Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Khu vực Châu Âu

EU và những rạn nứt trong tiến trình hội nhập

04/03/2023
in Châu Âu, Khu vực
A A
0
EU và những rạn nứt trong tiến trình hội nhập
0
SHARES
210
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Không thể phủ nhận thành công của Liên minh châu Âu trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực, dù đây vẫn còn là một dự án còn dang dở. Khi các mối đe dọa đối với sự ổn định toàn cầu ngày càng gia tăng, EU cần phải tiếp tục theo đuổi các lợi ích chiến lược của mình, cũng như cần quan tâm đến mong muốn, tham vọng của tất cả các quốc gia trong khu vực lân cận về việc gia nhập ngôi nhà chung châu Âu.

Cuộc chiến ở Ukraine và căng thẳng gia tăng đối với vấn đề Đài Loan thời gian gần đây đã cho thấy, sự ổn định toàn cầu rất mong manh. Trong một thế giới đang chia rẽ, Liên minh châu Âu nên đặt niềm tin vào dự án mở rộng châu Âu và xem đây là chiến lược ưu tiên hàng đầu. Trong bối cảnh nguyện vọng trở thành thành viên EU chưa được thỏa mãn, các cường quốc khác có thể khai thác sự thất vọng của người dân – như chúng ta đang thấy ở khu vực Tây Balkan, nơi Nga đang tìm cách khẳng định lại ảnh hưởng của mình. Hơn bao giờ hết, Liên minh châu Âu phải chứng tỏ rằng mình là một đối tác hữu ích và đáng tin cậy đối với tất cả các nước châu Âu, bất kể mối quan hệ chính thức của họ với EU là gì.

Thời điểm hiện tại mang nhiều nghịch lý đối với châu Âu. Mặc dù liên tiếp bị đe doạ nghiêm trọng, quá trình hội nhập của châu Âu thời gian gần đây đã có những bước tăng tốc lịch sử. Kể từ khi đại dịch Covid-9 tấn công châu Âu cách đây hai năm rưỡi, trên thực tế, tất cả các quyết định của EU đều nhằm tăng cường hội nhập chính trị của các quốc gia thành viên. Đây là một trong những việc làm chủ động của EU và các nước thành viên trong việc xây dựng mạng lưới liên kết chặc chẽ ở châu Âu. Tuy vậy, những việc làm đó vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, như trường hợp của các nước như Ukraine, Phần Lan,… hiện vẫn đang chờ đợi để chính thức gia nhập và trở thành thành viên của EU.

Trong lịch sử, quá trình hội nhập châu Âu đã thành công khi tạo ra khả năng mở rộng Liên minh, kết nạp thêm các thành viên mới; nhưng đây cũng là quá trình đầy thách thức. EU cần phải tiếp tục quá trình hội nhập, mở rộng ra toàn bộ lục địa châu Âu. Tuy nhiên, để đảm bảo tính liên tục, EU sẽ phải cung cấp cho các ứng viên gia nhập các hình thức tham gia mới giúp thúc đẩy các nước này cảm nhận được rằng, mình thuộc về châu Âu. Nhưng EU đang vấp phải sự khó khăn đến từ các nước không là thành viên và có nguyện vọng gia nhập, đặc biệt là khi các nước này không hội đủ các tiêu chuẩn về kinh tế, chính trị, xã hội,… Nếu dành ưu tiên cho các nước này để thúc đẩy tiến trình hội nhập một cách nhanh chóng sẽ khiến cho đây trở thành gánh nặng đối với các nước khác trong EU. Đối với Ukraine, một quốc gia mới trở thành ứng viên vào tháng 6/2022, trong lúc chiến tranh đang nổ ra ở đất nước này thì thiệt hại mà họ chịu là không hề nhỏ, vậy liệu EU kết nạp thêm thành viên này và bỏ ra một số tiền khổng lồ 100 tỷ USD để đổi lại một người bạn là Ukraine mà không có bất kì lợi ích nào, trong khi phải đối chọi lại với một nước Nga đang cứng rắn về mọi mặt thì có phải chăng là một sự thất bại trong tiến trình hội nhập của EU?

Trên thực tế, sự hội nhập chính trị nội bộ của EU và sự mở rộng của nó để bao gồm các nước châu Âu khác là hai quá trình lịch sử không thể tách rời. Trong một bài phát biểu vào đầu thế kỷ 21 tại Đại học Humboldt ở Berlin, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Đức lúc đó là Joschka Fischer đã giải thích rõ ràng tầm quan trọng lịch sử và khó khăn của hội nhập châu Âu. Ông Fischer cho rằng: “Sự cần thiết phải tổ chức song song hai quá trình này [hội nhập và mở rộng chính trị của EU] chắc chắn là thách thức lớn nhất mà Liên minh phải đối mặt kể từ khi thành lập. “Nhưng không thế hệ nào có thể lựa chọn những thách thức mà lịch sử phải đối mặt”. Do đó, EU phải cung cấp cho các nước không phải là thành viên một mô hình hội nhập khu vực đầy tham vọng và thực tế.

Những hứa hẹn về tư cách thành viên và các cuộc đàm phán kéo dài trước đó không mang lại lợi ích gì cho Liên minh, khi chúng tạo ra sự thất vọng đối với Chính phủ và công dân của các quốc gia ứng viên. Ví dụ, Bắc Macedonia đã phải chờ đợi quá lâu – 17 năm – giữa việc được cấp tư cách ứng cử viên và được bật đèn xanh để bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập. Việc thừa nhận rằng có thể có những công thức khác ngoài việc mở rộng để tiến hành quá trình hợp nhất lục địa châu Âu không có nghĩa là chính sách EU đã không thành công. Nếu không có sự mở rộng năm 2004 của EU sang Đông Âu, khối này sẽ không thể trở thành cường quốc về lĩnh vực thương mại và quản trị như ngày nay. Việc mở rộng liên tiếp đã đưa EU trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 16% GDP toàn cầu (tính theo sức mua tương đương).

Tuy nhiên, trong trường hợp việc EU mở rộng tới các khu vực ổn định của châu Âu là không khả thi vì lý do địa lý hoặc chính trị, câu hỏi cơ bản đối với các nhà hoạch định chính sách châu Âu là họ có thể sử dụng công cụ thay thế nào. Câu trả lời chính là việc thiết lập mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Đặc biệt là khi Chính sách hướng Đông (Ostpolitik) của Thủ tướng Tây Đức Willy Brandt đã thiết lập cơ sở cho việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa phương Tây và khối Xô Viết vào cuối những năm 1960 (Chính sách chủ đạo của Willy Brandt là nỗ lực thu hẹp dần khoảng cách giữa Đông Đức và Tây Đức, và tăng cường quan hệ với Ba Lan và Liên Xô).

Tuy nhiên, một chiến lược như vậy chỉ thành công khi có sự tồn tại của các tác nhân địa chính trị có trách nhiệm – và bài học chính của cuộc chiến Ukraine, khi Nga không được xem là một tác nhân có trách nhiệm. Rõ ràng, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế không đóng góp vào sự ổn định nếu nó tạo ra sự phụ thuộc bất đối xứng khiến một bên dễ bị tổn thương trong thời điểm xung đột. Châu Âu sẽ phải không xem mình là đối tượng dễ bị tổn thương, và Nga cũng sẽ phải thay đổi rất nhiều, trước khi EU có thể xem xét bất kỳ mối quan hệ chính thức nào với Nga trong tương lai.

Không thể phủ nhận thành công của Liên minh châu Âu trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực, dù đây vẫn còn là một dự án còn dang dở. Nhưng người châu Âu vẫn phải tiếp tục tiến trình này. Ngày nay, điều đó có nghĩa là EU phải theo đuổi các lợi ích chiến lược của mình trong khi quan tâm nhiều hơn đến mong và tham vọng của tất cả các quốc gia trong khu vực lân cận về việc gia nhập ngôi nhà chung châu Âu.

Biên dịch: Hoàng Khánh (Theo Project Syndicate)

ShareTweetShare
Bài trước

Liệu Ấn Độ có thực sự trung lập trong cuộc chiến Nga-Ukraine?

Next Post

Nga ngừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START-3 nghĩa là gì?

Next Post
Nga ngừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START-3 nghĩa là gì?

Nga ngừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START-3 nghĩa là gì?

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

04/06/2025
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

03/07/2025
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

30/06/2025
Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

29/06/2025
Một số nhận định xung quanh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

Một số nhận định xung quanh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

28/06/2025
Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025: Bức tranh kinh tế toàn cầu qua lăng kính nước Nga

Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025: Bức tranh kinh tế toàn cầu qua lăng kính nước Nga

26/06/2025
Sự chuyển hóa và cơ chế biến đổi của xung đột Ả Rập-Israel, Palestine-Israel và Iran-Israel

Sự chuyển hóa và cơ chế biến đổi của xung đột Ả Rập-Israel, Palestine-Israel và Iran-Israel

25/06/2025

Tin Mới

Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

03/07/2025
455
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
61
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
97
Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

30/06/2025
327

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.