Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Phân tích Chuyên gia

Liệu các biện pháp trừng phạt Nga mà phương Tây áp đặt có hiệu quả trong trường hợp tương tự với Trung Quốc?

25/02/2023
in Chuyên gia, Kinh tế, Phân tích
A A
0
Liệu các biện pháp trừng phạt Nga mà phương Tây áp đặt có hiệu quả trong trường hợp tương tự với Trung Quốc?
0
SHARES
96
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Mỹ và các đồng minh đã nhanh chóng trừng phạt Nga bằng các biện pháp trừng phạt toàn diện sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Những biện pháp trừng phạt này đã khiến một bộ phận lớn những người hoài nghi đặt câu hỏi về hiệu quả tiềm năng của một chiến lược trừng phạt như thế này đối với Bắc Kinh.

Nhưng những phân tích gần đây đã nhấn mạnh rằng, các biện pháp trừng phạt đang bắt đầu làm tê liệt nền kinh tế Nga. Mặc dù Tổng thống Vladimir Putin vẫn cam kết tiến hành chiến tranh ở Ukraine trong tương lai gần, nhưng tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây có thể cản trở các ngành công nghiệp Nga đáp ứng được nhu cầu sản xuất vũ khí, trang bị và các nguồn lực khác phục vụ cho cuộc chiến tranh kéo dài trong tương lai.

Thật không may cho khối phương Tây, sự quay trở lại của cuộc cạnh tranh quyền lực lớn không chỉ giới hạn ở Đông Âu. Trung Quốc đã tiếp tục tăng cường hùng biện về mục tiêu thống nhất đại lục với Đài Loan, thực hiện các chiến dịch gây ảnh hưởng phức tạp trên mạng và gần đây nhất là đưa khinh khí cầu do thám vào không phận Bắc Mỹ.

Các chính phủ phương Tây có thể sớm phải đe dọa trừng phạt Bắc Kinh để ngăn chặn hành vi hung hăng công khai của nước này. Một số số liệu tin rằng, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Trung Quốc – tương tự như đối với Nga – sẽ có hiệu quả tương đương. Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh không nên mong đợi các biện pháp trừng phạt của họ sẽ tạo ra một cú đấm đủ mạnh để ngăn chặn Bắc Kinh hoặc làm suy yếu nỗ lực chiến tranh của họ nếu nước này thực sự quyết định sử dụng vũ lực để “thu hồi” Đài Loan. Thực tế hiệu quả và hậu quả của các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt đối với Nga đã cho thấy, triển vọng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc sẽ trở thành một nỗ lực tốn kém – và một số nước phương Tây có thể không thể chấp nhận được cái giá phải trả khi thực hiện chúng.

Nhìn bề ngoài, thật dễ dàng để tin rằng, các biện pháp trừng phạt chống lại Trung Quốc sẽ – nếu không muốn nói là hiệu quả hơn – so với các biện pháp trừng phạt chống lại Nga khi so sánh hai nền kinh tế. Trung Quốc là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới, trong khi Nga trước chiến tranh chỉ đứng thứ 16. Vào năm 2021, đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc cao gấp sáu lần so với ở Nga.

Trung Quốc cũng phụ thuộc nhiều hơn vào đồng đô la Mỹ, nắm giữ dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới với 3.128 tỷ đô la vào tháng 12 năm 2022. Khả năng đóng băng các nguồn dự trữ này – giống như cách Mỹ đóng băng khoản dự trữ 630,5 tỷ đô la trước chiến tranh của Nga – sẽ thổi bay đáng kể nền kinh tế Trung Quốc và tiềm năng hỗ trợ chiến tranh của Trung Quốc. Có vẻ như trật tự phương Tây có đòn bẩy đáng kể đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Nhưng như các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã cho thấy, để cưỡng chế kinh tế có hiệu quả, cần phải thực hiện một nỗ lực phối hợp sâu rộng giữa các quốc gia. Mỹ đã giúp hình thành một khối thống nhất để cắt đứt Nga khỏi các thị trường có giá trị cần thiết để sản xuất hàng hóa quan trọng và duy trì cơ sở hạ tầng. Nga cũng đang bỏ lỡ nguồn thu béo bở từ dầu mỏ và khí đốt do lệnh cấm nhập khẩu của phương Tây.

Vì các biện pháp trừng phạt này được phối hợp rất tốt nên Moscow có ít lựa chọn để vượt qua chúng và tiếp tục kinh doanh với các nền kinh tế phương Tây khác. Đây là một lý do tại sao các biện pháp trừng phạt ban đầu của phương Tây sau vụ sáp nhập Crimea năm 2014 đã thất bại – Nga đã tìm thấy các đối tác phương Tây sẵn sàng khác để tiếp tục kinh doanh.

Tuy nhiên, có một nhược điểm là việc cắt đứt liên kết chặt chẽ với Nga đã gây thiệt hại cho một số nền kinh tế phương Tây. Các nhà phân tích cho rằng, các biện pháp trừng phạt có khả năng làm gia tăng sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng giá hàng hóa toàn cầu và làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu nói chung. Việc cắt giảm năng lượng của Nga do – và để trả đũa – các biện pháp trừng phạt cũng đã góp phần đẩy châu Âu vào suy thoái. Bất bình với lạm phát gia tăng, một số công dân phương Tây đã xuống đường kêu gọi chấm dứt trừng phạt Nga. Xa hơn về phía Đông, Nhật Bản và Hàn Quốc đang phải đối mặt với tình trạng giá cả cao hơn và tăng nguy cơ gián đoạn năng lượng.

Kết quả là, Mỹ và các đồng minh của họ đã mất đi cơ hội có thể có đòn bẩy kinh tế đối với sự phụ thuộc của Bắc Kinh vào nước này. Phương Tây – vốn đã phụ thuộc vào một lượng lớn nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng và thương mại của Trung Quốc – không thể thiếu những hàng hóa giá rẻ này, do giá cả ngày càng tăng. Mỹ và các đồng minh khác đã bắt đầu hỗ trợ các doanh nghiệp và ngành công nghiệp quan trọng, nhưng việc tách nền kinh tế phương Tây ra khỏi Trung Quốc một cách hợp lý trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay sẽ là một quá trình lâu dài và phức tạp.

Sự chia rẽ kinh tế của phương Tây với Nga là một rủi ro đã được tính toán trước, nhưng các quốc gia ít phụ thuộc vào Nga hơn nhiều so với hiện nay họ phụ thuộc vào Trung Quốc. Do đó, các quốc gia phương Tây khó có thể đứng chung trong một mặt trận thống nhất khi nói đến các biện pháp trừng phạt có thể có đối với Trung Quốc. Nếu không có sự hợp tác này, các biện pháp trừng phạt có rất ít cơ hội phát huy tác dụng.

Ví dụ, nếu Washington tấn công Bắc Kinh bằng các biện pháp trừng phạt đối với một cuộc xâm lược Đài Loan tiềm năng hoặc đang diễn ra, các quốc gia châu Âu có thể không chịu được dư chấn kinh tế khi áp dụng các biện pháp trừng phạt của chính họ. Khi đó, Trung Quốc vẫn có quyền tiếp cận một số thị trường lớn nhất của phương Tây, giữ cho nền kinh tế của họ phát triển để hỗ trợ các mục tiêu địa chính trị của mình.

Trong tương lai, các nhà hoạch định chính sách phương Tây phải phối hợp tốt hơn để tiếp cận Trung Quốc. Bước đầu tiên là các quan chức phải bắt đầu tổ chức các kế hoạch hành động trong tương lai nếu họ muốn các biện pháp trừng phạt có tác động đáng kể đối với Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt tiềm năng đối với một nền kinh tế có mối quan hệ tốt như Trung Quốc có thể không mạnh bằng các biện pháp trừng phạt hiện tại đối với Nga, nhưng sự phối hợp trước đó có thể giúp thiết lập ngưỡng cho thấy, phương Tây sẵn sàng và có thể tiến xa như một khối thống nhất về mặt kinh tế.

Bước thứ hai sẽ là các quan chức cần thực hiện hài hòa các chính sách mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ có thể giúp Washington giảm bớt sự phụ thuộc vào Bắc Kinh, nhưng nó cũng có thể gây thiệt hại cho các ngành công nghiệp châu Âu và khả năng châu lục này trở nên ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc. Để cân bằng hợp lý với Trung Quốc và lấy lại đòn bẩy tài chính đã mất, phương Tây phải phát triển các chiến lược có lợi cho cả hai bên hơn là tiến hành đơn phương. Làm như vậy sẽ yêu cầu tham vấn nhiều hơn giữa các đồng minh phương Tây khi soạn thảo các chính sách dự định của họ.

Các nhà hoạch định chính sách không nên mong đợi sao chép và áp dụng y nguyên kế hoạch trò chơi trừng phạt hiện tại của họ đối với Nga khi đối phó với Trung Quốc. Một sự răn đe kinh tế mạnh mẽ có thể là một giải pháp thay thế an toàn hơn là gửi quân đến bảo vệ Đài Loan. Nhưng – trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện tại – các biện pháp trừng phạt sẽ là một nỗ lực tốn kém về mặt tài chính. Phương Tây phải duy trì sự thống nhất để đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Trung Quốc một cách đáng tin cậy và hiệu quả, và việc chuẩn bị cho việc này sẽ phải bắt đầu ngay từ thời điểm hiện tại.

Biên dịch: Phương Thảo

Về tác giả: Jonah BrodyJonah là nhà nghiên cứu chính sách quốc phòng tại Trung tâm tương tác quân đội châu Âu ở Brussels và là Giám đốc các vấn đề an ninh tại Trung tâm Trật tự toàn cầu mới – một tổ chức tư vấn có trụ sở tại châu Âu.

Tags: biện pháp trừng phạtchiến dịch quân sự đặc biệtTrung Quốc
ShareTweetShare
Bài trước

Tham vọng của Trung Quốc trở thành trung gian hòa giải cho cuộc xung đột Nga – Ukraine và một số đánh giá ban đầu

Next Post

Quan hệ Nga – Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế hiện nay và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Next Post
Quan hệ Nga – Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế hiện nay và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Quan hệ Nga - Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế hiện nay và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

04/06/2025
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Hội nghị BRICS 2025: Sự vắng mặt chiến lược của ông Tập và tương lai bất định của trật tự đa cực

Hội nghị BRICS 2025: Sự vắng mặt chiến lược của ông Tập và tương lai bất định của trật tự đa cực

08/07/2025
Chính sách phát triển ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc

Chính sách phát triển ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc

07/07/2025
Ngoại giao Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2025: Mục tiêu, biểu hiện và một số dự báo (Phần đầu)

Ngoại giao Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2025: Mục tiêu, biểu hiện và một số dự báo (Phần cuối)

06/07/2025
Ngoại giao Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2025: Mục tiêu, biểu hiện và một số dự báo (Phần đầu)

Ngoại giao Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2025: Mục tiêu, biểu hiện và một số dự báo (Phần đầu)

05/07/2025
Tái định vị Quad trong cạnh tranh khu vực: Từ hàng hải đến lục địa, từ cam kết đến thực thi

Tái định vị Quad trong cạnh tranh khu vực: Từ hàng hải đến lục địa, từ cam kết đến thực thi

04/07/2025
Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

03/07/2025
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025

Tin Mới

Hội nghị BRICS 2025: Sự vắng mặt chiến lược của ông Tập và tương lai bất định của trật tự đa cực

Hội nghị BRICS 2025: Sự vắng mặt chiến lược của ông Tập và tương lai bất định của trật tự đa cực

08/07/2025
271
Chính sách phát triển ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc

Chính sách phát triển ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc

07/07/2025
105
Ngoại giao Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2025: Mục tiêu, biểu hiện và một số dự báo (Phần đầu)

Ngoại giao Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2025: Mục tiêu, biểu hiện và một số dự báo (Phần cuối)

06/07/2025
186
Ngoại giao Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2025: Mục tiêu, biểu hiện và một số dự báo (Phần đầu)

Ngoại giao Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2025: Mục tiêu, biểu hiện và một số dự báo (Phần đầu)

05/07/2025
320

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.