Việc chính phủ Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm nghiêm ngặt vào ngày 7 tháng 12 đã tạo ra những thay đổi đối với người dân trong việc ứng phó dịch bệnh covid -19. Tất cả người dân Trung Quốc đang thực hiện từng bước giúp giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh bằng biện pháp cách ly ở nhà. Mặc dù hệ thống y tế cũng không bị quá tải trước số ca nhiễm tăng cao, nhưng dự đoán cho thấy làn sóng của dịch bệnh vẫn chưa đạt đỉnh điểm. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn đang nỗ lực đẩy mạnh biện pháp tiêm phòng cho người dân thế nhưng vấn đề tiêm phòng cho những người dễ bị tổn thương trong xã hội vẫn là bài toán khó.
Tiêu đề do BBT đặt.
Chính phủ để người dân tự bảo vệ
Vài tháng trước khi bị nhiễm Covid -19, người dân Trung Quốc không thấy lo lắng hay sợ hãi vì họ được an toàn trong thời gian dài vì chính phủ áp dụng chính sách “Zero-covid”. Việc xét nghiệm covid-19 hàng loạt và phong tỏa có thể gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi-rút. Cụ thể, nếu một người có kết quả xét nghiệm dương tính thì chính phủ sẽ nhanh chóng vào cuộc. Đối với những người nhiễm bệnh, họ sẽ được đưa đến các trung tâm kiểm dịch. Trong trường hợp phát hiện triệu chứng, những người nhiễm bệnh sẽ được điều trị tại bệnh viện và nhân viên y tế cộng đồng xịt khử trùng nhà của họ và kiểm tra những ngôi nhà lân cận.
Kể từ ngày 7 tháng 12, tất cả những điều kể trên đều đã thay đổi. Khi chính quyền trung ương từ bỏ chính sách “Zero-covid” vì khả năng lây truyền cao của biến thể Omicron đã khiến chính sách này dừng ở mức tạm thời. Thế nên, họ dỡ bỏ hầu hết những hạn chế trước đó, điển hình như, chính quyền trung ương cũng xóa bỏ ứng dụng theo dõi sự dịch chuyển của người dân sau sáu ngày sau đó.
Bây giờ, người dân sẽ phải tự bảo vệ mình. Tờ Nhật báo nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản kêu gọi “Hãy là người dân có ý thức chịu trách nhiệm về sức khỏe của chính mình.” Một số người dân ở Bắc Kinh đã nhận được thư từ ủy ban địa phương – nơi từng thực thi biện pháp kiểm soát covid. Một độc giả cho biết trang báo đã viết: “Cảm ơn mọi người đã thông cảm trong khoảng thời gian ba năm vừa qua.”
Số ca mắc mới đang giảm như thể vi-rút đang tiêu biến. Nhưng số liệu chính thức này không đáng tin vì chính phủ đã thu hẹp phạm vi xét nghiệm. Trong trường hợp chính phủ có cách khác để theo dõi dịch bệnh thì họ cũng sẽ không chia sẻ rộng rãi cho mọi người biết.
Có thể thấy rằng làn sóng covid đã dần hình thành khi mọi người chia sẻ câu chuyện nhiễm bệnh của họ lên mạng. Theo cuộc khảo sát không chính thức trên mạng xã hội, gần 40% trong tổng số 393.000 người Bắc Kinh đã cho câu trả lời có khi được hỏi có bị nhiễm vi-rút hay không.
Các cuộc khảo sát tương tự không chỉ ấn tượng bởi những con số. Vài tháng trước, nhiều người bị kì thị vì họ mắc covid-19. Ví dụ, họ đã gặp khó khăn trong việc tìm việc làm sau khi họ bình phục. Giờ đây, căn bệnh đã trở nên bình thường khi nhiều người đăng kết quả xét nghiệm của họ lên trang mạng xã hội. Họ thường thay thế chữ “dương tính” bằng bức tranh biếm họa về loài cừu (từ đồng âm với “dương tính” trong tiếng Trung Quốc). Còn những người khác đưa ra lời khuyên về thời điểm tốt nhất để bị nhiễm covid-19. Ví dụ, một ca nhiễm trong thời điểm hiện tại hoặc đầu tháng 1 có thể khỏi đúng lúc để tận hưởng cả Giáng sinh và Tết Nguyên Đán. Một người phụ nữ trẻ phàn nàn trong một video: “Tại sao tôi vẫn chưa nhiễm covid?
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lo lắng. Gần đây, chính phủ cảnh báo với người dân là covid thật đáng sợ. Những triệu chứng gây ra bởi biến chủng Omicron không tệ hơn cảm cúm thông thường. Những người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng nặng được khuyến khích tự điều trị ở nhà. Nhưng không phải ai cũng nghe theo lời khuyên trên. Hàng ngày, điện thoại viên Bắc Kinh nhận được hơn 30.000 cuộc gọi khẩn cấp, gấp khoảng 6 lần mức trung bình. Ngoài ra, cũng có rất nhiều người chờ khám trước một số phòng khám bệnh sốt tại một số thành phố.
Cho đến nay, hệ thống y tế cũng không bị quá tải. Nhưng làn sóng của dịch bệnh vẫn chưa đạt đỉnh điểm. Ben Cowling, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Hồng Kông, cho biết làn sóng có thể đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 1, ít nhất là ở Bắc Kinh.
Vắc-xin không phải là phép màu
Người dân Trung Quốc đang tìm kiếm hướng dẫn từ nơi khác trước thông điệp mới từ chính phủ. Sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài đang chia sẻ kinh nghiệm đối mặt với covid-19 trên ứng dụng truyền thông xã hội WeChat. Họ cung cấp dấu hiệu nhận biết những triệu chứng có thể xảy ra và thời gian kéo dài của chúng. Tuy nhiên, những thông tin hữu ích vẫn còn thiếu. Cũng đã có nhiều báo cáo cho biết có nhiều người nhập viện sau khi uống thuốc hạ sốt quá liều. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng những biện pháp thảo dược nhằm chống lại covid cũng đang tăng cao mặc dù giới y tế không đánh giá cao tính hiệu quả của nó.
Ít nhất giờ đây, người dân cần tự bảo vệ mình trước mối nguy hiểm mang tên vi-rút covi-19. Ngày càng có nhiều người được tiêm phòng, cụ thể số lượng mũi tiêm mỗi ngày đã tăng từ 200.000 liều lên đến 1.000.000 liều. Tuy nhiên, vẫn có nhiều vấn đề cần được giải quyết ví dụ như vấn đề tiêm phòng cho những người dễ bị tổn thương trong xã hội. Chỉ có khoảng 40% người trên 80 tuổi được tiêm 3 mũi cần thiết để làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong, Tiu nhiên, một số người cao tuổi gặp khó khăn trong vấn đề tiêm phòng vì thiếu nguồn cung vắc-xin cho các phòng khám.
Tất cả người dân Trung Quốc đang thực hiện từng bước giúp giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh và giảm áp lực cho cơ sở y tế. Ở Bắc Kinh, các trung tâm mua sắm và đường phố dường như vắng bóng người vì mọi người đều ở nhà. Tuy nhiên, cũng có một số người ra đường và mang khẩu trang N95 (khẩu trang có khả năng lọc các hạt nhỏ li ti trong không khí rất tốt).
Thế nhưng, nhiều người Trung Quốc vẫn lên kế hoạch về quê ăn Tết vào cuối tháng Giêng. Theo thông số từ nền tảng đặt vé Ctrip cho biết lượt tìm kiếm các chuyến bay đã tăng lên đến 160% kể từ khi chính phủ nới lỏng những hạn chế. Còn công cụ tìm kiếm vé tàu trên Baidu đã cho biết lượt tìm kiếm vé đã tăng gần 600% trong cùng thời gian kể trên. Tuy nhiên, thật đáng buồn vì hiện tại những khu vực nông thôn vẫn chưa có những giải pháp để chuẩn bị ứng phó trong trường hợp gia tăng số ca mắc bệnh.
Ông Cowling cho biết: khi lán sóng covid-19 ở Trung Quốc đạt đỉnh điểm thì “việc chính phủ áp dụng biện pháp y tế cộng đồng là điều cần thiết. Nhưng việc thay đổi hướng ứng phó với dịch bệnh có thể khiến chính phú khó đưa ra lời biện minh nếu họ phạm phải sai lầm.”
Theo The Economist/Biên dịch: Tuệ Lam