BBT: Tình hình Biển Đông năm 2023 đã có nhiều thay đổi theo hướng ngày một phức tạp hơn. Cục diện tuy cơ bản vẫn ổn định, nhưng ngày mong manh hơn sau những va chạm, căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc. Trong bối cảnh như vậy, việc tìm hiểu phương cách hoạt động của lực lượng Cảnh sát Biển của các nước là điều cần thiết đối với nhiều bên liên quan về vấn đề Biển Đông trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu Chiến lược giới thiệu tới quý độc giả một tài liệu đáng chú ý góp phần làm rõ cách thức hoạt động của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc. Lưu ý: Bài viết này phản ánh quan điểm của các chuyên gia Trung Quốc, tài liệu chỉ có giá trị tham khảo nghiên cứu, hoàn toàn không phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. *Tiêu đề do Ban Biên tập đặt lại
Tóm tắt: Để nghiên cứu định lượng việc sử dụng hệ thống vũ khí hỏa lực trên tàu Cảnh sát Biển trong việc bảo vệ lợi ích trên biển, dựa trên cơ sở tìm hiểu mức độ xâm nhập của tàu nước ngoài, nhóm tác giả đã nghiên cứu các kiểu bắn của hệ thống vũ khí trên tàu Cảnh sát Biển nhằm ứng phó với hành động xâm nhập này. Nội dung nghiên cứu chính bao gồm: Phân tích phương pháp bắn cảnh cáo của pháo hạm, xây dựng mô hình thực nghiệm mô phỏng bắn cảnh cáo và quy trình thử nghiệm mô phỏng; Tính toán lượng hiệu chỉnh bắn cảnh cáo tương ứng với các cự ly bắn khác nhau và các góc mục tiêu khác nhau; Cùng với đó là mối quan hệ giữa khoảng cách bắn và mức điều chỉnh bắn cảnh cáo được phân tích sâu hơn. Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp tài liệu tham khảo cho hoạt động của tàu Cảnh sát Biển Trung Quốc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Giới thiệu
Tàu Cảnh sát Biển khi thực hiện nhiệm vụ tại các đảo, bãi đá, thường áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bao vây, đẩy lui, va chạm v.v.. để xua đuổi tàu xâm nhập. Nhưng khi các biện pháp trên không thể ngăn chặn tàu nước ngoài hoặc tình hình thực địa leo thang căng thẳng, tàu cảnh sát biển có thể căn cứ tình hình mà sử dụng hệ thống vũ khí trên tàu để tiến hành bắn răn đe, bắn cảnh cáo, bắn chặn hoặc tấn công trực tiếp vào tàu xâm nhập. Trong hoạt động thực thi nhiệm vụ trên biển, tàu Cảnh sát Biển tăng cường quản lý hành chính đối với vùng biển thông qua phương thức tuần tra thường xuyên, lấy trọng điểm kiểm soát rạn san hô làm trung tâm, thực hiện các chuyến tuần tra theo chiều kim đồng hồ quanh các đảo, bãi đá với tốc độ không đổi. Thiết lập vùng ngăn chặn kiểm soát ở khu vực ngoại vi đảo và bãi đá [1]. Khi tàu Cảnh sát Biển thực hiện nhiệm vụ tuần tra thông qua biện pháp tình báo hoặc rada phát hiện tàu chiến nước ngoài có ý đồ xâm nhập đảo và bãi đá, lập tức đi ra ngoài khu vực ngăn chặn kiểm soát, tiến hành ngăn chặn cưỡng bức tàu chiến nước ngoài chuẩn bị xâm nhập đảo và bãi đá. Tàu Cảnh sát Biển thực hiện nhiệm vụ cần căn cứ vào tình hình hiện trường và mức độ xâm nhập khác nhau của tàu nước ngoài, áp dụng vũ khí tàu chiến khác nhau và áp dụng các loại hình bắn cảnh cáo khác nhau để tiến hành xạ kích, nhằm đạt được mục đích răn đe và xua đuổi tàu xâm nhập của nước ngoài. Bài viết này triển khai nghiên cứu sử dụng vũ khí hỏa lực trên tàu chiến tiến hành ngăn cản, cảnh báo và ngăn chặn bắn cảnh cáo trong quá trình thực thi nhiệm vụ trên biển [2]. Đồng thời tập trung tiến hành phân tích về việc bắn cảnh cáo.
Các kiểu bắn
Lấy nhiệm vụ canh giữ tại các đảo và rạn san hô trọng điểm làm ví dụ, căn cứ vào mức độ xâm nhập khác nhau của các tàu nước ngoài, các kiểu bắn được chia thành ba loại sau đây:
Trường hợp không khuyến khích bắn
Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ trên các đảo rạn san hô trọng điểm, tàu Cảnh sát Biển có thể thiết lập khu vực phòng ngừa và kiểm soát bên ngoài đường cơ sở lãnh hải để có vùng đệm và đủ thời gian phản ứng đối phó với hành vi xâm nhập của tàu nước ngoài. Khi tàu nước ngoài bị tàu Cảnh sát Biển theo dõi, giám sát bên ngoài khu vực phòng ngừa, kiểm soát mà vẫn duy trì tốc độ ban đầu đi về hướng đảo, bãi cạn thì tàu Cảnh sát Biển chấp hành nhiệm vụ ngăn chặn, áp dụng các biện pháp như khuyên can kêu gọi quay đầu, kiểm soát lộ trình. Nếu không có kết quả thì phải xem xét áp dụng biện pháp cưỡng chế mạnh hơn nữa, trong đó có việc sử dụng vòi rồng áp lực cao trang bị trên tàu cảnh sát biển để bắn mang tính răn đe đối với mục tiêu. Thông qua tác động mạnh mẽ của vòi rồng gây ra căng thẳng tâm lý cho tàu xâm nhập, bức màn nước được hình thành bởi vòi rồng kết hợp vũ khí âm thanh gây ra chướng ngại thị giác, thính giác cho tàu mục tiêu, buộc nó phải thay đổi hướng đi [3]. Có thể đồng thời sử dụng vũ khí âm thanh và ánh sáng mạnh chồng lên nhau để gây nhiễu âm thanh và ánh sáng của tàu xâm nhập, gây thêm áp lực lên tàu này, đẩy nhanh việc từ bỏ ý đồ xâm nhập của tàu mục tiêu. Tình huống bắn ngăn chặn thể hiện trong Hình 1:
Việc bắn vòi rồng đòi hỏi tàu cảnh sát biển phải nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí ngay phía trước tàu nước ngoài (thường là đã chiếm giữ khi kêu gọi quay đầu rút lui), khoảng cách với tàu nước ngoài phải nằm trong phạm vi tầm bắn hiệu quả của vòi rồng áp lực cao. Di chuyển cùng tốc độ hoặc tiếp cận với góc độ nhỏ, tấn công vào vị trí lái và các linh kiện điện tử như radar dẫn đường, ăng ten AIS, ăng ten thiết bị liên lạc tần số trung và cao trên boong tín hiệu. Dựa vào áp lực của tia nước và màn nước cùng tiếng ồn hình thành để đạt được mục đích ngăn chặn, xua đuổi các hành vi xâm nhập.
Sơ đồ bắn vòi rồng ngăn chặn được thể hiện trên Hình 2. CM là hướng đi của tàu Cảnh sát Biển, CT là hướng đi của tàu nước ngoài, hướng mũi tên đứt đoạn là hướng phun vòi rồng của tàu Cảnh sát Biển. Tùy theo tình hình thực địa, tàu Cảnh sát Biển không được trang bị vòi rồng cũng có thể sử dụng súng máy 12,7mm trên tàu hoặc vũ khí hạng nhẹ do thuyền viên cầm để bắn loạt đạn trước tuyến đường của tàu nước ngoài hoặc ở vùng biển xung quanh mục tiêu nhằm đạt được tác dụng ngăn cản, buộc mục tiêu phải từ bỏ hành vi xâm nhập.
Bắn cảnh cáo
Khi tàu cảnh sát biển không thể buộc tàu nước ngoài thay đổi hành vi xâm nhập bằng cách bắn răn đe và tàu nước ngoài đã vào khu vực phòng ngừa, kiểm soát. Nhằm buộc tàu nước ngoài từ bỏ nỗ lực tiếp tục xâm nhập đường cơ sở lãnh hải và hạn chế hành động của mình, đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ lợi ích của mình và thể hiện sự tồn tại của lực lượng vũ trang. Tàu cảnh sát biển có thể sử dụng pháo để bắn cảnh cáo vào vùng biển phụ cận phía trước đường đi của tàu nước ngoài xâm nhập, như thể hiện trong Hình 3. Vào lúc này cần lưu ý rằng khi mục tiêu được cảnh cáo hiệu quả, để tránh tình hình leo thang, không thể làm tổn hại đến mục tiêu.
Bắn ngăn chặn
Khi tàu cảnh sát biển bắn cảnh cáo không có hiệu quả, tàu nước ngoài sắp đi vào lãnh hải các đảo, rạn san hô. Để tiếp tục hạn chế hành vi xâm nhập, tàu cảnh sát biển có thể giăng một hoặc một số mạng lưới hỏa lực trên hướng đi của tàu xâm nhập để ngăn chặn việc xâm nhập lãnh hải các đảo, rạn san hô. Lúc này, tình hình tàu cảnh sát biển và tàu nước ngoài được thể hiện trên hình 4. Bắn chặn vừa là sự leo thang bắn cảnh cáo, vừa là phong tỏa hỏa lực của mục tiêu [4]. Nếu bắn chặn mà vẫn không chặn đứng được tàu nước ngoài thì tàu cảnh sát biển cần chuẩn bị bắn trực tiếp vào tàu nước ngoài.
Xác định sai số bắn trên biển
Việc hệ thống vũ khí pháo hạm phát sinh sai số bắn trên biển là điều không thể tránh khỏi. Trong quá trình sử dụng hỏa lực của hệ thống vũ khí pháo hạm, phần lớn công việc quan sát, tính toán được sử dụng để xác định và giảm thiểu sai sót bắn. Việc xác định và giảm thiểu sai sót khi bắn là khâu quan trọng trong việc kiểm soát hỏa lực của hệ thống vũ khí pháo hạm trên tàu cảnh sát biển.
Sai số do thời tiết
Khi các tàu cảnh sát biển thực sự sử dụng vũ khí pháo hạm, tồn tại vấn đề điều kiện nhiệt độ và áp suất không chuẩn. Pháo hạm do sử dụng trong thời gian dài xuất hiện sự ăn mòn, nhiệt độ thuốc, trọng lượng của đạn sai khác dẫn đến tốc độ thực tế ban đầu của pháo không phù hợp với tốc độ ban đầu được định sẵn. Gió đạn đạo ở vùng biển bắn ảnh hưởng đến đường bay thực tế của đạn v.v.. Do đó cần phải sửa lỗi sai số do thời tiết. Sai số xác suất khoảng cách Edxb của sai số hiệu chỉnh thời tiết đường đạn và sai số xác suất hướng Ezzb của sai số hiệu chỉnh thời tiết đường đạn là:
Trong công thức (1), Et0 là sai số xác suất xác định độ lệch vận tốc ban đầu của viên đạn; ft0 là sự thay đổi khoảng cách tương ứng với 1% thay đổi vận tốc ban đầu của viên đạn; xác định sai lệch xác suất của mật độ không khí cho tàu Ep; fp là sự thay đổi khoảng cách tương ứng khi mật độ không khí tại vùng biển phóng thay đổi 1% [5]; Ewd, Ewz lần lượt là các sai số xác suất hiệu chỉnh sai lệch gió dọc và sai lệch gió ngang; fwd, fwz lần lượt là khi gió dọc và gió ngang trong vùng biển phóng thay đổi 1n, khoảng cách và hướng tương ứng thay đổi, dp là khoảng cách bắn [6].
Sai số hệ thống điều khiển hỏa lực
Sai số hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm sai số quan sát của thiết bị đo lường khi hệ thống điều khiển hỏa lực của pháo hạm hoạt động theo phương pháp quan sát gia nguyên, tức là đo xác định sai số tọa độ hiện tại của mục tiêu, sai số tính toán của hệ thống điều khiển hỏa lực và sai số chuyển động trước của mục tiêu [7]. Khi hệ thống điều khiển hỏa lực pháo hạm làm việc theo phương pháp quan sát gia nguyên, sai số xác suất khoảng cách Edxy và sai số xác suất theo phương hướng Exxy của hệ thống điều khiển hỏa lực là:
Trong công thức (2), Edgc, Ezgc lần lượt là sai số xác suất khoảng cách tọa độ và hướng hiện tại của mục tiêu quan sát của tàu; Edjs, Eijs lần lượt là sai số xác suất của góc bắn và góc định hướng được tính toán cho hệ thống điều khiển hỏa lực; fθd khi góc bắn thay đổi 1 mil dẫn đến khoảng cách thay đổi theo [5]; tf là thời gian viên đạn bay tới mục tiêu; Evd và Evz lần lượt là sai số xác suất của sai số tốc độ cự ly và sai số xác suất của sai số tốc độ ngang đo vector tỷ lệ biến đổi khoảng cách gây ra bởi vector vận tốc mục tiêu[5]. Công thức tính là:
Trong công thức (3) Vm là tốc độ mục tiêu; EVm là sai số xác suất tốc độ mục tiêu; Qq là góc đuôi mục tiêu; EQq sai số xác suất góc đuôi mục tiêu.
Sai số bắn phân tán
Pháo hạm đơn nòng sử dụng cùng loại đạn với cùng góc bắn để bắn liên tục nhiều quả đạn. Điểm rơi của mỗi quả đạn sẽ không trùng khớp cùng một điểm mà sẽ phân tán trong một phạm vi nhất định. Độ lệch của các điểm va chạm so với trung tâm phân tán đạn gọi là sai số bắn phân tán, cụ thể là:
Trong công thức (4), Edsb, Ezsb lần lượt là sai số xác suất phân tán đạn pháo theo khoảng cách và phương hướng; μ là hệ số hiệu chỉnh độ phân tán của pháo hạm; Ed0, Ez0 lần lượt là sai số xác suất phân tán của pháo hạm theo cự ly và hướng tầm bắn, Eϕn,Eβn lần lượt là các sai số xác suất của sai số về độ cao thấp và phương hướng bắn của pháo hạm khi ngắm bắn.
Sự phân bố điểm tiến trước của mục tiêu tuân theo khoảng cách và phương hướng phân bố chuẩn. Sai số xác suất của chúng là tổng hợp sai số của sai số do thời tiết, sai số hệ thống điều khiển hỏa lực và sai số bắn phân tán theo khoảng cách và phương hướng. Do đó sai số sác xuất phân bố của mục tiêu theo khoảng cách và hướng là:
Trong công thức (5), Edx0, Ezx0 lần lượt là sai số xác suất của sai số phân bố của điểm tiến trước mục tiêu so với điểm va chạm theo khoảng cách và hướng [4].
Bắn cảnh cáo
Mục đích của việc tàu cảnh sát biển bắn cảnh cáo là buộc tàu nước ngoài xâm nhập thay đổi ý đồ xâm chiếm và bắn 1 hoặc 2 quả đạn pháo ở một khoảng cách nhất định về hướng đi của tàu nước ngoài để cảnh cáo. Khoảng cách này vừa không thể trực tiếp gây sát thương cho mục tiêu vừa đảm bảo tác dụng uy hiếp tương đối lớn [4].
Phương pháp bắn
Khu vực bao phủ đạn pháo chủ yếu do vùng va chạm và vùng sát thương do đạn nổ tạo thành. Vì vậy trước tiên cần đảm bảo tàu nước ngoài (sau đây gọi là mục tiêu) nằm ngoài vùng phủ sóng của đạn pháo, đồng thời phải đảm bảo đạt được hiệu quả cảnh cáo tốt. Khi pháo hạm trên thuyền bắn cảnh cáo vào mục tiêu, trên cơ cở điểm tiến phía trước của mục tiêu Mq, bằng cách cộng thêm lượng hiệu chỉnh khoảng cách và lượng hiệu chỉnh hướng để điều khiển pháo hạm bắn vào điểm bắn cảnh báo phía trước tuyến đường mục tiêu Mjg, như thể hiện trong Hình 5.
Để giảm tác động từ góc giới hạn bắn của pháo chính và phát triển hỏa lực tốt hơn, đồng thời ngăn chặn pháo chính của tàu mục tiêu bắn thẳng vào mình, tàu cảnh sát biển khi bắn cảnh cáo có thể căn cứ tình hình hiện trường mà lựa chọn vị trí bắn phía sau tàu mục tiêu. Trong hình, Mq là điểm tiến phía trước của mục tiêu. Về lý thuyết, khi bắn cảnh cáo, đạn bay đến điểm bắn cảnh cáo Mjg, mục tiêu sẽ di chuyển vừa đúng đến điểm tiến phía trước Mq. dq, βq lần lượt là khoảng cách và hướng của điểm tiến phía trước mục tiêu so với tàu cảnh sát biển; Δdjg là hiệu chỉnh khoảng cách bắn cảnh báo; Δβj là hiệu chỉnh góc phương vị bắn cảnh báo; là góc cạnh mục tiêu. Điểm bắn cảnh báo Mjg thường được chọn ở phía trước tuyến đường mục tiêu và sát tàu cảnh sát biển. Điều này không chỉ có tác dụng cảnh cáo mục tiêu mà còn cản trở nó chuyển hướng cơ động ra vùng biển bên mạn tàu cảnh sát biển. Bằng cách bổ sung lượng hiệu chỉnh bắn cảnh cáo thích hợp, đạn pháo sẽ rơi vào điểm bắn cảnh cáo, đảm bảo mục tiêu nằm ngoài vùng phủ sóng của đạn pháo, đồng thời đạt được hiệu quả cảnh cáo tốt hơn.
Lượng hiệu chỉnh bắn cảnh cáo
Mục đích việc tiến hành bắn cảnh cáo của tàu cảnh sát biển là nhằm đạt được hiệu quả cảnh cáo rõ ràng đối với mục tiêu mà không làm hư hại mục tiêu. Sự phân bố của điểm va chạm của đạn so với điểm tiến trước phù hợp với các đặc điểm của phân bố chuẩn. Khi điểm va chạm của đạn lệch khỏi tâm phân bố điểm trước của mục tiêu gấp 4 lần sai số xác suất, thì xác suất trúng là xấp xỉ 0. Vùng bao phủ của đạn được thể hiện trong Hình 6, và đường elip nét liền là hình phân tán của pháo hạm. Bây giờ giả sử đạn do tàu cảnh sát biển phóng ra rơi vào điểm ngoài cùng A của hình elip phân tán đạn. Đạn sẽ nổ tại điểm A, tạo thành một hình elip sát thương có bán kính trục dài và ngắn tương ứng là Rd và Rz. Xét mức độ sát thương của mục tiêu khi đạn rơi vào ngoại vi ngoài cùng của hình elip phân tán pháo hạm và phát nổ, xác suất sát thương mục tiêu bên ngoài hình elip nét đứt trong hình là gần bằng 0, được coi là an toàn và khu vực bên trong hình elip nét đứt là vùng sát thương của đạn. Các tàu mục tiêu chủ yếu là tàu khu trục hải quân hoặc tàu tuần duyên bờ biển, có quy mô và kích thước nhất định. Trung tâm thu sóng radar theo dõi pháo hạm thường được chọn là trung tâm thu sóng mục tiêu, hơn nữa trung tâm thu sóng cũng có thể tùy theo sự chuyển động, vị trí của mục tiêu, điểm quan sát mà thay đổi ngẫu nhiên. Nếu chỉ xét đến tác động của sai số xác suất phân bố mục tiêu và bán kính sát thương của vụ nổ đạn pháo thì vẫn có khả năng gây sát thương cho mục tiêu do kích thước của mục tiêu. Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu có thể được cảnh cáo một cách hiệu quả mà không bị làm hư hại thì tác động của khối lượng đến mục tiêu cũng cần được xem xét đầy đủ.
Theo khoảng cách điểm trước dq (sau đây gọi là khoảng cách bắn L), điểm trước góc đuôi mục tiêu, tính toán lượng hiệu chỉnh bắn cảnh cáo trên biển,. Nguyên lý Qq được thể hiện trong hình 7.
Công thức tính lượng hiệu chỉnh khoảng cách bắn cảnh cáo Δdjg là:
Trong công thức (6):
Điều kiện 1 là |C ⋅ cosQq| > B ⋅ sinQq;
Điều kiện 2 là |C ⋅ cosQq| ≤ B ⋅ sinQq
Rd chiều dài bán kính sát thương theo chiều dọc của hình elip sát thương của đạn;
C là chiều dài tàu mục tiêu; B là chiều rộng của tàu mục tiêu.
Công thức tính hiệu chỉnh hướng bắn cảnh cáo Δβjg là:
Trong công thức (7):
Điều kiện 1 là |C⋅sinQq| ≥ |B⋅cosQq|
Điều kiện 2 là: |C⋅sinQq|< |B⋅cosQq|
Rz là chiều dài bán kính sát thương ngang của hình elip sát thương đạn.
Tọa độ điểm bắn cảnh cáo
Từ tọa độ điểm trước của mục tiêu (dq, βq) và lượng hiệu chỉnh bắn cảnh cáo, có được công thức tính tọa độ điểm bắn cảnh cáo djg, βjg là:
Trong công thức (8), khi tàu cảnh sát biển ở mạn trái của tàu mục tiêu thì góc mục tiêu mạn thuyền Qq lấy giá trị âm; khi ở vị trí mạn phải mục tiêu thì góc đuôi thuyền mục tiêu lấy giá trị dương. Khi Qq xác định lượng hiệu chỉnh khoảng cách phù hợp, cũng cần xem xét mối quan hệ giữa giá trị tuyệt đối của hiệu chỉnh bắn và khoảng cách bắn để tránh xuất hiện giá trị âm của khoảng cách bắn sau khi hiệu chỉnh bắn. Căn cứ tọa độ của điểm bắn cảnh cáo, các yếu tố bắn cảnh cáo được tính toán và việc cảnh cáo được tiến hành bắn vào mục tiêu. Mục đích của việc bắn cảnh cáo trên biển của pháo hạm là để cảnh cáo và xua đuổi mục tiêu. Thông thường, một loạt hỏa lực ngắn có thể đạt được hiệu quả cảnh cáo. Tàu cảnh sát biển có thể xem xét tình trạng của của mục tiêu mà tiếp tục bắn cảnh cáo hay trực tiếp tiến hành bắn ngăn chặn.
Thực nghiệm mô phỏng
Quy trình thực nghiện mô phỏng
Mô phỏng lượng hiệu chỉnh bắn cảnh báo thay đổi theo góc đuôi của mục tiêu ở các khoảng cách bắn mục tiêu khác nhau, quy trình mô phỏng cụ thể được thể hiện trong Hình 8:
Thông số mô phỏng thực nghiệm
Giả sử tốc độ mục tiêu là V là 28 hải lý/giờ, chiều dài thuyền mục tiêu C là 120m và chiều rộng là 18m; bán kính sát thương do đạn nổ là 10m, tức n, Rz là 6m; Hệ thống điều khiển hỏa lực của tàu Cảnh sát biển tính toán được khoảng cách điểm tới trước mục tiêu thay đổi trong khoảng 500m ~ 1000m; Hệ số hiệu chỉnh độ phân tán của pháo hạm Eβn=1.5mrad, Edgc=m, Ezze=1mrad, Edy=1.5mrad, Ezj=1.5mrad, EVm=1m/s, EQq=1.5mrad. Sử dụng radar đo tốc độ của tàu để xác định sai số xác suất vận tốc đầu đạn của đạn là Ex0=0.8%V0, Eρ=1%. Các số liệu khác thu được bằng cách lắp bàn bắn pháo hạm. Quyết sách bắn cảnh cáo là bắn tổ hợp 2 quả đạn với tốc độ tối đa của pháo hạm.
Kết quả thí nghiệm mô phỏng
Lấy vị trí theo dõi và giám sát chung của tàu cảnh sát biển làm ví dụ, Qq lấy giá trị là 120°, tại thời điểm này, lượng hiệu chỉnh bắn cảnh cáo tương ứng khi khoảng cách bắn thay đổi trong khoảng từ 500m đến 10.000m được thể hiện trong Bảng 1. Mức hiệu chỉnh bắn cảnh cáo thay đổi theo khoảng cách bắn được thể hiện trong Hình 9.
Bảng 1 Mức hiệu chỉnh ảnh cảnh báo tương ứng với các khoảng cách bắn khác nhau
Đối với các cảnh cáo ở các khoảng cách bắn và góc mục tiêu khác nhau, việc điều chỉnh khoảng cách và hướng sẽ thay đổi theo góc mục tiêu. Sử dụng lượng hiệu chỉnh bắn cảnh cáo để mô phỏng, sẽ thu được phạm vi bắn cảnh cáo từ 500m đến 10.000m. Ví dụ: khoảng cách bắn là 3.000m. Những thay đổi được thể hiện trong Hình 10.
Hình 10: Sơ đồ mức hiệu chỉnh phát bắn cảnh báo thay đổi theo góc đuôi tàu mục tiêu
Phân tích kết luận mô phỏng
Qua thí nghiệm mô phỏng kết hợp với Hình 9 và Hình 10, có thể thấy, dưới góc đuôi mục tiêu thử nghiệm, khi khoảng cách bắn tăng lên thì lượng hiệu chỉnh khoảng cách giảm dần và ổn định. Khi khoảng cách bắn nhỏ hơn 1.000m thì lượng hiệu chỉnh khoảng cách bắn cảnh cáo lớn hơn khoảng cách bắn. Lúc này, điểm bắn cảnh báo nằm ở phía ngoài của góc đuôi mục tiêu. Khi tàu cảnh sát biển tiến hành bắn cảnh cáo cự ly gần, cần xem xét tác động lên các tàu khác phía bên ngoài của mục tiêu cảnh cáo. Phải quan sát đầy đủ trước khi bắn cảnh cáo; Khi lượng hiệu chỉnh hướng nằm trong khoảng từ 500m đến 2.500m, lượng hiệu chỉnh hướng sẽ giảm đáng kể khi khoảng cách bắn tăng lên. Lúc này lượng hiệu chỉnh hướng bị ảnh hưởng chủ yếu bởi âm lượng mục tiêu. Đối với các tàu mục tiêu có tín hiệu radar lớn, khi bắn ở cự ly gần (dưới 2.500m) cần xem xét đầy đủ ảnh hưởng của âm lượng mục tiêu. Khi khoảng cách bắn là 3.000m, khoảng cách bắn cảnh cáo của tàu cảnh sát biển về cơ bản không thay đổi khi góc đuôi của mục tiêu thay đổi; khi tàu cảnh sát biển bắn theo hướng trước và sau của mục tiêu, lượng hiệu chỉnh khoảng cách hướng bắn cảnh cáo tương đối lớn, còn khi vị trí mục tiêu đang bắn theo hướng ngang, lượng hiệu chỉnh hướng bắn cảnh cáo tương đối nhỏ. Hơn nữa tùy theo góc đuôi mục tiêu thay đổi, lượng hiệu chỉnh hướng bắn cảnh cáo của tàu Cảnh sát Biển có sự thay đổi rõ ràng. Khi tàu Cảnh sát Biển cần bắn cảnh cáo ở cự ly gần khi thực hiện nhiệm vụ, họ có thể điều động tàu tùy theo tình hình tại chỗ và khoảng cách bắn sẽ thay đổi trong thời gian ngắn. Khoảng cách bắn và lượng hiệu chỉnh hướng bắn sẽ thay đổi tùy theo khoảng cách bắn thay đổi. Người chỉ huy tàu Cảnh sát Biển cần kịp thời điều chỉnh các yếu tố bắn cảnh cáo theo sự thay đổi của khoảng cách bắn cảnh báo cự ly gần.
Kết luận
Bài viết này căn cứ theo tình hình thực tế tàu Cảnh sát Biển thực hiện nhiệm vụ, trọng điểm phân tích phương pháp bắn cảnh cáo của tàu Cảnh sát Biển. Thông qua thực nghiệm mô phỏng, tính toán lượng hiệu chỉnh bắn cảnh cáo tương ứng với các khoảng cách bắn khác nhau và góc mục tiêu khác nhau trong phạm vi tầm bắn của tàu Cảnh sát Biển, cung cấp hỗ trợ về mặt lý thuyết cho tàu Cảnh sát Biển thực hiện nhiệm vụ của mình, và có giá trị ứng dụng nhất định. Bước tiếp theo sẽ tập trung trọng điểm nghiên cứu về khả năng bắn chặn, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi nhiệm vụ của tàu Cảnh sát Biển, hoàn thiện cách thức sử dụng vũ khí./.
Biên dịch: Nguyễn Phượng
Nhóm tác giả: Meng Dayu, Fu Xueqing, Hu Jiang, và Yu Jiaxiang thuộc Học viện Hải quân Đại Liên (Trung Quốc)
Vui lòng không sao chép khi chưa được phép. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với Ban Biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]
Tài liệu tham khảo:
[1] 周晓成, 中国海警南海海域维权力量运用研究 [J], 武警学院 学报, 2016, 32 (11): 15-18 (Tạm dịch: Chu Hiểu Thành. Nghiên cứu ứng dụng lực lượng bảo vệ lợi ích vùng biển Nam Hải của Cảnh sát biển Trung Quốc [J]. Báo cáo Học viện Cảnh sát vũ trang, 2016, 32 (11): 15-18)
[2] 田峰, 孙续文, 张新杰, 等, 反海盗任务中大中口径舰炮火力应用 [J], 指挥控制与仿真, 2014, 36 (2): 48-50, 57. (Tạm dịch: Điền Phong, Tôn Tục Văn, Trương Tân Kiệt, vv. Ứng dụng hỏa lực pháo hạm cỡ trung bình trong nhiệm vụ chống cướp biển [J]. Chỉ huy và kiểm soát và mô phỏng, 2014, 36 (2): 48-50, 57.)
[3] 高伟良, 海警舰艇拦截行动的战术运用 [J], 公安海警高等专 科学校学报, 2006, 5 (4): 20-22. (Tạm dịch: Cao Vĩ Lương. Ứng dụng chiến thuật hoạt động đánh chặn tàu cảnh sát biển [J]. Tạp chí Trường Cao đẳng Công an và Cảnh sát biển, 2006, 5(4):20-22)
[4] 王志恩, 王德伟, 林琳, 中大口径舰炮在要地防御作战中阻拦射击应用研究 [J], 指挥控制与仿真, 2020, 42 (6), 127 – 129. (Tạm dịch: Vương Chí Ân, Vương Đức Vĩ, Lâm Lâm. Nghiên cứu ứng dụng bắn chặn trong các hoạt động phòng thủ quan trọng của pháo hạm cỡ trung bình và cỡ lớn [J]. Chỉ huy và kiểm soát và mô phỏng, 127-129)
[5] 高龙, 王磊, 谢保军, 等, 中口径舰炮对无人水面舰艇射击效力仿真 [J], 兵器装备工程学报, 2022, 43 (6): 108-115. (Tạm dịch: Cao Long, Vương Lỗi, Tạ Bảo Quân, v.v. Hiệu quả bắn của pháo hạm cỡ trung bình đối với tàu mặt nước không người lái mô phỏng [J]. Báo kỹ thuật trang bị vũ khí, 2022, 43 (6): 108-115)
[6] 孙强, 余家祥, 王玮, 舰炮距离方位法对运动目标计算精度分析 [J], 兵器装备工程学报, 2021, 42 (5): 144-147. (Tạm dịch: Tôn Cường, Dư Gia Tường, Vương Vĩ. Phân tích độ chính xác tính toán của phương pháp phương vị khoảng cách pháo hạm đối với mục tiêu chuyển động [J]. Báo cáo kỹ thuật trang bị vũ khí, 2021, 42 (5): 144-147)
[7] 向宏志, 单管舰炮测量距离方向法试射精度分析方法 [J], 舰 船科学技术, 2012, 34 (12): 95-98. (Tạm dịch: Hướng Hồng Chí. Phương pháp phân tích độ chính xác bắn thử phương pháp đo khoảng cách phương hướng của pháo hạm nòng đơn [J]. Khoa học và Công nghệ tàu, 2012, 4 (12): 95-98)
[8] 许俊飞, 卢发兴, 王航宇, 等, 初速可调下的新型舰炮对海作战 能力需求生成 [J], 北京理工大学学报, 2019, 39 (2): 155 – 161. (Tạm dịch: Hứa Tuấn Phi, Lư Phát Hưng, Vương Hàng Vũ, v.v. Xây dựng các yêu cầu về khả năng chiến đấu trên biển của pháo hạm mới với vận tốc đầu nòng có thể điều chỉnh [J]. Báo cáo của Đại học Công nghệ Bắc Kinh, 155-161)