Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Khu vực Châu Á

Những thách thức Đài Loan sắp phải đối mặt sau chuyến thăm của bà Pelosi

04/08/2022
in Châu Á
A A
0
Thế giới đang bùng cháy và Hoa Kỳ tiếp tục châm lửa
0
SHARES
134
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Theo trang hk01.com ngày 3/8, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã đến Đài Bắc vào tối 2/8 trong bầu không khí căng thẳng đã được định sẵn. Cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ mà các bên dự đoán và suy luận đã không diễn ra ở trên biển và trên không trong đêm tối. Một số phương tiện truyền thông Đài Loan đưa tin với tiêu đề “Người Đài Loan thở phào”. Tuy nhiên, Đài Loan đã thực sự có thể “thở phào” hay chưa? Trước hành động quân sự mà Trung Quốc công bố cho đến thời điểm này, e rằng còn quá sớm để có thể kết luận.
Sau khi bà Pelosi rời khỏi Đài Loan, có thể nhận thấy hòn đảo này sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn sau:
Máy báy Trung Quốc sẽ bay qua đường trung tuyến ở Eo biển Đài Loan thường xuyên hơn
Trước khi chuyên cơ của bà Pelosi chuẩn bị đến Đài Loan, khoảng 22h25 bản tin của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc thông báo máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã vượt qua Eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Đài Loan Tôn Lập Phương cho biết không có máy bay chiến đấu Su-35 nào bay qua Eo biển Đài Loan, nhưng khẳng định có máy bay bay qua đường trung tuyến. Điều này cho thấy việc Bắc Kinh gần đây liên tục nhấn mạnh “không có đường trung tuyến ở eo biển” sẽ trở thành hiện thực cùng với chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi. Có thể dự đoán việc máy bay chiến đấu của PLA bay qua đường trung tuyến không định kỳ trước đây có thể sẽ được thay thế bằng các chuyến bay thường xuyên, qua đó củng cố thêm tuyên bố thực chất về sức mạnh quân sự của Trung Quốc trước Đài Loan.

Lập tức có các hành động quân sự hỗn hợp
Từ tối 2/8, người phát ngôn Chiến khu miền Đông, Thi Nghị, đã thông báo triển khai một loạt hành động quân sự hỗn hợp xung quanh đảo Đài Loan, tổ chức các cuộc tập trận chung hải quân và không quân trên vùng biển và vùng trời phía Bắc, Tây Nam và Đông Nam đảo Đài Loan, tiến hành bắn đạn thật tầm xa ở Eo biển Đài Loan và bắn thử nghiệm hỏa lực dẫn đường thông thường ở vùng biển phía Đông của hòn đảo này.
Có ba điểm cần đặc biệt chú ý. Một là, Chiến khu miền Đông xác định rõ đây là “hành động quân sự hỗn hợp”, tính chất và quy cách hoàn toàn khác với “tuần tra sẵn sàng chiến đấu” và “diễn tập định hướng chiến đấu” trước đây. Hai là, Chiến khu miền Đông chỉ cho biết thời gian bắt đầu của hoạt động này nhưng không đề cập thời gian kết thúc, rất có thể nó sẽ được lồng ghép với “hoạt động huấn luyện quân sự quan trọng” sẽ được tổ chức vào ngày 4/8, tạo thành một cuộc răn đe quân sự quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn. Ba là, bà Pelosi ban đầu dự kiến rời Đài Loan vào chiều 3/8 để đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Liệu chuyên cơ của bà có gặp phải các “hoạt động quân sự hỗn hợp” của PLA hay không? Và liệu Đài Loan có điều máy bay quân sự của Lực lượng Không quân hộ tống chiếc chuyên cơ của bà Pelosi hay không? Đây là những điểm chính cần được xem xét.

Vượt ra khỏi cuộc phong tỏa năm 1996
Hơn nữa, thông báo của Tân Hoa xã là đáng chú ý nhất. Theo đó, PLA sẽ tiến hành các hoạt động huấn luyện quân sự quan trọng và tổ chức bắn đạn thật trên vùng biển và vùng trời xung quanh đảo Đài Loan từ 12 giờ ngày 4/8 đến 12 giờ ngày 7/8. Tân Hoa xã cũng công bố các khu vực với kinh độ và vĩ độ cụ thể, nhấn mạnh rằng vì lý do an toàn, các tàu và máy bay không được đi vào vùng biển và vùng trời nói trên trong thời gian này.
Như vậy có thể đánh giá sơ bộ rằng tác động quân sự lần này sẽ vượt xa cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan năm 1996, có thể được chia thành ba điểm sau:
Thứ nhất, dựa trên bản đồ các hành động huấn luyện quân sự của PLA nhằm vào Đài Loan do Tân Hoa xã công bố, khu vực phía Bắc khá gần với biển ngoài khơi Cơ Long và khu vực phía Nam rất gần biển ngoài khơi Cao Hùng và Bình Đông, liên quan đến các công trình giao thông quan trọng như cảng và sân bay ở Đài Loan, cùng với hai khu vực ở sườn phía Đông và phía Tây, về cơ bản hình thành thế trận bao vây Đài Loan. Một số người cho rằng tình huống này sẽ là một cuộc diễn tập “cắt đứt nguồn cung cấp huyết mạch của Đài Loan”, qua đó PLA hoàn toàn có khả năng phong tỏa Đài Loan.
Thứ hai, so với khu vực bắn đạn thật của PLA vào năm 1995 và năm 1996, phạm vi lần này gần chính đảo Đài Loan hơn, chỉ cách Đài Loan chưa đầy 125 km. Ngoài ra, theo bản đồ do CI.Geography vẽ, ba khu vực ở phía Bắc, Đông Bắc và Tây Nam về cơ bản đã vượt qua lãnh hải và nội thủy của Đài Loan, đặc biệt là khu vực ở phía Tây Nam áp sát Đài Loan, các loạt đạn thật chắc chắn sẽ gây áp lực chưa từng có đối với Đài Loan.
Thứ ba, trong thời gian qua, các quan chức Đài Loan đã rất chú ý đến việc máy bay chiến đấu của PLA đi qua Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) và coi đây là hành động xâm nhập không phận và đã đăng các thông tin trên trang mạng của Bộ Quốc phòng như là bằng chứng rõ ràng cho thấy Trung Quốc đe dọa Đài Loan. Tuy nhiên, PLA chuẩn bị khởi động hoạt động tập trận và huấn luyện quân sự vào ngày 4/8, hoạt động này nằm hoàn toàn trong ADIZ do Đài Loan thiết lập. Giới quan sát cho rằng động thái của PLA có ý nghĩa rất mạnh mẽ nhằm phá bỏ ADIZ của Đài Loan một cách toàn diện.
Nói chung, tất cả các động thái mới nhất của Trung Quốc như điều máy bay chiến đấu bay qua đường trung tuyến của Eo biển Đài Loan, triển khai hành động quân sự hỗn hợp, tiến hành các hoạt động huấn luyện quân sự và bắn đạn thật, là nhằm răn đe Đài Loan.
Ngoài các biện pháp quân sự, ngay trước khi bà Pelosi đến Đài Loan, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo ngừng nhập khẩu hàng hóa của 100 công ty thực phẩm của Đài Loan. Theo trang web chính thức của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, các sản phẩm bị cấm nhập khẩu gồm bánh quy, bánh ngọt và bánh mì, 35/107 nhà sản xuất ở Đài Loan đã phải “tạm ngừng nhập khẩu”. Theo các nguồn tin từ báo chí Đài Loan, hơn 3.000 sản phẩm có thể bị cấm và Bộ Kinh tế Đài Loan dự kiến sẽ làm việc với Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan để đánh giá những thiệt hại kinh tế và nghiên cứu các biện pháp đối phó.
Ngày 3/8, Đại lục thông báo đình chỉ ngay lập tức nhập khẩu từ Đài Loan các loại trái cây họ cam quýt cũng như cá đông lạnh, đồng thời quyết định đình chỉ xuất khẩu cát tự nhiên sang Đài Loan. Thống kê từ các cơ quan tài chính của Đài Loan cho thấy xuất khẩu lương thực của Đài Loan sang Đại lục năm 2021 đạt khoảng 1,682 tỷ USD. Trong đó, thực phẩm chế biến sẵn đứng đầu với giá trị xuất khẩu là 646,21 triệu USD, xuất khẩu động vật sống và các sản phẩm động vật đứng thứ hai với 435,06 triệu USD; đồ uống, rượu, giấm và các sản phẩm thực vật cũng được xuất khẩu với giá trị lần lượt là 337,33 triệu USD và 231,76 triệu USD.
Việc Trung Quốc trả đũa kinh tế cùng với phong tỏa quân sự bao vây Đài Loan sẽ làm tê liệt nền kinh tế của Đài Loan và đánh bại ý chí của các lực lượng đòi độc lập cho Đài Loan. Hiện vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có thực hiện các hành động khác hay không. Tuy nhiên điều chắc chắn là câu chuyện chưa kết thúc sau khi bà Pelosi rời Đài Loan./.

(Theo TTXVN)

Tags: Đài Loan
ShareTweetShare
Bài trước

Thế giới đang bùng cháy và Hoa Kỳ tiếp tục châm lửa

Next Post

Nga thách thức sự thống trị của Mỹ trên các đại dương

Next Post
Nga thách thức sự thống trị của Mỹ trên các đại dương

Nga thách thức sự thống trị của Mỹ trên các đại dương

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

04/06/2025
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Tái định vị Quad trong cạnh tranh khu vực: Từ hàng hải đến lục địa, từ cam kết đến thực thi

Tái định vị Quad trong cạnh tranh khu vực: Từ hàng hải đến lục địa, từ cam kết đến thực thi

04/07/2025
Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

03/07/2025
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

30/06/2025
Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

29/06/2025
Một số nhận định xung quanh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

Một số nhận định xung quanh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

28/06/2025
Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025: Bức tranh kinh tế toàn cầu qua lăng kính nước Nga

Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025: Bức tranh kinh tế toàn cầu qua lăng kính nước Nga

26/06/2025

Tin Mới

Tái định vị Quad trong cạnh tranh khu vực: Từ hàng hải đến lục địa, từ cam kết đến thực thi

Tái định vị Quad trong cạnh tranh khu vực: Từ hàng hải đến lục địa, từ cam kết đến thực thi

04/07/2025
20
Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

03/07/2025
560
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
66
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
111

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.