Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Phân tích

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
in Phân tích, Quốc phòng - an ninh
A A
0
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)
0
SHARES
5
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Tóm tắt:
Trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc, cạnh tranh quyền lực hàng hải không nhất thiết là một bên thắng hoàn toàn, mà có thể được coi là một dạng cạnh tranh sinh thái đặc thù, với bản chất là kiểm soát và khai thác các nguồn tài nguyên biển. Quyền kiểm soát biển là trọng tâm của cạnh tranh chủ quyền biển. Các cường quốc nhằm giành nhiều nguồn tài nguyên hơn đã không ngừng mở rộng mức độ kiểm soát biển về không gian và chức năng. Sự phát triển của khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng thúc đẩy các quốc gia có biển mở rộng phạm vi kiểm soát biển và tích lũy lợi thế trong cạnh tranh chủ quyền biển. Dưới sự chi phối của nguyên lý cạnh tranh loại trừ, các quốc gia có chủ quyền biển cạnh tranh kiểm soát biển theo cơ chế đồng bị hoặc lệch vị.
Cạnh tranh chủ quyền biển đồng vị và cạnh tranh lệch vị là hai mô hình cạnh tranh cơ bản tương ứng. Tuy các chiến lược cạnh tranh chủ quyền biển trong mỗi mô hình có sự khác biệt về thuộc tính, nhưng về lâu dài lại có xu hướng phát triển giống nhau. Hai mô hình cạnh tranh chủ quyền biển này không loại trừ lẫn nhau. Các quốc gia trỗi dậy và quốc gia bá quyền sẽ căn cứ vào điều kiện ưu thế cạnh tranh chủ quyền biển của mình để lựa chọn mô hình cạnh tranh và tổ hợp chiến lược phù hợp. Các quốc gia đang trỗi dậy nên lấy cạnh tranh đồng vị làm nền tảng, cạnh tranh lệch vị làm chủ đạo, đồng thời lựa chọn linh hoạt các chiến lược cạnh tranh một cách thực tế, nhằm chủ động định hình lại cục diện kiểm soát biển và khai thác hợp lý tài nguyên biển.

Kể từ thời đại Đại hàng hải, cạnh tranh quyền kiểm soát biển đã trở thành con đường tất yếu để các cường quốc vươn lên. Các cường quốc toàn cầu đang trên đà trỗi dậy đều hướng ra biển để tìm kiếm sức mạnh, trong khi các nước lớn nếu xa rời đường bờ biển gần như đồng nghĩa với việc buông bỏ vận mệnh quốc gia vào vòng suy thoái, thậm chí còn phải đối mặt với những mối đe dọa từ bên kia đại dương. Dưới sự thúc đẩy của tiến bộ khoa học kỹ thuật, so với đất liền, đại dương tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các quốc gia nâng cao thực lực thông qua thương mại, buôn bán và mở rộng thuộc địa, từ đó tích lũy lợi thế cho quá trình trỗi dậy.

Cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc nhằm kiểm soát các tuyến giao thông hàng hải cũng khiến ảnh hưởng của chủ quyền biển đối với sự hưng thịnh hay suy vong của các quốc gia ngày càng trở nên rõ rệt. Khi năng lực nhận thức, kiểm soát, khai thác và sử dụng biển của con người ngày càng được nâng cao, các chức năng tài nguyên của đại dương ngoài vai trò vận tải, tài nguyên sinh vật, khoáng sản và năng lượng thủy triều cũng ngày càng gia tăng. Điều này khiến cho cuộc cạnh tranh chủ quyền biển giữa các cường quốc với mục đích khai thác nguồn tài nguyên biển để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia và xã hội trở nên phức tạp và khốc liệt hơn.

Trong tiến trình lịch sử cạnh tranh biển giữa các cường quốc, chủ quyền biển với tư cách là một khái niệm chính trị trong thực tiễn của các cường quốc, không ngừng mở rộng các yếu tố cấu thành và làm phong phú nội dung, nhưng quyền làm chủ biển (command of the sea) vẫn luôn là trọng tâm cốt lõi của quyền kiểm soát biển. Hải quân cho đến nay vẫn là công cụ chính để thực hiện quyền kiểm soát biển, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng nhất cấu thành quyền làm chủ biển. Nguyên nhân chủ yếu là do việc kiểm soát hiệu quả một không gian biển nhất định không chỉ là bảo đảm quan trọng để thực hiện các mục tiêu gián tiếp như bảo vệ an ninh quốc gia và mở rộng lợi ích ở hải ngoại, mà còn là tiền đề để khai thác thêm nhiều nguồn lực biển khác. Từ đó có thể thấy, các cường quốc mở ra Kỷ nguyên Khám phá đã vượt biển để khám phá, phát triển. Sử dụng đại dương và thúc đẩy sự trỗi dậy quốc gia của họ. Đây cũng là lịch sử cạnh tranh giành quyền làm chủ biển giữa các cường quốc hàng hải cũ và mới, lấy hải quân làm lực lượng chủ đạo để giành cơ hội và quyền kiểm soát, sử dụng tài nguyên biển.

Cạnh tranh quyền làm chủ biển có thể được xem như một dạng cạnh tranh ổ sinh thái (ecological niche) đặc thù. Các quần thể sinh vật có giá trị sinh thái tương đương trong quần xã sẽ chiếm giữ những vị trí nhất định, đồng thời trong quá trình cạnh tranh về thức ăn, không gian và các nguồn tài nguyên khác với những quần thể khác, sẽ chịu sự điều tiết và sàng lọc của môi trường, từ đó đạt được trạng thái cân bằng sinh thái. Nhiều quy luật và cơ chế trong hoạt động sinh hoạt cũng như đời sống xã hội của con người có nét tương đồng rõ rệt với cạnh tranh sinh thái. Lý thuyết ổ sinh thái được phát triển từ đó cũng đã trở thành một góc nhìn hữu ích trong nghiên cứu hành vi của cá nhân và tập thể.

Trong bối cảnh quốc tế nơi các cường quốc đang trỗi dậy, cuộc cạnh tranh chủ quyền biển giữa các quốc gia với trọng tâm là quyền kiểm soát làm chủ biển nhằm khai thác các nguồn tài nguyên đại dương. Quá trình này tuy khác với cạnh tranh sinh thái giữa các quần thể sinh vật về đặc điểm và hình thức thể hiện, nhưng lại có sự tương đồng sâu sắc về bản chất.

Vậy cạnh tranh quyền làm chủ biển tồn tại những mô hình cơ bản nào? Các quốc gia đang trỗi dậy nên lựa chọn mô hình và chiến lược cạnh tranh chủ quyền biển ra sao? Dựa trên góc nhìn lý thuyết cạnh tranh sinh thái, bài viết này sẽ phân tích cơ chế nội tại của cạnh tranh quyền kiểm soát biển. Từ đó phân tích các mô hình và chiến lược cơ bản trong cạnh tranh biển giữa các cường quốc, đồng thời tập trung nghiên cứu mô hình cạnh tranh chủ quyền biển và chiến lược tối ưu mà các quốc gia đang trỗi dậy nên áp dụng.

Các quan điểm chủ yếu về nhận thức cạnh tranh quyền kiểm soát biển

Nhà tư tưởng hải quyền Mỹ Alfred Thayer Mahan cho rằng, lịch sử hải quyền chủ yếu là lịch sử đấu tranh và quân sự giữa các quốc gia, trong đó cạnh tranh quyền làm chủ biển thường dẫn đến chiến tranh. Ông kêu gọi các quốc gia, dù trong thời bình hay thời chiến, đều phải duy trì một lực lượng hải quân “được trang bị đầy đủ” tương xứng với hoạt động hàng hải và các lợi ích trên biển khác. Tư tưởng hải quyền của Mahan, kể từ khi được đề xuất, đã nhận được sự hưởng ứng của giới tinh hoa nhiều quốc gia và vẫn có ảnh hưởng cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, một số ví dụ nổi tiếng trong lịch sử cạnh tranh quyền làm chủ biển giữa các cường quốc lại không kết thúc bằng chiến tranh, như cuộc cạnh tranh và chuyển giao hải quyền kéo dài nửa thế kỷ giữa Anh và Mỹ. Hơn nữa, cơ chế khiến cạnh tranh hải quyền dẫn đến chiến tranh cũng phức tạp hơn nhiều so với nhận định ban đầu. Bề dày lịch sử các cuộc cạnh tranh hải quyền đã gợi mở nhiều cách nhìn nhận và tranh luận khác nhau.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự thay đổi của thời đại, các khía cạnh của hải quyền ngày càng đa dạng, và nhận thức về chủ quyền biển vượt ra khỏi các diễn ngôn quân sự đơn thuần, dần bước vào diễn ngôn chính thống. Những nhận thức khác nhau về cạnh tranh hải quyền trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc cũng thể hiện sự khác biệt trong cách nhìn nhận về yếu tố cấu thành, mô hình cạnh tranh và lựa chọn chiến lược. Đồng thời định hình kết quả của cuộc cạnh tranh giành quyền kiểm soát trên biển.

Cách nhận thức lịch sử một cách đơn giản hóa và mang tính thuyết định đoạt cho rằng cạnh tranh quyền kiểm soát biển giữa quốc gia đang trỗi dậy và quốc gia bá quyền tất yếu là trò chơi chỉ một bên thắng và cuối cùng dẫn đến chiến tranh đã chiếm ưu thế trong thời gian dài, và thường gây ra những hậu quả lịch sử nghiêm trọng. Các học giả như Giáo sư Jonathan Steinberg (Đại học Pennsylvania), Giáo sư Paul Kennedy (Đại học Yale) chỉ ra rằng, giới tinh hoa chính trị và quân sự của Đế quốc Đức, trong nỗi lo sợ và bất an rằng hải quân của mình có thể bị Anh “Copenhagen hóa” tiêu diệt bất cứ lúc nào, đã dốc toàn lực xây dựng hạm đội hải quân viễn dương (Hochseeflotte), triển khai lực lượng chủ lực theo kiểu “áp sát” Anh tại vùng Biển Bắc. Đồng thời vạch sẵn kế hoạch chiến tranh nhằm chủ động tấn công phủ đầu nước Anh.

Điều này đã đẩy mâu thuẫn Anh-Đức lên đến đỉnh điểm, châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang hải quân vô cùng khốc liệt giữa hai nước, với việc hạm đội chủ lực đôi bên đối đầu căng thẳng tại Biển Bắc. Giáo sư George W. Baer (Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ) cũng chỉ ra rằng, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, giới lãnh đạo chính trị quân sự Mỹ đã nhiều lần cảnh báo nhau rằng nước Mỹ đang “đứng trước ngưỡng cửa của cuộc cạnh tranh thương mại toàn cầu gay gắt và sôi động nhất trong lịch sử”, và rằng “mọi đối thủ thương mại của Đế quốc Anh cuối cùng đều phải đối mặt chiến tranh với Anh” và “tất cả đều thất bại”. Mỹ khi đó cần phải “ngang hàng thậm chí vượt qua Anh về năng lực đóng tàu chiến”.

Ông cho rằng thuyết định đoạt này bắt nguồn từ quan niệm quyền kiểm soát biển theo tư duy “trò chơi có tổng bằng không” vốn ngập tràn trong tư duy đấu tranh, so kè vị thế và xếp hạng. Cùng với đó, tư duy tác chiến hải quân và cơ cấu quân lực tương đồng khiến cho ưu thế được đồng nhất hóa với khả năng đóng tàu. Luận điệu về cạnh tranh quyền làm chủ biển theo kiểu zero-sum này hầu như luôn chiếm ưu thế trong mỗi lần cạnh tranh giữa các quốc gia hải quyền cũ và mới, thậm chí trở thành tư duy hải quyền chủ đạo của các cường quốc.

Ngày nay, khi Trung Quốc trỗi dậy thành một cường quốc biển tại bờ tây Thái Bình Dương, chính phủ Mỹ và giới chiến lược nước này cũng không ngần ngại công khai thảo luận về cuộc cạnh tranh quyền kiểm soát biển giữa Mỹ và Trung Quốc, thậm chí cổ súy cho luận điệu Mỹ – Trung tất yếu phải có một trận chiến và vạch kế hoạch kiềm chế, răn đe Trung Quốc trên biển.

Khi nghiên cứu lịch sử một cách chi tiết hơn, người ta nhận ra rằng cạnh tranh quyền lực trên biển không nhất thiết phải dẫn đến chiến tranh, và tương tác giữa các quốc gia hải quyền cũng phức tạp hơn nhiều so với mô hình zero-sum hay xu hướng tương đồng. Rõ ràng, điều này trái ngược với những dự báo mang tính định đoạt Mỹ và Anh đã trải qua nửa thế kỷ cạnh tranh hải quyền trong hòa bình, cuối cùng đạt được sự chuyển giao hải quyền một cách hòa bình giữa cường quốc mới và cũ.

Nhiều học giả không ngừng phân tích tiến trình lịch sử cạnh tranh hải quân Mỹ-Anh trong những bối cảnh nhất định, bao gồm sự thay đổi kẻ địch giả định, cuộc chạy đua hải quân và những điều chỉnh chiến lược trong cạnh tranh quyền lực trên biển. v.v.. để tìm hiểu vì sao hai nước lại duy trì được cạnh tranh hòa bình và tránh được việc dùng chiến tranh để thực hiện chuyển giao bá quyền trên biển, biến nó thành một điển hình kinh điển về cạnh tranh quyền lực hòa bình giữa các cường quốc.

Thậm chí, ngay cả Đế quốc Đức dưới tác động của “hội chứng Copenhagen” (The Copenhagen Complex) và tâm lý lệ thuộc vào hải quyền cũng đã chấm dứt cuộc chạy đua thiết giáp hạm với Anh vào năm 1913. Trong giai đoạn này, Anh và Đức nhiều lần tìm cách đạt được thỏa thuận hải quân nhằm xoa dịu căng thẳng trong cuộc chạy đua vũ trang trên biển. Điều này cũng cho thấy cuộc chạy đua vũ trang hải quân đã làm xấu đi quan hệ Anh – Đức, trong khi hai nước đi tới chiến tranh lại có nguyên nhân trực tiếp và phức tạp hơn.

Các nghiên cứu mới về lịch sử tranh giành quyền lực trên biển giữa Nhật Bản và Mỹ, từ sự trỗi dậy quân sự của Nhật Bản cho đến sự kiện Trân Châu Cảng, cũng cho thấy rằng việc Nhật Bản bành trướng quá mức, phóng đại mối đe dọa từ Mỹ và mù quáng tin vào hiệu quả răn đe của chiến tranh phòng ngừa đã khiến quân đội Nhật Bản từ bỏ nguyên tắc cơ bản của chiến lược là né tránh rủi ro, liều lĩnh tiến hành cuộc tập kích Trân Châu Cảng. Điều này càng khẳng định rằng các cường quốc hải quân thường tuân thủ nguyên tắc cơ bản “theo lợi tránh hại”, tập trung cạnh tranh quyết liệt về hải quân, kiểm soát quyền làm chủ biển và những vấn đề trọng tâm trong cạnh tranh hải quyền. Chiến tranh thường là kết quả không mong muốn, bị kích hoạt bởi mô hình “vòng xoáy leo thang”, sự tranh thủ cơ hội hoặc các sự kiện bất ngờ, chứ không phải là sự lựa chọn chiến lược có chủ ý và hợp lý.

Nó cho thấy, xét cả về mặt lịch sử lẫn logic, cạnh tranh zero-sum chỉ là một trường hợp đặc biệt trong cạnh tranh quyền lực trên biển. Các cường quốc vẫn có không gian rộng lớn để tiến hành những cuộc cạnh tranh kiểu không phải một mất một còn, tổng bằng không.

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã thúc đẩy đổi mới trong công nghệ quân sự và tư tưởng hải quyền, và càng khiến cuộc cạnh tranh hải quân giữa các cường quốc trở nên phức tạp hơn. Nhà sử học hải quân Anh Geoffrey Till cho rằng, tốc độ phát triển công nghệ nhanh chóng đã nâng cao khả năng nhận thức, khai thác và kiểm soát biển, buộc các nhà chiến lược phải tích cực xem xét lại về chiến thuật và chiến lược trên biển. George W. Baer chỉ rõ, sau khi chiến lược “Hạm đội hiện hữu” (Fleet in being) của phát xít Đức thất bại, họ đã triển khai chiến tranh tàu ngầm không giới hạn trên toàn bộ bờ biển Đại Tây Dương, thậm chí tấn công cả vùng biển gần bờ Mỹ. Điều này đã khiến tư tưởng quyết chiến hạm đội mà Mahan từng đề xướng lâm vào khủng hoảng.

Không chỉ vậy, tàu ngầm – loại vũ khí công nghệ tiên phong mở rộng không gian tác chiến trên biển không chỉ tỏa sáng trong các cuộc Thế chiến mà còn thúc đẩy lực lượng tàu ngầm trở thành binh chủng chủ lực được các cường quốc hải quân đua nhau phát triển. Cùng với máy bay tác chiến và thông tin liên lạc vô tuyến đã trở thành một trong “ba loại vũ khí cách mạng của hải quân trong 45 năm đầu thế kỷ 20”, thúc đẩy cạnh tranh hải quyền theo hướng đa chiều và đa yếu tố, làm suy yếu hiệu quả vai trò rào cản của khoảng cách và chiều không gian, tạo ra ảnh hưởng đột phá đối với chiến lược và chiến thuật hải quân. Tư lệnh Hải quân Liên Xô, nguyên soái Sergei Georgyevich Gorshkov cũng từng nhấn mạnh, những phát minh về công nghệ luôn mang lại ảnh hưởng cách mạng đối với nghệ thuật xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang, đồng thời nhấn mạnh hải quân trong điều kiện chiến tranh hạt nhân cần có những thay đổi chất lượng về chiến thuật, tác chiến và trang bị quân sự. Trong khi đó, nhà sử học hải quân Anh Eric Grove cho rằng, đối đầu hạt nhân giữa các cường quốc đã không thể chấp nhận được, vai trò của hải quân với tư cách “người phát ngôn của quyền lực kiểm soát biển” trong việc “triển khai sức mạnh từ biển” và khai thác các nguồn tài nguyên biển ngày càng đáng được chú ý hơn. Giáo sư William M. McBride của Học viện Hải quân Mỹ dựa trên ảnh hưởng của cách mạng công nghệ hải quân trong gần một thế kỷ đối với sự phát triển của hải quân thế giới, đã phân tích vai trò then chốt của đổi mới công nghệ thúc đẩy Hải quân Mỹ phát triển từ lực lượng hạm đội mặt nước thành lực lượng tác chiến liên hợp đa binh chủng cùng những ảnh hưởng kéo dài đến ngày nay. Có thể thấy, phát triển khoa học công nghệ đã làm suy yếu khả năng và tầm quan trọng của việc giành quyền làm chủ biển thông qua các trận hạm đội quyết chiến. Đồng thời cũng mang lại nhiều lựa chọn và chiến lược hơn cho cuộc cạnh tranh hải quyền giữa các cường quốc.

Sự phát triển của khoa học công nghệ thúc đẩy tiến bộ thời đại, đồng thời làm thay đổi cách thức cạnh tranh hải quyền giữa các quốc gia. Ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều học giả nghiên cứu về hải quyền đã thảo luận và đi đến nhận thức chung rằng trong bối cảnh các vấn đề biển ngày càng phức tạp, “lý thuyết của Mahan là chưa đủ”. Nghiên cứu viên tại Học viện Quan hệ Quốc tế Đại học Bắc Kinh, Hồ Ba nhận định rằng sự biến đổi của cục diện biển trong tương lai sẽ diễn ra chậm và phức tạp, cạnh tranh hải quyền có khả năng trở thành một “cuộc đối đầu chiến lược kéo dài hoặc tiêu hao chiến lược thay vì những trận quyết chiến phân thắng bại” như trong lịch sử.

Các học giả Trung Quốc và Mỹ đều nhận thấy rằng cả hai nước đều tránh xung đột trực tiếp, thay vào đó sử dụng các biện pháp “vùng xám” nằm giữa chiến tranh và hòa bình như chiến tranh dư luận, ngoại giao cưỡng ép và can thiệp dân sự để tranh giành quyền kiểm soát biển. Một số học giả còn đi xa hơn, đề xuất một quan điểm hải quyền mới, vượt ra khỏi tư duy truyền thống tập trung vào “kiểm soát biển” mà hướng tới quản trị biển phi bá quyền, phù hợp với tiến bộ thời đại, chẳng hạn như hợp tác quản lý vùng biển sâu thông qua sáng kiến “Cộng đồng cùng chung vận mệnh trên biển”.

Các quan điểm khác nhau về cạnh tranh hải quyền tập trung vào cách hiểu về “kiểm soát biển” và giới hạn của nó. Trên thực tế, phần lớn các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đều coi biển là “tài sản chung” của nhân loại, cần cùng nhau nhận thức, khai thác, bảo vệ và phát triển. Tuy nhiên, do các nguồn tài nguyên phong phú mà biển cả mang lại như giao thông vận tải, thủy sản và khoáng sản là những yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của xã hội loài người và sự phát triển quốc gia. Do đó trong tình trạng vô chính phủ trên biển, các quốc gia có chủ quyền biển buộc phải áp dụng “chiến lược kiểm soát biển”, tăng cường sức mạnh hải quân để kiểm soát không gian biển, từ đó khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên biển.

Giáo sư B. Mitchell Simpson III thuộc Đại học Bristol (Anh) đã chia quyền kiểm soát biển thành năm loại: kiểm soát tuyệt đối, kiểm soát hiệu quả, tranh giành quyền kiểm soát, đối phương kiểm soát tuyệt đối và đối phương kiểm soát hiệu quả. Những người ủng hộ quan điểm hải quyền truyền thống thường mặc nhiên theo đuổi quyền kiểm soát biển mang tính độc quyền và bài trừ cũng như quyền kiểm soát biển tuyệt đối. Tuy nhiên, quyền kiểm soát biển thường được định nghĩa là quyền lực sử dụng biển cho mục đích quân sự hoặc phi quân sự, hoặc ngăn cản đối phương sử dụng biển. Theo cách hiểu này, khái niệm “kiểm soát tuyệt đối” là không tồn tại. Quyền kiểm soát biển sẽ bị hạn chế về mục tiêu, giới hạn không gian, thời gian và tính tương đối.

Sự khác biệt trong nhận thức về tính tuyệt đối và tương đối, cũng như phương thức giành quyền kiểm soát biển bằng cạnh tranh hay chiến tranh chính là những dấu hiệu đặc trưng của các hệ tư tưởng hải quyền khác nhau. Đây cũng là tiêu chí phân biệt giữa tư duy hải quyền cũ và mới. Trong bối cảnh con người vẫn chưa thể giảm bớt sự phụ thuộc vào biển mà thậm chí ngày càng gia tăng, quyền kiểm soát biển vẫn sẽ là hạt nhân và nội dung quan trọng nhất trong cạnh tranh hải quyền giữa các nước lớn. Việc thừa nhận tính hữu hạn của quyền kiểm soát biển không chỉ phù hợp với thực tế khách quan, mà còn là nền tảng nhận thức để các quốc gia tham gia vào cạnh tranh quyền làm chủ biển một cách hợp lý.

Tóm lại, nhận thức về cạnh tranh hải quyền giữa các cường quốc tuy có sự phát triển theo thời đại, nhưng vẫn còn đơn giản, mơ hồ và quá lạc quan. Quan điểm truyền thống nắm bắt được những yếu tố cốt lõi của cạnh tranh hải quyền nhưng lại bi quan thái quá. Trong khi đó, những phê phán quan điểm hải quyền truyền thống và sự hình thành quan điểm hải quyền mới phản ánh tác động phức tạp của tiến bộ khoa học kỹ thuật và thời đại lên cạnh tranh hải quyền, nhưng lại né tránh thực tế rằng các quốc gia vẫn cạnh tranh để khai thác tài nguyên biển và quyền làm chủ biển vẫn là nội dung trọng tâm của cạnh tranh quyền lực trên biển. Ở cấp độ hành vi cạnh tranh hải quyền giữa các cường quốc, các nghiên cứu hiện có chỉ dừng lại ở việc định tính đơn giản liệu đó có phải là mối quan hệ cạnh tranh tổng bằng không hay xung đột. Trong khi đó các chiến lược cạnh tranh kiểm soát biển cũng khá rời rạc và mơ hồ, chẳng hạn như chưa đi sâu vào nghiên cứu sự khác biệt về bản chất của chạy đua vũ trang. Tuy nhiên, những nhận thức này về cạnh tranh quyền kiểm soát biển đều bám sát chủ đề thời đại của cạnh tranh hải quyền và mối quan tâm của các cường quốc có biển. Từ đó cung cấp tri thức mới cho việc thảo luận về tương tác cạnh tranh hải quyền giữa các cường quốc cũng như mối quan hệ giữa con người và biển cả trên phương diện học thuật và chính sách, mở rộng không gian nhận thức và gợi mở suy nghĩ sâu hơn, cũng như tạo nền tảng nhận thức lý luận cho việc định hình kết quả mới của cạnh tranh quyền lực trên biển. Do đó, bài viết này sẽ đề xuất một góc nhìn mới về mô hình và chiến lược cạnh tranh hải quyền dựa trên cơ sở tôn trọng thực tế các quốc gia cạnh tranh vì tài nguyên biển và thừa nhận tính hữu hạn của quyền kiểm soát biển.

Góc nhìn sinh thái học trong cạnh tranh quyền lực biển

Lý thuyết cạnh tranh sinh thái đã được ứng dụng rộng rãi trong khoa học xã hội và nghiên cứu hoạch định chính sách. Quá trình trỗi dậy của các cường quốc và cuộc cạnh tranh quyền lực kiểm soát biển giữa họ có thể được xem như một dạng đặc biệt của cạnh tranh sinh thái. Trong bối cảnh quốc tế cụ thể, các cường quốc tham gia vào cuộc cạnh tranh giành quyền kiểm soát biển nhằm chiếm lĩnh nguồn tài nguyên đại dương, phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia. Hành vi cạnh tranh quyền lực kiểm soát biển phản ánh các nguyên lý cơ bản của cạnh tranh sinh thái, bao gồm loại trừ cạnh tranh, tiến hóa hội tụ và tiến hóa phân kỳ.

Tuy nhiên, cạnh tranh quyền lực trên biển là một hiện tượng quan hệ chính trị quốc tế, khác biệt bản chất so với hiện tượng sinh thái, nên không thể áp dụng trực tiếp góc nhìn sinh thái học để phân tích. Do đó, bài viết này trước tiên sẽ đề xuất một góc nhìn sinh thái học phù hợp để nghiên cứu cạnh tranh quyền lực kiểm soát biển.

Lý thuyết sinh thái học áp dụng cho cạnh tranh quyền kiểm soát trên biển

Lý thuyết ổ sinh thái là một học thuyết sinh thái nghiên cứu vị trí mà các quần thể sinh vật chiếm giữ trong không gian và thời gian, cùng mối quan hệ chức năng giữa chúng trong một quần xã. Năm 1917, Giáo sư Joseph Grinnell – người phụ trách Bảo tàng Động vật có xương sống tại Đại học California, Berkeley – khi nghiên cứu sự phân bố môi trường sống của loài chim California Thrasher, đã định nghĩa khái niệm ổ sinh thái là tập hợp các điều kiện sinh học và phi sinh học cần thiết để một quần thể tồn tại trong môi trường sống của chúng. Định nghĩa này nhấn mạnh yếu tố không gian và khu vực của môi trường sống, cụ thể hóa khái niệm sinh thái học.

Năm 1927, Giáo sư Charles Elton, chuyên gia sinh thái động vật tại Đại học Oxford đã định nghĩa sâu hơn về ổ sinh thái (ecological niche) như vị trí và chức năng của một sinh vật (loài) trong mạng lưới thức ăn (quần xã), nhấn mạnh vai trò của loài trong cấp dinh dưỡng (môi trường quần xã). Ổ sinh thái trở thành khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu sinh thái học. Tất cả các định nghĩa và phát triển sau này đều không vượt ra ngoài khuôn khổ cơ bản nêu trên. Nguyên lý loại trừ cạnh tranh là nền tảng cho lý thuyết về ổ sinh thái và quần xã sinh vật. Hệ quả logic trực tiếp của nó là các quần thể có ổ sinh thái hoàn toàn giống nhau không thể cùng tồn tại ổn định. Sự khác biệt về ổ sinh thái là điều kiện cần để các quần thể cùng tồn tại. Cạnh tranh ổ sinh thái chính là động lực thúc đẩy sự vận động của quần xã.

Trong quá trình cạnh tranh không gian và thức ăn, các quần thể sẽ xác định bề rộng ổ sinh thái (niche breadth) – tức tổng hợp tất cả các nguồn tài nguyên mà chúng khai thác. Giáo sư Robert MacArthur (Đại học Princeton, chuyên gia sinh thái quần xã và quần thể) cùng Giáo sư Richard Levins (Đại học Harvard, nhà sinh thái học toán học) đã khái quát mối quan hệ giữa động thái quần xã và chiến lược thích nghi của quần thể dưới góc độ ổ sinh thái.

Bề rộng ổ sinh thái của quần thể mở rộng khi tính bất ổn định của môi trường gia tăng và cũng tăng lên khi năng suất (khả năng cung cấp tài nguyên) của quần xã giảm xuống. Số lượng quần thể trong quần xã được quyết định bởi bề rộng ổ sinh thái. Số lượng tăng lên khi tài nguyên dồi dào. Số quần thể cũng tăng khi số chiều không gian ổ sinh thái nhiều hơn.

Đối với các loài xâm nhập mới, khi các quần thể hiện có khác biệt ổ sinh thái lớn thì loài mới sẽ tiến hóa phân kỳ, chiếm lĩnh ổ sinh thái trung gian giữa các loài hiện tại. Khi các quần thể hiện có tương đồng ổ sinh thái, loài mới buộc phải tiến hóa hội tụ về phía loài có lợi thế cạnh tranh để thành công xâm chiếm. Cuối cùng ổ sinh thái thực tế của quần thể chính là kết quả thích nghi với sinh cảnh quần xã, đồng thời cũng là hệ quả của quá trình tái cân bằng ổ sinh thái.

Do các hoạt động sản xuất và đời sống của xã hội loài người có nhiều điểm tương đồng với cạnh tranh ổ sinh thái giữa các loài sinh vật, lý thuyết ổ sinh thái sau khi được mở rộng ứng dụng đã trở thành công cụ quan trọng trong nghiên cứu khoa học xã hội và hoạch định chính sách. Trong đó, lý thuyết tiến hóa xã hội phát triển từ thuyết tiến hóa sinh học chính là một trong những ứng dụng trực tiếp nhất của lý thuyết ổ sinh thái.

Giáo sư Đường Thế Bình từ Đại học Phúc Đán cho rằng, tiến hóa xã hội cũng diễn ra trong một thời gian và không gian cụ thể. Khác với tiến hóa sinh học chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên, tiến hóa xã hội bổ sung thêm yếu tố chọn lọc nhân tạo thông qua tư tưởng, con người có thể chủ động thích ứng với môi trường. Quyền lực xã hội chính là yếu tố quyết định quan trọng nhất trong cạnh tranh tài nguyên và là biến số then chốt của tiến hóa xã hội. Bởi nó quyết định sự lựa chọn và biểu hiện trong quá trình tiến hóa xã hội.

Tương tự như sự cạnh tranh ổ sinh thái thúc đẩy sự vận động của quần xã sinh vật, quyền lực chính là phiên bản ổ sinh thái trong xã hội loài người. Tuy nhiên, khác với ảnh hưởng quyết định của năng lực sản xuất tài nguyên môi trường đến bề rộng ổ sinh thái ở các loài, giới hạn quyền lực mới là yếu tố quyết định bề rộng ổ sinh thái xã hội. Cạnh tranh quyền lực trở thành động lực thúc đẩy tiến hóa xã hội, trong khi sự khác biệt về quyền lực chính là điều kiện cần để các chủ thể xã hội cùng tồn tại.

Cụ thể, trong nghiên cứu quan hệ quốc tế từ lâu đã chú trọng vận dụng kiến thức sinh thái học và lý thuyết cạnh tranh ổ sinh thái. Điển hình là các nghiên cứu mới nổi về “cộng sinh” trong những năm gần đây đã tiếp thu khá rõ nét lý thuyết cạnh tranh ổ sinh thái. Cách tiếp cận lý luận mới này trong quan hệ quốc tế đã chủ động vận dụng lý thuyết cùng tồn tại giữa các loài trong cạnh tranh ổ sinh thái, mượn các thuật ngữ như “cộng sinh”, “ký sinh” từ lĩnh vực này, qua đó mở rộng tư duy về thuyết tiến hóa xã hội. Chương trình nghiên cứu được đề xuất trong khuôn khổ đổi mới mô hình “cộng sinh” cũng nỗ lực cung cấp giải pháp tích cực cho các vấn đề cạnh tranh-hợp tác giữa các quốc gia, chiến tranh-hòa bình trong quá trình chuyển dịch quyền lực quốc tế.

Khác với các nghiên cứu khoa học xã hội mang tính tham khảo, những nghiên cứu về quản lý sản xuất kinh doanh và chiến lược chính sách công nghiệp lại áp dụng trực tiếp lý thuyết ổ sinh thái. Ví dụ, có đề xuất rằng các hộ nông dân nhỏ nên tiến hành cạnh tranh khác biệt hóa ổ sinh thái trong “không gian thông tin nông nghiệp điện tử”, nhằm giảm chênh lệch tri thức và mở rộng bề rộng ổ sinh thái. Từ đó thúc đẩy đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của hộ nông dân.

Giáo sư Hoàng Kỳ Hiên từ Đại học Giao thông Thượng Hải chỉ ra rằng, trước Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, sự cạnh tranh tập trung vào các ngành công nghiệp tương đồng giữa Anh và Đức đã đẩy xung đột hai nước leo thang thành cạnh tranh quân sự. Trong khi đó sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, các cường quốc như Mỹ, Đức và Nhật Bản đã tìm thấy lợi thế khác biệt ổ sinh thái để tiến hành “cạnh tranh lệch pha”, khiến “lĩnh vực công nghiệp trở nên đa dạng hơn”, mở rộng không gian cạnh tranh và cung cấp nhiều lựa chọn chiến lược phong phú hơn, qua đó làm giảm ý chí chinh phục bằng vũ lực giữa các cường quốc.

Cụ thể trong nghiên cứu này, cạnh tranh hải quyền trong bối cảnh trỗi dậy của các cường quốc vừa là cuộc cạnh tranh chuyển giao quyền lực giữa các nước lớn, vừa là dạng cạnh tranh ổ sinh thái đặc biệt – diễn ra trong không gian và thời gian hữu hạn với mục tiêu chính là mở rộng phạm vi kiểm soát trên biển. Tương tự như ổ sinh thái xác định quan hệ không gian và dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã sinh vật, phạm vi quyền kiểm soát biển giữa các cường quốc hải quân cũng được định nghĩa bởi không gian biển và chức năng tài nguyên. Với tư cách là một loại quyền lực xã hội, thuộc tính tài nguyên của quyền kiểm soát biển về bản chất tương đồng với thuộc tính tài nguyên của ổ sinh thái trong quá trình biến đổi quần xã.

Một cường quốc hải quân chỉ có thể khai thác và sử dụng tài nguyên biển khi kiểm soát hiệu quả đại dương ở cả ba chiều: thời gian, không gian và chức năng. Do đó, quyền kiểm soát biển chính là quyền lực then chốt quyết định năng lực khai thác tài nguyên biển của quốc gia.

Mục tiêu căn bản của cạnh tranh quyền kiểm soát biển không phải là đánh bại đối thủ hay cùng tồn tại cộng sinh, mà là thiết lập và mở rộng tối đa phạm vi kiểm soát biển để chiếm đoạt nhiều tài nguyên biển hơn. Cuộc cạnh tranh này tuân thủ nguyên lý cạnh tranh loại trừ. Thông qua việc tích lũy tài nguyên biển phục vụ sự tồn tại và phát triển quốc gia, các quốc gia có biển có thể xây dựng lợi thế tổng thể trong cuộc đua trỗi dậy. Tuy nhiên, cạnh tranh quyền lực kiểm soát biển và cạnh tranh ổ sinh thái có một số khác biệt đáng kể:

Thứ nhất, thuộc tính thời gian khác nhau. Cạnh tranh ổ sinh thái giữa các loài và tiến hóa xã hội diễn ra trên thang thời gian dài, trong khi cạnh tranh hải quyền giữa các quốc gia lại diễn ra trong thời gian ngắn. Dưới áp lực của chuyển giao quyền lực và thay đổi cấu trúc hệ thống, các quốc gia không thể lựa chọn thời điểm tham gia cạnh tranh quyền kiểm soát trên biển. Việc co ngắn chiều thời gian buộc các quốc gia phải mở rộng chiều không gian để giành lợi thế cạnh tranh.

Thứ hai, cạnh tranh hải quyền khó có thể tiến hóa. Mặc dù tuân theo quy luật tiến hóa xã hội, cạnh tranh hải quyền bị giới hạn bởi thang thời gian quá ngắn để thực sự diễn ra quá trình tiến hóa. Từ thời Hy Lạp cổ đại, hải quyền đã tồn tại như một đặc điểm nhận diện của các quốc gia biển, gắn liền với tư duy “sinh tồn dựa vào biển”. Tuy nhiên, phải đến Thời đại Khám phá Hàng hải, khi nhân loại tiến hành quy mô lớn chinh phục đại dương và mở rộng không gian biển, hải quyền mới thực sự trở thành phương thức phát triển quốc gia, với chiến lược kiểm soát biển để khai thác tài nguyên. Trong suốt hơn 500 năm, loài người không ngừng mở rộng nhận thức và khả năng khai thác đại dương. Quyền lực kiểm soát biển cũng trải qua nhiều chu kỳ hưng thịnh và suy vong. Song song với đó, sự phụ thuộc của con người vào đại dương không hề suy giảm. Bản chất cạnh tranh hải quyền vẫn không vượt khỏi khuôn khổ cạnh tranh ổ sinh thái. Quyền kiểm soát biển luôn giữ vị trí trung tâm trong mọi cuộc cạnh tranh hải quyền.

Thứ ba, khoa học công nghệ tác động khó lường tới cạnh tranh hải quyền. Khác với các loài sinh vật thụ động chấp nhận chọn lọc tự nhiên, con người chủ động mở rộng chiều nhận thức để thích nghi và cải tạo tự nhiên. Trong các yếu tố thuộc nhận thức cạnh tranh quyền kiểm soát biển, ảnh hưởng của khoa học công nghệ là nổi bật nhất.

Khoa học công nghệ chính là công cụ mạnh mẽ nhất giúp nhân loại nhận thức, kiểm soát và khai thác biển cả. Tác động đầy bất định mà nó mang lại cho cạnh tranh hải quyền thậm chí có thể vượt xa ảnh hưởng của các đột biến trong sinh cảnh quần xã lên quá trình tiến hóa loài và động thái quần xã.

Cuối cùng, các quốc gia trong cạnh tranh hải quyền có tính ổn định cao. So với sự tiến hóa hay tuyệt chủng của các loài trong cạnh tranh ổ sinh thái, thuộc tính và đặc điểm của các quốc gia tham gia cạnh tranh hải quyền đều có tính ổn định cao. Về cơ bản, các quốc gia đều là những chủ thể lý tính, theo đuổi việc mở rộng phạm vi kiểm soát biển để khai thác nhiều hơn các nguồn tài nguyên từ đại dương. Các quốc gia có quyền trên biển hoặc sẽ trở thành bá chủ hàng hải, hoặc sẽ từ bỏ cạnh tranh quyền kiểm soát biển, nhưng thông thường sẽ không biến mất khỏi hệ thống quốc tế.

Cạnh tranh sinh thái quyền lực kiểm soát biển giữa các cường quốc

Trong cuộc cạnh tranh sinh thái quyền lực kiểm soát biển giữa các cường quốc đang trỗi dậy, các quốc gia hải quyền mở rộng phạm vi kiểm soát biển cả về không gian lẫn chức năng. Do chiều thời gian bị rút ngắn và khả năng tiến hóa hạn chế, cạnh tranh hải quyền chủ yếu xoay quanh ba yếu tố: tài nguyên biển, không gian biển và chức năng biển.

Thứ nhất, quyền kiểm soát biển nhằm khai thác tài nguyên trước hết thể hiện ở khả năng kiểm soát hiệu quả không gian biển. Với 71% bề mặt Trái đất là đại dương, không gian biển vừa là nguồn tài nguyên cho các hoạt động như giao thông hàng hải, vừa là nền tảng chứa đựng các nguồn tài nguyên khác như hải sản, khoáng sản, năng lượng, là cơ sở cho kinh tế biển và các hoạt động kiểm soát chủ quyền. Theo truyền thống, chỉ khi kiểm soát được một không gian biển nhất định, các cường quốc mới có cơ sở bền vững để khai thác và sử dụng lâu dài các loại tài nguyên biển phục vụ phát triển quốc gia.

Thứ hai, việc khám phá các chức năng của biển sẽ mở rộng theo chiều không gian, làm giàu thêm các chức năng tài nguyên và quân sự. Cùng với sự phát triển năng lực nhận thức và khai thác biển của nhân loại, các chiều kích mới như không gian ngầm dưới biển, không gian trên mặt biển và không gian mạng liên quan đến biển lần lượt được mở ra. Chức năng quân sự của biển ngày càng đa dạng, trong khi chức năng tài nguyên và năng lực cung ứng tài nguyên cũng không ngừng được nâng cao thông qua quá trình khai thác biển.

Thứ ba, khi chức năng tài nguyên của biển trở nên phong phú, các cường quốc kiểm soát không gian biển rộng lớn hơn sẽ có cơ hội khai thác nhiều tài nguyên hơn. Khác với sinh vật trong tự nhiên – nơi bề rộng ổ sinh thái chủ yếu được điều chỉnh bởi năng lực cung ứng tài nguyên của quần xã, năng lực cung ứng tài nguyên biển ở đây chỉ đóng vai trò bối cảnh cho cuộc cạnh tranh hải quyền giữa các cường quốc. Khi một cường quốc kiểm soát được không gian biển rộng lớn hơn, họ sẽ sở hữu nền tảng và phương tiện để tận dụng tối đa các chức năng tài nguyên biển, từ đó khai thác cả những nguồn tài nguyên hiện hữu lẫn tiềm năng.

Tương tự như quá trình tái cân bằng động trong cạnh tranh ổ sinh thái giữa các quần thể khác nhau dưới sự chi phối của khả năng cung cấp tài nguyên môi trường, cạnh tranh quyền lực kiểm soát trên biển giữa các cường quốc chủ yếu là quá trình tái cân bằng quyền kiểm soát biển được thúc đẩy bởi phát triển công nghệ. Các quốc gia hải quyền mới và cũ có nhu cầu tương đồng về không gian và tài nguyên biển, cũng như khát vọng khám phá tiềm năng đại dương. Sự phát triển công nghệ khiến cuộc cạnh tranh quyền kiểm soát biển trở nên phức tạp và năng động hơn.

Thứ nhất, tiến bộ công nghệ bổ sung yếu tố cạnh tranh và mở rộng chiều không gian cạnh tranh quyền làm chủ biển. Ở khía cạnh nhận thức, yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến cạnh tranh hải quyền, công nghệ bổ sung các yếu tố cạnh tranh trong quá trình phát triển chức năng biển, đồng thời liên tục mở ra các chiều kích không gian thực và ảo như dưới nước, trên không, điện từ và không gian mạng.

Thứ hai, phát triển công nghệ thúc đẩy cạnh tranh quyền kiểm soát biển với hải quân là công cụ chủ yếu. Hải quân luôn là yếu tố hải quyền quan trọng nhất, đồng thời là công cụ quân sự chính tranh giành quyền làm chủ biển. Từ thời cận đại, lịch sử cạnh tranh hải quyền gần như đồng nhất với lịch sử các cường quốc xây dựng và sử dụng lực lượng hải quân để ngăn chặn, giành giật và duy trì quyền kiểm soát biển. Công nghệ không ngừng đẩy mạnh sự phức tạp hóa của cuộc cạnh tranh này. Các quốc gia hải quyền không chỉ tích cực phát triển binh chủng hải quân mới thích ứng cạnh tranh đa chiều, mà còn nỗ lực phát triển các quân chủng như không quân, lục quân để hình thành lực lượng tác chiến liên hợp nhằm tham gia cuộc cạnh tranh toàn diện.

Thứ ba, quyền kiểm soát biển sau khi trải qua cạnh tranh khốc liệt sẽ trở lại trạng thái cân bằng. Trong môi trường đơn cực, quyền kiểm soát biển của quốc gia bá quyền về cơ bản không gặp phải thách thức thực chất nào. Khi xuất hiện quốc gia hải quyền mới nổi dần phát triển và vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh ngang hàng với quốc gia bá quyền, xung đột lợi ích tài nguyên biển sẽ gia tăng. Bởi lẽ quyền kiểm soát biển chính là năng lực sử dụng hoặc ngăn cản đối phương sử dụng bình đẳng một khu vực biển nhất định, nên hai bên sẽ chủ yếu sử dụng hải quân làm công cụ quân sự chính để triển khai cạnh tranh động về quyền kiểm soát biển nhằm giành quyền tiếp cận tài nguyên hiện hữu và tiềm năng. Dù nước bá quyền hay quốc gia trỗi dậy giành được quyền kiểm soát biển hiệu quả, hay lập thế cân bằng quyền lực, hoặc cả hai bên tổn thất để bên thứ ba hưởng lợi, cục diện quyền kiểm soát biển cuối cùng sẽ trở lại trạng thái cân bằng khi cuộc cạnh tranh hải quyền giữa các cường quốc tạm kết thúc.

Là một dạng cạnh tranh ổ sinh thái đặc biệt, cuộc đua giành quyền kiểm soát biển với thuộc tính tài nguyên đạt trạng thái cân bằng thông qua cơ chế hội tụ và phân kỳ.

Một mặt, tương tự như quá trình tiến hóa hội tụ của các loài xâm lấn mới nhằm bắt chước những loài có lợi thế cạnh tranh tương đồng để mở rộng lãnh thổ thành công, “việc các nước trỗi dậy học hỏi và mô phỏng điểm mạnh của nước giữ vị thế dẫn đầu là thông lệ”. Cụ thể, trong cùng thời kỳ, các cường quốc thường áp dụng chiến lược cạnh tranh tương đồng trong phát triển quân sự và chiến lược hải quân, đặc biệt là các quốc gia hải quyền mới nổi tích cực học hỏi và mô phỏng hành vi, chính sách kiểm soát không gian biển của cường quốc biển thống trị. Mặt khác, giống như sự phân kỳ tiến hóa của các loài xâm lấn khi chiếm giữ ổ sinh thái khác biệt trong quần xã, các cường quốc cũng dựa vào tình hình địch-ta để phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu, áp dụng chiến lược phi đối xứng. Ví dụ, họ sử dụng lực lượng bán quân sự và phi quân sự để phát động các cuộc tấn công “vùng xám” trên biển, nhằm giành lợi thế so sánh trong cạnh tranh quyền kiểm soát biển.

Tuy nhiên, cơ chế hội tụ và phân kỳ không hoàn toàn đối lập. Giống như các loài sinh vật, các quốc gia hải quyền có thể linh hoạt áp dụng chiến lược hoặc tổ hợp chiến lược phù hợp với môi trường cạnh tranh, nhằm tối ưu hóa việc khai thác tài nguyên. Trong quá trình định hình cục diện tái cân bằng quyền kiểm soát biển vì mục đích khai thác tài nguyên, chiến lược cạnh tranh thành công sẽ mở rộng phạm vi kiểm soát biển của quốc gia hải quyền, thậm chí giúp họ vươn lên vị thế bá chủ trên biển. Ngược lại, chiến lược thất bại sẽ làm suy giảm quyền kiểm soát biển, thậm chí khiến họ tạm thời mất quyền lực và bị loại khỏi cuộc đua hải quyền…

Còn tiếp

Biên dịch: Nguyễn Phượng

Tác giả Trần Vĩnh công tác tại Viện Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế, Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]
Tags: cạnh tranh chủ quyền biểncạnh tranh lệch vịhệ thống trục vành đaiLý thuyết chính trị quốc tếquốc gia có chủ quyền biểnVị trí sinh thái
ShareTweetShare
Bài trước

Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

Next Post

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

Next Post
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

04/06/2025
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

30/06/2025
Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

29/06/2025
Một số nhận định xung quanh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

Một số nhận định xung quanh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

28/06/2025
Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025: Bức tranh kinh tế toàn cầu qua lăng kính nước Nga

Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025: Bức tranh kinh tế toàn cầu qua lăng kính nước Nga

26/06/2025
Sự chuyển hóa và cơ chế biến đổi của xung đột Ả Rập-Israel, Palestine-Israel và Iran-Israel

Sự chuyển hóa và cơ chế biến đổi của xung đột Ả Rập-Israel, Palestine-Israel và Iran-Israel

25/06/2025
Quan hệ Nga – Đông Á đã trải qua giai đoạn bước ngoặt

Quan hệ Nga – Đông Á đã trải qua giai đoạn bước ngoặt

24/06/2025

Tin Mới

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
3
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
5
Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

30/06/2025
199
Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

29/06/2025
153

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.