Bài viết này xem xét những ưu điểm của việc xác định Vũ khí mạng có tính chất của một loại Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD). Bài viết phân tích mối nguy hiểm ngày càng tăng của Vũ khí mạng có tính hủy diệt trong môi trường chung tương lai và những tác động chết chóc mà chúng có thể gây ra trong môi trường vật lý. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp bằng chứng cho thấy Vũ khí mạng có tính hủy diệt được mã hóa cụ thể sẽ đáp ứng được ý chí và mục đích của ba điều kiện học thuật để phân loại Vũ khí hủy diệt hàng loạt. Bài viết sẽ giải quyết các yếu tố quan trọng cần thiết để xem xét các lợi thế dành cho các nhà hoạch định chính sách. Các khuyến nghị bao gồm một lý thuyết răn đe mạng được đề xuất là “Đảm bảo phản ứng có chủ đích” và phác thảo cách lý thuyết này có thể hỗ trợ cho chính sách mạng mơ hồ về mặt chiến lược của Hoa Kỳ. Ngoài ra, bài viết còn khuyến nghị cộng đồng quốc tế xác định các hành vi có thể chấp nhận được đối với hoạt động mạng. Bài viết này sẽ hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong nỗ lực chung hướng tới việc tạo điều kiện cho an ninh của một thế giới kết nối mạng chống lại các mối đe dọa mạng nguy hiểm nhất có khả năng gây ra thương vong hàng loạt hoặc sự hủy diệt hàng loạt.
Sự hủy diệt của chiến tranh mạng không bị hạn chế chỉ vì nó là một mối đe dọa đang phát triển và đòi hỏi sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách quốc phòng. Để đưa mối nguy hiểm và các cơ hội chính sách tương ứng vào đúng bối cảnh, người ta có thể xem xét sự xuất hiện của các “Vũ khí mạng hủy diệt” được mã hóa cụ thể trong bối cảnh sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào năm 1946. Năm trước đó, Hoa Kỳ đã thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản và cuộc Chiến tranh thế giới kết thúc, và sau đó là sự ra đời của các chiến lược và chính sách mới về bản chất của chiến tranh. Mặc dù không thể lường trước được tác động của vũ khí nguyên tử trong việc xây dựng những cách suy nghĩ mới về bản chất của chiến tranh trong tương lai, các nhà hoạch định chính sách đã hoàn toàn chấp nhận các chiến lược có khả năng giải phóng tiềm năng hủy diệt của sự tiếp diễn chính trị này bằng những công cụ khác. Để tránh khả năng sử dụng không bị hạn chế các Vũ khí mạng tấn công có khả năng gây ra thương vong hàng loạt hoặc hủy diệt hàng loạt, Hoa Kỳ đã hợp tác với cộng đồng quốc tế để đánh giá vai trò mới nổi của Vũ khí mạng trong bối cảnh môi trường hoạt động chung trong tương lai. Để đạt được mục đích đó, bài viết này lập luận rằng việc định nghĩa một loại “Vũ khí mạng hủy diệt” là Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) mang lại nhiều lợi thế cho những người ra quyết định của Hoa Kỳ, bao gồm việc thúc đẩy các chính sách mạng trong nước và quốc tế để phòng ngừa và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng được tạo ra có chủ đích nhằm gây ra thương vong hàng loạt hoặc hủy diệt hàng loạt. Bài viết này trình bày lập luận trên với sự thừa nhận rằng Vũ khí mạng phải là công cụ hợp lệ cho các hoạt động quân sự trong tương lai. Do đó, chính lập luận này có thể bị giới hạn trong phạm vi của các loại “Vũ khí mạng hủy diệt” cụ thể được tạo ra để gây ra thương vong hàng loạt hoặc hủy diệt hàng loạt. Cần phải xem xét lại mối nguy hiểm ngày càng tăng của Vũ khí mạng hủy diệt để đánh giá tính phù hợp của việc thiết lập một loại vũ khí. Cuối cùng, bài viết sẽ đưa ra hai khuyến nghị để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong việc thúc đẩy các lựa chọn chính sách mạng để phòng thủ và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng được thiết kế có chủ đích nhằm gây ra thương vong hàng loạt hoặc hủy diệt hàng loạt.
Liệu vũ khí mạng có phải là một thứ Vũ khí hủy diệt hàng loạt không?
Câu hỏi về việc liệu bản chất hủy diệt của “Vũ khí mạng” có thể “phân loại đặc biệt” hay không vì Vũ khí hủy diệt hàng loạt có bối cảnh lịch sử tương đối hạn chế. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) đã chính thức thừa nhận tiềm năng gây ra các tác động hủy diệt của không gian mạng vào năm 2004. Vào thời điểm đó, Hội đồng đã cân nhắc việc liên kết tiềm năng hủy diệt của “Vũ khí mạng” với định nghĩa được sửa đổi về Vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chỉ với một chú thích trong Chiến lược Quân sự Quốc gia (NMS) năm 2004, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân đã đặt lại khá niệm cho Vũ khí hủy diệt hàng loạt trong bối cảnh rộng hơn về các tác động mà nó có thể gây ra. Để đạt được mục đích này, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân đã đưa ra thuật ngữ Vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc Hiệu ứng (WMD/E). Định nghĩa mở rộng của thuật ngữ WMD/E cho thấy các tác giả của Chiến lược Quân sự Quốc gia đang cố gắng tìm sự cân bằng giữa “tác động hủy diệt động học” của Vũ khí hủy diệt hàng loạt và “tác động phá hoại” của các loại vũ khí bất đối xứng cho những kẻ khủng bố và các quốc gia “hung hăng” khác. Hiện tại, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân thừa nhận rằng các hành động tấn công trong và thông qua không gian mạng có thể tạo ra các tác động làm suy thoái, gián đoạn hoặc hủy diệt trong không gian vật lý.
Vào tháng 2 năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã xác nhận rằng Hoa Kỳ đang sử dụng không gian mạng như một vũ khí chiến tranh. Khi nhắc đến các hành động quân sự của Hoa Kỳ chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq (ISIS), Bộ trưởng Carter đã nói rằng, “như thể chúng ta thả bom, một quả ‘bom mạng’”. Mặc dù thông tin cụ thể về năng lực không gian mạng của Hoa Kỳ không thể tìm được trong các nguồn mở, tờ New York Times vào tháng 6 năm 2017 đã mô tả Hoa Kỳ đang sử dụng “hoạt động mạng tấn công tinh vi nhất” của mình, trong đó nhắm vào các video và tuyên truyền trực tuyến của ISIS. Các Vũ khí mạng được sử dụng chống lại ISIS đã từ chối quyền truy cập vào tài khoản của quản trị viên máy tính và đã xóa đi một số nội dung. Các Vũ khí mạng được mô tả là “tinh vi nhất” có thể thay đổi hoặc xóa nội dung như ủng hộ lập luận rằng Vũ khí mạng có mục đích gây gián đoạn nhiều hơn là phá hoại. Tuy nhiên, thông tin nguồn mở cho thấy rằng Hoa Kỳ có thể có Vũ khí mạng có khả năng gây ra các tác động phá hoại trong phạm vi vật lý, ví dụ như phần mềm độc hại tương tự như mã độc Stuxnet có khả năng “phá hủy máy ly tâm hạt nhân” ở Iran hoặc vi-rút máy tính được thiết kế để “phá hoại các vụ phóng tên lửa” ở Triều Tiên. Hậu quả của hai cuộc tấn công này sẽ không đạt đến mức độ hủy diệt của Vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng chúng có khả năng cho thấy viễn cảnh về khả năng hủy diệt đang phát triển của Vũ khí mạng.
Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ dường như ủng hộ lập luận rằng mục đích của Vũ khí mạng là tác động phá hoại của nó. Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper, trong lời khai trước Thượng viện Hoa Kỳ năm 2016, đã mô tả mạng là một phạm vi có thể khai thác được kẻ thù sử dụng để tiến hành “hoạt động gián điệp, trộm cắp, tống tiền và các hoạt động tội phạm khác”. Những hoạt động này không cho thấy tác động phá hoại. Tuy nhiên, Giám đốc Clapper thừa nhận rằng Nga và Trung Quốc có “các chương trình mạng tinh vi” và Iran và Bắc Triều Tiên đang nỗ lực tăng cường “khả năng tấn công”.
Trong khi các chiến lược an ninh của Hoa Kỳ theo truyền thống nhấn mạnh đến các mối đe dọa liên quan đến Vũ khí hủy diệt hàng loạt từ các tác nhân nhà nước, đáng chú ý nhất là “các quốc gia lưu manh” như Iran và Triều Tiên, cũng như các tổ chức cực đoan bạo lực tuyên bố đang theo đuổi vũ khí hạt nhân, sinh học, hóa học hoặc phóng xạ. Họ thừa nhận rằng mối nguy hiểm liên quan đến Vũ khí mạng là có thật. Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017 của chính quyền Trump thừa nhận, “các cuộc tấn công mạng… có khả năng gây hại cho một bộ phận lớn người dân và các tổ chức”. Đánh giá Quốc phòng Bốn năm một lần năm 2014 nêu rõ Bộ Quốc phòng “phải có khả năng bảo vệ Quốc gia khỏi một cuộc tấn công mạng sắp xảy ra, mang tính hủy diệt đối với các lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ.
Có một khuôn khổ duy nhất hiện tại có thể để đánh giá xem các Vũ khí mạng cụ thể có đáp ứng ngưỡng phân loại là Vũ khí hủy diệt hàng loạt hay không. Trong cuốn sách Countering WMD (Phòng chống Vũ khí hủy diệt hàng loạt), Giáo sư Trường Cao đẳng Air War và chuyên gia về Vũ khí hủy diệt hàng loạt – Ông Al Mauroni chỉ ra ba điều kiện cơ bản mà một hệ thống vũ khí cần đáp ứng để được định nghĩa là Vũ khí hủy diệt hàng loạt. Thiết kế cơ bản của hệ thống là cân nhắc để hệ thống hoạt động như một loại vũ khí. Để đáp ứng ngưỡng này, có hai ví dụ cần xem xét. Đầu tiên, “sâu điện tử” (worm) Stuxnet năm 2009 đã làm hỏng các máy ly tâm liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran được đánh giá là “vũ khí kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới” và mã này về cơ bản được thiết kế để gây ra sự các thiệt hại vật lý trên các thiết bị do máy tính điều khiển. Thứ hai, việc Bộ trưởng Quốc phòng Carter xác nhận rằng Hoa Kỳ sử dụng mạng dưới dạng như thể một quả “bom mạng” và như là một dạng vũ khí chiến tranh ngày càng củng cố thêm cho lập luận rằng mã mạng được thiết kế để gây ra sự phá hủy trong phạm vi vật lý.
Điều kiện thứ hai mà Ông Mauroni đặt ra là xác định rằng vũ khí này có khả năng gây ra thương vong hàng loạt (“hàng loạt” ở đây nghĩa là hơn một nghìn người bị thương hoặc tử vong) tại một thời điểm và không gian duy nhất” hay không. Luật Xung đột Vũ trang của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nêu ra ba ví dụ về việc Vũ khí mạng có thể được sử dụng để gây ra thương vong hàng loạt. Cụ thể, các hoạt động mạng:
1. kích hoạt sự cố tan chảy hoặc phát nổ nhà máy điện hạt nhân;
2. tạo ra một con đập phía trên một khu vực đông dân cư, gây ra một thảm họa; hoặc
3. vô hiệu hóa các dịch vụ kiểm soát không lưu, dẫn đến tai nạn máy bay.
Những ví dụ này chứng minh việc đáp ứng điều kiện thứ hai là có thể. Điều kiện cuối cùng mà ông Mauroni chỉ ra là loại vũ khí đó phải được “các công ước được quốc tế chấp nhận định nghĩa là một loại hệ thống vũ khí ‘đặc biệt’”. Mặc dù hiện tại không có công ước quốc tế nào chỉ ra được điều đó. Đã có những nỗ lực để tìm ta những khả năng như vậy, cộng đồng quốc tế đã thảo luận về chủ đề tập trung hơn, thiết lập lập trường quốc tế rằng luật pháp quốc tế và đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc có thể áp dụng cho các hành vi trong và/hoặc thông qua không gian mạng, như đã được công bố trong báo cáo đồng thuận năm 2013 của Nhóm chuyên gia chính phủ Liên hợp quốc (UNGGE) về không gian mạng.
Tiến trình phát triển của Vũ khí mạng
Năm 2008, Không quân Hoa Kỳ đã ủy quyền cho một nghiên cứu của RAND để xem xét thực tế hoạt động của khả năng “bay và chiến đấu trong không gian mạng”. Kết quả là công trình có tên là “Răn đe mạng và Chiến tranh mạng” ra đời, xác định rằng mối nguy hiểm lớn nhất đối với Hoa Kỳ từ không gian mạng có thể là mang tính chiến thuật chứ không phải chiến lược. Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng “chiến tranh mạng chiến lược tự nó sẽ gây gián đoạn nhưng không làm mất vũ khí của đối thủ”. RAND lập luận rằng tham gia vào chiến tranh mạng chiến lược là phải chấp nhận mức độ rủi ro mà đối thủ bị tấn công có khả năng đáp trả bằng quân sự theo những cách quyết liệt hơn là “chỉ gây ra gián đoạn”.
Ngay cả khi các mối đe dọa mạng được đánh giá là mang tính chiến thuật chứ không phải chiến lược, báo cáo đã đưa ra một lập luận toàn diện về lý do tại sao răn đe mạng là cần thiết để đảm bảo Hoa Kỳ duy trì ưu thế trong phương tiện thông tin. Tóm lại, khoảng 10 năm trước, Vũ khí mạng được coi là “Vũ khí gây phiền nhiễu hàng loạt” và chủ đề về mạng nói chung đã chứng tỏ là một chủ đề mà các nhà lãnh đạo cấp cao và các nhà hoạch định chính sách phải vật lộn để có thể tiếp thu và học hỏi.
Vào tháng 6 năm 2014, Trung tâm Nghiên cứu Vũ khí hủy diệt hàng loạt của Đại học Quốc phòng (NDU) đã khám phá tiềm năng phân loại và công nhận chính thức Vũ khí mạng là Vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhìn về tương lai, chiến lược được thiết lập vào năm 2030, các tác giả đã viết rằng sẽ không phù hợp và có thể gây bất lợi cho Hoa Kỳ khi áp dụng định danh “Vũ khí hủy diệt hàng loạt” cho Vũ khí mạng vào thời điểm đó. Lý do họ chỉ ra là do tình trạng mới chớm nở của những chính sách và chiến lược phát triển Vũ khí mạng. Cho đến khi Hoa Kỳ có một chiến lược phác thảo cách vận hành Vũ khí mạng thì việc thêm phân loại Vũ khí hủy diệt hàng loạt cho Vũ khí mạng có vẻ phản tác dụng. Vì khi làm như vậy, họ đánh giá sẽ có rủi ro khi đưa ra hạn chế sớm cho một khả năng có thể tối ưu hóa các tùy chọn linh hoạt cho những người ra quyết định. Bài báo của Đại học Quốc phòng thừa nhận thêm rằng một hiệp ước về Vũ khí mạng mang tính hủy diệt hàng loạt thường sẽ liên quan đến các điều khoản hạn chế việc sử dụng mạng hoặc đưa ra các bước để loại bỏ hoặc kiểm soát một số mối đe dọa mạng nhất định. Với tất cả những mục tiêu tiềm ẩn khó đoán, báo cáo không thể tìm thấy bất kỳ lợi thế nào khi phân loại Vũ khí mạng là một dạng Vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Sự cố lò phản ứng hạt nhân, mở một con đập gần các trung tâm dân cư và gây ra các vụ tai nạn máy bay. Các cuộc đối đầu và khủng hoảng trong và thông qua không gian mạng đã xảy ra. Ngoài cuộc tấn công Stuxnet đã được mô tả trên, phương tiện truyền thông đã đưa tin về các cuộc tấn công mạng khác. Nga đã tiến hành một cuộc tấn công mạng và đóng cửa lưới điện của Ukraine, ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người. Nga cũng đã tiến hành một cuộc tấn công từ chối dịch vụ nhằm vào Estonia và bị cáo buộc là đã xóa sổ một đài tưởng niệm chiến tranh. Triều Tiên nhắm mục tiêu vào một tổ chức giải trí của Hoa Kỳ do một bộ phim được cho là mô tả tiêu cực về nhà lãnh đạo tối cao của họ, dẫn đến thiệt hại kinh tế đáng kể. Tình trạng này còn tiếp tục xảy ra trong tương lai. Vài tháng trước, có thông tin cho rằng tin tặc Nga đang nhắm mục tiêu vào các nhà máy hạt nhân của Hoa Kỳ. Do đó, đây là lúc cần để đánh giá vai trò hoặc tranh luận về giá trị của việc xác định Vũ khí mạng có phải là một loại Vũ khí hủy diệt hàng loạt hay không.
Mặc dù một cuộc tấn công mạng mang tính hủy diệt với các hiệu ứng của Vũ khí hủy diệt hàng loạt vẫn chưa xảy ra, nhưng môi trường mạng liên tục xảy ra xung đột cho thấy nó có thể là mối đe dọa trong tương lai. Các nhà lãnh đạo cấp cao chắn chắn sẽ được trang bị sự hiểu biết rằng Vũ khí mạng đã phát triển vượt ra ngoài tầm “Vũ khí gây phiền nhiễu hàng loạt”, các nhà hoạch định chính sách có thể khởi xướng hành động ngay lập tức bằng cách đảm nhận vai trò lãnh đạo để tìm ra các cơ hội cho các giải pháp bền vững có thể ngăn chặn khả năng sử dụng Vũ khí mạng mang tính hủy diệt có khả năng gây thương vong hàng loạt hoặc gây ra sự hủy diệt hàng loạt trong tương lai. Phần sau đây đưa ra hai khuyến nghị để các nhà hoạch định chính sách cân nhắc khi họ đánh giá những lợi thế của việc chỉ định Vũ khí mạng là Vũ khí hủy diệt hàng loạt để chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai.
Khuyến nghị số 1: Tiếp tục các cuộc thảo luận về vấn đề “răn đe mạng”
Răn đe là một thành phần quan trọng trong việc giảm thiểu khả năng các thực thể nhà nước và phi nhà nước sử dụng Vũ khí mạng có khả năng gây ra các tác động của Vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hơn nữa, nó có thể giúp ngăn chặn xu hướng nguy hiểm là phát tán công nghệ độc hại, chẳng hạn như mã hóa Vũ khí mạng phá hoại, từ các tác nhân nhà nước đến các tổ chức cực đoan bạo lực hoặc các “quốc gia hung hăng” khác. Có vẻ như Hoa Kỳ, khi công bố thông tin cho giới truyền thông về sự tồn tại của cái mà Bộ trưởng Carter gọi là “bom mạng”, có chủ đích muốn cộng đồng quốc tế biết rằng họ có chủ đích muốn cộng đồng quốc tế biết rằng họ có khả năng tấn công mạng, cũng như họ có thể sẽ chủ trương sử dụng chúng trong tương lai. Lý do làm như vậy có thể là để tăng cường các nỗ lực “răn đe mạng”.
Robert Pape định nghĩa răn đe trong cuốn sách “Bombing to Win” của mình là những hành động được thực hiện để thuyết phục một quốc gia không khởi xướng các hành động cụ thể vì rủi ro ước tính khi làm như vậy lớn hơn những lợi ích thấy được trước mắt. Tóm lại, một quốc gia phải truyền đạt rõ ràng ý định của mình và thông tin truyền đạt phải đáng tin cậy để chiến lược răn đe có hiệu quả. Tuy nhiên, mức độ tinh vi cao kết hợp với bản chất ẩn danh của lĩnh vực mạng bổ sung thêm một yêu cầu vào khuôn khổ răn đe: Nhà nước hoặc tác nhân phi nhà nước sẽ phải cân nhắc một cuộc tấn công mạng mà không biết rằng bên sắp bị tấn công có đủ khả năng điều tra kỹ thuật số và giám định để truy ra nguồn gốc của cuộc tấn công hay không. Theo quan điểm này, thách thức đặt ra là phải xây dựng một lý thuyết răn đe mạng toàn diện có thể thuyết phục hiệu quả các tác nhân nhà nước và phi nhà nước không tiến hành các cuộc tấn công mạng phá hoại nhằm vào lợi ích của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ có thể tăng cường độ tin cậy của chính sách răn đe mạng bằng cách thiết lập một loại Vũ khí mạng mang tính chất của một loại Vũ khí hủy diệt hàng loạt và ủy quyền cho các chỉ huy quân sự ở cấp độ phù hợp thẩm quyền ứng phó với các cuộc tấn công mạng dưới ngưỡng của Vũ khí hủy diệt hàng loạt. Việc ủy quyền sẽ cải thiện việc tích hợp các hoạt động không gian mạng vào các hoạt động quân sự chung và do đó tăng cường tính sát thương của các lực lượng. Hơn nữa, việc ủy quyền khả năng ứng phó với các cuộc tấn công mạng ở ngưỡng thấp hơn sẽ giúp củng cố khả năng răn đe đáng tin cậy đối với các cuộc tấn công mạng mang tính chất của Vũ khí hủy diệt hàng loạt vì Hoa Kỳ sẽ thể hiện bằng lời nói và hành động rằng họ có thể họ sẽ thực hiện các hành động đe dọa trừng phạt. Các lựa chọn liên quan đến việc áp đặt trừng phạt có thể bao gồm hoặc giới hạn ở hoạt động của lực lượng thực thi pháp luật, lệnh trừng phạt kinh tế hoặc hành động quân sự. Phản ứng có thể là công khai, bí mật hoặc tuyệt mật. Một lý thuyết răn đe mạng có chủ đích hỗ trợ chính sách quốc gia trong việc khắc phục sự mơ hồ chiến lược, cho phép những người ra quyết định có nhiều lựa chọn để phản ứng với thời cuộc.
Khuyến nghị số 2: Xác định vai trò của không gian mạng trong việc răn đe chiến lược
Khi cuộc tranh luận về an ninh trong không gian mạng tiếp tục diễn ra, một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu là phải thừa nhận rằng không gian mạng là không gian quốc tế. Do đó, hoạt động trong không gian mạng phải tuân thủ các yếu tố liên quan của luật pháp quốc tế. Đối với những tác nhân nhà nước hoặc phi nhà nước chọn thực hiện các cuộc tấn công mạng mang tính phá hoại, thì tác động có thể được đánh giá là cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng hành vi có thể chấp nhận được cụ thể. Liên hợp quốc nên xác định ngưỡng đó và ban đầu nên cân nhắc vạch ra ranh giới đối với hoạt động mạng tạo ra các tác động mang tính chất hủy diệt hàng loạt. Khi một “lằn ranh đỏ” về vũ khí hủy diệt hàng loạt thông qua không gian mạng do Liên hợp quốc lãnh đạo được thiết lập, những hành động nào là “không thể chấp nhận được” sẽ nhanh chóng cho ra những phản ứng từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, các đề xuất trong cộng đồng quốc tế về việc thiết lập ngay cả những “chuẩn mực” cơ bản trong không gian mạng đã bị đình trệ, khiến cho nó hầu như không được quản lý. Do đó, việc thiết lập một “chuẩn mực” về Vũ khí hủy diệt hàng loạt qua không gian mạng và trong phạm vi không gian mạng hiện tại có thể sẽ không đạt được thông qua nỗ lực do Liên hợp quốc lãnh đạo.
Trong trường hợp không có sáng kiến do Liên hợp quốc lãnh đạo, khuôn khổ sau đây cho an ninh mạng được khuyến nghị để xây dựng dựa trên các thỏa thuận ‘liên minh tự nguyện’ vốn đã thành công trước đó nhằm giải quyết vấn đề phổ biến Vũ khí hủy diệt hàng loạt. Năm 2003, chính quyền Bush đã thành lập Sáng kiến An ninh Chống phổ biến (PSI) nhằm tìm kiếm một “liên minh các quốc gia tự nguyện” sử dụng luật pháp quốc tế và trong nước hiện hành để ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí hạt nhân, sinh học hoặc hóa học và các công nghệ liên quan đến các tác nhân nhà nước và phi nhà nước bị nghi ngờ xây dựng chương trình phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt. PSI dựa vào sự hợp tác giữa các bên thành viên. Các quốc gia tham gia sau đó đã chặn các tàu trên biển hoặc tại các cảng trong nước để hàng hóa có thể được kiểm tra xem liệu có các thành phần của Vũ khí hủy diệt hàng loạt hay không.
Năm 2005, Cố vấn An ninh Quốc gia Condoleezza Rice đã tóm tắt rằng trong vòng hai năm, 60 quốc gia ủng hộ Sáng kiến An ninh Chống phổ biến Vũ khí hủy diệt hàng loạt đã ngăn chặn thành công một số hoạt động buôn bán thành phần chế tạo Vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Khung PSI có thể là một phương tiện hiệu quả để thúc đẩy những cuộc thảo luận về tấn công mạng trên phạm vi quốc tế. Các hành động do các quốc gia tham gia thực hiện sẽ tạo ra tiền lệ về hành vi được chấp nhận trong cộng đồng quốc tế. Nó có thể tiếp tục cung cấp không gian quyết định cho các quốc gia chủ chốt, bao gồm Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc, để thảo luận về những khác biệt trong quan điểm về “chuẩn mực” trong không gian mạng một cách công khai. Nếu thực sự hiệu quả, nó sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn thông qua các hành động thực tế và có thể quan sát được để thiết lập “chuẩn mực” mạng với các quốc gia được coi là đối thủ của Hoa Kỳ hoặc có thể sẽ trở thành đối thủ của Hoa Kỳ.
Tóm tắt và kết luận
Bài viết này phân tích mối nguy hiểm ngày càng tăng của Vũ khí mạng mang tính chất hủy diệt hàng loạt trong môi trường hoạt động chung trong tương lai và sự tàn khốc nó có thể mang lại trong phạm vi vật lý. Hơn nữa, bài viết đã phác thảo bằng chứng cho thấy Vũ khí mạng được mã hóa cụ thể, cho thấy ba điều kiện học thuật để xác định một Vũ khí hủy diệt hàng loạt. Bài viết lập luận về giá trị của việc phân loại một loại vũ khí không gian mạng là Vũ khí hủy diệt hàng loạt và giải quyết các yếu tố quan trọng cần thiết để xem xét các lợi thế dành cho các nhà hoạch định chính sách. Để đạt được mục đích này, bài viết đưa ra hai khuyến nghị để xem xét nhằm tính đến giá trị trong việc chỉ định một loại Vũ khí mạng là Vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các khuyến nghị bao gồm tiếp tục các cuộc thảo luận về vấn đề “răn đe mạng” và xác định vai trò của không gian mạng trong việc răn đe chiến lược có thể hỗ trợ chính sách mạng còn đang mơ hồ về mặt chiến lược. Hơn nữa, bài viết khuyến nghị cộng đồng quốc tế xác định các chuẩn mực đối với hoạt động mạng. Trong trường hợp không có nỗ lực do Liên hợp quốc lãnh đạo, việc thiết lập một thỏa thuận theo kiểu Sáng kiến An ninh Chống phổ biến vũ khí có thể sẽ mang lại sự hiệu quả lớn hơn nữa để làm rõ “các chuẩn mực” và truyền đạt “lằn ranh đỏ”. Tiến trình này sẽ hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong nỗ lực chung nhằm tạo ra sự an toàn cho thế giới mạng trước các mối đe dọa nguy hiểm nhất.
Biên dịch: Duy Hưng
Về tác giả: Trung tá Benjamin Hatch phục vụ trong lực lượng Không quân Hoa Kỳ, Là một cựu chiến binh chiến đấu ở Iraq và Afghanistan.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]