Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Lĩnh vực Chính trị

Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

03/07/2025
in Chính trị, Phân tích
A A
0
Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc
0
SHARES
233
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Ngày 27/6, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền, cựu Thủ tướng Hun Sen lại một lần nữa tung ra “quả bom chính trị”, công khai dự đoán Thủ tướng Thái Lan sẽ bị thay thế trong vòng ba tháng.

Trong cuộc họp báo kéo dài suốt 4 tiếng, ông dùng lời lẽ gay gắt cáo buộc Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn – con gái cựu Thủ tướng Thaksin và gia tộc Shinawatra là “phản quốc, phản bạn”, đồng thời chính thức tuyên bố đoạn tuyệt với gia tộc Shinawatra.

Mọi chuyện bắt đầu từ vụ bê bối rò rỉ ghi âm cách đây không lâu. Ngày 18/6, một đoạn ghi âm dài 17 phút bị lộ, ghi lại cuộc trò chuyện riêng tư giữa Chủ tịch thượng viện Hun Sen và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra.

Đây không chỉ là sự chà đạp lên phép tắc ngoại giao mà còn gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng: chính trường Thái Lan rơi vào hỗn loạn, liên minh cầm quyền của Paetongtarn đứng trước nguy cơ tan rã, còn truyền thông Campuchia nhanh chóng xây dựng hình ảnh quốc gia mình như một “nạn nhân”.

Phải thừa nhận rằng, hành động này là một màn diễn tập quyền lực được tính toán kỹ lưỡng, một cuộc “chiến tranh nhận thức” hiệu quả vượt trội. Từ thời điểm, diễn biến cho đến hệ quả của sự kiện đều thể hiện rõ thủ pháp “chủ nghĩa Machiavelli trên sông Mekong” mà Hun Sen vẫn thường áp dụng. Đó là tận dụng lòng tin, đối thoại, thậm chí cả sự riêng tư làm công cụ triệt hạ đối thủ, định hướng dư luận và củng cố quyền lực. Điều này phản ánh đúng triết lý thực dụng mà Hun Sen kiên định suốt 40 năm cầm quyền: lấy việc bảo vệ và gia tăng quyền lực cá nhân làm mục tiêu tối thượng, bất chấp phải hy sinh tình bạn, tình hữu nghị, quy tắc và trật tự khu vực.

hunsen
Ngày 27/6, ông Hun Sen tổ chức họp báo tại biên giới Campuchia – Thái Lan.

Một vụ “phản bội” được tính toán kỹ lưỡng đúng thời điểm

Trong mắt người ngoài, nội dung cuộc điện thoại bị công bố này rõ ràng là một sự phản bội đối với bà Paetongtarn. Trong đoạn ghi âm, Thủ tướng Thái Lan gọi Hun Sen bằng “chú”, cách xưng hô thân mật, đầy tin tưởng và thậm chí có phần yếu đuối. Bà xin lỗi vì việc cắt điện sang Campuchia, đồng thời cam kết sẽ “xử lý mọi chuyện ổn thỏa”. Chính sự gần gũi và khiêm nhường đó lại khiến đoạn hội thoại này trở thành một quân bài chính trị vô cùng có giá trị trong tay Hun Sen.

Hun Sen biện minh rằng việc tiết lộ cuộc điện thoại là để tránh “hiểu lầm và bóp méo thông tin”. Nhưng tất cả những nhà quan sát chính trị Đông Nam Á đều hiểu rõ: đây không phải sự cố tình cờ mà là một đòn đánh chính trị được chuẩn bị kỹ càng. Việc công khai đoạn ghi âm này không hề có sự phê chuẩn của Thủ tướng đương nhiệm, đồng thời là con trai của Hun Sen – Hun Manet, cũng không hề thông báo trước cho ASEAN. Nó bất ngờ tràn ngập truyền thông Campuchia chỉ sau một đêm, trở thành bằng chứng “Thái Lan loạn, Campuchia vô can”.

Đây chính là phong cách chính trị quen thuộc của ông Hun Sen: biến những trao đổi riêng tư thành vũ khí, kích động chia rẽ nội bộ láng giềng rồi quay sang giương cao ngọn cờ dân tộc chính nghĩa.

Dù đã rời ghế Thủ tướng, ông Hun Sen vẫn nắm chặt quyền lực thực tế ở Campuchia. Vụ tiết lộ thông tin lần này trước hết là một chiêu kích động chủ nghĩa dân tộc nhằm khơi dậy làn sóng tình cảm dân tộc trên cả nước, chuyển hướng sự bất mãn của công chúng về tình hình kinh tế suy giảm, các khu lừa đảo, nạn buôn người và tham nhũng.

Đồng thời, sự kiện này cũng phục vụ mục tiêu tạo dựng hình ảnh cho “thái tử” Hun Manet. Ngay sau khi đoạn ghi âm được phát tán, Hun Sen và Hun Manet lập tức tổ chức các cuộc mít tinh yêu nước quy mô lớn, truyền thông đồng loạt hô khẩu hiệu “Campuchia không nhượng bộ”. Chỉ trong chốc lát, làn sóng chủ nghĩa dân tộc bùng lên khắp cả nước. Trước đây, Hun Manet thường bị đánh giá là thiếu sức hút cá nhân, nhưng giờ đây, trong bộ quân phục, anh ta xuất hiện nổi bật tại các cuộc mít tinh, từng bước xây dựng hình ảnh “người bảo vệ dân tộc” đầy cứng rắn.

Rõ ràng, đây không chỉ là một cuộc đối đầu đối ngoại, mà còn là một chiến dịch chính trị nhằm kéo dài tuổi thọ cho chế độ gia tộc của dòng họ Hun Sen.

Chiến lược làm suy yếu chính phủ Thái Lan

Một mục đích rõ ràng khác của Hun Sen trong sự việc này là nhân cơ hội làm suy yếu tính chính danh và sự ổn định của chính phủ Thái Lan. Trước khi đoạn ghi âm bị rò rỉ, chính phủ Paetongtarn đã phải đối mặt với nhiều thách thức: bị quân đội kiềm chế, liên minh cầm quyền rạn nứt, và dư luận xã hội chia rẽ. Đặc biệt, việc Thủ tướng Paetongtarn trong đoạn ghi âm thừa nhận rằng “quân đội không nghe lệnh Chính phủ” chẳng khác nào châm ngòi cho một quả bom chính trị ngay giữa lòng Thái Lan.

Ngay sau khi đoạn ghi âm được công bố, làn sóng biểu tình bùng lên khắp Thái Lan, các đảng liên minh như Bhumjaithai (Tự hào Thái Lan) lập tức tuyên bố rút lui. Trong khi phe quân đội, phe bảo hoàng và các thế lực bảo thủ đồng loạt lên tiếng chỉ trích. Nhiều phương tiện truyền thông thậm chí còn dự đoán khả năng Thái Lan một lần nữa đối mặt với nguy cơ đảo chính quân sự.

Hun Sen hoàn toàn có thể đã lường trước được những hệ quả này. Bằng cách tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan, ông đã giáng đòn mạnh vào tính chính danh và năng lực ngoại giao của Chính phủ Paetongtarn, đồng thời làm suy yếu vị thế đàm phán của Bangkok, qua đó tạo điều kiện cho Phnom Penh giành thêm lợi thế, đặc biệt là trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Không những thế, nó còn giúp Campuchia xây dựng lập luận rằng “phía Thái Lan không đáng tin cậy” trước thềm vụ kiện tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).

Trước khi đoạn ghi âm bị tiết lộ, Campuchia rơi vào thế bị động trong dư luận quốc tế. Truyền thông Thái Lan đồng loạt cáo buộc Phnom Penh “gây hấn, khiêu khích vượt biên giới”. Chính phủ Thái Lan liên tiếp đóng các cửa khẩu biên giới, gây sức ép cả về kinh tế lẫn ngoại giao. Tuy nhiên, với “chiêu bài” này, Hun Sen đã thành công xoay chuyển cục diện dư luận. Biến Campuchia thành bên “lý trí, tuân thủ luật pháp, bị động”, đồng thời phơi bày sự chia rẽ, yếu kém và bất lực của Chính phủ Thái Lan.

Ngay sau đó, phía Campuchia lập tức khởi kiện lên Tòa án Công lý Quốc tế, yêu cầu phân xử về bốn khu vực lãnh thổ tranh chấp. Phnom Penh tuyên bố đây phải là biện pháp chính để giải quyết tranh chấp, trong khi Bangkok kiên quyết phản đối cơ chế quốc tế, nhấn mạnh giải pháp thông qua đàm phán song phương.

Xét trên tương quan nghị viện, các phe cứng rắn trong chính trường Thái Lan vốn muốn chính phủ Bangkok có lập trường cứng rắn hơn với Phnom Penh lại không đủ số ghế để thành lập chính phủ riêng. Liên minh do đảng Pheu Thai lãnh đạo (nếu không tiếp tục có thêm thành viên rút lui) vẫn có thể tồn tại, nhưng sẽ trở thành một chính phủ “trên danh nghĩa” không thực quyền, không kiểm soát nổi quốc hội và luôn bị nghi ngờ về sự trung thành với quân đội. Điều này đồng nghĩa với việc Thái Lan sẽ không còn đủ uy tín và sức mạnh để tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán song phương nghiêm túc nào với Campuchia trong tương lai gần.

Chính phủ Thái Lan có khả năng sụp đổ, dẫn đến việc tái lập một liên minh cầm quyền mới hoặc tổ chức tổng tuyển cử mới (khả năng cao hơn). Dù kịch bản nào xảy ra, thì Bangkok cũng sẽ bị xao nhãng bởi khủng hoảng chính trị trong nước, không thể tập trung giải quyết căng thẳng ở khu vực biên giới với Campuchia.

Hun Sen muốn khẳng định sự tự chủ của Campuchia

Động thái lần này của Hun Sen cũng là một sự điều chỉnh về tư thế chiến lược của Campuchia trong quan hệ với các cường quốc. Một mặt, Campuchia từ lâu đã có mối quan hệ khăng khít với Trung Quốc, bản thân Hun Sen cũng được coi là đồng minh thân cận nhất của Bắc Kinh tại lưu vực sông Mekong. Tuy nhiên, trong bối cảnh những chỉ trích về việc “quá thân Trung Quốc” ngày càng gia tăng từ cộng đồng quốc tế, Hun Sen tranh thủ cơ hội căng thẳng với Thái Lan để phô trương cái gọi là “ngoại giao độc lập” của Campuchia, nhằm giảm bớt những cáo buộc về sự lệ thuộc vào Bắc Kinh.

Nói cách khác, chiến thuật của Hun Sen cũng là một biện pháp nhằm “hạ nhiệt” quan hệ Campuchia – Trung Quốc, tránh để quốc tế gán cho Campuchia cái mác “bù nhìn” hay “quân cờ”của Trung Quốc.

Mặt khác, ngay sau khi tiết lộ đoạn ghi âm, Hun Sen lập tức đưa tranh chấp biên giới ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) cũng mang ý nghĩa chiến lược, chuyển vấn đề sang hướng giải quyết bằng luật pháp quốc tế. Hành động này phần nào hưởng ứng lập trường của các nước phương Tây về việc duy trì “trật tự dựa trên luật lệ”. Qua đó giúp Campuchia xích lại gần hơn với Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ.

Hun Sen đang cố gắng định hình cho Campuchia theo đường lối “ngoại giao linh hoạt”, giữ khoảng không xoay sở giữa Trung Quốc và Mỹ, không bị phụ thuộc vào bất kỳ bên nào.

Cái gọi là “tính độc lập trong ngoại giao” này của Hun Sen cũng nhắm đến đối tượng trong nước Campuchia. Từ lâu, Hun Sen và gia đình Shinawatra của Thái Lan có mối quan hệ cá nhân rất thân thiết. Hun Sen và Thaksin có “tình bạn 30 năm”, ông từng gọi Thaksin là “người bạn tri kỷ”, từng che chở ông này sau khi bị lật đổ, thậm chí còn bổ nhiệm làm cố vấn cấp cao cho chính phủ Campuchia. Tình bạn cá nhân đó từng là một kênh ngoại giao phi chính thức quan trọng giữa Phnom Penh và Bangkok.

Tuy nhiên, đến năm 2025, mối quan hệ ấy đã trở thành “lợi bất cập hại”.

Chủ nghĩa dân tộc trong nước Campuchia từ lâu đã chỉ trích gia đình Hun Sen là “quá mềm mỏng với Thái Lan”, đặc biệt là cách xử lý các vấn đề tranh chấp chủ quyền như đảo Koh Kood (Cách Cốt). Có cáo buộc cho rằng Hun Sen và Thaksin từng muốn khôi phục một thỏa thuận cũ đạt được hàng chục năm trước, cho phép Thái Lan kiểm soát đảo Koh Kood, nhưng nếu tìm thấy dầu khí quanh đảo, Campuchia sẽ nhận được một phần lợi nhuận.

Việc Hun Sen “đâm sau lưng” Paetongtarn lần này chẳng khác nào một hành động chủ động cắt đứt liên minh với nhà Shinawatra, nhằm tuyên bố rõ lập trường ngoại giao độc lập.

Ông muốn gửi đi thông điệp với toàn dân Campuchia và các nước láng giềng ASEAN rằng: chủ quyền của Campuchia không bị ràng buộc bởi tư tình cá nhân, và chính sách đối ngoại cũng không bị chi phối bởi tình cảm cá nhân.

Tuy nhiên, hành động này rõ ràng đã gây tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ song phương Campuchia – Thái Lan, đồng thời phá vỡ nguyên tắc cốt lõi nhất của ASEAN, nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”.

Suốt nhiều năm qua, các quốc gia thành viên ASEAN luôn tuân thủ nguyên tắc này, ủng hộ đối thoại kín, giải quyết bất đồng sau hậu trường, dù có khác biệt quan điểm cũng tuyệt đối tránh đối đầu công khai. Sự mặc định ngầm kiểu “anh không nói, tôi cũng không nói” đã trở thành tấm bình phong giúp ASEAN che giấu mâu thuẫn nội bộ và duy trì được hình ảnh thống nhất đối ngoại suốt thời gian dài. Nhưng hành động của Hun Sen lần này đã trở thành một thách thức công khai đối với cơ chế ấy.

Giờ đây, các nhà lãnh đạo ASEAN buộc phải cân nhắc một câu hỏi: liệu những cuộc trao đổi cá nhân với lãnh đạo Campuchia có thể bất kỳ lúc nào trở thành vũ khí chính trị bị công khai trước truyền thông hay không?

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, người giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay, chính là người bị động và bất ngờ nhất. Chiến dịch ngoại giao mà ông Anwar đề xướng với trọng tâm “đối thoại, đoàn kết và đồng thuận” đã gần như mất chỗ đứng chỉ sau một đêm. Trong khi đó, Indonesia, Singapore, Việt Nam và một số nước khác cũng bắt đầu tỏ ra dè dặt về việc duy trì quan hệ cá nhân với Campuchia.  Điều này không chỉ khoét sâu thêm cuộc khủng hoảng lòng tin nội bộ ASEAN, mà còn có nguy cơ làm suy yếu khả năng phối hợp của khối trong các vấn đề trọng yếu khu vực như Biển Đông, tội phạm xuyên quốc gia và các thảm họa nhân đạo.

ht
Tháng 3/2024, Hun Sen sang Thái Lan thăm Thaksin mới được tạm tha, với sự có mặt của Paetongtarn. Ảnh: Facebook Hun Sen.

Thủ đoạn cao tay nhưng cái giá khó lường

Biên giới dài khoảng 800km giữa Campuchia và Thái Lan phần lớn được xác định từ các hiệp ước thuộc địa ký năm 1904 và 1907 giữa Xiêm (Siam) và Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, nhưng đến nay vẫn chưa được phân định rõ ràng. Đây chính là ngòi nổ tiềm tàng cho những tranh chấp sau này, nổi bật nhất là cuộc xung đột vũ trang kéo dài từ năm 2008 đến 2011 quanh khu vực đền Preah Vihear.

Năm 2013, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) phán quyết Preah Vihear thuộc về Campuchia, nhưng giới quân sự và phe dân tộc chủ nghĩa Thái Lan vẫn không chấp nhận. Hiện tại, các di tích cổ như Ta Moan, cũng thuộc thời kỳ Angkor đang trở thành điểm nóng tranh chấp mới giữa hai bên, mang nặng giá trị biểu tượng lịch sử và chủ quyền. Ngoài ra, vấn đề tranh chấp chủ quyền đảo Koh Kood dù chưa chính thức được hai Chính phủ nêu ra, nhưng đã bị các nhóm dân tộc chủ nghĩa trên mạng xã hội thổi bùng, biến thành một thùng thuốc súng mới trong căng thẳng leo thang giữa hai nước.

Không thể phủ nhận rằng, động thái của Hun Sen lần này đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong ngắn hạn, ông đã ổn định được tâm lý dân tộc chủ nghĩa trong nước, củng cố hình ảnh lãnh đạo cứng rắn. Làm suy yếu đối thủ khu vực, xoay chuyển được cục diện dư luận quốc tế. Đây chính là thủ pháp chính trị mà Hun Sen đã áp dụng và kiểm nghiệm suốt 40 năm cầm quyền: lạnh lùng, khôn ngoan và vô cùng sát thương.

Nhưng đi kèm với đó là cái giá phải trả cũng không nhỏ. Nếu trong tương lai, Thái Lan xuất hiện một chính phủ cứng rắn hơn, thậm chí xảy ra đảo chính quân sự, quan hệ Campuchia – Thái Lan sẽ càng trở nên đối đầu gay gắt. Nguy cơ đụng độ quân sự ở biên giới gia tăng và quan hệ thương mại song phương có thể bị tổn thất nghiêm trọng.

Quan trọng hơn, niềm tin ngoại giao khu vực cũng bị bào mòn nghiêm trọng. Hun Sen đã đổi lấy lợi ích chính trị trước mắt bằng một cú “đâm sau lưng” đầy toan tính, nhưng về lâu dài, các nước ASEAN có thể sẽ dần giữ khoảng cách với Phnom Penh, khiến hợp tác khu vực đối mặt với nhiều trở ngại hơn.

Ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc mà Hun Sen khơi dậy cũng sẽ rất khó dập tắt. Khi kỳ vọng của công chúng về những “chiến thắng” liên tục bị đẩy lên cao, gia tộc Hun Sen có thể bị cuốn vào vòng xoáy của những hành động ngày càng cứng rắn, sa lầy trong chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Như Machiavelli từng viết trong Quân Vương: quyền lực một khi phô trương quá mức sẽ phải dùng những thủ đoạn lớn hơn để duy trì. Đó chính là nghịch lý của quyền thuật: càng giỏi kiểm soát cục diện, người ta càng dễ bị nhấn chìm bởi ngọn lửa mà chính mình tạo lên.

Một khi niềm tin ngoại giao đã trở thành con bài chính trị, thì việc khôi phục lại nó sẽ vô cùng khó khăn. Hun Sen có thể đã tạm thắng một nước cờ, nhưng ván cờ này chưa kết thúc./.

Biên dịch: Nguyễn Phượng

Tác giả: Văn Thiếu Khanh, Nhà quan sát chính trị quốc tế của trang mạng quan sát viên (Trung Quốc)

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]
Tags: ASEANHun SenPaetongtarn ShinawatraQuan hệ Thái Lan - Campuchiatranh chấp biên giới
ShareTweetShare
Bài trước

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

04/06/2025
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

03/07/2025
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

30/06/2025
Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

29/06/2025
Một số nhận định xung quanh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

Một số nhận định xung quanh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

28/06/2025
Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025: Bức tranh kinh tế toàn cầu qua lăng kính nước Nga

Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025: Bức tranh kinh tế toàn cầu qua lăng kính nước Nga

26/06/2025
Sự chuyển hóa và cơ chế biến đổi của xung đột Ả Rập-Israel, Palestine-Israel và Iran-Israel

Sự chuyển hóa và cơ chế biến đổi của xung đột Ả Rập-Israel, Palestine-Israel và Iran-Israel

25/06/2025

Tin Mới

Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

03/07/2025
233
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
52
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
78
Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

30/06/2025
285

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.