Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Lĩnh vực Chính trị

Tái cấu trúc chiến lược trong thời kỳ bất ổn: Cách Trung Quốc chuẩn bị cho những cú sốc thương mại và địa chính trị

19/07/2025
in Chính trị, Phân tích
A A
0
Tái cấu trúc chiến lược trong thời kỳ bất ổn: Cách Trung Quốc chuẩn bị cho những cú sốc thương mại và địa chính trị
0
SHARES
52
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Từ “công xưởng thế giới” trở thành nền kinh tế theo đuổi tự cường chiến lược, Trung Quốc đang bước vào một thời kỳ tái cấu trúc sâu rộng nhằm thích nghi với các biến động chưa từng thấy trong trật tự thương mại và địa chính trị toàn cầu. Cuộc chiến thương mại với Mỹ năm 2025, không chỉ là phép thử đối với sức đề kháng kinh tế của Bắc Kinh, mà còn là chất xúc tác thúc đẩy loạt điều chỉnh chính sách ở cả cấp độ trung ương lẫn địa phương. Trên nền tảng chiến lược “Lưu thông kép”, Trung Quốc đang đồng thời củng cố năng lực nội địa và mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài. Trong đó, những tỉnh từng nghèo khó như Quý Châu bất ngờ nổi lên như điểm tựa mới trong tư duy “hậu phương chiến lược”, cho thấy cách Bắc Kinh chuyển hóa vùng yếu thành đòn bẩy phát triển trong kỷ nguyên cạnh tranh toàn diện.

Khung chiến lược “Lưu thông kép” (Dual Circulation)

Theo ông Markus Herrmann Chen, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của China Macro Group (CMG), một công ty tư vấn quản lý và nghiên cứu có trụ sở tại châu Âu, sự chuyển hướng này xuất phát từ bối cảnh bên ngoài ngày càng phức tạp, các yếu tố kinh tế và chính trị nội bộ và cuối cùng được thúc đẩy bởi đại dịch COVID – 19. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong khuôn khổ Hội nghị thường niên các Nhà vô địch toàn cầu tổ chức tại Thiên Tân, Trung Quốc, ông Herrmann đã trình bày các trụ cột chính trong chiến lược phát triển mới này, được các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc gọi là “Lưu thông Kép” (Dual Circulation). Ông cũng mô tả cách dữ liệu Industry Intelligence[1] mới được Diễn đàn ra mắt có thể giúp vẽ ra sự tương tác phức tạp giữa các ngành công nghiệp toàn cầu, chính sách thương mại, địa chính trị và nhiều yếu tố khác.

Theo dữ liệu từ Industry Intelligence, dòng vốn đầu tư toàn cầu đang biến động mạnh trên hàng chục lĩnh vực, từ sản xuất tiên tiến đến giáo dục hay truyền thông. Các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới đang xây dựng các khuôn khổ chiến lược để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước khỏi các cú sốc thương mại toàn cầu, trong khi vẫn hưởng lợi từ thương mại quốc tế. Giới lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên nhắc đến cụm từ “biến động chưa từng thấy trong một thế kỷ”, được Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra vào năm 2017 sau các sự kiện như Brexit và cuộc bầu cử của Donald Trump và kể từ đó được sử dụng để làm nền tảng lý luận cho nhiều hành động chính sách. Các quyết định lớn tại Hội nghị Trung ương 3 vào hồi tháng 7/2024 là một phần trong quá trình chuẩn bị kéo dài cả năm của Trung Quốc cho khả năng ông Trump tái đắc cử và các cú sốc thương mại tiếp theo, đồng thời thiết lập khuôn khổ định hướng phát triển trong những năm tới.

Trong bối cảnh này, chiến lược “Lưu thông Kép” được chia thành 6 chính sách chính:

Một là, nâng cấp công nghiệp. Các ngành công nghiệp khắp Trung Quốc đang nỗ lực nâng cao năng lực và hiệu quả. Giới lãnh đạo nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ bất ổn và xem đây là lực lượng nòng cốt để đạt được các mục tiêu chiến lược quốc gia. Chính phủ cũng sử dụng các quỹ chỉ đạo công nghiệp như một công cụ chính sách nhằm điều hướng đầu tư vào khu vực tư nhân, hỗ trợ phát triển các lĩnh vực và năng lực được xem là thiết yếu và chiến lược.

Hai là, quản trị thị trường. Trong quá trình cải cách kinh tế theo định hướng thị trường đang diễn ra từ những năm 1980, Trung Quốc ngày càng chú trọng đến quản trị thị trường. Còn gọi là “bàn tay hữu hình”, công cụ này bao gồm các quy định và tiêu chuẩn hóa rộng khắp trong những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ví dụ như sở hữu trí tuệ, chống độc quyền hay hệ thống tín nhiệm xã hội.

Ba là, mở cửa ra thế giới. Trung Quốc đang đẩy mạnh cả hai chiều mở cửa vào và ra thế giới. Ví dụ, nước này đã đơn phương xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa từ các quốc gia châu Phi, gỡ bỏ mọi hạn chế về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, và triển khai các chương trình thí điểm miễn thị thực. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang tích cực tiệm cận các tiêu chuẩn kinh tế quốc tế cao cấp, thể hiện qua chính sách gần đây của chính phủ trung ương nhằm rà soát các quy định trong nước theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Bốn là, cân bằng xã hội. Chiến lược “Lưu thông kép” đặc biệt chú trọng đến công bằng xã hội và bảo vệ lao động, với mục tiêu cân bằng phát triển giữa các khu vực và tầng lớp xã hội, đặc biệt thông qua các biện pháp tái phân phối. Các chuyên gia nhận định rằng, khi nhìn lại giai đoạn lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình sau 30 năm nữa, “một di sản quan trọng sẽ là việc ông đặt chính sách xã hội ngang hàng với chính sách kinh tế.”

Năm là, nhu cầu nội địa. Thúc đẩy tiêu dùng nội địa trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế là một ưu tiên chính sách mới ở cấp cao nhất, nhằm giúp nền kinh tế Trung Quốc miễn nhiễm hơn trước các cú sốc địa chính trị hoặc thương mại bên ngoài, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào đầu tư tài sản cố định và xuất khẩu ròng trong tăng trưởng GDP. Các biện pháp tăng tiêu dùng hộ gia đình có thể bao gồm cải cách luật cư trú, mở rộng bảo hiểm an sinh xã hội, nâng ngưỡng thuế thu nhập cá nhân hoặc tăng lương hưu cơ bản cho cư dân nông thôn.

Sáu là, giảm thiểu rủi ro (“De-risking”). Lần đầu tiên, trong mô hình “Lưu thông kép”, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đưa ra nguyên tắc rõ ràng cho phép cân bằng giữa lợi ích phát triển và an ninh, chấp nhận những đánh đổi giữa hai mục tiêu này. Đây là phiên bản rộng và trừu tượng hơn của khái niệm “giảm thiểu rủi ro” của EU. Theo đó, Trung Quốc đẩy mạnh tự chủ công nghệ, nội địa hóa các yếu tố đầu vào quan trọng, và bảo đảm tiếp cận các nguồn cung thiết yếu nhằm phục vụ các nhu cầu về an ninh công nghệ, kinh tế, lương thực và năng lượng.

Sáu chính sách này là nỗ lực toàn diện của Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng tự cường trong nội tại, đồng thời gắn kết sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, bảo đảm khả năng tiếp tục phát triển trong bối cảnh môi trường bên ngoài ngày càng bất ổn.

Chiến lược “Hậu phương nội địa”: Quý Châu và sự tái cấu trúc không gian phát triển

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung lần thứ hai bùng nổ từ năm 2025, Bắc Kinh đã nhanh chóng tái cấu trúc chiến lược phát triển nội địa, tập trung vào việc nâng cao năng lực tự cường và giảm thiểu tác động từ bên ngoài. Một trong những hướng đi nổi bật là triển khai mô hình “hậu phương chiến lược” tại tỉnh Quý Châu – một địa phương từng nằm ngoài các dòng chảy thương mại toàn cầu nhưng nay đang được định hình lại như một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng và an ninh kinh tế nội địa.

Tọa lạc tại vùng Tây Nam, cách xa các cảng biển truyền thống, Quý Châu từng là trọng điểm trong các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ. Tuy nhiên, từ năm 2024, tỉnh này được giao vai trò chiến lược trong việc phát triển các ngành công nghiệp dự phòng, bao gồm công nghệ hàng không, dữ liệu lớn, vật liệu chiến lược và sản xuất công nghệ cao. Việc này gợi nhớ đến Dự án “Tuyến Ba” trong thập niên 1960 – 1970, khi Trung Quốc di dời cơ sở sản xuất quốc phòng ra các vùng núi phía Tây nhằm đề phòng xung đột quân sự.

Theo chiến lược mới, Quý Châu không chỉ là nơi lưu trữ vật tư chiến lược hay phát triển công nghiệp phụ trợ, mà còn là trung tâm dữ liệu và điện toán hiệu năng cao, hưởng lợi từ chương trình “Dữ liệu miền Đông – Tính toán miền Tây”. Các doanh nghiệp công nghệ lớn như Huawei, Tencent và Apple đã hiện diện tại đây, biến tỉnh này thành điểm hội tụ giữa công nghiệp số, an ninh dữ liệu và năng lực tự chủ công nghệ.

Đáng chú ý, chính quyền trung ương đang khuyến khích dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các tỉnh ven biển vào nội địa, trong đó Quý Châu đã thu hút gần 300 dự án mới từ miền Đông chỉ trong năm 2024. Bên cạnh các ngành mũi nhọn, tỉnh cũng đang đẩy mạnh phát triển dệt may, chế biến thực phẩm và dược phẩm, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và đảm bảo khả năng tự cung ứng.

Bất chấp những thách thức về địa hình, nợ công và hạ tầng chưa đồng đều, Quý Châu đang nổi lên như một biểu tượng mới cho khả năng “tái thiết chiến lược vùng nội địa” trong bối cảnh Trung Quốc phải đối mặt với áp lực kinh tế từ bên ngoài.

Chiến lược cho cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã sẵn sàng cho một cuộc chiến thương mại mới với Mỹ. Chính sách thương mại của Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Trump mới được đặc trưng bởi các biện pháp thuế quan cứng rắn và cách tiếp cận đối đầu, không chỉ với Trung Quốc mà còn với các đối tác thương mại chủ chốt như Canada, Mexico và Liên minh châu Âu (EU). Trong khi Canada, Mexico và EU bị dao động mạnh bởi các đe dọa thuế quan của Trump, thì Trung Quốc lại thể hiện lập trường điềm tĩnh và kiên định hơn, áp dụng chiến lược “thấp mà chắc” trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Với vòng thuế mới nhất tăng thêm 20%, mức thuế trung bình đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã lên tới 33%, so với khoảng 3% vào năm 2017 trước khi ông Trump khơi mào cuộc chiến thương mại trong nhiệm kỳ đầu tiên. Niềm tin của Trung Quốc xuất phát từ kinh nghiệm trong lần đầu tiên của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, sự thành công trong việc đa dạng hóa thương mại nước ngoài và sự chuẩn bị chiến lược cho các cuộc xung đột kinh tế kéo dài. Trái ngược với các quốc gia bị ảnh hưởng khác, Trung Quốc đang ở vị thế thuận lợi để đối đầu với một vòng chiến tranh thương mại mới với Mỹ.

Lập trường điềm tĩnh và kiên định của Trung Quốc

Không giống như Canada và Mexico, Trung Quốc đã áp dụng một cách tiếp cận thận trọng nhưng mạnh mẽ để đối phó với các đe dọa thuế quan từ Mỹ. Khi chính quyền Trump gần đây áp thuế bổ sung lên hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp trả đũa, thể hiện rõ quyết tâm không lùi bước. Lập trường cứng rắn của Trung Quốc còn được thể hiện qua lời lẽ phát ngôn. Trước động thái leo thang thuế quan mới nhất của ông Trump, các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh sự sẵn sàng đối mặt với một cuộc xung đột kéo dài. Một tuyên bố gần đây từ Bắc Kinh thể hiện rõ thái độ này: “Nếu Mỹ muốn chiến tranh, dù là chiến tranh thuế, chiến tranh thương mại hay bất kỳ loại chiến tranh nào khác, thì chúng tôi sẵn sàng chiến đấu đến cùng.” Tuyên bố đầy thách thức này cho thấy sự tự tin của Trung Quốc vào năng lực phục hồi kinh tế và khả năng chuẩn bị chiến lược.

Bài học từ vòng chiến tranh thương mại đầu tiên

Niềm tin của Trung Quốc khi đối mặt với một cuộc chiến thương mại mới bắt nguồn từ kinh nghiệm trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump. Cuộc chiến thương mại bắt đầu từ năm 2018, khi cả hai nước áp thuế hàng chục tỷ USD lên hàng hóa của nhau. Trong khi Hoa Kỳ nhằm mục tiêu giảm thâm hụt thương mại và gây áp lực buộc Trung Quốc cải cách cơ cấu kinh tế, thì Trung Quốc đã phản ứng bằng một loạt biện pháp gồm: thuế trả đũa, kích thích nội địa và đa dạng hóa quan hệ thương mại.

Có thể thấy rằng phản ứng chiến lược của Trung Quốc được tính toán cẩn thận để giảm thiểu tác động tiêu cực về kinh tế trong khi tối đa hóa đòn bẩy chính trị và kinh tế. Các biện pháp trả đũa nhắm vào những ngành nhạy cảm chính trị của Mỹ như nông nghiệp, đặc biệt là ở các bang đóng vai trò then chốt trong cử tri của ông Trump. Điều này vừa gây tổn thương cho kinh tế Mỹ, vừa thể hiện Trung Quốc sử dụng thuế quan như một công cụ chính trị hiệu quả. Dù ban đầu chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó với chính quyền Trump khó lường, Bắc Kinh đã nhanh chóng thích ứng. Ví dụ điển hình là trong giai đoạn căng thẳng nhất – giai đoạn năm 2019, Trung Quốc triển khai các gói kích thích nội địa như giảm thuế và tăng đầu tư hạ tầng để bù đắp ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ. Những biện pháp này giúp ổn định tăng trưởng kinh tế và chứng minh khả năng ứng phó với áp lực từ bên ngoài.

Một bài học quan trọng mà Trung Quốc rút ra là cần giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Dưới thời Biden, thay vì hủy bỏ các mức thuế thời Trump, chính quyền Mỹ lại mở rộng cuộc chiến thương mại sang lĩnh vực công nghệ. Do đó, từ năm 2018, Trung Quốc đã quyết liệt theo đuổi chiến lược đa dạng hóa thương mại, tăng cường quan hệ với các nước châu Á, châu Âu và châu Phi. Chẳng hạn, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) mở rộng liên kết thương mại và hạ tầng với hơn 140 quốc gia. Năm 2024, lần đầu tiên các quốc gia BRI chiếm hơn 50,3% tổng giá trị thương mại của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã tham gia sâu hơn vào các hiệp định như RCEP, củng cố vai trò trung tâm trong kinh tế toàn cầu.

Thành công trong đa dạng hóa thương mại cũng là yếu tố then chốt giúp Trung Quốc sẵn sàng cho vòng chiến tranh thương mại mới. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc năm 2024, thương mại với Hoa Kỳ chỉ chiếm 10,8% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc, giảm từ 14,2% năm 2017. Trong khi đó, thương mại với ASEAN tăng mạnh, trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, chiếm 16,2% tổng kim ngạch năm 2024, so với 12,5% năm 2017. Một chỉ số quan trọng khác là tỷ lệ thương mại so với GDP. Năm 2024, thương mại chiếm khoảng 37% GDP Trung Quốc, giảm mạnh so với 65% những năm 2000. Điều này đã phản ánh xu hướng chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, tỷ lệ của Mỹ chỉ là 25%, cho thấy Trung Quốc vẫn có mức hội nhập thương mại cao hơn dù đang đa dạng hóa.

Lợi thế chiến lược trong các lĩnh vực then chốt

Trung Quốc cũng nhắm đến các ngành mà họ có lợi thế cạnh tranh như điện tử, máy móc và khoáng sản đất hiếm. Trung Quốc chiếm tới 70% sản lượng và 90% năng lực chế biến đất hiếm toàn cầu. Đây là nguồn nguyên liệu thiết yếu cho công nghệ cao, tạo lợi thế đàm phán quan trọng.

Ngoài ra, chính sách “Made in China 2025” thúc đẩy tự chủ trong công nghệ cao đã giúp Trung Quốc giảm phụ thuộc vào Mỹ, vươn lên dẫn đầu về 5G, AI và năng lượng tái tạo. Đầu tư vào R&D tăng mạnh, hiện Trung Quốc chiếm hơn 25% tổng chi tiêu R&D toàn cầu. Nhiều học giả và quan chức Trung Quốc tuyên bố có thể chịu đựng mức thuế Mỹ tăng thêm 40 – 60% đối với hàng xuất khẩu. Ngược lại, Canada và Mexico vẫn phụ thuộc nặng vào thị trường Mỹ: thương mại chiếm tới 70% GDP, cao hơn nhiều so với 37% của Trung Quốc. Điều này khiến hai nền kinh tế này dễ bị tổn thương trước chính sách của Washington.

Sự chuẩn bị của Trung Quốc cho cuộc chiến tranh thương mại mới phản ánh tầm nhìn chiến lược và khả năng phục hồi kinh tế của nước này. Thông qua đa dạng hóa quan hệ thương mại, phát huy lợi thế ngành và giữ lập trường kiên định, Trung Quốc đang ở vị thế sẵn sàng chống chọi với sức ép từ Mỹ. Trong khi đó, Canada và Mexico, do quá phụ thuộc vào Mỹ, có ít lựa chọn đối phó. Khi hệ thống kinh tế toàn cầu tiếp tục thay đổi, sự thích ứng và chuẩn bị chiến lược của Trung Quốc sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình kết quả các cuộc xung đột thương mại tương lai.

Kết luận

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng leo thang và sự tan rã dần của trật tự thương mại toàn cầu hậu Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đang kiến tạo một mô hình phát triển mới: vừa bảo vệ năng lực tự chủ nội địa, vừa tích cực điều chỉnh không gian kinh tế nhằm thích ứng linh hoạt với rủi ro bên ngoài. Các trụ cột của chiến lược “Lưu thông kép”, từ nâng cấp công nghiệp, mở rộng tiêu dùng nội địa đến đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng, đã cho thấy tầm nhìn toàn diện của Bắc Kinh trong quản trị nền kinh tế quy mô lớn.

Sự nổi lên của các tỉnh như Quý Châu không chỉ mang tính biểu tượng, mà còn đánh dấu sự dịch chuyển chiến lược từ “phát triển theo chiều ngang” sang “tái phân bố không gian phát triển”, một tư duy rất Trung Hoa nhưng có thể mang giá trị tham khảo rộng lớn cho các quốc gia đang phát triển. Trong cuộc cạnh tranh dài hạn với Mỹ và phương Tây, chiến lược phản ứng linh hoạt, chủ động “thiết kế lại sân chơi” của Trung Quốc sẽ đóng vai trò quyết định trong việc định hình cấu trúc thương mại toàn cầu của thập niên tới./.

Tác giả: Nguyễn Phương Ngân

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]

Chú thích:

[1] Industry Intelligence (Thông tin tình báo ngành) là quá trình thu thập, phân tích và sử dụng thông tin về một ngành công nghiệp cụ thể để đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt và chiến lược.

Tài liệu tham khảo

Erik Crouch. (2025, July 1). 6 ways Chinese policy-making has prepared for trade disruption and geopolitical shocks. The World Economic Forum. Retrieved July 8, 2025, from https://www.weforum.org/stories/2025/07/6-ways-chinese-policymaking-has-prepared-for-trade-disruption-and-geopolitical-shocks/

Frank Tang. (2025, July 8). China’s trade war strategy? Bet on Guizhou, long one of its poorest provinces. The South Morning China Post. https://www.scmp.com/economy/china-economy/article/3317235/chinas-trade-war-strategy-bet-guizhou-long-one-its-poorest-provinces

Wenran Jiang. (2025, March 18). Ready for Round Two: China’s Strategic Preparedness for a New U.S. Trade War. THE INSTITUTE FOR PEACE AND DIPLOMACY. https://peacediplomacy.org/2025/03/18/chinas-strategic-preparedness-for-a-new-round-of-trade-war-with-the-u-s-a-comparative-analysis/

Tags: Cạnh tranh chiến lượcChiến lược thương mạichiến tranh thương mạiĐịa chính trịQuan hệ Mỹ - Trung
ShareTweetShare
Bài trước

Thỏa thuận lớn giữa Mỹ và Trung Quốc là điều bất khả thi

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

04/06/2025
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Tái cấu trúc chiến lược trong thời kỳ bất ổn: Cách Trung Quốc chuẩn bị cho những cú sốc thương mại và địa chính trị

Tái cấu trúc chiến lược trong thời kỳ bất ổn: Cách Trung Quốc chuẩn bị cho những cú sốc thương mại và địa chính trị

19/07/2025
Thỏa thuận lớn giữa Mỹ và Trung Quốc là điều bất khả thi

Thỏa thuận lớn giữa Mỹ và Trung Quốc là điều bất khả thi

18/07/2025
Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia – Azerbaijan

Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia – Azerbaijan

17/07/2025
“Sự tiến hóa” của chiến tranh: Bộ binh tác chiến ngoài tầm nhìn nhờ drone

“Sự tiến hóa” của chiến tranh: Bộ binh tác chiến ngoài tầm nhìn nhờ drone

16/07/2025
Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần đầu

Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần cuối

15/07/2025
Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần đầu

Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần đầu

14/07/2025
Đánh giá tổng thể kho vũ khí hạt nhân của Israel năm 2025

Đánh giá tổng thể kho vũ khí hạt nhân của Israel năm 2025

13/07/2025
Điểm yếu của hệ thống tình báo Iran qua cuộc xung đột 12 ngày với Israel

Điểm yếu của hệ thống tình báo Iran qua cuộc xung đột 12 ngày với Israel

12/07/2025

Tin Mới

Tái cấu trúc chiến lược trong thời kỳ bất ổn: Cách Trung Quốc chuẩn bị cho những cú sốc thương mại và địa chính trị

Tái cấu trúc chiến lược trong thời kỳ bất ổn: Cách Trung Quốc chuẩn bị cho những cú sốc thương mại và địa chính trị

19/07/2025
52
Thỏa thuận lớn giữa Mỹ và Trung Quốc là điều bất khả thi

Thỏa thuận lớn giữa Mỹ và Trung Quốc là điều bất khả thi

18/07/2025
71
Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia – Azerbaijan

Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia – Azerbaijan

17/07/2025
63
“Sự tiến hóa” của chiến tranh: Bộ binh tác chiến ngoài tầm nhìn nhờ drone

“Sự tiến hóa” của chiến tranh: Bộ binh tác chiến ngoài tầm nhìn nhờ drone

16/07/2025
95

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.