Trước đây, dư luận quốc tế nghiêng về quan điểm cho rằng khoa học và công nghệ tiên tiến nhất đều tập trung ở Mỹ và nếu muốn nắm vững những công nghệ liên quan tới trí tuệ nhân tạo thì việc du học tại Mỹ là điều cần thiết. Nhờ đó, Mỹ đã thu hút được một lượng lớn nhân tài, tiền bạc và giữ vững vị thế hàng đầu thế giới trong nhiều thập kỉ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Deepseek tại Trung Quốc đã khiến thế giới nhận ra rằng Mỹ có lẽ sẽ không còn là lựa chọn duy nhất.
DeepSeek thực sự là gì?
Vào ngày 27 tháng 01, giới AI toàn cầu đã trải qua một “cơn địa trấn lớn”. Khi Công ty AI Trung Quốc DeepSeek đã phát hành một mô hình đa phương thức nguồn mở, trực tiếp gây tác động mạnh đến sự sụt giảm của giá cổ phiếu Nvidia – gã khổng lồ sản xuất chip của Mỹ. Vào ngày hôm đó, giá cổ phiếu của Nvidia đã giảm mạnh 17% và giá trị thị trường của công ty đã bốc hơi 4,3 nghìn tỷ nhân dân tệ. Nhiều nhận định đánh giá, DeepSeek có thể sánh ngang với khả năng của các đối thủ nổi tiếng hơn nhiều như GPT-4 của OpenAI và Gemini của Google, nhưng với chi phí phát triển chỉ khoảng 5,6 triệu đô la so với mức đầu tư khổng lồ lên đến hàng tỉ USD của các ông lớn kể trên.[1]
Khi tin tức này được đưa ra, toàn bộ ngành công nghệ đều náo động. Mọi người đều hỏi: DeepSeek thực sự là gì?
Công ty trí tuệ nhân tạo DeepSeek có trụ sở tại Hàng Châu, Trung Quốc. Người sáng lập công ty này là Lương Văn Phong, sinh năm 1985, tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ ngành kỹ thuật điện tử và thông tin tại Đại học Chiết Giang. Đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng Mỹ -Trung có thể diễn biến phức tạp, vào ngày 17/02/2025 vừa qua Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã triệu tập một cuộc hợp với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu trên khắp Trung Quốc trong đó có sự tham dự của Lương Văn Phong.[2]
Còn cha đẻ của DeepSeek là Zi Zheng Pan, cái tên đang là ngôi sao đang lên trong giới công nghệ. Vào mùa hè năm 2023, Zi Zheng Pan đang làm thực tập sinh tại văn phòng NVIDIA ở Santa Clara, California. Trong bốn tháng thực tập, tài năng của Zi Zheng đã được khẳng định. Khi các giám đốc điều hành của Nvidia đã khen ngợi thành tích của anh và thậm chí còn mời anh làm việc toàn thời gian. Tuy nhiên, Zi Zheng Pan đã từ chối và kiên quyết quay về Trung Quốc để gia nhập DeepSeek, khi đó, kế hoạch tạo ra một chương trình AI mới vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Kết quả, DeepSeek đã được tạo ra.
Lựa chọn của Pan cũng phản ánh xu hướng trong giới tinh hoa AI của Trung Quốc ngày nay. Trung Quốc cho thấy mình đã làm rất tốt trong việc không để chảy máu chất xám. Khi mà những trí thức trong lĩnh vực công nghệ cao đang dần từ chối các công việc tại Thung lũng Silicon – Mỹ để chuyển về cống hiến tại quê nhà, nơi có chi phí sinh hoạt thấp hơn, được trọng dụng hơn và cơ hội đảm nhận những vai trò quan trọng ngay từ đầu sự nghiệp.[3]
Trong khi đó việc Mỹ đã nỗ lực hạn chế nguồn cung cấp chip AI công suất cao cho Trung Quốc trong nhiều năm qua, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Thực tế đã cho thấy Trung Quốc có thể tự mình phát triển được các mô hình AI tân tiến với chi phí và nguồn lực nội tại giá rẻ mà không phụ thuộc vào Mỹ.
Điều này không chỉ tác động đến cơ cấu ngành hiện tại mà còn đưa cuộc cạnh tranh AI toàn cầu bước vào một giai đoạn mới.
NVIDIA – DEEPSEEK hay cuộc chiến mới trong giới công nghệ
Một tập đoàn nổi tiếng tại Mỹ có tên NVIDIA là một “ông lớn” trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Nhờ vào CUDA một nền tảng điện toán của riêng mình, hãng đã chiếm lĩnh thị phần của ngành trong hơn mười năm. Bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào dám khiêu khích sẽ bị trừng phạt thậm chí không thể đứng dậy. Tuy nhiên, có một công ty ở Trung Quốc quyết tâm giải quyết vấn đề này. Tên của công ty này là Shenhai Ke. Thay vì làm mọi việc theo cách thông thường, họ đã áp dụng cách tiếp cận tốn nhiều thời gian và công sức để tránh sự độc quyền của CUDA.
CUDA viết tắt của Compute Unified Device Architecture, là một nền tảng điện toán song song do NVIDIA tạo ra[3] dành riêng cho NVIDIA, được NVIDIA phát triển. Có thể nói, nó tương đương với một “cuốn bí kíp”. Chính nhờ công nghệ tiên tiến này mà các thiết bị hiển thị đồ họa của NVIDIA không chỉ có khả năng vượt trội mà còn mang kỳ vọng trở thành “tiêu chuẩn mới” của trí tuệ nhân tạo. Ví dụ, công nghệ xe không người lái của Tesla và Chat GPT của OpenAI đều được CUDA hỗ trợ. Đặc biệt trong giới học thuật, CUDA có vị trí “độc tôn” và nhiều nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo không thể tách rời khỏi CUDA.
Từ xe không người lái đến chatbot, hơn 90% nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đều dựa vào CUDA. Nhờ đó, NVIDIA đã trở thành “con gà đẻ trứng vàng” trong ngành công nghệ với CUDA. Vào năm 2025, giá trị thị trường của Nvidia đã vượt mốc nghìn tỷ đô la Mỹ và người sáng lập Jensen Huang thậm chí còn tuyên bố: “Nvidia đã trở thành nền tảng của trí tuệ nhân tạo”.

Để sử dụng CUDA, người ta phải mua card đồ họa của Nvidia, chi phí này thực sự là một con số khổng lồ. Đây cũng là vấn đề đau đầu của nhiều công ty công nghệ khác khi muốn sử dụng, vì chi phí sử dụng quá cao. Nếu không sử dụng thì họ không còn lựa chọn nào khác. Vì vậy, Shenhaike đã đưa ra một cách tiếp cận mới: không còn sử dụng CUDA nữa mà sử dụng PTX cấp thấp hơn. Động thái này khiến mọi người phấn khích, nhưng cũng khiến vị trí độc tôn của Nvidia bị lung lay trên trường quốc tế.
Ưu điểm của CUDA là nó đủ tiên tiến để các nhà phát triển không phải lo lắng về logic thực thi GPU cơ bản mà chỉ cần tập trung vào tối ưu hóa mô hình. Nhưng DeepSeek không chọn CUDA mà sử dụng trực tiếp PTX của Shenhai Ke, một bộ lệnh cấp thấp gần với ngôn ngữ lập trình hơn.
PTX (Parallel Thread Execution) là bộ lệnh/ngôn ngữ trung gian của NVIDIA GPU [5]. Thông thường, các nhà phát triển không vận hành PTX trực tiếp mà để CUDA tự động tạo mã PTX. Nhưng DeepSeek đã bỏ qua CUDA hoặc đã suy xét kỹ càng về tính khả thi và sự phù hợp khi sử dụng CUDA cho công nghệ của họ. Điều này cho thấy nhóm phát triển của nó đã nắm vững công nghệ tối ưu hóa cấp thấp GPU cực kỳ tiên tiến và có thể tự tạo mã PTX để tối ưu hóa sâu.
Ưu điểm của PTX:
• Ít phụ thuộc vào phần cứng hơn: CUDA chỉ có ở NVIDIA, trong khi PTX cho phép tối ưu hóa ở cấp độ thấp hơn.
• Tính toán hiệu quả hơn: Tối ưu hóa cấp độ PTX cho phép phân bổ thanh ghi phức tạp hơn và cải thiện hiệu quả đào tạo AI.
• Dễ dàng thích ứng với GPU trong nước hơn: Nếu DeepSeek có thể nắm vững khả năng tối ưu hóa ở cấp độ PTX, việc thực hiện các điều chỉnh tương tự trên GPU trong nước trong tương lai sẽ dễ dàng hơn.
Lý do DeepSeek chọn “con đường khó nhằn” này có lẽ là để chuẩn bị thoát khỏi NVIDIA.
Sự trỗi dậy của công nghệ Trung Quốc trong kỉ nguyên số
Trung Quốc có diện tích vô cùng rộng lớn, lịch sử văn hóa đặc sắc lâu đời. Họ phát triển đi theo một con đường mang đậm tinh thần dân tộc. Sau nhiều thời kỳ lịch sử phát triển thăng trầm, giờ đây họ đã thực sự làm chủ vận mệnh của mình. Trung Quốc chính thức cải cách kinh tế và mở cửa từ sau năm 1978, rồi lại rơi vào khủng hoảng chính trị trong các năm 1989 kéo dài đến đầu những thập niên 90. Với hoàn cảnh như vậy, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ chỉ trong khoảng 30 năm trở lại đây gây không ít bất ngờ cho thế giới. Hàng loạt các thương hiệu công nghệ, thương mại điện tử nổi đình đám trên trường quốc tế cạnh tranh trực tiếp với Phương Tây hay Châu Âu, Hàn Quốc không chỉ về tính năng mà còn cả về chi phí rất “mềm” như Huawei, Xiaomi, OPPO, Tencent, Temu, Alibaba…v.v và gần đây nhất là DeepSeek lần lượt xuất hiện.
Trung quốc sở hữu nguồn lao động dồi dào, chi phí rẻ, điều kiện tự nhiên phong phú, cùng trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới (Trung Quốc hiện khai thác 70% sản lượng đất hiếm trên thế giới)[6]. Họ tận dụng nguồn tài nguyên đặc biệt này để nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt khi tài nguyên đất hiếm còn là nguyên vật liệu không thể thiếu để ứng dụng cho ngành công nghiệp bán dẫn béo bở.
Trong thời kỳ lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã và đang khiến phương Tây dè chừng hơn bao giờ hết. Trung Quốc cũng được cho là đối tượng bị nhắm đến hàng đầu trong các quyết sách của Mỹ, đặc biệt là dưới thời gian nắm quyền của Tổng thống Donald Trump. Tuy hứng chịu nhiều thiệt hại trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung những năm 2018 – 2019, Trung Quốc vẫn đạt được những thành tựu vượt trội. Sự ra đời của DeepSeek đầu năm nay được xem là một thành tựu đáng ghi nhận của tư nhân trong nỗ lực hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu của “Kế hoạch MADE IN CHINA 2025” – một kế hoạch đưa Trung Quốc trở thành siêu cường sản xuất và kỹ thuật công nghệ được chính phủ nước này nhen nhóm từ những năm 2014.
Tương lai cạnh tranh lĩnh vực AI giữa Mỹ – Trung Quốc
Mỹ lo sợ đến mức nào về sự phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc?
Chính phủ Mỹ và Tổng thống Donald Trump luôn lo ngại về đối thủ Trung Quốc. Mỹ đã có nhiều nỗ lực trong những năm qua để ngăn cản và hạn chế chia sẻ công nghệ với quốc gia tỉ dân, đặc biệt trong cuộc chiến tranh thương mại vào nhiệm kì đầu tiên của ông Trump đã khiến cả thế giới chao đảo. Vào nhiệm kì thứ hai của ông Trump, cụ thể từ tháng 2 năm 2025, chính phủ Mỹ đã công bố chính sách hạn chế xuất khẩu mới. Chính sách này chia các quốc gia trên thế giới thành ba loại: loại thứ nhất là các đồng minh thân cận của Mỹ, chẳng hạn như Vương quốc Anh, Nhật Bản, Canada, v.v., có thể mua theo ý muốn; loại thứ hai là các quốc gia “trung lập” nhất, chẳng hạn như Đông Âu, Trung Đông và Mỹ Latinh, có thể mua nhưng với các hạn chế về số lượng, chẳng hạn như chỉ được mua tối đa 50.000 GPU trong hai năm; loại thứ ba là “các mục tiêu hạn chế chính”, bao gồm Trung Quốc, Nga, Iran, v.v. Các quốc gia này gần như bị cấm hoàn toàn việc mua chip AI tiên tiến từ Mỹ.
Đến thời điểm này, một số người có thể hỏi: Liệu Trung Quốc có thực sự không còn phụ thuộc vào chip của Mỹ nữa không? Trên thực tế, lệnh hạn chế xuất khẩu này có thể thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển độc lập của Trung Quốc trong lĩnh vực chip. Trung Quốc đã phải chịu nhiều rào cản về công nghệ. Nhưng chính dưới những áp lực này mà Trung Quốc đã đạt được những bước đột phá trong nhiều lĩnh vực.

Trung Quốc sẽ phá vỡ thế dẫn đầu trong lĩnh vực AI của Mỹ?
Cuộc chơi trong lĩnh vực AI toàn cầu có thể sẽ không còn do Mỹ dẫn đầu. Vấn đề này không chỉ đơn thuần dựa trên nền tảng công nghệ mà còn là yếu tố con người. Giờ đây, Trung Quốc hoàn toàn có thể tự chủ về công nghệ khi có những nhân sự trẻ, có năng lực và nhiệt huyết đóng góp cho sự phát triển quốc gia.
Hệ quả tất yếu khi bị hạn chế chia sẻ và nhập khẩu công nghệ từ Mỹ đã khiến Trung Quốc tạo được nhiều bứt phá, vươn lên với chính những nguồn lực của mình. Điều này khiến phương Tây ngày càng lo sợ và hứa hẹn trong tương lai gần sẽ có một cuộc đua công nghệ chưa từng có giữa Mỹ và Trung Quốc.
Vào 17/02/2025, Chính phủ Trung Hoa đã khiến thế giới bàn luận sôi nổi khi những hình ảnh và thông tin về một hội nghị tại đại lễ đường Nhân Dân do Chủ tịch Tập Cận Bình tổ chức nhằm gặp mặt những nhà lãnh đạo trong giới tinh hoa, công nghệ để bàn bạc định hướng, đối sách ứng phó trong bối cảnh thế giới nhiều thay đổi. Điều này cho thấy sự đặc biệt quan tâm của chính phủ Bắc Kinh đến sự phồn vinh và phát triển công nghệ của nước nhà.
Trong khi đó, với những động thái đầu tiên kể từ ngày hoàn thiện nội các mới, chính quyền Tổng thống Trump 2.0 ngày càng có nhiều quyết sách khó lường. Trong tương lai, rất có thể Mỹ sẽ còn ban hành nhiều chính sách nhằm kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc trong cuộc chạy đua AI. Tuy nhiên thực tế chứng minh, quốc gia tỉ dân cùng với nguồn tài nguyên phong phú, Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ hơi bao giờ hết. Và cuối cùng quốc gia nào sẽ dẫn đầu về công nghệ, trí tuệ nhân tạo vẫn còn là một ẩn số. Nhìn chung trong thời đại hiện nay, khi việc các quốc gia phát triển đang hạn chế chia sẻ công nghệ vì có thể gây ảnh hưởng đến vị thế chính trị, kinh tế và an ninh quốc gia của họ, thì việc mỗi đất nước cần phải sẵn sàng tự chủ về công nghệ và nguồn lực là điều tiên quyết trong cuộc đua khốc liệt mang tên “trí tuệ nhân tạo – AI”./.
Tác giả: Lại Thị Thảo
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]
Danh mục tài liệu tham khảo:
[1] Minh Ngọc (2025), Giá trị thị trường của Nvidia “bốc hơi” 600 tỷ USD sau hiện tượng DeepSeek, Vietnamplus, https://www.vietnamplus.vn/gia-tri-thi-truong-cua-nvidia-boc-hoi-600-ty-usd-sau-hien-tuong-deepseek-post1009638.vnp
[2] Thanh Hà (2025), Chủ tịch Tập Cận Bình gặp mặt khu vực tư nhân Trung Quốc, Báo Lao động, https://laodong.vn/the-gioi/chu-tich-tap-can-binh-gap-mat-khu-vuc-tu-nhan-trung-quoc-1465079.ldo
[3] Mạnh Kiên (2025), Chân dung nhóm nhân tài Trung Quốc tạo nên cơn sốt DeepSeek: “Giỏi nhất trong số những người giỏi nhất, Cafe F, https://cafef.vn/chan-dung-nhom-nhan-tai-trung-quoc-tao-nen-con-sot-deepseek-gioi-nhat-trong-so-nhung-nguoi-gioi-nhat-188250206192909489.chn
[4] CUDA FAQ, https://developer.nvidia.com/cuda-faq
[5] Wallstreetcn.com, Quantum bits, 29/01/2025,”DeepSeek even bypasses CUDA”, the details of the paper sparked heated discussions again, and engineers asked a soul-searching question: Is Nvidia’s moat still there?, https://wallstreetcn.com/articles/3740185
[6] Ngọc Đức (2023), Đất hiếm vũ khí bí mật của Trung Quốc, Tuổi trẻ online, https://tuoitre.vn/dat-hiem-vu-khi-bi-mat-cua-trung-quoc-20231023233926175.htm