Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Lĩnh vực Chính trị

“Khái niệm chính sách đối ngoại” mới của Liên bang Nga sẽ có những thay đổi gì?

15/03/2023
in Chính trị, Chuyên gia, Lĩnh vực, Phân tích
A A
0
“Khái niệm chính sách đối ngoại” mới của Liên bang Nga sẽ có những thay đổi gì?
0
SHARES
432
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Tuyên bố chính thức đầu tiên về sự cần thiết phải phát triển “Khái niệm chính sách đối ngoại” mới của nước Nga diễn ra vào tháng 1 năm 2022. Một năm sau, Ngoại trưởng Nga S. Lavrov trong bài phát biểu nhân Ngày Công nhân – viên chức ngành Ngoại giao Nga ngày 10/02/2023 đã tiết lộ rằng mọi công việc chuẩn bị cho nó đang được hoàn tất.

Nhiệm vụ đầu tiên của chính sách ngoại giao tiếp tục được nhấn mạnh là “đảm bảo ổn định môi trường bên ngoài cho phát triển bên trong”.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu tại Duma Quốc gia ngày 15/02/2023, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga đã nhắc đến một nhiệm vụ quan trọng khác: “phải ngăn chặn sự độc quyền của phương Tây trong một khuôn khổ chính trị quốc tế mới không còn bị lũng đoạn bởi sự ích kỷ của họ mà dựa trên nền tảng cân bằng lợi ích phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa tất cả các quốc gia”.

Nhưng nếu “ngăn chặn sự độc quyền của phương Tây” trở thành một nhiệm vụ chủ đạo trong “Khái niệm chính sách đối ngoại” của nước Nga thì làm thế nào để Moskva có thể thực hiện được điều đó? Do vậy, ngoài hai nhiệm vụ chính trên, các phác thảo về chiến lược ngoại giao Nga đã thêm vào ý tưởng về một trật tự đa cực: “Nga sẽ tiếp tục củng cố xu hướng thiết lập một trật tự thế giới đa cực, thực sự dân chủ, dựa trên quyền bình đẳng, sự tôn trọng lẫn nhau và tuân thủ các chuẩn mực được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế”. Trật tự đa cực sẽ là thay đổi chính trong thiết kế tổ chức và cấu trúc liên quốc gia của thế giới.

Nhiệm vụ chiến lược thứ tư của Nga là phải tìm một giải pháp thay thế cho toàn cầu hoá vốn đã áp đặt lên các quốc gia suốt nhiều năm nay. “Thay thế” (alternare) nghĩa là chuyển đổi mô hình phát triển của cả thế giới, do đó, không phải là một nhiệm vụ đối ngoại thông thường.

Nhiệm vụ thứ năm, Nga cần phải xem “Xoay trục sang hướng Đông” (Eurasia) là một hướng thay đổi căn bản cho chiến lược đối ngoại. “Xoay trục sang hướng Đông” không phải là lần đầu tiên trong lịch sử đối ngoại của Nga – nó được lặp đi lặp lại mọi lúc và đều đặn trong ít nhất 200 năm qua, sau mỗi lần khủng hoảng (hoặc tan vỡ) quan hệ giữa Nga và phương Tây.

Tất cả những nhiệm vụ chiến lược được liệt kê ở trên (chống độc quyền phương Tây, thay thế toàn cầu hoá, trật tự thế giới đa cực, chiến lược hướng Đông) có quy mô lớn và tất yếu. “Khái niệm chính sách đối ngoại” nên được hiểu trước hết như một bản giới thiệu về trật tự thế giới mới như một tổng thể duy nhất (đồng thời, về cơ bản, bác bỏ “chủ nghĩa toàn cầu phương Tây” như một hướng đi duy nhất). Nước Nga cần phải vượt xa “một chiến lược dài hạn” (tầm nhìn không – thời gian về các xu hướng và sự kiện trong khuôn khổ phát triển của thế giới trong thời gian dài). Điều này đặt ra nhiệm vụ quan trọng bậc nhất: xác định những nét phác hoạ về triển vọng cho một trật tự thế giới mới. Và nếu như đa cực và dân chủ là thành phần cấu trúc của trật tự thế giới tương lai thì sự thay thế toàn cầu hoá của phương Tây là những chuyển biến về chất (liên quan đến các đặc điểm về giá trị và đạo đức). Nhiệm vụ này không thể nhất thời mà về lâu về dài và yêu cầu tính tập thể.

Cần nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ trên không làm giảm đi tầm quan trọng của việc “phân tích chính sách đối ngoại và lập kế hoạch cho các sự kiện” mà chúng ta đã quen thuộc (như hiểu biết và quan sát dòng chảy lịch sử, các yếu tố, sự kiện, xu thế, tình hình khu vực, tiềm năng và vị trí của các chủ thể trong quan hệ quốc tế, v.v.). Đồng thời, ngày nay còn nảy sinh một nhiệm vụ khác là mở rộng quan điểm, vượt ra ngoài ranh giới của thuật ngữ, các khái niệm và lĩnh vực nghiên cứu (chính sách đối ngoại) hiện có.

Tuy nhiên, con đường này có một số trở ngại cơ bản mà trước nhất là không thể xây dựng một chiến lược triển vọng (hệ tư tưởng) chỉ dựa trên “sự phủ nhận”, nghĩa là chỉ dựa trên sự chỉ trích và bác bỏ đối thủ như đã xảy ra trong trường hợp của “thần học phủ định” (apophatic theology) thuộc giai đoạn đầu của Cơ đốc giáo và rất lâu sau đó – trong thời kỳ Xô Viết với sự đối đầu toàn diện giữa Liên Xô và phương Tây.

Hướng tới thế giới bằng một “thông điệp” mới, Nga cần một chương trình toàn cầu tích cực của riêng mình – “bức tranh về tương lai cho toàn nhân loại”. Trên chính trường quốc tế, nó không nên chỉ gói gọn vào việc “tập hợp lại các lực lượng” (đa cực) và thiết lập hiệu quả “các nguyên tắc” và “các phương thức hành động” (trật tự dân chủ). Nước Nga không chỉ hướng tới hình thành cấu trúc mới với các cơ chế tương tác, mà còn cần có một số ý tưởng (có thể chung chung) về tương lai đầy hứa hẹn (những gì ở chân trời xa xôi và hơn thế nữa) cho các quốc gia – dân tộc.

Biên dịch: Giang Đinh

Bài viết của Alexei Kozhemyakov, tiến sỹ luật học, chuyên gia nghiên cứu độc lập về các vấn đề chính trị thế giới.

Tags: chính sách đối ngoạiLiêng bang Nga
ShareTweetShare
Bài trước

Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI) sẽ bổ sung cho BRI hay một ý đồ khác?

Next Post

Mỹ có thể kiềm chế Trung Quốc thông qua chuỗi cung ứng không?

Next Post
Mỹ có thể kiềm chế Trung Quốc thông qua chuỗi cung ứng không?

Mỹ có thể kiềm chế Trung Quốc thông qua chuỗi cung ứng không?

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

14/05/2025
Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025
Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

12/05/2025

Tin Mới

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
67
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
144
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
59
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
120

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.