Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Khu vực

Sau xung đột với Iran, vì sao Israel lại can dự vào xung đột ở miền nam Syria?

22/07/2025
in Khu vực, Phân tích, Quốc phòng - an ninh
A A
0
Sau xung đột với Iran, vì sao Israel lại can dự vào xung đột ở miền nam Syria?
0
SHARES
9
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sau khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ vào ngày 8/12/2024, Israel đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống quyền lực để mở rộng kiểm soát tại khu vực miền Nam Syria, đặc biệt là vùng đệm Cao nguyên Golan và các khu vực lân cận như Quneitra, Daraa và Sweida. Sau cuộc không kích cảnh báo tháng 5/2025 vào Dinh Tổng thống Syria, tưởng chừng mối quan hệ song phương đã được nối lại dưới nỗ lực bình thường hóa quan hệ của Tổng thống Trump; nhưng cuộc đụng độ giữa cộng đồng tự trị Druze và quân đội chính phủ Syria đã cung cấp cho Israel lý do công khai để can thiệp trong bối cảnh chỉ sau hơn một tháng từ cuộc chiến 12 ngày với Iran và các mặt trận tại Gaza, Yemen và Lebanon vẫn còn tiếp diễn.

Diễn biến tại Sweida, miền Nam Syria tháng 7/2025

Các cuộc đụng độ tại Sweida bắt đầu từ ngày 13/7/2025, sau khi 01 thương nhân Druze bị các thành viên bộ lạc Bedouin bắt cóc và cướp trên đường cao tốc dẫn đến các cuộc tấn công trả đũa giữa dân quân Druze và các bộ lạc Bedouin, làm leo thang thành bạo lực sắc tộc. Lực lượng chính phủ Syria được triển khai để khôi phục trật tự nhưng bị cáo buộc tham gia cùng Bedouin chống lại người Druze, dẫn đến các báo cáo về hành quyết tập thể và lạm dụng nhân quyền. Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), hơn 350 người thiệt mạng, bao gồm 146 chiến binh Druze, 154 dân thường (83 người bị hành quyết), và 138 binh sĩ và nhân viên an ninh Syria.

Ngày 16/7, quân đội Israel tiến hành một loạt cuộc không kích dữ dội nhằm vào Bộ Quốc phòng và khu vực gần Dinh Tổng thống tại Thủ đô Damascus với lý do đáp trả lực lượng chính phủ Syria tấn công cộng đồng người Druze ở Cao nguyên Golan mà Israel chiếm đóng. Đánh dấu bước leo thang đáng kể của Israel nhằm vào chính quyền lâm thời tại Syria, do Tổng thống Ahmed al-Sharaa lãnh đạo.

Chính phủ Syria ngay lập tức lên án các cuộc không kích của Israel là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và triệu tập Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn, một quan điểm được nhiều nước Arab đồng tình. Trong bối cảnh chính quyền mới vẫn đang cố gắng khẳng định quyền kiểm soát, đặc biệt ở tỉnh Suwayda, Syria đã gặp khó khăn do các đe dọa liên tục từ Israel nhằm vào bất kỳ sự hiện diện quân sự nào của chính phủ tại đây. Theo chuyên gia Ammar Kahf tại Damascus, Israel đang tìm cách áp đặt ảnh hưởng lên chính quyền non trẻ sau sự sụp đổ của chế độ Assad, nhấn mạnh: “Không thể chấp nhận việc một quốc gia nước ngoài vào phá hủy tài sản công, đe dọa sự an toàn và ổn định của người dân.”

Người Druze là ai?

Người Druze là nhánh dân tộc cải cách Hồi giáo có nguồn gốc từ khoảng thế kỷ XI, với khoảng 1 triệu người trên khắp thế giới. Hiện có khoảng 800 nghìn người tại tỉnh Sweida, miền Nam Syria. Người Druze theo một tôn giáo tách biệt với Hồi giáo dòng chính, không cho phép cải đạo và kết hôn ngoài cộng đồng. Trong suốt cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ, người Druze nhiều lần bị kẹt giữa hai làn đạn: giữa chính quyền Assad và các nhóm Hồi giáo cực đoan.

Tại Israel, người Druze chủ yếu sinh sống ở miền Bắc (Galilee, Carmel), là một trong số ít nhóm dân tộc thiểu số được phép phục vụ quân đội, trung thành hết mực với Nhà nước Do Thái nhưng vẫn giữ bản sắc riêng. Trước sự việc người Druze tại Syria bị chèn ép, cộng đồng Druze Israel đã cố gắng vượt biên sang Syria để hỗ trợ đồng bào, từ đó bổ trợ vững chắc hơn cho sự can thiệp quân sự của Israel.

Động cơ can thiệp của Israel

Bạo lực giáo phái bùng phát nhắm vào cộng đồng người Druze ở Sweida, cách biên giới Israel khoảng 80 km, đặt ra một thách thức đa tầng cho Israel vào thời điểm bấp bênh khi vừa kết thúc chiến tranh 12 ngày tại Iran, chiến sự tại Gaza vẫn chưa đến hồi kết và duy trì lực lượng đối phó với trục ủy nhiệm các bên như Hezbollah, Houthi. Nhưng lý do can thiệp quân sự của Israel dường như là chiêu bài đánh nhanh thắng nhanh, giúp tạo nên khu phi quân sự tại cao nguyên Golan khi tình hình tại Syria vẫn để ngỏ dấu hiệu bất ổn.

Ngăn chặn Iran thiết lập tuyến vận chuyển vũ khí cho Hezbollah ở Lebanon: Iran từ lâu sử dụng Syria làm hành lang vận chuyển vũ khí cho Hezbollah ở Lebanon, bao gồm loạt vũ khí hạng nặng như (tên lửa dẫn đường chính xác, lên tửa tầm xa, máy bay không người lái,…) nhưng dưới thời chính phủ lâm thời Ahmed al-Sharaa dù mối quan hệ giữa Syria và Iran không còn gắn kết như xưa nhưng việc vận chuyển vũ khí vẫn tiếp diễn, khi chỉ trong 06 tháng đầu năm 2025, chính phủ đã chặn hơn 40 chuyến hàng vũ khí liên quan đến Iran. Động thái này góp phần làm suy yếu chiến dịch Golan File của Hezbollah, cắt đứt tuyến đường vận chuyển vũ khí đến Lebanon nhằm ngăn chặn triệt để ý định phản kháng cuối cùng của nhóm Hezbollah đang ngày càng suy yếu.

Chấm dứt khả năng Iran vẫn duy trì hoạt động tại miền Nam Syria: Dù mất đi đồng minh chiến lược là chế độ Assad, Iran vẫn duy trì các lực lượng thân cận như Lữ đoàn Imam Hussein với hàng nghìn chiến binh hoạt động tại miền Nam Syria. Trước nguy cơ Iran lợi dụng tình hình bất ổn để tái lập ảnh hưởng, Israel đã phát động chiến dịch tấn công vào Sweida, nhắm trực tiếp vào các căn cứ quân sự và cơ sở kỹ thuật có thể phục vụ cho lực lượng thân Iran. Đồng thời, đang đẩy mạnh chiến lược chia rẽ Syria bằng cách khuyến khích xu hướng ly khai tôn giáo và sắc tộc, tạo điều kiện cho các lực lượng thiểu số kiểm soát từng khu vực riêng biệt (điển hình là người Druze tự trị khu vực Sweida). Mục tiêu sâu xa là làm suy yếu chính quyền trung ương Damascus, cắt đứt ảnh hưởng lâu dài của Iran tại Syria.

Kiểm soát vùng đệm và thiết lập khu vực phi quân sự tại Cao nguyên Golan: Israel chiếm cao nguyên Golan của Syria từ năm 1967 và sáp nhập vào lãnh thổ của mình, nhưng vùng đệm do Liên Hợp Quốc giám sát (theo Thỏa thuận Tách lực lượng 1974) vẫn tồn tại để ngăn chặn xung đột. Sau khi Assad sụp đổ, Israel tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận này và chiếm vùng đệm, mở rộng kiểm soát vào Quneitra và các khu vực lân cận vào tháng 12/2024. Đồng thời, sự rút lui của đồng minh Nga và sự suy yếu của Iran đã giúp Israel mạnh tay hơn trong các cuộc tấn công vào Suwayda và Quneitra nhằm củng cố sự kiểm soát này.

Các cuộc tấn công của Israel nhằm mục đích cân bằng ảnh hưởng với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ: Các cuộc tấn công của Israel vào Syria không chỉ nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Iran, mà còn ngày càng thể hiện rõ mục tiêu chiến lược là đối trọng với Thổ Nhĩ Kỳ – một cường quốc khu vực đang gia tăng hiện diện tại miền Bắc Syria. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ chủ trương duy trì ổn định và thúc đẩy giải pháp ngoại giao để bảo vệ biên giới và kiểm soát tình hình nhân đạo, Israel lại theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn hơn, tìm cách áp đặt trật tự an ninh mới ở miền Nam Syria. Việc mở rộng hiện diện quân sự tại Cao nguyên Golan và Núi Hermon, cùng với tuyên bố ủng hộ phân chia Syria thành các thực thể tự trị, cho thấy Israel đang chủ động định hình lại cán cân quyền lực tại Syria. Trong đó, việc ngăn chặn ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ được xem là yếu tố then chốt trong chiến lược khu vực của Tel Aviv, nhằm đảm bảo ưu thế an ninh lâu dài và vai trò chủ đạo trong cấu trúc Trung Đông hậu xung đột.

Allison Minor, giám đốc Sáng kiến N7, nhận định các cuộc không kích của Israel vào Syria làm gia tăng căng thẳng khu vực, đe dọa phá vỡ tiến trình giảm leo thang và làm suy yếu nỗ lực tái thiết chủ quyền của chính phủ Syria. Nhưng đánh giá cuộc không kích đồng thời cũng là chiêu bài thử nghiệm năng lực kiểm soát và chính sách đối ngoại chính phủ lâm thời Syria khi không leo thang căng thẳng. Dù vậy, sự can thiệp này có thể vô tình thúc đẩy sự trỗi dậy của các nhóm cực đoan, làm trầm trọng thêm bất ổn và phản tác dụng đối với an ninh của chính Israel.

Yếu tố ngoại vi trong cuộc xung đột

Yếu tố Mỹ

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã gỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt Syria như một cách “đầu tư” vào chính phủ mới của Tổng thống Ahmed al‑Sharaa, với hy vọng giúp ổn định đất nước. Trong bối cảnh xung đột, Mỹ đang theo dõi rất sát xung đột ở miền Nam Syria vì nguy cơ lan rộng gây bất ổn toàn khu vực, nhất là khi Mỹ đang cố gắng chấm dứt chiến sự ở Gaza thông qua một thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin. Nếu tình hình tại Syria xấu đi, mọi nỗ lực của Mỹ tại Gaza có thể bị phá hỏng.

Để kiểm soát tình hình, Mỹ đang tận dụng ảnh hưởng với chính quyền al‑Sharaa – nhờ việc nới lỏng trừng phạt và cử đặc phái viên Tom Barrack – để gây áp lực yêu cầu Damascus ngăn chặn các nhóm vũ trang tấn công người Druze. Đồng thời, Mỹ cũng kêu gọi các đồng minh có ảnh hưởng ở Syria như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Qatar cùng lên tiếng, vì nếu bạo lực tiếp tục, nguồn viện trợ và đầu tư phục hồi đất nước có thể bị cắt.

Về phía Israel, Mỹ cũng thúc giục nước này kiềm chế, chỉ nên thực hiện các hành động phòng thủ cần thiết để bảo vệ dân Druze và ngăn các nhóm thù địch tiếp cận biên giới, thay vì tấn công thẳng vào cơ quan đầu não chính phủ Syria. Cảnh báo những đòn đánh này có thể tạo ra phản ứng dây chuyền gây mất ổn định nghiêm trọng, làm tiêu tan cơ hội hiếm hoi cho một thỏa thuận không xâm lược giữa Israel và Syria.

Yếu tố Thổ Nhĩ Kỳ

Ban đầu, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel dù không phải đồng minh thân thiết nhưng lại có mục tiêu chung: muốn lật đổ chế độ Assad và đẩy lùi ảnh hưởng của Iran tại Syria. Với Israel, Assad là “cầu nối” cho Iran và Hezbollah tiếp cận sát biên giới Israel. Còn với Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền Assad gây ra bất ổn biên giới, khiến Thổ phải gánh hàng triệu người tị nạn và đối mặt với lực lượng người Kurd – vốn bị Ankara xem là đe dọa lớn nhất. Tuy nhiên, sau khi Assad mất quyền kiểm soát và Iran suy yếu, hai nước bắt đầu mâu thuẫn vì có tầm nhìn khác nhau về tương lai Syria. Thổ Nhĩ Kỳ muốn xây dựng một chính quyền trung ương thân Ankara tại Damascus, kiểm soát miền Bắc Syria, ngăn người Kurd đòi tự trị và mở rộng ảnh hưởng chính trị, văn hóa trong khu vực – theo hướng “hồi sinh vị thế Đế chế Ottoman”. Trong khi đó, Israel lại muốn Syria yếu và phân mảnh, ủng hộ các nhóm thiểu số như người Druze hoặc người Kurd để tạo vùng đệm an toàn, và phản đối các nhóm Hồi giáo cực đoan thân Thổ.

Thời gian gần đây, căng thẳng giữa hai nước gia tăng rõ rệt. Israel tăng cường không kích sâu vào lãnh thổ Syria để ngăn sự trỗi dậy của cả Iran lẫn các nhóm Hồi giáo. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng hiện diện quân sự, ký liên minh với chính quyền mới tại Damascus, và hậu thuẫn các nhóm nổi dậy Hồi giáo dòng Sunni. Hai bên chỉ duy trì những cuộc trao đổi kỹ thuật để tránh đụng độ trực tiếp, nhưng sự nghi kỵ ngày càng lớn. Tựu trung, Thổ Nhĩ Kỳ hiện không chỉ là một bên tham gia mà còn là đối thủ chiến lược tiềm tàng của Israel trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng tại Syria. Mối quan hệ từng “hợp tác ngầm” đang dần rạn nứt, nguy cơ xung đột gián tiếp giữa hai nước đang dần hiện hữu.

Các kịch bản leo thang xung đột

Xung đột kéo dài tại khu vực bất chấp các nỗ lực ngoại giao gần đây của Mỹ và phương Tây đặt ra nghi vấn về khả năng hòa giải giữa các bên trong trận chiến kéo dài. Dường như nguyên nhân xung đột không nằm trong phạm vi 02 quốc gia là Israel – Syria mà còn có những liên kết vô hình từ các bên trong khu vực. Loại trừ khả năng hai bên đạt thỏa thuận hòa bình, một số viễn cảnh xung đột được ra gồm:

Leo thang do khiêu khích – Israel mở rộng mặt trận quân sự: Lữ đoàn Imam Hussein, vốn còn duy trì hơn 6.000 binh sĩ ở Syria – thực hiện các hành động quân sự tại phía Nam Syria, đặc biệt gần Cao nguyên Golan và vùng Sweida. Những động thái này, dù mang tính phòng thủ hay khiêu khích, đều có thể bị Israel xem là vượt qua “lằn ranh đỏ” và tiến hành chiến dịch quân sự quy mô lớn, không kích vào cả mục tiêu quân sự của chính phủ Syria, với lập luận rằng Damascus không đủ năng lực hoặc không sẵn sàng kiểm soát lực lượng thân Iran. Trong hoàn cảnh đó, quân đội Israel có thể mở rộng chiến dịch về phía Tây Daraa, Quneitra thậm chí cả Damascus – nơi vừa trải qua các vụ tấn công vào Bộ Quốc phòng. Sự leo thang này có nguy cơ kéo theo Iran và Thổ Nhĩ Kỳ phải điều chỉnh chiến lược, khi Israel không chỉ nhắm vào Iran mà còn có khả năng thách thức khu vực ảnh hưởng của Ankara tại miền Bắc Syria làm tăng nguy cơ va chạm giữa ba bên: Israel, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, biến Syria thành điểm nóng đối đầu giữa các cường quốc khu vực.

Israel xây dựng hành lang an ninh chiến lược xuyên Syria: Một kịch bản dài hơi hơn nhưng không kém phần chiến lược là việc Israel tìm cách thiết lập một “hành lang an ninh” kéo dài từ Sweida – Daraa ở phía Nam Syria đến khu vực người Kurd kiểm soát ở Đông Bắc Syria. Mục tiêu của hành lang này là nhằm ngăn chặn ảnh hưởng quân sự của Iran, đảm bảo tuyến biên giới an toàn, đồng thời bảo vệ các nhóm sắc tộc thiểu số thân thiện với Israel như người Druze và người Kurd. Đồng thời, cho phép Israel kiểm soát các tuyến vận chuyển vũ khí từ Tehran qua Syria tới Hezbollah ở Lebanon, đóng vai trò như một vùng đệm chống lại các hoạt động thù địch gần biên giới Golan. Tuy nhiên, để hiện thực hóa kế hoạch này, Israel sẽ cần sự ủng hộ ngầm của Mỹ và phương Tây, cùng với việc kiềm chế các phản ứng từ Thổ Nhĩ Kỳ và Iran – hai thế lực có lợi ích trực tiếp bị ảnh hưởng trong khu vực.Về mặt địa chính trị, đây là bước đi có tính toán lâu dài nhằm định hình trật tự hậu chiến tại Syria, không chỉ ở khía cạnh an ninh mà còn trong các dự án địa kinh tế như hành lang thương mại, năng lượng và hậu cần xuyên khu vực – vốn đang dần hình thành trong cấu trúc của một “Trung Đông mới”.

Liên minh ngầm Iran – Thổ Nhĩ Kỳ và chiến lược “ủy nhiệm kép”: Trong bối cảnh Israel ngày càng can thiệp sâu vào miền Nam Syria, một kịch bản đáng chú ý là khả năng Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời vượt qua bất đồng để hợp tác chiến thuật nhằm đối trọng với Israel. Cả hai quốc gia này đều có lợi ích chiến lược tại Syria và chia sẻ mục tiêu hạn chế ảnh hưởng của Israel trong khu vực thông qua việc củng cố các nhóm ủy nhiệm như Hamas, Hezbollah và các lực lượng vũ trang địa phương tại Syria. Iran và Thổ Nhĩ Kỳ có thể mở ra một hình thức “ủy nhiệm kép”, trong đó hai bên tránh can dự trực tiếp nhưng tiếp tục duy trì hiện diện bằng cách hỗ trợ tài chính, huấn luyện và vũ khí cho các nhóm đối kháng với Israel. Việc này không chỉ tạo ra áp lực quân sự mới tại các mặt trận biên giới mà còn giúp hai quốc gia này thiết lập lại tuyến hậu cần vũ trang đi qua lãnh thổ Syria, vượt qua các điểm chặn của Israel ở miền Nam Lebanon và biên giới Golan.

Tác giả: Hạ Lê

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]

Tài liệu tham khảo

Staff, Al Jazeera. 2025. “Why Did Israel Bomb Syria? A Look at the Druze and the Violence in Suwayda.” Al Jazeera, July 17, 2025. https://www.aljazeera.com/news/2025/7/16/why-did-israel-bomb-syria-a-look-at-the-druze-and-the-violence-in-suwayda

Courty, Audrey. 2025. “Who Are the Druze and Why Does Israel Say It Is Bombing Syria for Their Sake?” July 18, 2025. https://www.abc.net.au/news/2025-07-18/why-did-israel-bomb-syria-sectarian-clashes-in-sweida-explained/105541036

Dhojnacki. 2025. “Five Questions (and Expert Answers) About Israel’s Strikes Against Syria  – Atlantic Council.” Atlantic Council. July 16, 2025. https://www.atlanticcouncil.org/blogs/new-atlanticist/five-questions-and-expert-answers-on-israels-strikes-against-syria/

Esennett. 2025. “Why al-Sharaa’s Success in Syria Is Good for Israel and the US – Atlantic Council.” Atlantic Council. July 2, 2025. https://www.atlanticcouncil.org/blogs/menasource/why-al-sharaas-success-in-syria-is-good-for-israel/

Myers, Steven Lee, Natan Odenheimer, and Erika Solomon. 2025. “Israel and Iran Usher in New Era of Psychological Warfare.” The New York Times, July 16, 2025. https://www.nytimes.com/2025/07/15/technology/israel-iran-psychological-warfare.html#

IZ.RU. 2025. “Why Israel is attacking Syria because of the Druze. Analysis.” Известия. July 18, 2025. https://en.iz.ru/en/1922297/2025-07-18/why-israel-attacking-syria-because-druze-analysis

Apa.Az. 2025. “Syria-Israel Conflict: Reasons and Objectives Behind Israel’S Attacks -≪Span Class=&Quot;Red_Color&Quot;≫Analysis≪/Span≫” Apa.Az. July 18, 2025. https://en.apa.az/political/syria-israel-conflict-reasons-and-objectives-behind-israels-attacks-analysis-473189

[email protected]. 2025. “Unlikely Alliances and Confrontations: Türkiye, Israel, and Iran in post-Assad Syria – New Lines Institute.” New Lines Institute. July 17, 2025. https://newlinesinstitute.org/state-resilience-fragility/unlikely-alliances-and-confrontations-turkiye-israel-and-iran-in-post-assad-syria/

“The Coming Rift: Why the De Facto Israel-Turkey Alliance on Syria Will Collapse.” 2025. Global Policy Journal. May 14, 2025. https://www.globalpolicyjournal.com/blog/14/05/2025/coming-rift-why-de-facto-israel-turkey-alliance-syria-will-collapse

Tags: DruzeGolan FileIsraelLebanonSyria
ShareTweetShare
Bài trước

Sự điều chỉnh chính sách chiến tranh của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ thứ hai

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

04/06/2025
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Sau xung đột với Iran, vì sao Israel lại can dự vào xung đột ở miền nam Syria?

Sau xung đột với Iran, vì sao Israel lại can dự vào xung đột ở miền nam Syria?

22/07/2025
Sự điều chỉnh chính sách chiến tranh của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ thứ hai

Sự điều chỉnh chính sách chiến tranh của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ thứ hai

21/07/2025
EU tiếp cận Trung Á: Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với những thách thức chiến lược mới

EU tiếp cận Trung Á: Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với những thách thức chiến lược mới

20/07/2025
Tái cấu trúc chiến lược trong thời kỳ bất ổn: Cách Trung Quốc chuẩn bị cho những cú sốc thương mại và địa chính trị

Tái cấu trúc chiến lược trong thời kỳ bất ổn: Cách Trung Quốc chuẩn bị cho những cú sốc thương mại và địa chính trị

19/07/2025
Thỏa thuận lớn giữa Mỹ và Trung Quốc là điều bất khả thi

Thỏa thuận lớn giữa Mỹ và Trung Quốc là điều bất khả thi

18/07/2025
Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia – Azerbaijan

Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia – Azerbaijan

17/07/2025
“Sự tiến hóa” của chiến tranh: Bộ binh tác chiến ngoài tầm nhìn nhờ drone

“Sự tiến hóa” của chiến tranh: Bộ binh tác chiến ngoài tầm nhìn nhờ drone

16/07/2025
Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần đầu

Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần cuối

15/07/2025

Tin Mới

Sau xung đột với Iran, vì sao Israel lại can dự vào xung đột ở miền nam Syria?

Sau xung đột với Iran, vì sao Israel lại can dự vào xung đột ở miền nam Syria?

22/07/2025
9
Sự điều chỉnh chính sách chiến tranh của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ thứ hai

Sự điều chỉnh chính sách chiến tranh của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ thứ hai

21/07/2025
6
EU tiếp cận Trung Á: Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với những thách thức chiến lược mới

EU tiếp cận Trung Á: Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với những thách thức chiến lược mới

20/07/2025
48
Tái cấu trúc chiến lược trong thời kỳ bất ổn: Cách Trung Quốc chuẩn bị cho những cú sốc thương mại và địa chính trị

Tái cấu trúc chiến lược trong thời kỳ bất ổn: Cách Trung Quốc chuẩn bị cho những cú sốc thương mại và địa chính trị

19/07/2025
150

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.