Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Phân tích Chuyên gia

Dự báo khả năng thực hiện một số chiến dịch tấn công của Nga tại Ukraine thời gian tới

27/02/2023
in Chuyên gia, Phân tích, Quốc phòng - an ninh
A A
0
Dự báo khả năng thực hiện một số chiến dịch tấn công của Nga tại Ukraine thời gian tới
0
SHARES
206
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nếu như các trận chiến hiện tại trên khắp miền Đông Ukraine gợi nhớ đến Thế chiến thứ nhất, thì những gì sắp diễn ra sẽ rất khác.

Trong những tháng qua, cuộc chiến ở Ukraine đã thu hẹp về một số điểm chính, chủ yếu ở các vùng phía Đông. Tuy nhiên, cuộc xung đột không những không giảm nhiệt mà thậm chí còn rơi vào thế bế tắc đẫm máu. Một trong những trận chiến lớn hiện đang diễn ra xung quanh thành phố Backmut ở phía Đông gợi nhớ đến trận Verdun ở Pháp vào năm 1916: một trận chiến kéo dài, chết chóc và tàn khốc. Ở trận chiến dó, mỗi kilômét vuông giành giật đều phải trả một cái giá cực lớn về sinh mạng. Và trận Bakhmut hiện nay có thể là trận chiến đẫm máu nhất kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine.

Một điều chắc chắn rằng, phía Moscow có thể từ từ đục thủng các phòng tuyến của Ukraine trong khu vực. Quân đội Nga và “các lực lượng hỗ trợ” – bao gồm lực lượng lính đánh thuê Wagner khét tiếng – đã đạt được một số bước tiến trong quá trình bao vây Bakhmut. Sau khi chiếm được thị trấn nhỏ lân cận Soledar, quân Nga tiếp tục bước tiến nhằm bao vây thành phố, tấn công từ các phía Bắc, Đông và Nam và tập trung các đòn chủ lực nhằm vào các tuyến tiếp tế chính của thành phố. Trận chiến giành giật từng ngôi nhà, từng góc phố diễn ra tại Soledar và giờ đây lại tiếp diễn tại phía Đông dòng sông Bakhmutka – dòng sông chảy qua thành phố Bakhmut cùng tên.

Tuy nhiên, thế cục bế tắc này sẽ không kéo dài. Cả hai bên đang chuẩn bị cho một loạt các cuộc tấn công và phản công vào mùa xuân. Về phía Nga, mực dù tính chất, quy mô và mục tiêu của cuộc tấn công mới hiện vẫn chưa rõ ràng nhưng có thể khẳng định, Điện Kremlin đang đặt nền móng để phát động cuộc tấn công mới này. Sự thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao nhất của Quân đội Nga vừa qua, với việc bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng, Tướng Valery Gerasimov làm Tổng chỉ huy lực lượng Nga tại Ukraine, cho thấy, Moscow một lần nữa đang chuẩn bị một nước cờ mới – một cuộc tấn công trong tương lai. Khi đã bước sang năm thứ hai của chiến dịch quân sự – chiến dịch mà ban đầu Tổng thống Vladimir Putin dự kiến sẽ diễn ra trong ngắn hạn – việc bổ nhiệm Tướng Valery Gerasimov cũng phần nào cho thấy sự thất vọng của các nhà lãnh đạo Nga vào diễn biến cuộc chiến. Bằng cách bổ nhiệm một trong những vị tướng “ngôi sao” của mình làm người đứng đầu lực lượng Nga tại Ukraine, Vladimir Putin đang hy vọng sẽ phá vỡ được thế bế tắc. Trong khi đó, lực lượng tình báo Ukraine cũng đã cảnh báo rằng, một cuộc tấn công lớn đang đến gần, có thể bắt đầu trong vài tuần tới, thậm chí là trong vài ngày tới mà thôi.

Untitled

Bản đồ quyền kiểm soát lãnh thổ Đông Nam Ukraine ngày 08 tháng 02 năm 2023

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là tất cả các tham vọng của Nga sẽ có thể trở thành hiện thực. Có một số dự đoán phi thực tế. Đầu tiên là suy đoán về việc Nga có thể lên kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công mới nhằm vào Kiev hoặc tấn công vào phía Tây Ukraine từ lãnh thổ Belarus. Việc Quân đội Nga tập trung lực lượng đông đảo tại nước láng giềng phía Bắc của Ukraine không thể so sánh với khúc dạo đầu của trận chiến Kiev vào năm 2022 (với kết thúc thất bại của Nga). Đến nay, Nga đã thiệt hại lớn cả về người và vũ khí trang bị (mất hơn 9.000 xe tăng và các phương tiện, cùng khoảng 200.000 binh sĩ thiệt mạng và bị thương). Điều này khiến cho Nga khó thể tái tấn công đánh chiếm thủ đô của Ukraine.

Bên cạnh đó, cũng có suy đoán cho rằng, Điện Kremlin đang muốn lấp đầy hàng ngũ vốn lâm vào tình trạng cạn kiệt của mình bằng các lực lượng từ đồng minh Belarus. Tuy nhiên, khả năng các lực lượng Belarus tham chiến, mặc dù không thể hoàn toàn lại trừ, nhưng lại đi kèm với một loạt rủi ro lớn cho cả hai nước. Việc Belarus tham chiến không khác gì với việc bước vào một canh bạc đầy tuyệt vọng. Khả năng lực lượng Belarus tham chiến vượt qua được quy mô đem lại thế trận có lợi cho Moscow là khá thấp. Trong khi đó, việc Belarus trực tiếp tham chiến lại gây nguy cơ cao dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Aliaksandr Lukashenka – một trong những đồng minh thân cận của Vladimir Putin.

Do đó, nhiều khả năng, cuộc tấn công tiếp theo của Nga vẫn sẽ diễn ra tại khu vực Donbass, miền Đông Ukraine. Kể từ khi cải tổ hoạt động và rút khỏi khu vực Kiev vào năm 2022, Nga đã chú trọng hơn vào việc “giải phóng” các khu vực còn lại của Cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng. Tuy nhiên, ngay cả mục tiêu này cũng khó đạt được và sẽ cần thêm nguồn lực.

Theo tình báo Ukraine, các lực lượng Nga đang tập trung quân dọc theo một số trục ở miền Đông Ukraine, cụ thể là gần Kupyansk và Lyman ở phía Bắc, Avdiivka ở trung tâm, cũng như Vuhledar và Novopavlivka ở phía Nam. Hiện đã có những dấu hiệu ban đầu về một cuộc tấn công của Nga ở phần cực Bắc của chiến tuyến ở Kharkov và một phần của tỉnh Luhansk. Đây rất có thể là một nỗ lực của Nga nhằm “di chuyển gọng kìm” từ các phía Bắc, Đông và Nam nhằm làm sụp đổ Quân đội Ukraine. Ước tính, Nga hiện có khoảng 250.000 quân dự bị sẵn sàng tham chiến. Tuy nhiên, các gọng kìm trên bản đồ và trong ý tưởng của các nhà hoạch định và chuyên gia quân sự Nga luôn tốt hơn so với thực tế lầy lội của chiến trường.

Nhiều khả năng, cuộc tấn công Nga sẽ nằm trong loạt tấn công mới, với quy mô hạn chế, tương tự như trong mùa hè năm 2022. Vào thời điểm đó, Nga đã thực hiện chiến lược tiến chậm nhưng đầy chắc chắn về phía các thị trấn Severodonetsk và Lysyschansk trước khi đánh chiếm thành công các địa phương này. Rất có thể, chúng ta sẽ thấy một đợt tấn công tương tự, thay vì một cuộc tấn công chớp nhoáng kiểu Blitzkrieg nhằm thay đổi cán cân cuộc chiến.

Điều này không có nghĩa là, cuộc tấn công kiểu “chậm mà chắc” này sẽ không gây nguy hiểm cho Ukraine. Một lần nữa, tình thế đang rơi vào khủng hoảng, khi có nhiều yếu tố bất lợi cho Ukraine. Điều quan trọng là, sẽ mất vài tuần, thậm chí là vài tháng, trước khi Ukraine có thể triển khai đủ số lượng xe tăng và xe chiến đấu bộ binh do phương Tây viện trở để xoay chuyển cục diện chiến trường. Yếu tố thời điểm đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Ukraine trước tiên sẽ cần phải vượt qua được cuộc tấn công của Nga trước khi tính đến việc phản công. Ukraine cũng sẽ phải nhanh chóng đào tạo được các kíp điều khiển xe tăng và nhân lực có thể vận hành một loạt các hệ thống vũ khí và đây là một thách thức lớn đối với quốc gia này.

Rõ ràng, đối với một quốc gia đã bị từ chối trở thành thành viên NATO trước chiến tranh một phần vì không đạt tiêu chuẩn của liên minh, Ukraine đã làm rất tốt trong việc chuyển đổi khỏi các hệ thống vũ khí trang bị do Liên Xô/Nga sản xuất (trong khi đang tiến hành chiến tranh). Ukraine cũng đã thành công trong việc phục hồi và giành lại thế chủ động vào năm 2022, trong hoàn cảnh tương tự, sau sự sụp đổ của Severodonetsk.

Tuy nhiên, việc dựa vào tiền lệ trong quá khứ là rủi ro. Việc tiếp tục tái chiếm lại phần lãnh thổ đã mất, ngăn chặn việc để cuộc xung đột quay trở lại thế bế tắc tại miền Đông Ukraine như giai đoạn trước cuộc chiến phần lớn phụ thuộc vào khả năng của Ukraine.

Một sĩ quan cấp cao trong NATO đã khẳng định, để giành được chiến thắng cuối cùng thông qua chiến tranh hoặc ngoại giao, điều quan trọng là Ukraine phải được coi là bên thắng cuộc. Cuộc xung đột đang trở thành cuộc chiến lâu dài. Do đó, các tiến triển của tình hình sẽ tác động lớn đến nguồn viện trợ quân sự phương Tây. Từ đó, sẽ ảnh hưởng đến khả năng của Ukraine trong việc theo đuổi mục tiêu khôi phục được hoàn toàn chủ quyền lãnh thổ.

Biên dịch: Phương Thảo

Về tác giả: Michael Horowitz là một nhà phân tích về địa chính trị và xung đột, đồng thời là người đứng đầu nhóm phân tích tại Le Beck International – tổ chức tư vấn về an ninh và quản lý rủi ro. Michael Horowitz và các cộng sự đã tư vấn cho nhiều công ty và tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Ukraine sau các cuộc xâm lược của Nga. Các bài bình luận và phân tích của Michael Horowitzđược đăng tải trên nhiều tờ báo lớn như Washington Post, Wall Street Journal, BBC, NBC, AP…

 

Tags: chiến dịch quân sự đặc biệtNgaUkraine
ShareTweetShare
Bài trước

Quan hệ Nga – Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế hiện nay và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Next Post

Thách thức đối với Nhật Bản trong việc thay đổi chiến lược quốc phòng, an ninh

Next Post
Thách thức đối với Nhật Bản trong việc thay đổi chiến lược quốc phòng, an ninh

Thách thức đối với Nhật Bản trong việc thay đổi chiến lược quốc phòng, an ninh

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Lưỡng Hội và bộ máy nhà nước Trung Quốc: Lịch sử hình thành, đặc điểm vận hành và kinh nghiệm cải cách hành chính cho Việt Nam

Lưỡng Hội và bộ máy nhà nước Trung Quốc: Lịch sử hình thành, đặc điểm vận hành và kinh nghiệm cải cách hành chính cho Việt Nam

23/05/2025
Trung Quốc đang làm suy yếu vai trò của Mỹ trên Biển Đông

Trung Quốc đang làm suy yếu vai trò của Mỹ trên Biển Đông

22/05/2025
Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

21/05/2025
Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

20/05/2025
Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025

Tin Mới

Lưỡng Hội và bộ máy nhà nước Trung Quốc: Lịch sử hình thành, đặc điểm vận hành và kinh nghiệm cải cách hành chính cho Việt Nam

Lưỡng Hội và bộ máy nhà nước Trung Quốc: Lịch sử hình thành, đặc điểm vận hành và kinh nghiệm cải cách hành chính cho Việt Nam

23/05/2025
41
Trung Quốc đang làm suy yếu vai trò của Mỹ trên Biển Đông

Trung Quốc đang làm suy yếu vai trò của Mỹ trên Biển Đông

22/05/2025
452
Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

21/05/2025
135
Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

20/05/2025
246

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.