Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Phân tích

Siêu tiêm kích Su-57 tăng cường tham chiến: cục diện xung đột Nga – Ukraine sẽ thay đổi như thế nào?

26/09/2024
in Phân tích, Quốc phòng - an ninh
A A
0
Siêu tiêm kích Su-57 tăng cường tham chiến: cục diện xung đột Nga – Ukraine sẽ thay đổi như thế nào?
0
SHARES
275
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Không quân Nga ngày càng thường xuyên sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Theo “Global Times” ngày 13 tháng 9, dẫn lời trang web của tạp chí Mỹ “National Interest”, Nga đã điều động máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 tiên tiến nhất của mình để tấn công hơn 40 mục tiêu tại Ukraine.

Theo báo cáo, trong vài tháng gần đây, máy bay chiến đấu Su-57 của Nga đã được sử dụng để thực hiện “hơn 40 cuộc tấn công” vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine. Tần suất sử dụng loại máy bay tàng hình này trong chiến đấu ngày càng tăng. Mặc dù trước đây Nga chỉ thỉnh thoảng triển khai Su-57, nhưng hiện tại, cường độ và tần suất sử dụng đã tăng lên rõ rệt.

Su-57 tham chiến bằng tên lửa tầm xa

Là mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến của Nga, Su-57 luôn thu hút sự quan tâm của dư luận mỗi khi được triển khai. Từ hành trình bay thử dài, việc chiếc máy bay sản xuất hàng loạt đầu tiên rơi trước khi chính thức đi vào hoạt động đến việc tham gia thực chiến ở Syria khi chưa hoàn chỉnh… Su-57 đã trở thành tâm điểm bàn luận. Nguyên mẫu của Su-57, T-50, đã có chuyến bay đầu tiên thành công vào tháng 1 năm 2010. Ban đầu, máy bay này dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm 2015 và bắt đầu sản xuất hàng loạt, với kế hoạch mua 60 chiếc trước năm 2020. Tuy nhiên, như câu nói “kế hoạch không theo kịp thực tế”, cuộc khủng hoảng Crimea và các vấn đề của chính chiếc máy bay đã khiến thời gian hoàn thiện bị trì hoãn nhiều lần. Đến năm 2020 mới chính thức trang bị chiếc chiến đấu cơ Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên.

Khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, việc quân đội Nga có sử dụng chiến đấu cơ tiên tiến nhất của Lực lượng Không quân là Su-57 hay không trở thành chủ đề được chú ý. Tháng 5 năm 2022, truyền thông Nga cho biết quân đội Nga đã sử dụng Su-57 trong cuộc xung đột này. Theo báo cáo, Nga đã bắt đầu sử dụng Su-57 trong chiến dịch quân sự đặc biệt từ hai đến ba tuần sau khi chiến dịch bắt đầu. Máy bay này được cho là đã sử dụng vũ khí tên lửa để hoạt động ngoài phạm vi tác chiến của hệ thống phòng không đối phương.

Đây không phải lần đầu tiên Su-57 tham gia thực chiến. Vào tháng 2 năm 2018, Không quân Nga đã triển khai 4 chiếc Su-57 đến căn cứ không quân Hmeimim ở Syria. Bộ Quốc phòng Nga giải thích rằng việc Su-57 bay đến Syria nhằm kiểm tra hệ thống trinh sát điện tử và định vị vô tuyến của máy bay chiến đấu trong điều kiện tiếp cận môi trường chiến đấu thực tế. Có thông tin cho rằng Su-57 đã phóng tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng thủ vào các mục tiêu trên mặt đất ở Syria để tấn công các trại khủng bố ở tầm xa.

Tháng 5 năm 2018, quân đội Nga lần đầu tiên công khai video Su-57 mở khoang vũ khí và phóng tên lửa. Trong video, một chiếc Su-57 đang bay thẳng đã mở khoang vũ khí và phóng một quả tên lửa màu đỏ. Dựa trên hình dáng của tên lửa, nó được xác định là tên lửa hành trình tàng hình phóng từ trên không X-59MK2 (sau được đặt tên là Kh-69). Loại tên lửa này đã được giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không Nga năm 2015, và có khả năng tấn công ngoài khu vực phòng thủ.

Gần đây, các hoạt động thực chiến của Su-57 chủ yếu sử dụng tên lửa Kh-69 để tấn công ngoài khu vực phòng thủ vào các mục tiêu của Ukraine. Kh-69 là tên lửa tàng hình tấn công mục tiêu trên mặt đất, phát triển dựa trên mẫu Kh-59MK. Tên lửa này được thiết kế để giảm diện tích phản xạ radar, với đầu đạn hình chóp 4 cạnh và thân tên lửa có tiết diện hình chữ nhật. Một phần vật liệu của tên lửa được làm từ vật liệu hấp thụ sóng radar và phủ lớp sơn tàng hình, giúp cải thiện đáng kể khả năng tàng hình so với Kh-59MK.

Tên lửa Kh-69 có chiều dài 4,19 mét, nặng 770 kg, với một cặp cánh gấp sau quét ngược được lắp trên lưng và bốn cánh đuôi hình thang kiểu chữ X có thể gập lại ở đuôi. Động cơ sử dụng là động cơ phản lực cánh quạt nhỏ TRR-50MT với thiết kế cửa hút khí chìm. Phiên bản xuất khẩu của tên lửa này có tầm bắn tối đa hơn 290 km, trong khi phiên bản nội địa của Nga có thể đạt tầm bắn khoảng 400 km. Trọng lượng đầu đạn nặng 310 kg. Tên lửa Kh-69 sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với dẫn đường vệ tinh và khớp hình ảnh, giúp đạt độ chính xác trong phạm vi dưới 7 mét. Nó được thiết kế để tấn công các mục tiêu có giá trị cao như sân bay, nhà máy điện, sở chỉ huy của đối phương ngoài khu vực phòng thủ.

Tên lửa Kh-69 có thể được trang bị trên hầu hết các máy bay chiến đấu của Không quân Nga, bao gồm Su-35, Su-34, Su-30 và Su-57. Với kích thước nhỏ gọn, Kh-69 được thiết kế đặc biệt để phù hợp với yêu cầu mang vũ khí của các máy bay tàng hình. Khoang vũ khí chính ở phần bụng của Su-57 có thể mang tới 4 tên lửa loại này.

Trong khi đó, khi không sử dụng giá treo cánh, Su-57 có thể mang số lượng tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng thủ nhiều hơn so với F-35 của Mỹ. (F-35 chỉ có thể chứa hai tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng thủ JSM trong khoang vũ khí với tầm bắn trên 350 km), còn máy bay chiến đấu F-22A hiện chỉ có khả năng mang bom dẫn đường, chưa được trang bị khả năng phóng tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng thủ.

Theo một báo cáo do Bộ Quốc phòng Anh công bố vào tháng 1 năm nay, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, máy bay chiến đấu Su-57 của Không quân Nga “chỉ được sử dụng vài lần.” Tuy nhiên, từ đầu năm nay, tần suất sử dụng Su-57 đã tăng đáng kể, loại máy bay này đã phóng hơn 30 tên lửa hành trình, bao gồm cả tên lửa tàng hình Kh-69.

Tháng 4 năm nay, quân đội Nga đã sử dụng nhiều tên lửa hành trình để tấn công nhà máy nhiệt điện Tripillya tại Kiev, Ukraine. Các mảnh vỡ tại hiện trường cho thấy quân đội Nga đã sử dụng tên lửa hành trình Kh-69 mới được triển khai. Nhà máy điện này là cơ sở hạ tầng quan trọng, cung cấp một phần lớn điện năng cho khu vực thủ đô Kiev và các vùng lân cận của Ukraine. Hiện tại, vẫn chưa thể xác nhận chính xác số lần Su-57 đã được sử dụng để phóng tên lửa vào các mục tiêu tại Ukraine. Tuy nhiên, dựa trên thông tin có sẵn, có thể suy đoán rằng quân đội Nga đã sử dụng máy bay tàng hình này để tấn công các mục tiêu Ukraine từ không phận của Nga.

Vì sao Su-57 bắt đầu tham chiến thường xuyên hơn?

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài hơn hai năm, vì sao vào thời điểm này, Không quân Vũ trụ Nga mới bắt đầu sử dụng Su-57 thường xuyên hơn? Theo quan điểm của tác giả, một mặt là do sau hơn hai năm sản xuất, số lượng Su-57 được trang bị đã đạt đến một quy mô nhất định. Khi xung đột mới nổ ra, Nga chỉ có vài chiếc Su-57, nhưng hiện tại con số này đã tăng lên 25 chiếc (trong đó có 12 chiếc được giao vào năm 2023, và dự kiến hơn 20 chiếc sẽ được giao vào năm 2024). Nga muốn sử dụng thực chiến để kiểm nghiệm khả năng tác chiến của loại máy bay này cũng như nâng cao kinh nghiệm chiến đấu cho phi công. Việc Nga đối đầu với Ukraine, quốc gia được NATO hỗ trợ, đặc biệt trong lĩnh vực chiến đấu trên không, gần như là đối đầu trực tiếp với NATO. Mặt khác, Tên lửa Kh-69 đã bước vào giai đoạn sản xuất ổn định, cũng cần kiểm nghiệm khả năng của loại vũ khí này trong thực chiến. Hiện tại, Nga đang cần tiến hành các cuộc tấn công tầm xa vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, bao gồm các cơ sở năng lượng và mục tiêu quân sự để làm suy yếu khả năng chiến đấu của Ukraine. Điều này tạo cơ hội để Kh-69 phát huy vai trò của mình.

Dựa vào hệ thống giám sát thông tin tình báo trên biển, đất liền, trên không của NATO, quân đội Ukraine thường có thể cảnh báo sớm các cuộc tấn công tầm xa của máy bay ném bom của Không quân Nga. Điều này giúp họ có thể tổ chức đánh chặn trên đường bay của các tên lửa hành trình được phóng từ máy bay ném bom, làm giảm hiệu quả tác chiến của Nga. Trong khi đó, Su-57 là máy bay chiến đấu tàng hình chiến thuật, triển khai linh hoạt hơn và có khả năng tàng hình mạnh mẽ, khó bị hệ thống tình báo của NATO phát hiện. Ngoài ra, tên lửa Kh-69 cũng có khả năng tàng hình nhất định, giúp tăng cường khả năng xuyên phá phòng thủ.

Từ tình hình sử dụng Su-57 trên chiến trường hiện nay, Không quân Nga chủ yếu dùng máy bay này để tấn công mục tiêu của Ukraine từ ngoài khu vực phòng thủ. Về ảnh hưởng của nó đối với tình hình chiến sự, điều này chủ yếu phụ thuộc vào tần suất sử dụng Su-57. Nếu nguồn cung tên lửa Kh-69 dồi dào và Su-57 được sử dụng với tỉ lệ sẵn sàng chiến đấu (60%) ở mức tối đa, kết hợp với các tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và UAV tự sát của quân đội Nga, thì đó sẽ là một gánh nặng thêm cho quân đội Ukraine. Đặc biệt khi họ đang ở trong tình thế khó khăn, áp lực sẽ càng gia tăng.

Su-57 rất có thể đã tấn công các mục tiêu mà không cần xâm nhập vào lãnh thổ Ukraine, do đó hầu như không phải đối mặt với mối đe dọa lớn nào. Điều này khiến việc đánh giá toàn diện khả năng chiến đấu của Su-57, đặc biệt là khả năng giành ưu thế trên không, trở nên khó khăn. Trong khi đó, năng lực không chiến là một trong những sức mạnh cốt lõi của Su-57. Do đó, trong bối cảnh Ukraine có được máy bay F-16, liệu Su-57 có tham gia vào cuộc chiến giành quyền kiểm soát không phận hay không là điều đáng được quan tâm trong thời gian tới.

Thực ra, bất kể là dòng máy bay F-22A hay F-35 của Mỹ, tuy đã sớm tham gia chiến đấu thực tế, nhưng đối thủ đều là đối thủ tác chiến phi đối xứng, nên nhiệm vụ giành ưu thế trên không tương đối ít. Nhiệm vụ chính vẫn là tấn công mặt đất. Chỉ trong vài năm gần đây, trên chiến trường Trung Đông, máy bay F-35I của Israel mới thực hiện một số nhiệm vụ giành ưu thế kiểm soát trên không, chẳng hạn như chặn đánh tên lửa hành trình và UAV tự sát. Vì vậy, máy bay tàng hình của Mỹ chưa có cơ hội giao chiến thực sự với các lực lượng không quân của các cường quốc lớn. Trước đó, có thông tin cho rằng máy bay F-35 đã tham gia vào cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng phân tích chung cho rằng mặc dù F-35 đã xuất hiện trên chiến trường Ukraine, nhưng nó lại rời xa chiến trường, chỉ sử dụng khả năng cảm nhận tình huống tiên tiến để thực hiện nhiệm vụ trinh sát tình báo, tác chiến điện tử v.v. Hoàn toàn không đi sâu vào tiền tuyến tham gia trực tiếp vào các cuộc tác chiến với Không quân Nga./.

Biên dịch: Nguyễn Phượng

Tác giả: Đường Tuấn là nhà bình luận quân sự của trang mạng The Paper (Trung Quốc)

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]
Tags: Sukhoi Su-57tên lửa hành trình tầm xatên lửa không đối đấtTiêm kích thế hệ 5Xung đột Nga - Ukraine
ShareTweetShare
Bài trước

Giải mã những tính toán chiến lược của EU trong 5 năm tới

Next Post

Những thay đổi trong nội bộ BRICS và tác động của nó tới việc định hình trật tự thế giới

Next Post
Những thay đổi trong nội bộ BRICS và tác động của nó tới việc định hình trật tự thế giới

Những thay đổi trong nội bộ BRICS và tác động của nó tới việc định hình trật tự thế giới

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

14/05/2025
Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025
Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

12/05/2025
Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

11/05/2025

Tin Mới

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
12
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
12
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
65
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
103

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.