Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Phân tích Chuyên gia

Trung Quốc công bố Sách Trắng về Sáng kiến Vành đai và Con đường khẳng định nỗ lực vì tương lai của nhân loại

11/10/2023
in Chuyên gia, Khu vực, Lĩnh vực, Phân tích
A A
0
Trung Quốc công bố Sách Trắng về Sáng kiến Vành đai và Con đường khẳng định nỗ lực vì tương lai của nhân loại
0
SHARES
805
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
@nghien-cuu-chien-luoc

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 10/10 (GMT+8), Văn phòng Thông tin của Hội đồng Nhà nước đã tổ chức buổi họp báo công bố Sách Trắng “Chung tay xây dựng ​​BRI: Thực tiễn quan trọng trong xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại” nhân dịp kỷ niệm 10 năm Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

BRi

Sách Trắng dài khoảng 28.000 từ, trình bày một cách có hệ thống nguồn gốc lịch sử, tầm nhìn, khái niệm, lộ trình thực hiện, thành tựu thực tiễn và ý nghĩa của việc xây dựng BRI, nhấn mạnh vai trò của “dự án thế kỷ” mang tính biểu tượng, đồng thời giới thiệu một cách toàn diện những thành công trong khuôn khổ BRI trong thập kỷ qua. Ngoài ra, Sách Trắng cũng thể hiện quyết tâm và hành động của Trung Quốc nhằm thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của BRI và và những nỗ lực hợp tác với các quốc gia khác để cùng xây dựng một cộng đồng với một tương lai chung.

Sáng kiến Vành đai và Con đường do Trung Quốc đề xuất nhưng thuộc về thế giới

Sách Trắng nhấn mạnh rằng, Sáng kiến BRI được đưa ra bởi Trung Quốc để đối phó với tình hình toàn cầu đang thay đổi, đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng quốc tế, và vì tương lai, lợi ích chung của nhân loại, song hiện tại, BRI thuộc về thế giới và mang lại lợi ích cho toàn nhân loại. Sách Trắng khẳng định trong quá trình phát triển, BRI hiện đã trở thành nền tảng hợp tác quốc tế lớn nhất thế giới với phạm vi bao phủ rộng nhất, từ phối hợp chính sách đến kết nối cơ sở hạ tầng, thương mại không bị cản trở, hội nhập tài chính và trao đổi nhân dân gần gũi hơn. Trong 10 năm qua, BRI đã góp phần vào sự phát triển lành mạnh của toàn cầu hóa kinh tế và giúp giải quyết các thách thức phát triển, cải thiện hệ thống quản trị toàn cầu. Sách Trắng cho biết: “Sáng kiến đã mở ra một con đường mới cho toàn nhân loại để thực hiện hiện đại hóa và đảm bảo rằng những nỗ lực xây dựng một cộng đồng toàn cầu chung vận mệnh đang mang lại kết quả thực sự” đồng thời “không còn chấp nhận được việc chỉ có một vài quốc gia thống trị sự phát triển kinh tế thế giới, kiểm soát các quy tắc kinh tế và tận hưởng thành quả phát triển”.[1]

Ba nền tảng kết nối

Sách Trắng chỉ ra rằng việc chung tay xây dựng BRI tập trung vào sự kết nối, trong đó “kết nối cứng” về cơ sở hạ tầng là trọng tâm quan trọng, “kết nối mềm” về các quy tắc và tiêu chuẩn là sự bổ trợ quan trọng và xây dựng “kết nối trái tim” giữa nhân dân trong các nước là một nền tảng quan trọng. Thông qua đó, BRI đã trở thành nền tảng hợp tác quốc tế sâu rộng và lớn nhất thế giới hiện nay.

Cong Liang, Phó Giám đốc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, giới thiệu tại cuộc họp báo rằng về mặt “kết nối cứng”, một số dự án mang tính bước ngoặt như đường sắt Trung Quốc-Lào, đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung, đường sắt Hungary-Serbia, cảng Piraeus đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tuyến tàu Trung Quốc – châu Âu đã mở ra một kênh vận tải đường bộ mới giữa châu Á và châu Âu, mạng lưới tuyến đường quốc tế “Con đường tơ lụa trên biển” đã lan rộng khắp các nước thế giới, cơ cấu kết nối “sáu hành lang kinh tế” về cơ bản đã được hình thành.

Ở khía cạnh “kết nối mềm”, Trung Quốc và các nước cùng xây dựng tiếp tục tăng cường hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực như quy tắc và tiêu chuẩn. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã có hiệu lực đầy đủ đối với 15 bên ký kết. Trung Quốc đã ký 21 hiệp định tự do với 28 quốc gia và khu vực, các hiệp định thương mại, ký kết 107 văn kiện hợp tác tiêu chuẩn hóa với 65 cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia và các tổ chức quốc tế cũng như khu vực, đồng thời ký các hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 112 quốc gia, khu vực.

Đối với “kết nối trái tim”, hợp tác trong giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch, khảo cổ học và các lĩnh vực khác đã được tăng cường, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về trình độ giáo dục đã được ký kết với 45 quốc gia và vùng lãnh thổ, các tài liệu hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, du lịch đã được ký kết với 144 Học bổng Chính phủ Trung Quốc “Con đường tơ lụa” được thành lập.

BRI mang lại thịnh vượng cho các quốc gia thành viên, là cơ sở cho sự thịnh vượng chung toàn cầu

Sách Trắng khẳng định, trong mười năm qua, các nước tham gia BRI đã ngày càng lớn mạnh. Sách Trắng đưa ra dữ liệu tính đến cuối tháng 6/2023, Trung Quốc đã ký hơn 200 văn kiện hợp tác về xây dựng chung “Vành đai và Con đường” với hơn 150 quốc gia và hơn 30 tổ chức quốc tế ở tất cả các châu lục, tạo thành một mạng lưới rộng lớn.[2] 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã nhất trí đưa BRI vào nghị quyết của Liên Hợp Quốc[3]. Ông Li Kexin, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Quốc tế phát biểu rằng, “điều này hoàn toàn chứng minh BRI không tạo thành một vòng tròn khép kín và hẹp, nó vượt qua tư duy cũ về trò chơi địa lý, tạo ra một mô hình hợp tác quốc tế mới, là ‘vành đai phát triển’ và ‘con đường hạnh phúc’, điều đó thực sự mang lại lợi ích cho người dân tất cả các nước”. Sách Trắng cũng chỉ ra rằng, hợp tác kinh tế và thương mại là một phần quan trọng trong việc chung tay xây dựng “Vành đai và Con đường”. Số liệu công bố trong Sách Trắng cho thấy từ năm 2013 đến năm 2022, tổng khối lượng xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và các nước trong BRI đạt 19,1 nghìn tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 6,4%; Tổng số vốn đầu tư hai chiều tích lũy giữa Trung Quốc và các quốc gia đối tác BRI đã vượt 380 tỷ USD.[4]

Sách Trắng nhấn mạnh rằng, việc chung tay xây dựng BRI sẽ tập trung giải quyết vấn đề tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, loại bỏ đáng kể các rào cản thương mại và đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh trong khu vực cũng như các nước, xây dựng khu vực thương mại tự do, mở rộng phạm vi thương mại, tối ưu hóa cơ cấu thương mại, mở rộng lĩnh vực đầu tư lẫn nhau và hợp tác công nghiệp, thúc đẩy thiết lập một hệ thống thương mại cân bằng, bình đẳng và bền vững hơn, phát triển quan hệ kinh tế, thương mại cùng có lợi.[5] Sách Trắng cũng chỉ rõ các nước cùng nhau phát huy tối đa lợi thế của mình, không ngừng mở rộng lĩnh vực hợp tác, đổi mới mô hình hợp tác, thúc đẩy xây dựng BRI lành mạnh, xanh, sáng tạo và công nghệ cao để đạt được những tiến bộ tích cực, không gian hợp tác quốc tế rộng hơn.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Guo Tingting cho biết, Bộ Thương mại sẽ tập trung thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại trong khuôn khổ “Một vành đai, Một con đường” ngày càng sâu sắc và vững chắc hơn. Mở rộng và tạo thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa chất lượng cao và tăng cường hợp tác thương mại với các nước đối tác. Nâng cao hơn nữa hiệu quả vận chuyển của các đoàn tàu từ Trung Quốc tới châu Âu và đẩy nhanh việc xây dựng các kênh thương mại đường bộ và đường biển quốc tế mới. Phối hợp, đẩy mạnh xây dựng các công trình trọng điểm, công trình “nhỏ nhưng đẹp” giúp đất nước tạo nền tảng vững chắc cho phát triển, nâng cao đời sống, hạnh phúc của người dân. Tích cực thúc đẩy tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số, triển khai thực hiện chất lượng cao Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, đẩy nhanh việc tích hợp các quy tắc, quy định, tiêu chuẩn…

Ông Guo Tingting cho biết, bước tiếp theo sẽ là sử dụng “Con đường tơ lụa Thương mại điện tử” làm điểm khởi đầu để nâng cao mức độ hợp tác kinh tế và thương mại trong lĩnh vực kỹ thuật số với các nước trong khuôn khổ. Ông cũng cho biết Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ làm việc với các cơ quan, địa phương liên quan để thúc đẩy vững chắc việc xây dựng Hành lang Thương mại Biển – Đất liền Quốc tế mới và khuyến khích thêm nhiều nước ASEAN tham gia xây dựng hành lang.

Sách Trắng cũng lưu ý rằng, “BRI là một con đường vì cộng đồng mở ra cho tất cả mọi người, không phải là một con đường riêng thuộc sở hữu của bất kỳ bên nào, sáng kiến này không có tính toán địa chính trị. Nó không nhằm mục đích tạo ra một câu lạc bộ độc quyền, cũng không nhắm vào bất kỳ bên nào”. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù kiến tạo nhiều kết quả nổi trội, BRI vẫn luôn được đánh giá là chiến lược nhằm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới, nhằm cạnh tranh với Mỹ. BRI là tham vọng và phương tiện để Trung Quốc thể hiện trách nhiệm của mình với tư cách là một nước lớn và dẫn đầu.

Tuy nhiên, Sách Trắng không nhắc đến những vấn đề được xem là “bịa đặt” từ truyền thông phương tây bao gồm vấn đề bẫy nợ, ô nhiễm môi trường và hủy hoại sinh thái. BRI vẫn luôn bị gắn với định kiến “Ngoại giao bẫy nợ” khiến nhiều quốc gia nghèo phải chịu gánh nặng nợ công, nợ nước ngoài cao và không bền vững ví dụ như Sri-Lanka, Maldives, Malaysia, Lào, Kenya và Djibouti. Sách Trắng không tiết lộ tổng dư nợ của các khoản vay BRI. Ngoài ra, BRI bị chỉ trích rộng rãi vì sự hủy hoại môi trường ở các khu vực dự án, đặc biệt là việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở các nước tham gia. Trung Quốc cũng bị chỉ trích là quốc gia phát thải nhiều nhất trên thế giới, trong khi cam kết sẽ đạt trung hòa carbon vào năm 2060. Đầu năm nay, một báo cáo trên tờ Jakarta Post tiết lộ dự án thủy điện Batang Toru, do công ty con SDIC Power của Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Nhà nước Trung Quốc sở hữu 70%, đã xâm phạm môi trường sống của loài đười ươi Tapanuli đang có nguy cơ tuyệt chủng, buộc chúng phải xâm nhập các trang trại và làng dân cư lân cận[6].

Cuối cùng, Ông Li Kexin cho biết sự kiện công bố Sách Trắng BRI không chỉ là sự kiện long trọng nhất kỷ niệm 10 năm sáng kiến ​​mà còn là nền tảng quan trọng để tất cả các bên thảo luận về hợp tác chất lượng cao trong khuôn khổ sáng kiến. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để coi diễn đàn này là cơ hội thúc đẩy việc chung tay xây dựng BRI chất lượng cao nhằm đạt được những kết quả mới và đóng góp nhiều hơn vào việc thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng chung của tất cả các quốc gia./.

Tác giả: Thi Thi

Bản quyền nội dung bài viết thuộc về tác giả và Nghiên cứu Chiến lược, vui lòng không sao chép khi chưa được phép. Mọi trao đổi học thuật, liên hệ cộng tác cũng như các vấn đề khác, quý độc giả có thể gửi về Ban Biên tập Nghiên cứu Chiến lược qua địa chỉ: [email protected]

Tài liệu tham khảo:

[1] Global Times, China issues white paper on past decade of BRI, illustrating path to global connectivity, peace, prosperity, https://www.globaltimes.cn/page/202310/1299557.shtml

[2] 陈炜伟、谢希瑶、邵艺博, 推进高质量共建“一带一路”行稳致远——国新办发布会聚焦《共建“一带一路”:构建人类命运共同体的重大实践》白皮书, 新华社, https://www.gov.cn/lianbo/bumen/202310/content_6908233.htm

[3] Global Times, China issues white paper on past decade of BRI, illustrating path to global connectivity, peace, prosperity, https://www.globaltimes.cn/page/202310/1299557.shtml

[4] 陈炜伟、谢希瑶、邵艺博, 推进高质量共建“一带一路”行稳致远——国新办发布会聚焦《共建“一带一路”:构建人类命运共同体的重大实践》白皮书, 新华社, https://www.gov.cn/lianbo/bumen/202310/content_6908233.htm

[5] 新华社, 白皮书:共建“一带一路”成为范围最广、规模最大的国际合作平台, 国务院部门网站, https://www.gov.cn/lianbo/bumen/202310/content_6907998.htm

[6] CK Tan, “China vows Belt and Road ramp up despite debt-trap criticism”, Nikkei Asia, https://asia.nikkei.com/Spotlight/Belt-and-Road/China-vows-Belt-and-Road-ramp-up-despite-debt-trap-criticism

Tags: BRISách TrắngSách Trắng Sáng kiến Vành đai và Con đườngTrung Quốc
ShareTweetShare
Bài trước

Tình hình eo biển Đài Loan: hiện trạng, dự báo và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Next Post

Chiến lược phát triển năng lượng hạt nhân của Myanmar và những vấn đề đặt ra với ngành năng lượng Việt Nam

Next Post
Chiến lược phát triển năng lượng hạt nhân của Myanmar và những vấn đề đặt ra với ngành năng lượng Việt Nam

Chiến lược phát triển năng lượng hạt nhân của Myanmar và những vấn đề đặt ra với ngành năng lượng Việt Nam

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Trung Quốc đang làm suy yếu vai trò của Mỹ trên Biển Đông

Trung Quốc đang làm suy yếu vai trò của Mỹ trên Biển Đông

22/05/2025
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Bốn cái bẫy lớn phát sinh từ sự biến động của trật tự quốc tế

Bốn cái bẫy lớn phát sinh từ sự biến động của trật tự quốc tế

28/05/2025
Đàm phán thương mại Mỹ – EU: Không khoan nhượng, ngay cả với đồng minh

Đàm phán thương mại Mỹ – EU: Không khoan nhượng, ngay cả với đồng minh

27/05/2025
Biến động thế kỷ và các tổ chức quốc tế mới nổi: Quá trình, đặc điểm và triển vọng

Biến động thế kỷ và các tổ chức quốc tế mới nổi: Quá trình, đặc điểm và triển vọng

26/05/2025
Tái cân bằng quan hệ kinh tế Mỹ – Trung: Một hành trình đầy phức tạp

Tái cân bằng quan hệ kinh tế Mỹ – Trung: Một hành trình đầy phức tạp

25/05/2025
Canada đang dần trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa Trung Quốc nhằm né thuế Mỹ?

Canada đang dần trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa Trung Quốc nhằm né thuế Mỹ?

24/05/2025
Lưỡng Hội và bộ máy nhà nước Trung Quốc: Lịch sử hình thành, đặc điểm vận hành và kinh nghiệm cải cách hành chính cho Việt Nam

Lưỡng Hội và bộ máy nhà nước Trung Quốc: Lịch sử hình thành, đặc điểm vận hành và kinh nghiệm cải cách hành chính cho Việt Nam

23/05/2025
Trung Quốc đang làm suy yếu vai trò của Mỹ trên Biển Đông

Trung Quốc đang làm suy yếu vai trò của Mỹ trên Biển Đông

22/05/2025
Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

Toàn cảnh cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ – Trung và một số hàm ý đối với Việt Nam

21/05/2025

Tin Mới

Bốn cái bẫy lớn phát sinh từ sự biến động của trật tự quốc tế

Bốn cái bẫy lớn phát sinh từ sự biến động của trật tự quốc tế

28/05/2025
39
Đàm phán thương mại Mỹ – EU: Không khoan nhượng, ngay cả với đồng minh

Đàm phán thương mại Mỹ – EU: Không khoan nhượng, ngay cả với đồng minh

27/05/2025
117
Biến động thế kỷ và các tổ chức quốc tế mới nổi: Quá trình, đặc điểm và triển vọng

Biến động thế kỷ và các tổ chức quốc tế mới nổi: Quá trình, đặc điểm và triển vọng

26/05/2025
97
Tái cân bằng quan hệ kinh tế Mỹ – Trung: Một hành trình đầy phức tạp

Tái cân bằng quan hệ kinh tế Mỹ – Trung: Một hành trình đầy phức tạp

25/05/2025
196

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.