Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Khu vực Châu Á

Cuộc tập trận hải quân Ấn Độ – ASEAN có mang lại giá trị thực tế cho tham vọng giải quyết vấn đề Biển Đông?

21/05/2023
in Châu Á, Quốc phòng - an ninh
A A
0
Cuộc tập trận hải quân Ấn Độ – ASEAN có mang lại giá trị thực tế cho tham vọng giải quyết vấn đề Biển Đông?
0
SHARES
234
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Những bình luận phóng đại hoạt động tích cực của Ấn Độ ở Tây Thái Bình Dương tạo ra một câu chuyện sai lầm có hại cho việc hoạch định chính sách cân bằng của ASEAN trong tương lai.  

Các nhà bình luận chiến lược thường tự hỏi Ấn Độ theo chủ nghĩa hiện thực sẽ phát triển và sử dụng sức mạnh quân sự như thế nào. Quan điểm chung cho rằng, Ấn Độ không hài lòng với việc sử dụng chính trị quyền lực như một công cụ của nghệ thuật quản lý nhà nước. Tuy nhiên, một số người cho rằng, New Delhi có cách tiếp cận “thực tế” hơn so với quan điểm chính sách mà nhiều người tin tưởng và cảm thấy thoải mái hơn với khái niệm triển khai lực lượng để phục vụ các lợi ích chiến lược hơn là các mục tiêu mà các nhà quan sát chính trị quan tâm thừa nhận.

Để có một minh họa thực tế về cách Ấn Độ có thể tận dụng sức mạnh cứng cho các mục đích chính trị, giới chuyên gia phân tích chính trị đã minh chứng bằng cuộc tập trận hàng hải Ấn Độ-ASEAN (AIME) gần đây ở Biển Đông. Được tổ chức từ ngày 02 – 08/05/2023 và có sự tham gia của 02 tàu khu trục tên lửa của Ấn Độ là INS Delhi và INS Satpura, cuộc tập trận này là trường hợp đầu tiên Ấn Độ tiến hành các cuộc tập trận hàng hải với các đối tác thuộc ASEAN với tư cách là một khối thống nhất. Mục đích của động thái này nhằm thể hiện quyết tâm với Trung Quốc, quốc gia đang có nhiều động thái hung hăng ở Biển Đông, đã khiến các quốc gia Đông Nam Á đặc biệt quan ngại. Rõ ràng, cuộc tập trận AIME là sự kiện được Ấn Độ đặc biệt coi trọng khi Đô đốc Hari Kumar, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, đã tới Singapore để phát động cuộc tập trận.

Đáng chú ý, New Delhi cho đến nay vẫn chưa tổ chức các cuộc tập trận quân sự đa phương với ASEAN (với tư cách là một khối). Một phần nguyên nhân là do Ấn Độ rất miễn cưỡng trong viêc tham gia các hành động khiêu khích Bắc Kinh. Mặc dù Ấn Độ có những mâu thuẫn với Trung Quốc, giới lãnh đạo Ấn Độ phần lớn coi Biển Đông là một không gian tranh chấp mà Trung Quốc thống trị và là nơi Ấn Độ có quyền bình đẳng hạn chế. Do đó, trong khi vai trò và vị thế của Ấn Độ đối với khu vực Thái Bình Dương đã phát triển theo thời gian – với việc New Delhi sẵn sàng hơn để tiến hành các hoạt động hải quân ở Tây Thái Bình Dương – tính chất thận trọng trong chính sách an ninh của Ấn Độ vẫn tồn tại. Bất chấp việc nâng tầm quan hệ Ấn Độ-ASEAN lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và hợp tác quốc phòng giữa hai bên ngày càng tăng, New Delhi vẫn cảnh giác với các hoạt động quân sự ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Đánh giá này có thể mâu thuẫn với các đánh giá lạc quan hơn về AIME trên các phương tiện truyền thông, nhưng nó không phải là không có cơ sở hợp lý. Cuộc tập trận hàng hải tuần trước diễn ra là kết quả của các cuộc tham vấn rộng rãi giữa ASEAN và Ấn Độ. Trong những năm gần đây, các cuộc họp thường xuyên được tổ chức dưới sự bảo trợ của Quan hệ Đối thoại ASEAN-Ấn Độ, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) đã giúp Ấn Độ và ASEAN điều chỉnh chương trình hợp tác quân sự của họ. Đối với New Delhi, cam kết quốc phòng với ASEAN là sự mở rộng hợp lý các lĩnh vực khác theo “Chính sách Hành động hướng Đông”. Tuy nhiên, trên thực tế, Ấn Độ chỉ là một trong nhiều đối tác khác của ASEAN đã ghi nhận ​​sự nâng cấp trong quan hệ đối tác quân sự. Trung Quốc, Mỹ và Nga đều đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân với ASEAN; Ấn Độ là đối tác đối thoại thứ tư của ASEAN tiến hành các cuộc tập trận như vậy.

Kỳ tích ngoại giao quân sự của ASEAN đang hé lộ. Năm 2017 đánh dấu cuộc tập trận hải quân đa phương đầu tiên của ASEAN sau một thời gian dài miễn cưỡng tham gia hợp tác quân sự với các cường quốc ngoài khu vực. Bề ngoài, sự lựa chọn này được thúc đẩy bởi niềm tin rằng, việc tập trung công khai của hiệp hội vào các vấn đề kinh tế đã làm giảm sự chú ý đến các vấn đề quốc phòng, đặc biệt là an ninh ở Biển Đông. Trong khi ASEAN đã mở rộng Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng (ADMM) vào năm 2010 để bao gồm 08 thành viên mới – Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ – tổ chức này vẫn phản đối các cuộc tập trận với các cường quốc ngoài khu vực. Năm 2018, khi ASEAN tiến hành cuộc tập trận hải quân đầu tiên với Trung Quốc, một nỗ lực dường như của các quốc gia trong khu vực nhằm trấn an Bắc Kinh rằng, họ không phải là đối thủ mà là một đối tác tiềm năng. Năm 2019, Mỹ trở thành đối tác ADMM thứ hai tổ chức tập trận chung với ASEAN, tiếp theo là Nga vào năm 2021.

Như một số người nhìn nhận, các cam kết quân sự của ASEAN có khía cạnh biểu diễn; các sáng kiến ​​an ninh song phương của hiệp hội dường như không nhằm mục đích đạt được kết quả rõ ràng mà là để thể hiện tình đoàn kết với nhiều đối tác. Evan Lakshmana, một chuyên gia người Indonesia, cho rằng, xu hướng can dự đa dạng của ASEAN là do mong muốn cân bằng. Ông giải thích, các quốc gia Đông Nam Á nhận ra rằng, các vấn đề gây phiền toái của khu vực đòi hỏi phải có một bộ công cụ chính sách đa dạng và phù hợp. Mục tiêu của việc làm việc với nhiều đối tác là giải quyết vấn đề theo cách hiệu quả nhất có thể đồng thời tránh xung đột. Nhưng mong muốn đa dạng hóa và cân bằng cũng có nghĩa là ASEAN bị hạn chế trong khả năng đưa ra những lựa chọn khó khăn.

Về phần mình, New Delhi tìm kiếm một trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Giới lãnh đạo Ấn Độ nhấn mạnh sự cần thiết của các quốc gia trong việc tuân thủ luật hàng hải. Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, các tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết một cách hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Nhưng Ấn Độ từ chối đưa ra lập trường cứng rắn đối với việc Trung Quốc vi phạm các quy tắc ở Biển Đông. Như các quan chức Ấn Độ nhìn nhận, các cuộc tập trận hải quân của Ấn Độ ở Biển Đông nhằm làm nổi bật tính cấp thiết của việc tiếp cận hàng hải và các quyền tự do trên biển. Họ không thách thức hành vi gây hấn trên biển của Trung Quốc hoặc đưa ra phản ứng chống lại các yêu sách lãnh thổ quá mức của Bắc Kinh.

Mô hình của AIME phù hợp với quan điểm này. Giai đoạn trên biển của cuộc diễn tập được tổ chức chủ yếu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và vùng biển quốc tế dọc theo đường quá cảnh đến Philippines; các đơn vị tham gia tránh xa các vùng biển tranh chấp gần nhóm đảo Trường Sa hoặc Bãi cạn Scarborough. Có thể đoán trước, lực lượng dân quân Trung Quốc rình mò đội hình nhưng không làm gián đoạn cuộc tập trận.

Công bằng mà nói, các hoạt động hàng hải của Ấn Độ ở Biển Đông không chỉ liên quan đến yếu tố Trung Quốc. Ấn Độ, từ lâu đã tự coi mình là nhà cung cấp an ninh ở Ấn Độ Dương, đang tìm cách mở rộng vai trò của mình sang khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Giới lãnh đạo Ấn Độ nhận ra tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực đối với thương mại và kết nối. Với hơn 55% thương mại của Ấn Độ đi qua Biển Đông, an ninh hàng hải thực sự quan trọng hơn bao giờ hết đối với New Delhi. Tuy nhiên, đối với Ấn Độ, việc thu hút các quốc gia Đông Nam Á cũng chính là xây dựng một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu vũ khí của Ấn Độ. Sự hiện diện của Hải quân Ấn Độ trong khu vực là một cách để củng cố uy tín của New Delhi với tư cách là một đối tác đáng tin cậy và có khả năng củng cố năng lực quốc phòng cho các quốc gia ASEAN.

Mặc dù vậy, chính sách có mục đích của Ấn Độ ở Biển Đông sẽ không mang lại nhiều giá trị “thực tế”. Cuộc tập trận hàng hải tuần trước chắc chắn sẽ giúp cải thiện khả năng tương tác và hội nhập. Nó có thể đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tinh chỉnh các thủ tục hoạt động và chia sẻ các thông lệ tốt nhất. Tuy nhiên, từ lăng kính chính trị thực dụng, những thành quả đạt được dường như không đáng kể. Bất chấp việc phô trương sức mạnh chiến thuật của Ấn Độ và ASEAN, việc  các khoa mục của cuộc diễn tập hải quân chỉ tổ chức ở các khu vực không có tranh chấp ở Biển Đông có thể được coi là một sự nhượng bộ trước sự sức ép của Trung Quốc.

Biên dịch: Phương Thảo

Về tác giả: Abhijit Singh là một cựu sỹ quan hải quân, Nghiên cứu viên cao cấp, người đứng đầu Sáng kiến ​​Chính sách Hàng hải tại Tổ chức Nghiên cứu Người quan sát.

Mọi phản hồi học thuật cũng như các vấn đề khác quý độc giả có thể trao đổi với Ban Biên tập Nghiên cứu Chiến lược qua địa chỉ mail: [email protected]
Tags: Ấn ĐộASEANHành động hướng ĐôngTập trận hải quânVấn đề Biển Đông
ShareTweetShare
Bài trước

Tranh thủ thời cơ Nga gặp khó, Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng đối với khu vực Trung Á

Next Post

Nguyên nhân và hệ quả của chính sách “Răn đe mở rộng” của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên

Next Post
Nguyên nhân và hệ quả của chính sách “Răn đe mở rộng” của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên

Nguyên nhân và hệ quả của chính sách "Răn đe mở rộng" của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

14/05/2025
Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025
Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

12/05/2025
Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

11/05/2025

Tin Mới

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
77
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
41
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
95
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
122

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.