Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Lĩnh vực Chính trị

Vì sao phe cực hữu tại Israel nắm giữ nhiều quyền lực?

22/09/2024
in Chính trị, Quốc phòng - an ninh
A A
0
Vì sao phe cực hữu tại Israel nắm giữ nhiều quyền lực?
0
SHARES
368
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
@nghien-cuu-chien-luoc

Ngày 29 tháng 7, hàng chục người Israel theo khuynh hướng cực hữu đã tràn vào hai doanh trại quân đội để phản đối việc bắt giữ một nhóm lính Israel bị cáo buộc ngược đãi tù nhân Palestine. Một ngày sau đó chứng kiến cuộc bạo loạn của những người biểu tình chống nhập cư nổ ra tại Anh sau khi một thanh niên dùng dao sát hại ba bé gái. Điểm chung giữa hai sự cố này là vai trò của mạng xã hội trong việc khuếch đại ngọn lửa bạo lực cực hữu và làm gia tăng sự ngờ vực đối với chính phủ. Tuy nhiên, điểm khác biệt nổi bật là ở Israel, những người biểu tình được một số quan chức chính phủ công khai ủng hộ, thậm chí có người còn tham gia trực tiếp vào cuộc bạo loạn.

Cuộc biểu tình ở Israel bắt đầu sau khi lực lượng quân đội bắt giữ chín binh sĩ dự bị tại trại giam Sde Teiman, nơi giam giữ các tù nhân thuộc Hamas. Hàng chục nhà hoạt động cực hữu đã hưởng ứng lời kêu gọi lan truyền trên mạng xã hội, nhanh chóng tổ chức phản đối và xông vào các căn cứ quân sự. Sau đó, nhóm này tiếp tục di chuyển đến Beit Lid, miền trung Israel, đột nhập vào tòa án quân sự nơi phiên tòa xét xử các binh sĩ sẽ diễn ra.

Thay vì bày tỏ mối quan ngại về cuộc biểu tình, các nhà lãnh đạo cực hữu đã chỉ trích gay gắt phía quân đội vì các hành động đàn áp đối với những người biểu tình có khuynh hướng cực đoan. Cụ thể, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Itamar Ben-Gvir và Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich đã yêu cầu công tố viên quân sự “không truy tố các binh sĩ dự bị,” trong khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu hoàn toàn im lặng trước việc một số quan chức của ông ủng hộ và tham gia vào các cuộc bạo loạn.

Vụ việc tại Sde Teiman chỉ là một trong nhiều trường hợp các cuộc bạo lực cực hữu diễn ra bất thường tại Israel. Các nhóm định cư cực đoan ở Bờ Tây không chỉ nhắm vào người Palestine mà còn sẵn sàng tấn công cả quân đội khi cảm thấy quyền lợi của mình bị đe dọa. Tình trạng mất trật tự gia tăng tại Israel phần lớn đến từ sự tiếp tay của một số quan chức chính phủ cực hữu. Họ tin rằng sự hỗn loạn không những giúp thúc đẩy việc sáp nhập Bờ Tây mà còn là công cụ để làm suy yếu các thể chế nội bộ, từ đó củng cố quyền lực của chính mình.

Vậy làm thế nào mà các nhóm cực đoan này lại nắm giữ nhiều quyền lực đến vậy? Mặc dù phe cực hữu ở Israel không nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ công chúng trong các chương trình nghị sự của họ—với chỉ 10,8% phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2022, thấp hơn nhiều so với các đảng cực hữu ở châu Âu như Đảng Mặt trận Quốc gia Pháp với 37,1% và Đảng Tự do của Hà Lan với 23,5%—họ đã tận dụng các điểm yếu trong chính sách của Thủ tướng Netanyahu và đặc biệt là cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10 năm 2023 để củng cố quyền lực của mình.

Quá trình củng cố quyền lực của phe cực hữu

Israel đã ở dưới sự lãnh đạo gần như liên tục của phe cánh hữu trong suốt nửa thế kỷ qua, nhưng chính phủ do Netanyahu thành lập vào cuối năm 2022 lại thể hiện một hình thái cánh hữu rất khác. Các đảng cánh hữu truyền thống như Chủ nghĩa phục quốc tôn giáo và Otzma Yehudit, cùng với phần lớn đảng Likud trung hữu trước đây của Netanyahu, không chỉ có lập trường cứng rắn về các vấn đề an ninh quốc gia mà còn thường xuyên hoài nghi về các thể chế chính phủ và các quan chức làm việc tại đó. Từ bộ trưởng Bộ Tư pháp đến các tướng lĩnh quân đội và quan chức Bộ Tài chính đều bị xem là kẻ thù về mặt ý thức hệ, thậm chí là những kẻ phản bội. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi quân đội, lực lượng được coi là bất khả xâm phạm ở Israel, thường xuyên xung đột với các nhóm định cư cực đoan ở Bờ Tây và những kẻ bạo loạn ở Sde Teiman được phe cực hữu hậu thuẫn.

Những tư tưởng này có thể so sánh với khuynh hướng chống đối chính phủ một cách tinh vi và hoang tưởng của chủ nghĩa Trump. Tuy nhiên, trong bối cảnh của một đất nước mà tôn giáo đóng vai trò quyết định như Israel, hiếm khi những người có khuynh hướng cực hữu dám làm trái với giáo lý tôn giáo. Do đó, mục tiêu của phe cực hữu không chỉ là làm suy yếu nền tảng dân chủ và tự do của đất nước bằng cách xây dựng một chính phủ độc tài hơn, mà còn là biến Israel trở thành một quốc gia với một tôn giáo duy nhất. Nhiều người thậm chí còn ủng hộ những cuộc chiến tranh và bạo lực với niềm tin rằng điều này sẽ mang Đấng cứu thế Messiah đến với thế giới và đem lại sự cứu rỗi cho nhân loại.

Thời gian đầu của chính quyền Netanyahu chứng kiến việc phe cực hữu liên tục tìm cách làm suy yếu nhà nước từ bên trong, tập trung vào việc cải tổ và làm giảm vai trò của hệ thống tư pháp. Ben-Gvir đã thành công trong việc nắm quyền kiểm soát lực lượng cảnh sát, biến đây thành công cụ bảo vệ cho phe cánh hữu và đàn áp các cuộc biểu tình phản đối chính phủ. Trong khi đó, Smotrich, khi còn nắm quyền trong vấn đề dân sự ở Bờ Tây, đã đơn phương thúc đẩy chính sách sáp nhập, chiếm đất bất hợp pháp và xây dựng các khu định cư mới.

Khi đã củng cố vững chắc quyền lực của mình, các nhà lãnh đạo cực hữu dễ dàng đưa các chương trình nghị sự của họ đến với công chúng. Mặc dù không có bằng chứng cho thấy Ben-Gvir và Smotrich đã trực tiếp chỉ đạo các hành vi bạo lực cực đoan, nhưng rõ ràng họ đã ủng hộ những hành vi này. Dưới quyền kiểm soát của Ben-Gvir, lực lượng cảnh sát đã không kiểm tra hay điều tra các hành vi bạo lực của những người theo khuynh hướng cực hữu. Ông còn nới lỏng các quy định, cấp hơn 100.000 giấy phép sử dụng súng mà không cần thẩm định trước. Với sự hỗ trợ này từ chính phủ, các nhóm định cư cực đoan tại Bờ Tây cảm thấy được trao thêm quyền lực, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ về tỷ lệ bạo lực của phe cực hữu.

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc ước tính rằng trong10 tháng đầu tiên của cuộc chiến, các nhóm định cư đã thực hiện khoảng 1.250 cuộc tấn công nhằm vào người Palestine ở Bờ Tây, trong đó có khoảng 120 vụ dẫn đến tử vong hoặc thương tích. Mặc dù các vụ việc chủ yếu đều nhỏ lẻ, nhưng số lượng người tham gia vào các cuộc bạo loạn ngày càng gia tăng. Một ví dụ điển hình là cuộc tấn công ngày 15 tháng 8 vừa qua, khi 100 người định cư đeo mặt nạ đã xông vào làng Jit của người Palestine, ném đá, nổ súng, đốt xe cộ và nhà cửa, dẫn đến cái chết của một người Palestine. Cuộc điều tra của quân đội tiết lộ rằng khi các binh sĩ đến hiện trường, họ đã không kịp ngăn chặn những kẻ bạo loạn ngay từ đầu, trong đó dường như có cả các binh sĩ dự bị, mặc quân phục và mang theo vũ khí được cấp bởi quân đội.

Không có dấu hiệu nào cho thấy bạo lực này được dung túng bởi người Israel hay người Do Thái sùng đạo. Tuy nhiên, tất cả những điều này đều không quan trọng vì phe cực hữu đã giành được quyền kiểm soát phần lớn chính phủ. Đối mặt với sự tẩy chay từ phe trung hữu, Netanyahu buộc phải tìm đến sự hỗ trợ của phe cực hữu để phục hồi quyền lực trong cuộc bầu cử năm 2022. Ông đã hình thành liên minh với Đảng Chủ nghĩa phục quốc tôn giáo và Otzma Yehudit nhằm tối đa hóa số phiếu bầu. Hiện nay, với quyền kiểm soát chính phủ, lực lượng cảnh sát, ngân sách nhà nước và các chính sách tại Bờ Tây, phe cực hữu có thể hành động tự do trước sự làm ngơ của Netanyahu.

Kể từ ngày 7 tháng 10, phe cực hữu đã tiếp tục chỉ trích Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) như một mục tiêu để chống lại các giá trị thế tục. Sau những thất bại trong cuộc tấn công của Hamas và phải tập trung vào hoạt động quân sự, IDF đã phản ứng chậm với tình trạng bạo lực gia tăng ở Bờ Tây và sự gia tăng ảnh hưởng của các yếu tố cực hữu trong hàng ngũ của mình, đặc biệt là trong lực lượng dự bị. Thiếu tướng Yehuda Fuchs, trong bài phát biểu trước quân đội vào tháng 7 trước khi từ chức tổng tư lệnh quân đội Bờ Tây, đã cảnh báo: “Những hành vi của chủ nghĩa dân tộc đang dần xuất hiện dưới vỏ bọc của chiến tranh và trả thù, gây ra tai ương và sự sợ hãi cho cư dân Palestine vô tội.” Ronen Bar, giám đốc Shin Bet, cơ quan an ninh nội bộ của Israel, cũng cảnh báo về “các cuộc tấn công trả thù đang kích thích một mặt trận mới trong cuộc chiến đa mặt trận mà Israel đang tham gia, khiến nhiều bên lao vào một vòng xoáy khủng bố.” Hoa Kỳ và một số cường quốc phương Tây khác đã cố gắng kiềm chế bạo lực bằng cách áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân

Tuy nhiên, những phản ứng này khó có thể tạo ra ảnh hưởng đáng kể đối với một chính phủ xem cơ quan quốc phòng và các đồng minh của Israel như những đối thủ. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) phần lớn đang bị hạn chế bởi sự phụ thuộc vào các chính trị gia dân sự, những người đã góp phần tạo ra vấn đề ngay từ đầu. Trong nội bộ Israel, quân đội không có quyền hành động độc lập, trong khi lực lượng cảnh sát dường như đã nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Ben-Gvir.

Kết luận

Vậy điều này sẽ dẫn đến đâu? Sau khi thoát khỏi sự trừng phạt ở Sde Teiman và Beit Lid, các nhóm cực hữu bạo lực có thể sẽ cố gắng nổi dậy một lần nữa bên trong Israel. Các cuộc thăm dò cho thấy người dân Israel đang ngày càng mất niềm tin vào các thể chế hiện tại, trong khi mạng xã hội có thể đóng vai trò quan trọng trong việc huy động đám đông. Liệu tình trạng hỗn loạn có thể gia tăng với việc chiêu mộ hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn người tham gia không? Mặc dù phe cực hữu hiện chưa xây dựng được một tổ chức quần chúng đủ mạnh để thực hiện một chiến dịch hỗn loạn kéo dài, nhưng với quyền lực hiện tại, họ có thể không cần đến một tổ chức như vậy.

Biên dịch: Anh Khôi, Hải Hoàng

Tác giả: David E. Rosenberg là biên tập viên về kinh tế và nhà bình luận của tờ Haaretz, đồng thời là tác giả cuốn sách Israel’s Technology Economy.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]
Tags: Benjamin Netanyahucực hữu chính trịIsraelkhủng bố
ShareTweetShare
Bài trước

Mối đe dọa “kép” của Trung Quốc đối với Châu Âu

Next Post

Tri thức – Nền tảng quyền lực Mỹ đang dần sụp đổ?

Next Post
Tri thức – Nền tảng quyền lực Mỹ đang dần sụp đổ?

Tri thức - Nền tảng quyền lực Mỹ đang dần sụp đổ?

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

14/05/2025
Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025
Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

12/05/2025

Tin Mới

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
58
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
126
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
55
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
117

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.