàng hóa này có thể vận chuyển khá dễ dàng nhưng những thứ khác mất nhiều thời gian đầu tư sẽ không thay đổi và những hàng hóa đó sẽ trở nên đắt đỏ hơn.
Vậy có lợi ích nào dành cho Hoa Kỳ hoặc là một loại chiến thuật?
Tổng thống Trump muốn đưa trở lại sản xuất cho Hoa Kỳ nhưng có một số hàng hóa nhất định như hàng dệt may thực sự là những công việc khá tệ và các chuyên gia không biết liệu ông Trump có thể thực sự mang những thứ đó trở lại Hoa Kỳ mà không đột nhiên khiến giá quần áo tăng gấp hai đến ba thậm chí là bốn lần chi phí bây giờ hay không? Vậy thì mục đích của việc áp thuế đối với mặt hàng này là gì ngoại trừ việc trừng phạt Trung Quốc? Nó có thể là một quỹ cho chính phủ Hoa Kỳ và đưa tiền vào Kho bạc Hoa Kỳ mà ông Trump tuyên bố là do chính phủ nước ngoài trả nhưng như chúng ta đều biết thực ra là do người tiêu dùng trả hoặc họ không mua những hàng hóa đó khiến cho hàng hóa được sản xuất tại Hoa Kỳ có tính cạnh tranh hơn.
Khi chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam hoặc từ Mexico sang Costa Rica, thực chất chỉ là đang thay đổi nơi sản xuất. Điều này không mang lại nhiều ý nghĩa, vì hầu hết các loại thuế quan chỉ đơn giản là một khoản thuế mà người tiêu dùng Mỹ phải gánh. Kết quả cuối cùng là người Mỹ phải trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm này, nhưng những sản phẩm đó có thể vẫn không được sản xuất tại Mỹ. Ngay cả với mục tiêu là đưa sản xuất trở lại Mỹ, người tiêu dùng vẫn phải trả giá cao hơn cho hàng hóa, trong khi chính phủ không thu được nhiều doanh thu từ thuế quan, vì hàng hóa đã được sản xuất trong nước. Nếu nước Mỹ thực sự lo ngại về vấn đề nợ công, sẽ có những cách hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu tài chính. Ví dụ, Mỹ có thể tăng thuế đối với người giàu hoặc các tập đoàn lớn. Những biện pháp này ít gây áp lực lên người dân bình thường hơn so với việc áp thuế quan.
Thật mỉa mai là các chính trị gia thường nói về việc giảm nợ trước khi nhậm chức, nhưng sau đó dường như vấn đề này lại không được quan tâm đúng mức. Tổng thống đắc cử Trump đang hứa sẽ cắt giảm thuế và lập luận của ông cho điều này là để thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ, kiềm chế nhập cư và cả dòng chảy ma túy bất hợp pháp. Ông ấy cũng nói về mức thuế quan tiềm năng mà ông ấy sẵn sàng tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, nhưng điều đó sẽ ảnh hưởng đến Hoa Kỳ như thế nào?, liệu những loại nào trong số những thứ Mỹ dựa vào các quốc gia đó có thể có lợi hoặc không có lợi thì điều quan trọng nhất?
Khi nghĩ về việc áp thuế lên Canada và Mexico, điều đầu tiên là cách ngành sản xuất ô tô của Mỹ đã tích hợp sản xuất giữa ba quốc gia này. Nhiều nhà sản xuất ô tô Mỹ có nhà cung cấp hoặc thậm chí cả nhà máy riêng tại Canada và Mexico. Vì vậy, nếu áp thuế, chính các nhà sản xuất ô tô Mỹ sẽ chịu thiệt hại đầu tiên. Họ sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho các bộ phận ô tô được sản xuất ở hai quốc gia này. Hãy nhớ rằng việc sản xuất ô tô tại Canada đã tồn tại từ rất lâu, khoảng 100 năm nay. Thuế quan sẽ khiến việc mua ô tô trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Điều này có thể khiến người mua chuyển sang lựa chọn xe khác, chẳng hạn như Honda sản xuất tại Mỹ hoặc các dòng xe nước ngoài khác. Ngoài ra, thuế cũng làm tăng chi phí xuất khẩu ô tô của Mỹ ra thị trường quốc tế. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngành ô tô mà còn tác động đến nhiều ngành sản xuất khác, chẳng hạn như quần áo hay hàng công nghệ cao từ Canada. Đối với những người yêu thích guacamole , thuế quan lên bơ nhập khẩu từ Mexico sẽ là một cú sốc lớn, đặc biệt vào dịp Super Bowl, khi nguồn cung bơ California không đủ đáp ứng. Điều này cũng áp dụng cho các mặt hàng khác như cà chua, dưa chuột, ớt chuông, và thậm chí cả dòng xe bán tải Dodge Ram, vốn được sản xuất hoàn toàn tại Mexico.
Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi từ các mức thuế quan được áp đặt gần đây. Tại nhiều khu vực, việc xây dựng các nhà máy sau khi Trung Quốc bị áp thuế đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều tỉnh thành, tạo ra hàng chục nghìn việc làm. Dù các công việc này có thể không được coi là “tuyệt vời” trong mắt một số người, nhưng đối với những người chuyển từ nghề nông tự cung tự cấp sang làm việc trong nhà máy, đó là sự thay đổi lớn. Điều này có thể mang lại cơ hội cho gia đình họ, như việc trẻ em không phải lao động sớm mà có thể tiếp tục học hành lâu hơn. Đặc biệt, trong ngành dệt may và quần áo, các công việc này thường dành cho phụ nữ, góp phần trao quyền cho họ trên toàn thế giới. Ngoài ra, những cơ hội việc làm mới này giúp cải thiện đời sống, như cho phép trẻ em có chế độ dinh dưỡng tốt hơn. Nhiều khu vực ở các quốc gia đang phát triển có thể thoát nghèo và tiến vào tầng lớp trung lưu toàn cầu.
Trong bối cảnh này, có thể đặt câu hỏi liệu chiến tranh thương mại có thực sự mang lại lợi ích lâu dài cho Mỹ hay không. Nếu được thực hiện chiến lược, thuế quan có thể là công cụ để phát triển các ngành công nghiệp cụ thể. Ví dụ, thay vì áp dụng thuế quan toàn diện, chính phủ có thể nhắm vào các ngành như sản xuất công nghệ cao, tạo động lực thu hút các nhà sản xuất đến Mỹ. Điều này tương tự như Đạo luật Chips của chính quyền Tổng thống Biden, tập trung vào ngành công nghiệp chip máy tính chiến lược, nhằm khuyến khích xây dựng nhà máy tại Mỹ thông qua các chính sách công nghiệp hiệu quả.
Tuy nhiên, áp dụng thuế quan một cách chung chung có thể là một công cụ thô sơ, thiếu hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể. Câu hỏi đặt ra là liệu chiến lược này chỉ nhằm tăng đòn bẩy đàm phán hay thực sự mang lại kết quả kinh tế dài hạn. Ví dụ, khi thuế quan được áp dụng với Trung Quốc, Việt Nam đã có sự bùng nổ kinh tế. Tương tự, nếu Mỹ áp thuế với Mexico, liệu các quốc gia như Costa Rica có trở thành trung tâm kinh tế mới không? Đó là điều đáng suy ngẫm. Chúng ta sẽ cần tiếp tục theo dõi để thấy cách những chiến lược này tác động đến các đối tác thương mại và cả nền kinh tế Việt Nam.
Thuế quan Hoa Kỳ: Liệu có phải là thách thức đối với Việt Nam?
Mức thuế 60% được ông Trump đề xuất đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và mức thuế phổ thông 10 – 20% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ nước khác có thể có tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam.
Theo VnDirect, việc áp thuế nhập khẩu có thể gia tăng áp lực lên lạm phát Mỹ, đè nặng lên nhu cầu tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng đến triển vọng xuất khẩu của Việt Nam khi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 29% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Trong số đó, không loại trừ nguy cơ phía Việt Nam đối mặt với sự gia tăng điều tra phòng vệ thương mại từ Mỹ do thâm hụt thương mại lớn giữa Mỹ và Việt Nam (104,6 tỷ USD vào năm 2023; 90,6 tỷ USD trong 10 tháng năm 2024) và xu hướng FDI Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng. Chỉ riêng năm 2023, Mỹ đã khởi xướng 59 vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với Việt Nam, chiếm gần 25% tổng số vụ phòng vệ thương mại do nước ngoài điều tra đối với hàng xuất khẩu Việt Nam.
Cơ hội nào dành cho Việt Nam?
Các chuyên gia tin rằng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang có thể gây ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc ghi nhận nguồn vốn FDI vào Việt Nam gia tăng đáng kể, chiếm 13,3% tổng vốn FDI đăng ký mới của Việt Nam trong 10T24, vẫn không thể loại trừ khả năng FDI từ Trung Quốc có nguy cơ giảm do các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng tăng từ Mỹ (liên quan tới nguồn gốc, xuất xứ của hàng xuất khẩu). Tuy nhiên, sự thay đổi cục bộ này có thể tạo cơ hội cho Việt Nam gia tăng thu hút FDI từ các đồng minh khác của Mỹ, như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.
Với việc Trung Quốc là “đối tượng nhắm đến chủ chốt” của ông Trump, các quốc gia đồng minh của Mỹ có thể sẽ xem xét gia tăng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam để giảm thiểu rủi ro liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Điều này được kỳ vọng sẽ dẫn đến làn sóng đa dạng hóa FDI cho Việt Nam về lâu dài.
Nhìn chung, thay vì đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên một nhiệm kỳ tổng thống Mỹ vốn chỉ kéo dài 4 năm, việc rót vốn FDI sẽ đến từ phụ thuộc vào chiến lược dài hạn của nhà đầu tư cũng như những giá trị cốt lõi mà quốc gia được đầu tư mang lại. Việc Việt Nam sở hữu môi trường đầu tư hấp dẫn, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, lực lượng lao động dồi dào cũng như vị trí địa lý chiến lược sẽ là những thế mạnh giúp Việt Nam duy trì sức hút đối với dòng vốn FDI trong tương lai.
Để chuẩn bị trước những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ, Việt Nam cần phải củng cố vị thế là đối tác thương mại đáng tin cậy thông qua việc tăng cường minh bạch trong lĩnh vực thương mại và có những nỗ lực được ghi nhận trong việc giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam thông qua tăng nhập khẩu, đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại lớn, chẳng hạn như các hiệp định liên quan đến khí đốt LNG và mua máy bay từ các nhà sản xuất Mỹ. Bên cạnh đó, để giảm thiểu nguy cơ trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm đối phó với những mặt hàng Trung Quốc có dấu hiệu “né thuế Mỹ”. Ngoài ra, việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ ngoại giao là cần thiết trong thời điểm rủi ro địa chính trị và nguy cơ phân cực gia tăng.
Tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù Việt Nam vẫn bị phân loại là “Nền kinh tế phi thị trường”, việc Việt Nam được xác định không thao túng tiền tệ là một tín hiệu tốt. Hơn hết, nếu Việt Nam tiếp tục khẳng định mình là đối tác thương mại đáng tin cậy sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ việc Mỹ áp các biện pháp phòng vệ thương mại hà khắc lên Việt Nam, và sự thay đổi chính quyền Mỹ lần này có thể đem đến nhiều cơ hội, hơn là rủi ro với Việt Nam.
Một ví dụ điển hình chính là Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đang vận hành các nhà máy khổng lồ ở cả Trung Quốc và Việt Nam, sản xuất hàng triệu chiếc smartphone cho thị trường toàn cầu. Khi nói về chất lượng, không có sự khác biệt giữa các thiết bị Android được lắp ráp tại mỗi quốc gia, theo ông Lâm Nguyễn, giám đốc nghiên cứu tại công ty phân tích thị trường IDC. “Chất lượng của một chiếc điện thoại Samsung sản xuất tại Việt Nam chắc chắn tương đương với chất lượng của một chiếc sản xuất tại Trung Quốc,” ông nhận định. Không chỉ là điện thoại. Các nhà máy tại Việt Nam đã có những bước tiến nhanh chóng trong vài năm qua và hiện đang sánh ngang với các đối thủ Trung Quốc cả về chất lượng lẫn giá cả trong nhiều ngành công nghiệp, theo các nhà phân tích. Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã duy trì vị thế thống trị là “công xưởng của thế giới”, với ngành sản xuất khổng lồ mang lại lợi thế rõ ràng về hiệu quả và chất lượng. Tuy nhiên, Việt Nam đã nổi lên như một đối thủ thực sự trong 15 năm qua.
Xu hướng này đang tạo ra mối lo ngại cho Trung Quốc khi nước này chuẩn bị đối mặt với một cuộc đối đầu thương mại khác với Hoa Kỳ, sau khi tổng thống đắc cử Donald Trump quay lại nhậm chức vào tháng 1.
Những kịch bản nào có thể xảy ra?
Trước những diễn biến khó lường về khả năng Trump áp thuế nhập khẩu, các chuyên gia đã đưa ra ba kịch bản tác động tới triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, tương ứng với các mức thuế khác nhau.
Kịch bản cơ sở: Trung Quốc sẽ bị áp thuế 60% và các quốc gia xuất khẩu sang Mỹ bị áp thuế 10-20%. Giả sử tất cả các yếu tố khác không đổi, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ duy trì ổn định ở mức 8% so với cùng kỳ. Ngay cả khi ông Trump áp dụng mức thuế phổ thông 10 – 20% lên các quốc gia xuất khẩu sang Mỹ (ngoài Trung Quốc), việc Việt Nam có lợi thế về chênh lệch thuế quan với Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam ít nhất giữ được thị phần trong rổ hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Kịch bản tích cực: Trung Quốc bị áp thuế 60% và không áp dụng thuế quan phổ thông. Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ vượt 8%, được củng cố bởi chênh lệch thuế đáng kể so với Trung Quốc, cùng với lợi thế cạnh tranh về vị trí chiến lược, các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, chi phí nhân công và lực lượng lao động dồi dào.
Kịch bản tiêu cực: Trung Quốc bị áp thuế 60%, các quốc gia xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị áp thuế 10-20% và Việt Nam bị áp thuế bổ sung. Ở kịch bản tiêu cực này, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ giảm đáng kể so với mức kỳ vọng 8%. Tác động tiêu cực có thể sẽ không chỉ đến từ việc bị áp thêm thuế mà còn đến từ rủi ro bị điều tra phòng vệ thương mại tăng lên. Cùng lúc đó, Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh giành thị phần tại thị trường Hoa Kỳ từ các nước xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh tương tự. Mức độ nghiêm trọng của tác động sẽ phụ thuộc vào từng loại mặt hàng xuất khẩu, mức thuế suất hiện hành và thời điểm bị áp thuế.
Tác động của việc tăng thuế đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nếu xảy ra sẽ khác nhau tùy theo mức thuế áp dụng, thời điểm thực hiện, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong tổng giá trị xuất khẩu của sản phẩm đó, và cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế nội địa Mỹ cũng như các đối thủ xuất khẩu khác trong cùng phân khúc.
Nhìn chung, trong khi xuất khẩu hàng tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng do áp lực lạm phát cao hơn, các sản phẩm xuất khẩu phục vụ doanh nghiệp Mỹ sẽ được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế doanh nghiệp và dỡ bỏ các quy định hạn chế.
Kết luận
Cuộc chiến thương mại do chính sách áp thuế của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã tạo ra nhiều thay đổi quan trọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu. Đối với Việt Nam, đây có thể là cơ hội lớn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ liên quan đến phòng vệ thương mại và rủi ro bị áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Việt Nam cần tận dụng cơ hội này bằng cách tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vai trò đối tác thương mại đáng tin cậy trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, việc duy trì mối quan hệ ngoại giao chiến lược với các đối tác, đặc biệt là Hoa Kỳ, sẽ là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro và tận dụng tối đa lợi ích từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc, dù mang đến nhiều bất ổn, cũng mở ra cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế quốc tế. Trong tương lai, sự chuẩn bị kịp thời và các chiến lược dài hạn sẽ là yếu tố quyết định để Việt Nam không chỉ vượt qua thách thức mà còn tận dụng triệt để lợi thế trong bối cảnh biến động toàn cầu./.
Tổng hợp, phân tích: Nguyễn Phương Ngân
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]
Tài liệu tham khảo
1. China’s tariffs loss is Vietnam’s gain – December 19, 2024. (2024, December 21). YouTube. Retrieved December 31, 2024, from https://www.youtube.com/watch?v=OiRSxg5YjoE
2. Ralph Jennings. (2024, December 30). How Vietnam emerged as a serious rival to China’s export machine. South China Morning Post. Retrieved December 31, 2024, from https://www.scmp.com/economy/global-economy/article/3292488/how-vietnam-emerged-serious-rival-chinas-export-machine?module=top_story&pgtype=homepage
3. Thu Minh. (2024, December 2). Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang tác động gì đến dòng vốn FDI vào Việt Nam? TẠP CHÍ KINH TẾ VIỆT NAM. https://vneconomy.vn/cang-thang-thuong-mai-my-trung-leo-thang-tac-dong-gi-den-dong-von-fdi-vao-viet-nam.htm