Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Lĩnh vực Chính trị

Cạnh tranh giữa phương Tây với trục Nga-Trung: Tình thế khó khăn của các nước còn lại

24/08/2022
in Chính trị
A A
0
Cạnh tranh giữa phương Tây với trục Nga-Trung: Tình thế khó khăn của các nước còn lại
0
SHARES
331
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Cuộc chiến Ukraine tiếp tục kéo dài và làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh địa chính trị giữa phương Tây với trục Nga-Trung. Theo Tiến sĩ Karin von Hippel và Trung tướng nghỉ hưu Robert Fry thuộc Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh (RUSI), cuộc cạnh tranh giữa những siêu cường này khiến phần còn lại của thế giới rơi vào tình thế khó khăn – một số quốc gia cảm thấy áp lực khi phải chọn bên trong khi những quốc gia khác phải tìm cách duy trì thái độ trung lập. Điều đáng lo ngại là nhiều nước đang nghiêng về phía trục Nga-Trung hơn là phương Tây.

Trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 2/3/2022, 141 quốc gia đã lên án hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine, trong khi 5 quốc gia bỏ phiếu chống (không ngạc nhiên khi đó là Belarus, Eritrea, Triều Tiên, Syria và Nga). Tuy nhiên, việc 35 quốc gia bỏ phiếu trắng cho thấy sự ủng hộ ngầm của nhiều nước đối với Nga và những phiếu bầu này đến từ khắp nơi trên thế giới – từ El Salvador đến Guinea xích đạo, Namibia và Mông Cổ. Những nước bỏ phiếu trắng cũng đại diện cho những nơi sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể từ chiến tranh dưới nhiều hình thức khác nhau – đó có thể là khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc tình trạng lạm phát gia tăng, mà có thể dẫn đến suy thoái toàn cầu và sự xuất hiện dòng người tị nạn mới.

Nhiều nước ở Nam bán cầu không có chung cảm giác phẫn nộ và cũng không cảm nhận được mối đe dọa chiến lược như các nước ở châu Âu-Đại Tây Dương. Nhiều nước cho rằng đó không phải là cuộc chiến của họ mà là vấn đề của châu Âu và nhấn mạnh rằng nhiều cuộc xung đột trên lục địa của họ không được các khu vực khác chú ý tới. Chính phủ Mỹ và các nước châu Âu chỉ bận tâm đến việc duy trì một liên minh và việc xử lý các vấn đề cấp bách trong nước nên không hiểu được điều này.

Trong khi hầu hết các nước phương Tây tự mãn về tác động mang tính chiến thuật của việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, thì một số nước lại chỉ cảm nhận được tác động mang tính chiến lược ít ỏi từ cuộc chiến tranh thông tin với Nga. Đây là điều đáng lưu tâm vì sự cô lập về chính trị của phương Tây đối với Nga sẽ chỉ giúp phá vỡ một liên minh vốn đã mong manh thành các bộ phận cấu thành có tính chất tương tự. Điều này cũng sẽ mở đường cho những hành động gây hấn được lặp lại nhiều lần. Điều đáng chú ý là nó sẽ đánh dấu sự chuyển hướng sang một hệ thống quốc tế bị chi phối bởi các khối quyền lực và những căng thẳng cố hữu đi kèm.

Bằng chứng cho thấy sự thất bại của chiến dịch tuyên truyền hiện tương đối rõ rệt, đặc biệt là ở phần còn lại của thế giới. Ukraine không còn chiếm ưu thế trong cuộc chiến thông tin và chủ đề được lặp đi lặp lại trên toàn cầu hiện nay là một cuộc thương lượng nhằm chấm dứt xung đột theo các điều kiện của Nga, chứ không phải là thất bại của các lực lượng nước này. Trong khi đó, cuộc giao tranh ở phía Đông và phía Nam Ukraine không được tuyên truyền rộng rãi như thất bại của Nga trong việc chiếm giữ Kiev; trên thực tế, điều này có thể trở thành chuyện bình thường. Đồng thời, Nga cho rằng phương Tây và NATO phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng lương thực ngày càng tăng do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với người dân bên ngoài khu vực châu Âu-Đại Tây Dương gây ra và khẳng định cuộc chiến ở Ukraine là cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc mới của NATO.

 Trước đây, tin tức về những tổn thất của Nga được truyền tới người dân trong nước và có một số bằng chứng cho thấy lực lượng dự bị đang tìm cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, theo các nguồn tin độc lập và được cho là đáng tin cậy như Trung tâm Levada, 80% số người Nga được hỏi ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine. Trong khi tin tức thường được lan truyền trên phạm vi toàn cầu ngày càng mang tính chắp vá, thì thông tin của Nga lại chiếm ưu thế trong các cuộc thảo luận trên một số nền tảng truyền thông xã hội quan trọng, cả trong và ngoài nước. Người Nga đã chứng tỏ rằng họ thành thạo trong việc sử dụng các kỹ thuật thông tin sai lệch để che giấu tội ác chiến tranh và cho rằng Ukraine đã mắc sai lầm trong việc tìm cách làm tổn hại đến uy tín của quân đội Nga. Mặc dù những kỹ thuật này có vẻ thô thiển, nhưng chúng có khả năng thu hút những khán giả không tin tưởng vào các phương tiện truyền thông thông thường cũng như các tuyên bố được chính phủ cho phép.

Nhìn chung, giới lãnh đạo Nga có lý do để tin tưởng rằng phần còn lại của thế giới đang đứng về phía họ, vì phương Tây đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng hỗn loạn chính trị do lạm phát và khủng hoảng năng lượng cũng như lương thực gây ra đến mức phương Tây được cho là sẽ phải chấp nhận một giải pháp thỏa hiệp theo các điều khoản của Nga. Việc chấp nhận một thỏa hiệp như vậy có thể được coi là một chiến thắng của Nga. Điều này sẽ làm thay đổi các điều khoản chiến lược liên quan đến trục Nga-Trung, phương Tây và phần còn lại của thế giới, đồng thời có thể khuyến khích sự phát triển của chủ nghĩa phiêu lưu mà hành động tấn công quân sự của Nga đối với Ukraine là một ví dụ điển hình.

Vậy phương Tây cần làm gì để giành lại thế chủ động trong các cuộc cạnh tranh? Có lẽ yêu cầu đầu tiên là phải nhận thức được rằng cần có những cách thức tương tác và thông điệp khác nhau đối với những nhóm khán giả khác nhau. Đối với khán giả tại châu Âu-Đại Tây Dương, cần ưu tiên hạn chế khả năng chấp nhận một cuộc chiến kéo dài vô tận và tìm kiếm một kết quả mang tính quyết định trong ngắn hạn. Đối với khán giả Nga, thách thức là làm thế nào để gia tăng sự rạn nứt hiện có trong xã hội dân sự và tấn công vào tinh thần của quân đội Nga. Đối với những khán giả có ý nghĩa quyết định về mặt chiến lược ở khu vực Nam bán cầu, cần tập trung vào việc phơi bày những thông tin sai lệch về nguyên nhân của cuộc chiến để khẳng định tính hợp pháp của Ukraine với tư cách là một thực thể độc lập, đồng thời phơi bày tội ác của Nga trong cuộc khủng hoảng lương thực và các cuộc tấn công tràn lan của nước này nhằm vào thường dân. Điều này có thể bao gồm cả lời nhắc nhở và cảnh báo của Đại sứ Kenya Martin Kimani tại Liên hợp quốc trong cuộc tranh luận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc diễn ra chỉ vài ngày trước cuộc xâm lược của Nga, khi ông chỉ trích việc Nga công nhận các nước cộng hòa ly khai ở phía Đông Ukraine và chỉ ra kinh nghiệm của chính nước mình với chủ nghĩa thực dân.

 Yêu cầu thứ hai là tìm ra cách đạt được điều này, bao gồm cả việc đổi mới tư duy. Trước tiên là khởi động lại câu chuyện chiến lược của Ukraine. Kịch bản về việc những người Ukraine anh hùng, được hỗ trợ bởi phương Tây, chiến đấu chống lại nước Nga có tư duy và chiến đấu vượt trội đã giúp duy trì hiện trạng. Một kịch bản mới nên xác định những hậu quả toàn cầu của cuộc chiến tranh – khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực và khủng hoảng kinh tế – và khẳng định việc từ chối mọi hành động xoa dịu sẽ chỉ khiến những hậu quả trên tồn tại lâu hơn.

Một phương pháp luận dựa trên tin tức truyền thống là không đủ để đạt được điều này, bởi phần còn lại của thế giới – bao gồm cả các xã hội còn non trẻ về mặt nhân khẩu học – không sử dụng thông tin theo những cách truyền thống. Để lan truyền câu chuyện của Ukraine, cần phải có những ứng dụng thông minh hơn nhiều liên quan đến những tài liệu do người dùng khởi tạo cũng như cách thức xác định các mạng xã hội cần thiết để chia sẻ và lan truyền chúng. Ở châu Phi, mục tiêu này có thể đạt được dựa vào sự phổ biến của các mạng điện thoại di động và cần phải được thực hiện trên quy mô lớn. Các kỹ thuật thông tin truyền thống và đặc biệt của chính phủ sẽ cần phải dựa vào sức mạnh của các ngành công nghiệp và tận dụng tham vọng của các hoạt động tiếp thị doanh nghiệp để đạt được hiệu quả toàn cầu.

Điều này có thể dẫn dắt chúng ta theo những hướng vượt quá mong muốn. Chẳng hạn, các trò chơi trực tuyến có thể thúc đẩy sự lan truyền và chia sẻ các câu chuyện và bình luận của những người có ảnh hưởng, và do đó mang lại cảm giác chân thực hơn so với các các tuyên bố chính thức được đưa ra. Mặc dù trò chơi trực tuyến có vẻ là một công cụ truyền thông chiến lược bất khả thi, nhưng nó lại cung cấp cho người chơi một kênh liên lạc trực tiếp hữu ích. Các nhà quảng cáo bán sản phẩm thương mại bằng con đường này mỗi ngày, vậy tại sao lại không thể sử dụng nó để truyền đạt các thông điệp chính trị? Chẳng hạn, có thể dễ dàng loại bỏ TikTok, nhưng nếu xét đến khối lượng lớn tài liệu được người dùng khởi tạo, nhất là việc những nội dung đơn giản cũng có thể thu hút đông đảo người xem, thì có thể nói việc nhân rộng hiệu ứng của nó là điều cần thiết.

Quay trở lại với các phương pháp gây ảnh hưởng thông thường, Trung Quốc, một quốc gia hoàn toàn liên kết với Nga, cũng có thể nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế bằng cách khuyến khích Nga cư xử đúng mực hơn. Người ta cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ là nhà lãnh đạo duy nhất được Tổng thống Nga Putin lắng nghe, mà tiếng nói của ông chắc chắn cũng sẽ được phần còn lại của thế giới lắng nghe. Nếu đúng như vậy thì tình trạng bế tắc hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được giải quyết và mối quan hệ giữa hai cường quốc phần nào sẽ được điều chỉnh.

 Chỉ có người Ukraine mới có thể quyết định thời điểm họ sẽ trở lại bàn đàm phán và những vấn đề mà họ có thể sẵn sàng nhượng bộ – một tình huống đã được các chính phủ phương Tây thừa nhận và chấp thuận. Tuy nhiên, chính những chính phủ phương Tây đó cũng có thể sẽ áp dụng một cách thức nào đó để định hình bối cảnh chiến lược với sự tham gia tích cực hơn của phần còn lại của thế giới./.

(Theo TTXVN)

Người dịch: Trần Thị Quyên

Tags: MỹNgaTrung Quốc
ShareTweetShare
Bài trước

Hàm ý của việc Nga chuyển giao tên lửa và hạt nhân cho Belarus

Next Post

Các lệnh trừng phạt của Mỹ không ảnh hưởng đến ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc

Next Post
Các lệnh trừng phạt của Mỹ không ảnh hưởng đến ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc

Các lệnh trừng phạt của Mỹ không ảnh hưởng đến ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

20/05/2025
Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

14/05/2025
Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025

Tin Mới

Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

Thời ‘Trump 2.0’, Mỹ có thể triển khai những chiến lược mới nào tại Biển Đông?”

20/05/2025
15
Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

Cục diện tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên chiến tranh thương mại

19/05/2025
105
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
181
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
81

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.