Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Khu vực

Chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Donald Trump và sự tác động đến các vấn đề an ninh phi truyền thống 

07/05/2025
in Khu vực
A A
0
Khủng hoảng chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ và tương lai chính sách cân bằng Nga, Mỹ của Tổng thống Erdogan
0
SHARES
227
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Chính sách “Nước Mỹ trên hết” do Tổng thống Donald Trump khởi xướng thể hiện rõ xu hướng chủ nghĩa bảo hộ trong đường lối đối ngoại của Mỹ. Chính sách này tập trung vào lợi ích quốc gia Mỹ, cắt giảm cam kết quốc tế và ưu tiên các lợi ích kinh tế, quân sự của Hoa Kỳ. Trong bối cảnh đó, các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khủng hoảng di cư ít được chú trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Trump. Các chính sách mới của Trump đã tạo ra khoảng trống trong vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và khiến cộng đồng quốc tế phải tái định hình chiến lược ứng phó với các mối đe dọa phi truyền thống. 

Chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Donald Trump và vấn đề an ninh phi truyền thống 

Chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Donald Trump 

Thuật ngữ “nước Mỹ trên hết” đã được Đại học Yale (Mỹ) nghiên cứu và cho rằng nó xuất hiện từ những năm 1850, sau đó đến năm 1916, thuật ngữ này được Tổng thống Woodrow Wilson đặt ra trong chiến dịch tranh cử năm của ông, cam kết giữ cho nước Mỹ trung lập trong Thế chiến thứ nhất. Về sau, Donald Trump đã sử dụng khẩu hiệu này trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 và dần trở thành một chính sách trong các nhiệm kỳ tổng thống của ông (2017–2021, 2025–nay). Có nhiều định nghĩa nhưng cốt lõi nhất của chính sách này chính là: “Nước Mỹ trên hết là một học thuyết chính trị dân túy ở Mỹ nhấn mạnh khái niệm cơ bản về “đặt nước Mỹ lên hàng đầu”, thường bao gồm việc bỏ qua các vấn đề toàn cầu và chỉ tập trung vào chính sách trong nước ở Mỹ. Điều này thường biểu thị các chính sách không can thiệp , chủ nghĩa dân tộc Mỹ và chính sách thương mại bảo hộ” .

Đầu năm 2025, cả thế giới đã được chứng kiến sự kiện mang tính lịch sử của nước Mỹ, đó là sự xuất hiện của Tổng thống đời thứ 47 của nước Mỹ – Donald Trump, sau cuộc cạnh tranh quyết liệt với bà Kamala Harris. Dường như không ai không biết đến cái tên Donald Trump vì ông đã từng giữ chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ  2017-2021 và nổi bật với chính sách “nước Mỹ trên hết”, chính sách này nhằm đề cao chủ nghĩa đơn phương, tối đa nguồn lợi về cho nước Mỹ, đặt nước Mỹ lên hàng đầu. Để thực hiện chính sách, D. Trump đã có những hành động quyết liệt trong các lĩnh vực để nhận được nhiều nguồn lợi nhất có thể cho Mỹ, điển hình như chính sách bảo hộ thương mại của D. Trump, ông đã tiến hành áp thuế lên nhiều sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Mỹ nhằm mục đích bảo vệ các doanh nghiệp nội địa, hay trong mối quan hệ chính trị – ngoại giao với các quốc gia khác, D. Trump đã có động thái trừng phạt quốc gia khác nếu quốc gia đó có mối quan hệ thương mại tốt đẹp với đối thủ của nước Mỹ đó là Trung Quốc. Đến cuối năm 2024 – đầu 2025, D. Trump đã có những động thái nhằm thể hiện ông vẫn kiên trì theo đuổi chính sách “nước Mỹ trên hết” trong các cuộc vận động tranh cử, cho đến khi tái đắc cử D. Trump đã thể hiện điều đó thông qua các sắc lệnh mang tính cứng rắn của ông. 

Vấn đề an ninh phi truyền thống 

Khái niệm an ninh phi truyền thống (ANPTT) là một khái niệm mới xuất hiện vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, vấn đề ANPTT mới được nhiều người chú ý sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, ANPTT là khái niệm động, thay đổi tùy thuộc vào cách thức tiếp cận, chủ yếu sử dụng để phân biệt với an ninh truyền thống, dùng để chỉ các mối đe dọa, thách thức phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, dân tộc, cộng đồng và sự ổn định của mỗi con người, có nguồn gốc phi quân sự từ các tác nhân, chủ thể phi nhà nước . Tuy nhiên, ANPTT thường được hiểu là các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, di cư, dịch bệnh, an ninh lương thực, an ninh mạng, khủng bố, ma túy, an ninh năng lượng,…

Những thách thức mà ANPTT đem lại là vô cùng to lớn, bởi lẽ các vấn đề đó có mức độ ảnh hưởng chậm và kéo dài, khó có sự đồng nhất và cần các quốc gia chung tay lại để giải quyết. Ví dụ như trường hợp Nhật Bản năm 2023, nước này có hành động xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima ra Thái Bình Dương, điều này vấp phải sự phản đối của Trung Quốc và Hàn Quốc, nhưng lại nhận được sự ủng hộ của Mỹ. Điều đó thể hiện rằng các quốc gia khó có thể từ bỏ lợi ích của quốc gia mà ủng hộ những biện pháp nhằm giải quyết vấn đề ANPTT. Đó chính là điều nan giải trong quá trình giải quyết các vấn đề đó. 

Sự tác động từ chính sách “nước Mỹ trên hết” của Donald Trump đến vấn đề an ninh phi truyền thống 

Chính sách “nước Mỹ trên hết” của Donald Trump đã gây ra nhiều tác động mạnh mẽ đối với không chỉ nước Mỹ mà còn đối với các vấn đề an ninh quốc tế. Trong đó, an ninh phi truyền thống, bao gồm các mối đe dọa như biến đổi khí hậu, dịch bệnh toàn cầu và các cuộc khủng hoảng nhân đạo, đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các quyết sách này. Những chính sách bảo hộ thương mại, tăng cường hợp tác đơn phương và sự từ bỏ các thỏa thuận đa phương đã làm suy yếu các cơ chế toàn cầu để giải quyết những vấn đề này. Sự thoát ly của Mỹ dưới thời Trump đã làm gia tăng những thách thức đối với an ninh phi truyền thống, khi các quốc gia khác thiếu sự hỗ trợ từ một cường quốc. Do đó, việc nghiên cứu tác động của chính sách này đối với an ninh phi truyền thống trở nên vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Tác động của việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu 

Năm 2015, dưới thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ cam kết giảm 26% lượng khí nhà kính vào năm 2025 so với năm 2005 và trở thành quốc gia tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu . Ngay sau khi nhậm chức Tân Tổng thống của nước Mỹ, ngày 20/01/2025, Tổng thống Donald Trump lại một lần nữa rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, đưa quốc gia có lượng khí thải lớn nhất thế giới ra khỏi nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu lần thứ 2 trong một thập kỷ . 

Tổng thống Donald Trump cho rằng Hiệp định Paris gây bất lợi cho nền kinh tế Mỹ và quyết định rút khỏi thỏa thuận này. Ông lập luận rằng việc tuân thủ Hiệp định sẽ khiến Mỹ gánh chịu chi phí tài chính lớn, bao gồm các khoản đầu tư vào năng lượng sạch, làm giá điện sinh hoạt tăng 20%, khiến mỗi hộ gia đình tốn hơn 20.000 USD/năm . Ngoài ra, ông cảnh báo rằng Hiệp định có thể khiến Mỹ mất 6,5 triệu việc làm vào năm 2040 và làm GDP giảm hơn 2,5 nghìn tỷ USD. Trong khi lợi ích môi trường mang lại không đáng kể, chỉ giúp giảm 0,2°C nhiệt độ toàn cầu vào năm 2100 theo nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) . Những tuyên bố này đã gây chấn động cộng đồng quốc tế và làm dấy lên lo ngại về tương lai của các nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Khi Mỹ rời khỏi hiệp định này có thể đem đến những ảnh hưởng như sau: 

Gây khó khăn trong việc phòng chống tác hại của biến đổi khí hậu. Việc Mỹ rời khỏi hiệp định sẽ đồng nghĩa với việc Mỹ không cung cấp thông tin cập nhật hàng năm về lượng khí thải nhà kính của nước này. Thiếu thông tin từ Mỹ có thể khiến việc theo dõi quá trình giảm phát thải nói chung trên toàn cầu trở nên khó khăn hơn . 

Giảm thiểu nguồn hỗ trợ cho các nước đang phát triển gặp khó khăn về vấn đề an ninh môi trường. Quyết định rút khỏi Hiệp định còn tạo ra một khoảng trống tài chính nghiêm trọng khi Mỹ – nước đóng góp 21% ngân sách cho Ban Thư ký khí hậu của Liên Hợp Quốc – đã cắt giảm 11 tỷ USD viện trợ khí hậu trong năm 2024. Hành động này đẩy các nước đang phát triển vào tình thế khó khăn, khi họ cần hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm để thực hiện các biện pháp thích ứng và giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu . 

Góp phần tác động đến hành vi của các quốc gia khác. Hành động của Mỹ sẽ tác động lên các quốc gia khác tạo nên một hiệu ứng domino về vấn đề tuân thủ các nguyên tắc về biến đổi khí hậu. Với tư cách là một nước lớn có đủ tiềm lực để thực hiện những cam kết về biến đổi khí hậu nhưng lại không thực hiện thì Mỹ sẽ trở thành lý do để các nước khác giảm bớt nghĩa vụ của mình trong các cam kết về vấn đề này.

Gây trầm trọng thêm vấn đề biến đổi khí hậu. Donald Trump với mục đích phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước được thể hiện trong tuyên bố “Mỹ sẽ không phá hoại các ngành công nghiệp của mình, trong khi Trung Quốc gây ô nhiễm mà không bị trừng phạt”, điều này chứng tỏ sẽ chẳng còn ràng buộc về quy định giảm thiểu khí carbon cho nước Mỹ, với tỉ lệ dân số đông và mục đích di chuyển nhiều Mỹ đều nằm trong danh sách các quốc gia có lượng phát thải khí carbon nhiều nhất trong nhiều năm. Và nước Mỹ sẽ khiến các quốc gia khác bất lực trước việc các nước đó phải gồng mình chống lại ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu còn nước Mỹ lại ung dung hưởng lợi từ việc phát triển công nghiệp nặng với lượng rác thải công nghiệp khổng lồ đè nặng lên môi trường. 

Nhìn chung, những hành động mà D. Trump làm chỉ xoay quanh mục đích phát triển nước Mỹ vĩ đại hơn, mạnh mẽ hơn. Chính điều này thể hiện rằng, D. Trump vẫn đang thực hiện mục tiêu “nước Mỹ trên hết” mặc dù điều đó tác động tiêu cực đến các vấn đề chung của toàn thế giới như vấn đề biến đổi khí hậu. 

Chính sách về người di cư và tị nạn của D. Trump tác động đến vấn đề di cư toàn cầu 

D. Trump đã ký tới 10 sắc lệnh hành pháp liên quan tới vấn đề an ninh biên giới phía Nam và chống nhập cư trái phép ngay trong ngày cầm quyền đầu tiên. Đáng chú ý là sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại biên giới, tạo điều kiện cho quân đội Mỹ hoàn thành việc xây dựng bức tường biên giới giáp Mexico và cho phép Lầu Năm Góc triển khai lực lượng quân thường trực vùng các thành viên Vệ binh Quốc gia tới khu vực này . Ngoài ra, Washington còn đình chỉ chương trình tái định cư người tị nạn trong ít nhất 4 tháng. D. Trump cũng ký sắc lệnh chấm dứt quyền công dân dựa trên nơi sinh, vốn được ghi trong Tu chính án số 14 của Hiến pháp Mỹ, theo đó sẽ không cấp quyền công dân cho những trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Mỹ nhưng cha mẹ không có tư cách công dân Mỹ. Tuy nhiên, động thái này chắc chắn sẽ đối mặt với những thách thức pháp lý từ các cơ quan lập pháp . Bên cạnh đó, Chính quyền Tổng thống Trump cũng tăng cường các nỗ lực trục xuất người di cư trái phép, trong đó sử dụng máy bay quân sự cho các chuyến bay trục xuất, đe dọa áp thuế và những biện pháp trừng phạt khác đối với các quốc gia từ chối tiếp nhận người di cư bị trục xuất. Chính sách mới của Trump được đánh giá là không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng đến kinh tế an ninh khu vực và sự ổn định về dân cư của thế giới. 

Thứ nhất, tác động đến các nước Châu Mỹ. Những người tị nạn tại nước Mỹ thường có quốc tịch Mexico, Canada, Colombia,… đều là các nước láng giềng của Mỹ, sự gần gũi về mặt địa lý sẽ là điểm đến lý tưởng của người tị nạn. Họ là những người muốn tìm kiếm cơ hội phát triển, cơ hội thay đổi số phận của chính họ và nước Mỹ từ xưa đến nay chính là ước muốn của họ. Một khi nước Mỹ từ chối người tị nạn nhập cảnh, họ sẽ không còn nơi để đến và nơi quay về, khi Mỹ ép các quốc gia này nhận lại những người đã từ chối quốc tịch cũ để nhập cảnh vào Mỹ sẽ gây nên sự xáo trộn không nhỏ về mặt kinh tế – xã hội ở các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Mexico. Việc tiếp nhận một lượng lớn người bị trục xuất trong thời gian ngắn không chỉ tạo áp lực lên hệ thống phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục và việc làm tại các quốc gia vốn đã thiếu nguồn lực, mà còn làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, nghèo đói và tội phạm, đặc biệt tại các khu vực đô thị đông dân cư. Đồng thời, nó cũng khiến các quốc gia này rơi vào thế bị động trong việc điều chỉnh chính sách di cư, thậm chí buộc họ phải thay đổi luật nhập cư và hợp tác an ninh theo hướng phục vụ lợi ích của Mỹ dưới sức ép chính trị và kinh tế từ chính quyền Trump.

Thứ hai, chính sách điều chỉnh di cư “thô bạo” của Trump gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính bộ mặt nước Mỹ. Tuy Mỹ không phải là điểm đến duy nhất của người di cư và tị nạn, nhưng là một trong những quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trong việc hình thành các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người và bảo vệ người tị nạn. Chính sách siết chặt nhập cư của D. Trump – từ hạn chế cấp thị thực, đình chỉ tiếp nhận người tị nạn, cho đến ngừng hỗ trợ các chương trình định cư quốc tế – đã làm suy giảm nghiêm trọng tinh thần đoàn kết toàn cầu đối với người di cư. Trong khi các tổ chức quốc tế như Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn kêu gọi chia sẻ gánh nặng di cư giữa các quốc gia thì việc thắt chặt di cư dưới khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” đã có tác động lan rộng trên toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia phương Tây đang đối mặt với làn sóng di cư từ các khu vực có xung đột như Syria, Afghanistan, Ukraine. Khi Mỹ – một cường quốc có truyền thống đón nhận di cư – thể hiện thái độ khép mình, điều này làm suy yếu tinh thần khoan dung và nhân đạo quốc tế, gây nên làn sóng tranh cãi về sự nhân đạo mà nước Mỹ luôn nhắc đến trong suốt nhiều thập kỷ qua. 

Những động thái của D.Trump tác động đến y tế thế giới 

Mỹ đã cho rằng năm 2026, Mỹ sẽ chính thức rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đây là động thái được các nhà nghiên cứu chính trị quốc tế dự đoán từ khi D.Trump còn là tổng thống trong nhiệm kỳ đầu tiên, bởi lẽ Trump đã cho rằng những gì nước Mỹ bỏ ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 không tương xứng với lợi ích mà Mỹ nhận được, quan trọng hơn hết chính là Mỹ luôn là nước đóng góp nhiều nhất, còn các quốc gia khác đóng góp ít hơn nhưng lại được hưởng lợi nhiều hơn hoặc ngang bằng Mỹ, điển hình chính là Trung Quốc. Đó được coi là lập luận và lý do D.Trump quyết tâm muốn rời khỏi WHO trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với nền y tế thế giới. 

Trong giai đoạn 2024-2025, Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, với số tiền ước tính là 988 triệu USD, chiếm khoảng 14% trong tổng ngân sách 6,9 tỷ USD của WHO. Một tài liệu ngân sách trình bày tại cuộc họp cho thấy chương trình y tế khẩn cấp của WHO “phụ thuộc nhiều” vào tiền mặt của Mỹ. Tài liệu cho biết nguồn tài trợ của Hoa Kỳ “cung cấp xương sống cho nhiều hoạt động khẩn cấp quy mô lớn của WHO”, bao phủ tới 40%. Điều này đồng nghĩa với việc các phản ứng ở Trung Đông, Ukraine và Sudan đang gặp rủi ro, ngoài ra còn có hàng trăm triệu USD sẽ bị rút lui do Mỹ sẽ xóa sổ các chương trình viện trợ chống lại bệnh bại liệt và HIV . Điều đó cho thấy, các gói hỗ trợ của WHO đã số do Mỹ viện trợ, nếu Mỹ rút khỏi WHO thì tổ chức này sẽ mất một nguồn hỗ trợ to lớn mà khó nước nào có thể làm được điều đó. Và những người bị ảnh hưởng trực tiếp chính là những người đang nhận gói hỗ trợ từ Mỹ để điều trị bệnh. 

Kết luận 

Nhìn chung, tổng thống Trump có thể sẽ đem đến những cơ hội mới cho nước Mỹ để nước Mỹ tiến tới bước phát triển mới đúng với tinh thần “nước Mỹ trên hết” mà Trump đã vạch ra. Tuy nhiên, những cơ hội đó chỉ có thể nói đến cơ hội trong kinh tế, quân sự của nước Mỹ. Còn với vấn đề an ninh phi truyền thống, đó lại là những thách thức to lớn cho cả thế giới khi phải đối mặt với những sự thay đổi chính sách từ môi trường tới y tế của D.Trump. Có thể đó là những thách thức nhưng cũng là những cơ hội để cả thế giới cùng ngồi lại và đưa ra những quyết sách mang tính giải quyết và dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ trong nhiều thập kỷ qua. 

Tổng hợp: Thùy Vy

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập theo địa chỉ: nghiencuuchienluoc.org@gmail.com

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1.  Harrington, R. (2017). Here’s what the US actually agreed to in the Paris climate deal. Business Insider.

2.  Johnson, A. (2017). Top 5 reasons U.S. should withdraw from Paris Climate Treaty. Americans for Tax Reform. Americans for Tax Reform.

3. Olson, Lynne (2013). Those Angry Days: Roosevelt, Lindbergh, and America’s Fight Over World War II, 1939–1941. New York City: Random House. https://books.google.com.vn/books?id=OjZnbVFDisUC&q=%22America+First%22+isolationism&pg=PA220&redir_esc=y#v=snippet&q=%22America%20First%22%20isolationism&f=false 

4.  Trịnh Tiến Việt. (2022). Nhận thức về an ninh phi truyền thống theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật hình sự Việt Nam. Tạp chí Cộng sản điện tử. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/824988/nhan-tuc-ve-an-ninh-phi-truyen-thong-tho-tinh-than-dai-hoi-xiii-cua-dang-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-phap-luat-hinh-su-viet-nam.aspx

5. Báo Điện tử Chính phủ. (24/1/2025). Những quyết sách đáng chú ý của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi nhậm chức. https://baochinhphu.vn/nhung-quyet-sach-dang-chu-y-cua-tong-thong-my-donald-trump-sau-khi-nham-chuc-1025012409546074.htm

6.  Khoa Điềm. (27/1/2025). Hiểu thế nào việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu?. Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh. https://plo.vn/hieu-the-nao-viec-my-rut-khoi-hiep-dinh-paris-ve-bien-doi-khi-hau-post831514.html 

7.  Trọng Tấn (23/1/2025). Mỹ rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris: Cú sốc cho nền kinh tế xanh. Báo Tuổi Trẻ. https://tuoitre.vn/my-rut-khoi-thoa-thuan-khi-hau-paris-cu-soc-cho-nen-kinh-te-xanh-20250122221705341.htm

8. Quỳnh Vũ, (3/2/2025). Mỹ rút khỏi WHO: Bước lùi đối với sứ mệnh nhân đạo. Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân. https://daibieunhandan.vn/my-rut-khoi-who-buoc-lui-doi-voi-su-menh-nhan-dao-post403499.html

Tags: an ninh phi truyền thốngan ninh tryền thống gây haih chi phát lâu
ShareTweetShare
Bài trước

Mức thuế 245%: Chiến lược đầy toan tính hay chính sách bảo hộ cực đoan?

Next Post

Từ tác chiến trên không đến tác chiến đa miền: Cạnh tranh quân sự và chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Next Post
Từ tác chiến trên không đến tác chiến đa miền: Cạnh tranh quân sự và chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Từ tác chiến trên không đến tác chiến đa miền: Cạnh tranh quân sự và chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Trung Quốc đang làm suy yếu vai trò của Mỹ trên Biển Đông

Trung Quốc đang làm suy yếu vai trò của Mỹ trên Biển Đông

22/05/2025
Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

21/05/2025
Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

20/05/2025
Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025

Tin Mới

Trung Quốc đang làm suy yếu vai trò của Mỹ trên Biển Đông

Trung Quốc đang làm suy yếu vai trò của Mỹ trên Biển Đông

22/05/2025
182
Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

21/05/2025
124
Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

20/05/2025
238
Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
172

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: nghiencuuchienluoc.org@gmail.com; ncchienluoc@gmail.com

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.