Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Phân tích

Điểm yếu của hệ thống tình báo Iran qua cuộc xung đột 12 ngày với Israel

12/07/2025
in Phân tích, Quốc phòng - an ninh
A A
0
Điểm yếu của hệ thống tình báo Iran qua cuộc xung đột 12 ngày với Israel
0
SHARES
34
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Dẫn nhập: Trong vòng xung đột đã diễn ra giữa Iran và Israel, những thủ đoạn tàn khốc trong cuộc chiến tình báo đã thu hút sự quan tâm rộng rãi. Phía Israel vừa tuyên bố, vị chỉ huy quân sự cấp cao nhất của Iran – Shademani, người mới được bổ nhiệm vào ngày 13 tháng 6 và chỉ mới nhậm chức được 4 ngày – đã thiệt mạng. Trước đó, Israel đã tiến hành các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu cụ thể, khiến 20 sĩ quan chỉ huy cấp cao của Iran và 9 nhà khoa học hạt nhân thiệt mạng [lưu ý, một số tướng lĩnh Iran bị Israel tuyên bố đã thiệt mạng ở thời điểm đầu cuộc chiến, nhưng hiện vẫn còn sống]. Cơ quan tình báo Mossad của Israel đã lên kế hoạch kỹ lưỡng trong nhiều năm cho những vụ việc này. Những năm gần đây, từ các cuộc tấn công từ xa, cài bom cho đến đầu độc, các hoạt động ám sát của Israel thường có mục tiêu rõ ràng và tỷ lệ thành công rất cao. Các quan chức cấp cao trong quân đội Iran, nhân vật chiến lược, thậm chí cả những “nhân vật quốc bảo” đều không tránh khỏi mối đe dọa đến tính mạng. Nếu nói rằng đợt tấn công này nhằm vào Iran đã phơi bày năng lực thâm nhập của Israel, thì trước tình trạng khủng hoảng ám sát liên tiếp xảy ra, tại sao hệ thống tình báo của Iran vẫn tiếp tục để xuất hiện các lỗ hổng?

Bài viết chỉ ra, cơ quan tình báo Iran có nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ chính quyền mới thành lập sau Cách mạng Hồi giáo, và không thành lập cơ quan tình báo chuyên biệt nào nhằm vào Israel. Ngay cả sau khi các nhà khoa học hạt nhân liên tục bị ám sát, tổ chức “bảo vệ” mà Iran lập ra cũng do kiêm nhiệm quá nhiều chức năng nên không thể tập trung đối phó với các hành động ám sát từ phía Israel. Tính chất nhà nước thần quyền ở Iran đã sản sinh ra hai hệ thống tình báo chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau, dẫn đến sự phân mảnh công việc, hiệu quả thấp và tình trạng thừa người.Trong môi trường tôn giáo đậm đặc, tổ chức tình báo Iran xuất phát từ “ý chỉ thần thánh”, đặt trọng tâm vào các âm mưu và thủ đoạn của người Do Thái, trong khi việc phân tích khách quan lại có nguy cơ bị quy kết là “Tây phương hóa”; các cơ quan do giáo sĩ lãnh đạo lại càng coi trọng lòng trung thành, điều này khiến những người có chuyên môn cảm thấy bị gạt ra ngoài, từ đó càng làm gia tăng khả năng phản bội và bị thâm nhập. Khi chương trình vũ khí hạt nhân vẫn chưa hoàn tất, truyền thông – thậm chí là Thủ tướng – đã công khai thông tin về các nhà khoa học hạt nhân chủ chốt, càng làm lộ rõ sự yếu kém trong nhận thức về bảo mật của chính phủ Iran.

Trong nội bộ xã hội Iran, các khó khăn kinh tế do lệnh trừng phạt của Mỹ gây ra đã trực tiếp ảnh hưởng đến công tác phản gián: công dân Iran dễ bị Israel mua chuộc bằng tiền, trong khi kinh phí hỗ trợ cho hoạt động phản gián lại không đủ. Ngoài ra, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo – lực lượng đảm trách công tác phản gián – lại vướng vào các hành vi tham nhũng trong hoạt động kinh doanh, từ đó làm phát sinh các lỗ hổng trong hệ thống tình báo: tham nhũng lan rộng khiến nhân sự dễ bị mua chuộc; hành vi phạm tội có tổ chức kết hợp với tham nhũng trở thành kênh để Israel vận chuyển vũ khí, tiền bạc và nhân lực hoạt động.Xét từ góc độ địa chính trị, việc Israel hòa hoãn quan hệ với nhiều nước láng giềng của Iran đã giúp nước này xây dựng nên mạng lưới tình báo và các căn cứ tình báo bao vây Iran. Do mối quan hệ dân tộc trong nước Iran vốn đã căng thẳng, các nhóm dân tộc thiểu số xuyên biên giới cũng dễ trở thành lực lượng bị thâm nhập.

Nghiên cứu về những sai sót trong công tác phản gián của Iran đối với Israel

Ngày 31 tháng 7 năm 2024, thủ lĩnh tối cao của Hamas – Ismail Haniyeh – đã bị Israel ám sát và thiệt mạng khi đang tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Iran. Trước đó, Israel đã nhiều lần tiến hành thành công các hoạt động tình báo ngầm tại lãnh thổ Iran như ám sát, tấn công mạng, đánh cắp thông tin mật. Năm 2009, Israel đã cài đặt thành công virus Stuxnet vào các cơ sở hạt nhân của Iran, làm hư hại hơn 1.000 thiết bị làm giàu uranium; tháng 1 năm 2018, nhân viên tình báo Israel đã đột nhập vào một kho lưu trữ hồ sơ hạt nhân bí mật tại ngoại ô Tehran và đánh cắp một lượng lớn tài liệu mật; tháng 11 năm 2020, Israel ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran – Mohsen Fakhrizadeh.Iran và Israel từ lâu đã rơi vào thế đối đầu địa chính trị gay gắt, lẽ ra Iran cần duy trì cảnh giác cao độ đối với Israel và làm tốt công tác phản gián, nhưng tuyến phòng thủ an ninh quốc gia của Iran liên tục bị Israel phá vỡ. Ngoài năng lực thu thập thông tin và tiến hành hoạt động ngoài lãnh thổ mạnh mẽ của cơ quan tình báo Israel, chính Iran cũng tồn tại những sai sót nghiêm trọng trong công tác phản gián, dẫn đến việc Israel nhiều lần thực hiện thành công các chiến dịch tình báo ngầm.Về vấn đề này, trong nước đã có học giả chỉ ra một số điểm yếu trong công tác phản gián của Iran, tuy nhiên giới học thuật vẫn chưa xem xét các sai lầm trong phản gián của Iran như một chủ đề nghiên cứu độc lập. Trong bối cảnh chiến dịch “Lũ lụt Al-Aqsa”, các hành động tình báo như ám sát mà Israel tiến hành nhằm vào Iran đã gây ra những ảnh hưởng sâu rộng đối với tình hình chính trị nội bộ Iran cũng như cục diện Trung Đông, việc nghiên cứu vấn đề này là cần thiết. Dựa trên cơ sở đó, bài viết này sẽ tập trung vào các hoạt động bí mật mà Israel tiến hành trên lãnh thổ Iran, đồng thời từ phía Iran rút ra những nguyên nhân dẫn đến sai sót trong công tác phản gián.

Vấn đề thể chế và cơ chế trong các cơ quan tình báo của Iran

Công tác phản gián là việc nhận diện và ứng phó với các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia đến từ các cơ quan tình báo nước ngoài và các tổ chức phi nhà nước tương tự (như các tổ chức khủng bố xuyên quốc gia). Xét theo phân loại, công tác phản gián bao gồm nhiệm vụ phòng thủ và nhiệm vụ tấn công: nhiệm vụ phòng thủ như bảo vệ bí mật quốc gia, ngăn chặn sự thâm nhập vào các cơ quan tình báo trong nước; nhiệm vụ tấn công như phá vỡ kế hoạch của các tổ chức tình báo nước ngoài, thâm nhập vào cơ quan tình báo đối phương, v.v.Các cơ quan tình báo Iran đã mắc nhiều sai sót trong công tác phản gián, bắt nguồn từ các yếu tố liên quan đến quản lý tổ chức, hệ tư tưởng và năng lực nghiệp vụ phản gián.

Không thiết lập cơ quan chuyên trách, công tác tình báo chống Israel thiếu tính mục tiêu rõ ràng

Nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan tình báo Iran là bảo vệ chính quyền Hồi giáo. Năm 1979, Cách mạng Hồi giáo bùng nổ tại Iran, chính quyền do Khomeini lãnh đạo – được tầng lớp trung lưu và hạ tầng có khuynh hướng tôn giáo mạnh mẽ ủng hộ – đã lên nắm quyền. Tuy nhiên, chính quyền Hồi giáo non trẻ này phải đối mặt với cả thù trong lẫn giặc ngoài, do đó, nhiệm vụ ưu tiên của các cơ quan tình báo Iran là bảo vệ vị thế cầm quyền của chế độ cách mạng Hồi giáo, trấn áp các thế lực phản cách mạng trong và ngoài nước.Hai cơ quan cốt lõi trong hệ thống tình báo đối ngoại của Iran là: Bộ Tình báo và An ninh (Ministry of Intelligence and Security, MOIS) và Tổ chức Tình báo thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC Intelligence Organization). Bộ Tình báo và An ninh bao gồm năm cục: Cục Phân tích và Chiến lược; Cục An ninh Nội địa; Cục Phản gián; Cục An ninh Quốc gia; và Cục Tình báo Đối ngoại.Tổ chức Tình báo thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo được thành lập năm 2009, tiền thân là Cục Tình báo của Lực lượng Vệ binh Cách mạng, với mục đích thiết lập nhằm duy trì sự ổn định của chính quyền. Sau cuộc bầu cử năm 2009, Iran rơi vào tình trạng bất ổn xã hội nghiêm trọng, bộ phận tình báo của Lực lượng Vệ binh Cách mạng đã sáp nhập Cục An ninh Nội địa của Bộ Tình báo và An ninh cùng với Cục Tình báo của lực lượng bán quân sự Basij, hình thành nên một cơ quan tình báo mới.Tổ chức Tình báo IRGC hiện bao gồm tám cục: Bộ Chỉ huy Không gian Mạng; Trung tâm Phân tích Lý luận và An ninh Quốc gia; Cục Bảo vệ Cơ sở Hạt nhân; Cục An ninh; Cục Hành động; Cục Hậu cần và Hỗ trợ; Cục Kỹ thuật; và Cục Phản gián.

Xét từ phương diện cơ cấu tổ chức, các cơ quan tình báo Iran chưa thành lập một đơn vị chuyên trách nhằm đối phó với các hoạt động tình báo của Israel, mà giao toàn bộ trách nhiệm ứng phó với hoạt động tình báo của Israel trên lãnh thổ Iran cho Cục Phản gián. Cục Phản gián không chỉ phải xử lý các mối đe dọa đến từ Israel, mà còn phải đối phó với hoạt động tình báo của tất cả các quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, do đó tính chuyên biệt không cao.Trong khi đó, Israel là một cường quốc tình báo hàng đầu thế giới, luôn xem Iran là quốc gia đối địch chủ yếu và thường xuyên phát động chiến tranh tình báo chống lại Iran, nhưng Iran lại chưa thiết lập đầy đủ các cơ chế mang tính đối phó cụ thể. Ví dụ, sau khi các nhà khoa học hạt nhân liên tiếp bị ám sát, Iran đã thành lập “Tổ chức Bảo vệ” (Protection Organization—IRGC) trực thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng, với ba nhiệm vụ chính: bảo vệ an ninh sân bay và máy bay dân dụng của quốc gia, bảo vệ các thành viên cấp cao của chính quyền, và bảo vệ Lãnh tụ Tối cao.Bảo vệ các nhà khoa học hạt nhân chỉ là một phần trong chức trách của “Tổ chức Bảo vệ”, trong khi tổ chức này còn phải gánh vác nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở hạ tầng trọng yếu và nhân vật chính trị cấp cao. Với phạm vi nhiệm vụ tương đối rộng, chức năng bảo vệ đối với các vụ ám sát do Israel tiến hành lại thiếu tính chuyên sâu và mục tiêu cụ thể.

Quản lý tổ chức yếu kém, không có lợi cho sự phối hợp trong công tác phản gián

Về mặt cơ chế, giữa Bộ Tình báo và An ninh cùng Tổ chức Tình báo thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran tồn tại mâu thuẫn trong điều phối tổ chức, gây bất lợi cho sự phối hợp tác chiến của các cơ quan phản gián. Iran là một quốc gia theo thể chế thần quyền, đồng thời tồn tại hai hệ thống chính trị song song: hệ thống thần quyền và hệ thống dân cử. Lãnh tụ Tối cao là người đứng đầu hệ thống thần quyền, còn Tổng thống là người đứng đầu hệ thống dân cử.Theo quy định của Hiến pháp Iran, Lãnh tụ Tối cao là người nắm giữ quyền lực thực tế cao nhất, kiểm soát quân đội và các cơ quan tình báo, đồng thời có quyền bãi nhiệm Tổng thống. Mặc dù về mặt hình thức, Tổng thống kiểm soát Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao (SNSC), nhưng mọi quyết sách của hội đồng này đều phải được Lãnh tụ Tối cao phê chuẩn mới có hiệu lực.Về danh nghĩa, Bộ Tình báo và An ninh là cơ quan tình báo tối cao được luật pháp Iran quy định, Bộ trưởng của cơ quan này trực tiếp chịu trách nhiệm trước Lãnh tụ Tối cao, và tất cả các tổ chức trong cả nước đều phải chia sẻ thông tin với bộ này. Về lý thuyết, Tổ chức Tình báo thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng cũng phải chịu sự quản lý của Bộ Tình báo và An ninh. Tuy nhiên, trên thực tế, tổ chức này hoạt động hoàn toàn độc lập, người đứng đầu cơ quan trực tiếp báo cáo với Lãnh tụ Tối cao.Do đó, cả Bộ Tình báo và An ninh lẫn Tổ chức Tình báo thuộc Vệ binh Cách mạng đều phục tùng và phục vụ Lãnh tụ Tối cao. Đồng thời, để tránh tình trạng quyền lực tập trung vào một bên, Lãnh tụ Tối cao cũng chủ trương thông qua cạnh tranh giữa các cơ quan để nâng cao hiệu quả, mà không xác lập rõ ràng mối quan hệ tổ chức giữa hai bên.

Việc quan hệ tổ chức không rõ ràng đã dẫn đến vấn đề điều phối giữa hai cơ quan tình báo lớn của Iran:

Thứ nhất là thiếu sự phối hợp nhịp nhàng. Mặc dù theo quy định của Hiến pháp, các thông tin tình báo do Tổ chức Tình báo thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo thu thập được phải chia sẻ với Bộ Tình báo và An ninh, nhưng trên thực tế, hai cơ quan an ninh chủ chốt này hoạt động độc lập với nhau, thiếu sự hợp tác, khó hình thành sức mạnh tổng hợp trong công tác tình báo.

Thứ hai là tồn tại vấn đề cạnh tranh ác tính. Nhằm thu hút sự chú ý của lãnh đạo tối cao và mở rộng ảnh hưởng chính trị, hai cơ quan tình báo đã bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt. Tổ chức Tình báo thuộc Vệ binh Cách mạng đã giành lấy hoạt động tình báo nhân lực ở nước ngoài vốn do Bộ Tình báo và An ninh phụ trách, đồng thời mở rộng phạm vi nhiệm vụ sang lĩnh vực tình báo tín hiệu, tình báo kỹ thuật và mạng lưới thông tin.Vấn đề điều phối tổ chức đã khiến các cơ quan phản gián Iran khó hình thành sức mạnh hiệu quả trong thu thập, phân tích và sử dụng thông tin tình báo, dẫn đến tình trạng phân mảnh và kém hiệu quả trong toàn bộ công tác tình báo đối ngoại, từ đó có khả năng bỏ lỡ các thông tin tình báo then chốt. Cạnh tranh ác tính còn dẫn đến tình trạng xây dựng chồng chéo và đầu tư nguồn lực trùng lặp giữa các cơ quan phản gián, gây lãng phí nghiêm trọng về nguồn lực, đồng thời làm gia tăng sự dư thừa trong xử lý và phân tích thông tin do trùng lặp dữ liệu tình báo.

Màu sắc ý thức hệ đậm nét, ảnh hưởng đến tính khoa học trong công tác phản gián

Ý thức hệ của Cách mạng Hồi giáo đã trở thành nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng các cơ quan tình báo Iran sau năm 1979. Hệ tư tưởng mang tính tôn giáo này đã gây ra nhiều tác động bất lợi đối với tính độc lập của các cơ quan tình báo cũng như tinh thần làm việc của nhân viên tình báo.

Thứ nhất, giới giáo sĩ có thể tạo ra ảnh hưởng phi chính thức, làm suy giảm tính độc lập của các cơ quan tình báo Iran. “Hội đồng các Chuyên gia Iran” là cơ quan có thẩm quyền bầu chọn Lãnh tụ Tối cao, bao gồm 86 chuyên gia Hồi giáo hoặc giáo sĩ cấp cao, nắm giữ quyền bầu cử, giám sát và bãi nhiệm Lãnh tụ Tối cao, đóng vai trò then chốt trong đời sống chính trị nội bộ Iran.Trong thể chế như vậy, các giáo sĩ cấp cao cùng nhóm lợi ích đứng sau họ có thể thông qua mạng lưới quan hệ chính trị mang tính gia tộc và sự chồng chéo quyền lực để tạo ảnh hưởng phi thể chế đối với các cơ quan tình báo. Công tác của cơ quan tình báo Iran vì thế phải cân nhắc đến thái độ và khuynh hướng của giới giáo sĩ, dẫn đến việc tính độc lập bị suy giảm.Các nhân viên phân tích tình báo trong bầu không khí tôn giáo nặng nề thường xuất phát từ “ý chỉ thần thánh”, tập trung phân tích vào các âm mưu của người Do Thái, trong khi những người cố gắng đưa ra đánh giá khách quan lại có nguy cơ bị quy kết là “Tây phương hóa”.

Thứ hai, nhân viên tình báo có ít cơ hội thăng tiến, tinh thần làm việc sa sút. Quan niệm tôn giáo và trào lưu thần học có ảnh hưởng sâu sắc đến cách vận hành của các cơ quan tình báo, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong cơ quan tình báo đều là cựu sinh viên tốt nghiệp từ các trường Hồi giáo.Theo một đạo luật của Quốc hội ban hành năm 1983, bộ trưởng phải có bằng tốt nghiệp từ chủng viện Hồi giáo, đồng thời có khả năng suy luận độc lập dựa trên luật Hồi giáo. Trong công tác tuyển dụng nhân viên tình báo, Iran kiên trì lấy lòng trung thành đối với cách mạng và chế độ làm tiêu chí chính, thay vì lựa chọn dựa trên tri thức và kỹ năng chuyên môn.Việc các cơ quan tình báo do giới giáo sĩ lãnh đạo đã hạn chế nghiêm trọng con đường thăng tiến của các nhân viên tình báo chuyên nghiệp. Nhiều nhân viên tình báo Iran bị mắc kẹt trong một vị trí suốt thời gian dài, cảm giác thất bại trong nghề nghiệp tích tụ theo thời gian, dẫn đến việc đào tẩu xảy ra thường xuyên.Hiện tượng đào tẩu lại tiếp tục làm lung lay niềm tin của nhân viên tình báo vào sứ mệnh và giá trị của tổ chức, ảnh hưởng tiêu cực đến sự cố kết nội bộ và năng lực tác chiến của các cơ quan tình báo.

Năng lực phản gián yếu kém, khả năng phòng vệ trước Israel không cao

Công tác phản gián của Iran đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như: năng lực ứng phó kỹ thuật còn hạn chế, hệ thống tình báo thường xuyên bị thâm nhập và xảy ra hiện tượng đào tẩu, các biện pháp bảo mật thiếu chặt chẽ – những yếu tố này đã làm suy yếu đáng kể khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công tình báo từ phía Israel.

Thứ nhất, năng lực kỹ thuật và khả năng ứng biến của Iran trong công tác phản gián còn tương đối yếu. Trong bối cảnh công nghệ mới phát triển, phía Israel đã áp dụng những phương thức ám sát mới và tinh vi hơn. Trước sự nổi lên của các kỹ thuật hiện đại, cơ quan tình báo Iran đã không kịp thời điều chỉnh chiến lược để tổ chức phòng vệ hiệu quả.Ví dụ, trong vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran – Fakhrizadeh, đặc vụ Israel đã dừng một chiếc xe bán tải tại ngã tư mà mục tiêu sẽ đi qua, bên trong xe giấu một khẩu súng máy điều khiển từ xa. Khi đoàn xe của Fakhrizadeh đi ngang qua, tay súng bắn tỉa đã giám sát qua vệ tinh và nổ súng từ khoảng cách hàng nghìn km, khiến Fakhrizadeh trúng đạn và tử vong.Ngoài ra, trong lĩnh vực an ninh mạng, các cơ quan an ninh mạng của Iran thiếu sự điều phối tổ chức; do bị các lệnh trừng phạt quốc tế, nước này không thể nhập khẩu với quy mô lớn các thiết bị mạng tiên tiến, và còn gặp phải tình trạng chảy máu chất xám.Ngược lại, Israel sở hữu năng lực tình báo mạng mạnh mẽ và nhận được sự hỗ trợ từ các công nghệ và thiết bị tiên tiến của Mỹ, khiến Iran ở vào thế yếu trong cuộc cạnh tranh tình báo mạng với Israel.

Thứ hai, tình trạng đào tẩu và bị thâm nhập trong các cơ quan phản gián Iran diễn ra nghiêm trọng. Do các vấn đề liên quan đến quản lý trong nội bộ cơ quan tình báo, khó khăn kinh tế – xã hội, tham nhũng trong môi trường chính trị và ảnh hưởng của ý thức hệ, lòng trung thành tổ chức của nhiều nhân viên tình báo Iran bị suy giảm đáng kể. Thêm vào đó, các cơ quan tình báo phương Tây như Mossad của Israel và CIA của Mỹ đã tiến hành các hoạt động tuyển mộ kéo dài nhắm vào cán bộ tình báo và quân sự Iran. Phần lớn những người bị chiêu mộ thành công là do bị hấp dẫn bởi lợi ích kinh tế hoặc bất mãn về chính trị.Iran đã từng xảy ra nhiều vụ đào tẩu liên quan đến các nhân vật chủ chốt trong cơ quan an ninh: Năm 1996, một trong những người sáng lập Bộ Tình báo và An ninh Iran – Abu al-Kassam Misbahi – đã đào tẩu sang Đức; năm 2007, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Iran, đồng thời là thành viên quan trọng của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo – Ali Reza Ashgari – đã đào tẩu sang Hoa Kỳ, và thực tế ông này đã trở thành điệp viên của Mỹ tại Iran từ năm 2003.Việc các nhân sự trong hệ thống tình báo Iran đào tẩu có khả năng đã làm rò rỉ các chiến lược an ninh quốc gia, chi tiết các chiến dịch tình báo và những điểm yếu trong hệ thống phòng vệ nội bộ, từ đó làm suy giảm nghiêm trọng năng lực phản gián của Iran trước các hoạt động tình báo từ phía Israel.

Thứ ba, công tác bảo mật của Iran còn thiếu sót. Bảo mật là tuyến phòng thủ cuối cùng trong công tác phản gián, tuy nhiên, các cơ quan tình báo Iran lại thiếu các biện pháp bảo vệ cần thiết đối với những bộ phận và nhân sự cốt lõi, khiến đây trở thành mắt xích yếu dễ bị các hoạt động tình báo của Israel xuyên thủng.Ví dụ, khi Iran còn chưa hoàn thiện chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, truyền thông nước này đã công khai đưa tin rộng rãi về nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Fakhrizadeh, khiến ông trở thành một nhân vật nổi tiếng trong dân chúng. Năm 2018, Thủ tướng Israel đã công khai trình chiếu trên truyền hình những tư liệu cá nhân chi tiết về nhà khoa học này.Điều đó tạo ra sự tương phản rõ nét với Trung Quốc – quốc gia trong quá trình phát triển các công nghệ vũ khí tiên tiến như “hai bom một vệ tinh” (bom nguyên tử, bom khinh khí và vệ tinh nhân tạo) hay tàu ngầm hạt nhân – đã áp dụng các biện pháp bảo mật vô cùng nghiêm ngặt đối với các nhà khoa học, đến mức thậm chí người thân trong gia đình họ cũng không biết họ đang làm công việc gì.

Vấn đề môi trường chính trị trong nước Iran

Công tác phản gián không phải là một hoạt động độc lập, mà có mối liên hệ mật thiết với môi trường chính trị trong nước. Khi một quốc gia ở trong trạng thái ổn định và đoàn kết tương đối, chính quyền nhà nước có thể hợp tác hiệu quả với người dân trong nước để triển khai công tác phản gián một cách hiệu quả.Tuy nhiên, khi chính trường trong nước xuất hiện những mâu thuẫn nghiêm trọng, điều đó sẽ gây cản trở cho quá trình thực hiện phản gián một cách trật tự và có hệ thống.

Các tổ chức chống chính phủ ở Iran hỗ trợ Israel tiến hành hoạt động tình báo

Nhiều tổ chức chống chính phủ trong nội bộ Iran đã hợp tác tình báo với Israel. Sau Cách mạng Hồi giáo, chính phủ Iran không hoàn tất được tiến trình hợp nhất chính trị một cách hiệu quả, dẫn đến việc các tổ chức chống đối tồn tại lâu dài, trở thành đối tác phối hợp của Israel trong các hoạt động tình báo tại lãnh thổ Iran.Trong số đó, tổ chức có tính đại diện rõ rệt nhất là Tổ chức Các chiến binh nhân dân Iran (MEK – Mujahedin-e Khalq). Tổ chức này được thành lập vào năm 1965 bởi một nhóm sinh viên đại học Iran, từng là lực lượng chống chính quyền lớn nhất dưới thời Quốc vương Pahlavi, và đóng vai trò quan trọng trong việc lật đổ chế độ quân chủ.Tuy nhiên, tổ chức này phản đối thể chế thần quyền kết hợp giáo quyền – chính trị do Khomeini thiết lập sau Cách mạng, và đã đi theo con đường đấu tranh vũ trang chống lại chính phủ Iran, trở thành lực lượng chống đối lớn nhất hiện nay trong nước.Sau đó, Israel đã thiết lập liên hệ với tổ chức MEK, và thông qua cơ quan tình báo Mossad, tiến hành cung cấp tài chính, huấn luyện và vũ trang cho lực lượng này, nhằm thực hiện các hoạt động ám sát tại lãnh thổ Iran. Năm 2010, chính phủ Iran đã phá vỡ một âm mưu ám sát không thành, đồng thời thu thập được bằng chứng cho thấy những kẻ thực hiện vụ ám sát có liên hệ với cơ quan tình báo Israel, xác thực việc Israel lợi dụng lực lượng đối lập Iran để tiến hành các hoạt động tình báo bí mật.Đến năm 2020, chính phủ Iran đã cáo buộc tổ chức MEK và Israel cùng tham gia lên kế hoạch ám sát nhà khoa học hạt nhân Fakhrizadeh.

Sự hợp tác giữa các tổ chức chống chính phủ Iran với cơ quan tình báo Israel đã đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với công tác phản gián của nước này. Các tổ chức chống chính phủ có lập trường kiên định, mức độ tổ chức cao, thậm chí nắm trong tay một số lực lượng vũ trang, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm đấu tranh trong quá trình đối đầu lâu dài với chính phủ Iran.Dưới những mục tiêu chung, các tổ chức phản đối chính phủ Iran đã tiến hành hợp tác tình báo với Mỹ và Israel. Ví dụ, sau năm 2001, một trong các tổ chức chống chính phủ Iran – Hội đồng Kháng chiến Quốc gia Iran – đã thiết lập quan hệ với Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), sau đó tiếp tục hợp tác với cơ quan tình báo Mossad của Israel và nhận được viện trợ từ phía Israel. Bên cạnh đó, trong nội bộ Iran vẫn tồn tại một bộ phận dân chúng có xu hướng thân phương Tây, không ủng hộ chế độ thần quyền, mà lại thể hiện sự ủng hộ đối với các tổ chức chống chính phủ. Điều này làm suy giảm nền tảng quần chúng của công tác phản gián Iran một cách đáng kể.

Vấn đề kinh tế khiến công dân Iran dễ bị chiêu mộ

Tình hình kinh tế nghiêm trọng của Iran đã dẫn đến làn sóng biểu tình liên tục trong nước. Bước vào thế kỷ XXI, Iran lấy lý do phát triển điện hạt nhân để tích cực thúc đẩy chương trình làm giàu uranium. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cáo buộc Iran sử dụng chiêu bài “sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình” để che giấu việc phát triển vũ khí hạt nhân.Vì lý do đó, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm khắc đối với Iran. Các lệnh trừng phạt này đã hạn chế xuất khẩu dầu mỏ, giao dịch tài chính và thương mại quốc tế của Iran, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế bình thường của nước này, dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao, lạm phát cao và tỷ lệ nghèo đói gia tăng – những yếu tố đã thúc đẩy các cuộc biểu tình nổ ra thường xuyên.Sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran có hiệu lực vào năm 2016, các nước phương Tây bắt đầu nới lỏng dần các lệnh trừng phạt. Người dân Iran đặt nhiều kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế, nhưng trên thực tế, việc nới lỏng trừng phạt lại không cải thiện đáng kể điều kiện sống của người dân.Từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, Iran đã chứng kiến một phong trào biểu tình quy mô toàn quốc, trong đó nội dung biểu tình nhanh chóng chuyển từ các vấn đề kinh tế sang sự bất mãn đối với thể chế thần quyền. Năm 2019, khi chính phủ Iran quyết định tăng giá xăng lên 200%, một đợt biểu tình mới lại bùng phát và lan rộng ra 21 thành phố trên toàn quốc.

Tình trạng kinh tế khó khăn của Iran đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phản gián:Thứ nhất, dễ khiến công dân Iran bị Israel mua chuộc bằng tiền. Tư tưởng tôn giáo bảo thủ trong nước ngày càng trở nên sâu sắc, trong khi chính phủ lại không đưa ra được các biện pháp cải cách thể chế mạnh mẽ, khiến một bộ phận người dân mất lòng tin vào chế độ. Israel đã lợi dụng tình trạng quản trị yếu kém, kinh tế suy thoái, đói nghèo và mâu thuẫn chính trị ở Iran để đưa ra các điều kiện tuyển mộ hấp dẫn như khoản tiền lớn hoặc quyền cư trú vĩnh viễn, từ đó thu hút những người sẵn sàng thu thập thông tin và thực hiện các hành động cho Israel.

Ví dụ, theo bản tin của Đài Truyền hình Quốc gia Iran – Press TV – vào năm 2012, tòa án Iran đã tuyên án 13 nghi phạm có hành vi làm gián điệp cho Israel. Những bị cáo này đã bị dụ dỗ bởi các chương trình truyền hình vệ tinh nước ngoài và quảng cáo mức lương cao, từ đó trở thành điệp viên làm việc cho Mossad.Thứ hai, tình trạng kinh tế đã làm suy giảm mức độ hỗ trợ tài chính cho công tác phản gián. Bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế quốc dân, ngân sách quốc phòng của Iran rơi vào trạng thái bất ổn, khiến khoản ngân sách phân bổ cho các cơ quan tình báo cũng biến động mạnh theo.

Từ năm 2017 đến năm 2020, ngân sách quốc phòng của Iran giảm từ 13,93 tỷ USD xuống còn 3,03 tỷ USD, giảm 78% trong vòng ba năm. Đến năm 2022 mới phục hồi lên mức 6,85 tỷ USD. Tình trạng tài chính khó khăn đã khiến các cơ quan an ninh thiếu hụt nguồn vốn, ảnh hưởng đến việc đầu tư vào công tác phản gián, hạn chế khả năng mua sắm và bảo trì các thiết bị và công nghệ tiên tiến, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động phản gián.

Lỗ hổng trong hệ thống tình báo do vấn đề tham nhũng gây ra

Cấu trúc kinh tế của Iran dễ phát sinh các vấn đề tham nhũng. Vào đầu những năm 1990, Lãnh tụ Tối cao Khomeini và Tổng thống đương nhiệm khi đó là Rafsanjani đã quyết định thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế Iran. Tuy nhiên, họ lại cho rằng một khu vực tư nhân độc lập và thực sự “tư nhân” sẽ đe dọa đến sự cai trị của họ. Vì vậy, chính phủ Iran đã khuyến khích những người ủng hộ mình, bao gồm quân đội, nhân viên tình báo và các thương nhân bảo thủ tại các khu chợ truyền thống ở Tehran, tham gia vào đầu tư tư nhân.Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), đơn vị đảm nhiệm công tác phản gián, đã phát sinh các hành vi tham nhũng trong quá trình kinh doanh thương mại. IRGC nhận được sự tín nhiệm tuyệt đối từ Lãnh tụ Tối cao. Sau chiến tranh Iran–Iraq, lực lượng này đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng dân dụng, công nghiệp khai khoáng, tài chính, nông nghiệp, thiết kế và tư vấn… Họ kiểm soát 60 cửa khẩu biên giới phía nam Iran, nắm quyền quản lý 57% lượng hàng nhập khẩu và 30% lượng hàng xuất khẩu (không bao gồm dầu mỏ), đồng thời sở hữu hơn 560 công ty thương mại ở nước ngoài.IRGC thường xuyên tham gia vào các hoạt động buôn bán chợ đen trong nước, chẳng hạn như lợi dụng chính sách trợ giá xăng dầu để buôn lậu xăng và khí đốt giá rẻ sang các nước láng giềng như Afghanistan và Pakistan nhằm thu lợi lớn. Thậm chí, lực lượng này còn thông qua việc hối lộ hải quan để buôn lậu hàng xa xỉ, kiếm lời từ chênh lệch giá.

Tình trạng tham nhũng trong chính phủ Iran đã gây ra những tác động tiêu cực đối với công tác phản gián.Thứ nhất, tình trạng tham nhũng lan rộng khiến nhân sự dễ bị chiêu mộ. Theo Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng năm 2023 do Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố, Iran xếp thứ 149 trong tổng số 180 quốc gia, thuộc nhóm các quốc gia có mức độ tham nhũng cao. Hiện tượng và văn hóa tham nhũng đã làm tổn hại đến tinh thần cách mạng Hồi giáo, khi mà khát vọng mưu cầu lợi ích cá nhân của các thành viên lực lượng an ninh đã thay thế lòng trung thành với quốc gia. Dưới tác động của tham nhũng, nhân viên các cơ quan an ninh dễ dàng bị phía Israel mua chuộc.Thứ hai, sự kết hợp giữa các hành vi tội phạm có tổ chức và tham nhũng đã trở thành kẽ hở mà cơ quan tình báo Israel có thể khai thác. Phần lớn lượng thuốc phiện được sản xuất tại Afghanistan đều được vận chuyển qua Iran, trong đó đảo Najaf của Iran là nơi diễn ra hoạt động buôn bán thuốc phiện bất hợp pháp tương đối nghiêm trọng. Ngoài ra, tại Iran còn tồn tại nhiều tổ chức có tính chất xã hội đen hoạt động trong các lĩnh vực như nhập khẩu đường, ngoại tệ mạnh, câu lạc bộ bóng đá và ngành công nghiệp ô tô. Các tổ chức này thường thuê con cháu của những nhân vật quan trọng nhằm làm trung gian “mở đường” với chính quyền, khiến các hành vi phi pháp trở nên khó bị xử lý.Cơ quan tình báo Israel cũng có thể lợi dụng những tuyến đường buôn bán phi pháp nêu trên để vận chuyển vũ khí, tài chính và nhân sự hoạt động vào Iran.

Vấn đề an ninh địa chính trị xung quanh Iran

Iran là một quốc gia có địa chính trị phức tạp, các vấn đề an ninh trong môi trường xung quanh luôn là thách thức lớn đối với sự ổn định và phát triển quốc gia. Áp lực địa chính trị đến từ nhiều hướng, quan hệ láng giềng rối rắm phức tạp, cùng với các vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu số xuyên biên giới, đã cùng nhau tạo nên môi trường bên ngoài đầy khắc nghiệt đối với công tác phản gián của Iran.

Hợp tác tình báo giữa các nước láng giềng gia tăng, tuyến phòng thủ phản gián của Iran chịu áp lực

Iran có tổng cộng 15 quốc gia láng giềng, chia sẻ hơn 7.000 km đường biên giới trên biển và đất liền. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Iran với nhiều quốc gia láng giềng lại căng thẳng, thậm chí mang tính đối địch, khiến công tác phản gián phải đối mặt với môi trường bên ngoài đầy áp lực từ nhiều hướng.Israel và Hoa Kỳ đã tận dụng điểm yếu trong môi trường chiến lược xung quanh Iran để triển khai các bố trí có tính toán trong lĩnh vực an ninh và tình báo, từng bước xây dựng nên mạng lưới tình báo và các căn cứ tình báo bao vây Iran.Về phương diện môi trường chiến lược, Israel đã cải thiện quan hệ với các quốc gia như Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain, tạo ra điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tình báo nhằm vào Iran.

Israel và Azerbaijan đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh và tình báo, hình thành nên một trung tâm tình báo nhằm vào Iran. Azerbaijan có ưu thế tình báo nhờ việc tiếp giáp với Iran, có sự di chuyển xuyên biên giới của các nhóm dân tộc, và tồn tại những mâu thuẫn sắc tộc đối lập.Trong mười năm qua, Israel đã bán cho Azerbaijan lượng thiết bị quân sự trị giá 10 tỷ USD, đồng thời mua một lượng lớn dầu mỏ từ nước này. Đổi lại, Azerbaijan cho phép Israel sử dụng lãnh thổ của mình làm căn cứ chủ yếu để thu thập tình báo về Iran. Israel đã triển khai các tài sản tình báo tương ứng tại Azerbaijan, biến nơi đây trở thành tiền tuyến trong các hoạt động tình báo nhằm vào Iran.Iran từ lâu đã cáo buộc Azerbaijan hợp tác với “kẻ thù phục quốc Do Thái” trong lĩnh vực tình báo và an ninh, đồng thời trở thành pháo đài chống lại “Kháng chiến Hồi giáo” trong khu vực. Cựu nhà ngoại giao Iran Amir Mousavi cho biết, vào năm 2021 đã có 1.000 nhân viên tình báo Israel hiện diện tại Azerbaijan, trong đó một số người đã tham gia vào chiến dịch ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran-Fakhrizadeh.

Năm 2020, Hoa Kỳ, Israel, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain đã ký kết “Hiệp định Abraham”, theo đó Israel đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với UAE và Bahrain, đồng thời tiến hành hợp tác về kinh tế và an ninh.Trong lĩnh vực hợp tác an ninh, mặc dù hiệp định này không tiết lộ nội dung cụ thể liên quan đến hợp tác tình báo giữa các bên tham gia, nhưng việc Israel thiết lập quan hệ ngoại giao với UAE và Bahrain – những quốc gia có mối quan hệ căng thẳng với Iran – sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Israel gia tăng ảnh hưởng tại khu vực xung quanh Iran.Mặc dù Ả Rập Xê Út chưa tham gia Hiệp định Abraham do vấn đề Palestine, nhưng nước này vẫn giữ thái độ cởi mở đối với hiệp định, thậm chí còn cho phép máy bay Israel bay qua không phận của mình, cho thấy dấu hiệu quan hệ giữa hai nước đang dần dịu lại. Đồng thời, cả Ả Rập Xê Út và Israel đều xem Iran là mối đe dọa đối với quốc gia mình, do đó khả năng hai bên hợp tác để đối phó với Iran là hoàn toàn tồn tại.Những tình hình nói trên đã tạo ra áp lực bên ngoài đối với công tác phản gián của Iran trong việc đối phó với Israel.

Các dân tộc thiểu số xuyên biên giới dễ trở thành lực lượng thâm nhập

Bên trong lãnh thổ Iran có các cộng đồng người Azerbaijan, người Kurd và người Baloch – đều là các dân tộc thiểu số xuyên biên giới, sở hữu ngôn ngữ và truyền thống văn hóa riêng biệt, đồng thời có ý thức mạnh mẽ về bản sắc dân tộc, với xu hướng ly khai hoặc yêu cầu mức độ tự trị cao. Chính phủ Iran từ lâu đã đàn áp xu hướng ly khai của các dân tộc thiểu số này, khiến quan hệ sắc tộc trong nước trở nên căng thẳng.Do đặc điểm am hiểu tình hình nội bộ Iran và có tính linh hoạt cao trong di chuyển, các cộng đồng sắc tộc xuyên biên giới này đã trở thành lực lượng phụ thuộc quan trọng của Israel trong việc tiến hành các hoạt động tình báo chống lại Iran.

Các dân tộc thiểu số xuyên biên giới trong lãnh thổ Iran đã trở thành chỗ dựa hiệu quả cho Israel trong việc tiến hành công tác tình báo chống lại Iran.Thứ nhất, các cộng đồng dân tộc thiểu số có những yêu cầu về tự trị hoặc độc lập, mối quan hệ với chính phủ Iran căng thẳng, Israel có thể lợi dụng mâu thuẫn này để triển khai hoạt động, đồng thời thông qua việc cung cấp vũ khí, tài chính… để giành được sự ủng hộ từ các dân tộc thiểu số Iran. Ngoài ra, trong quá trình tiến hành thâm nhập và chiêu mộ lực lượng tại Iran, Israel còn tận dụng triệt để cộng đồng người Do Thái biết tiếng Ba Tư.Thứ hai, năng lực quản lý biên giới của Iran còn yếu, khó có thể ngăn chặn sự liên lạc bí mật giữa Israel và các cộng đồng dân tộc thiểu số. Đường biên giới của Iran phần lớn nằm ở những khu vực địa hình phức tạp như núi non, cao nguyên, lực lượng biên phòng Iran không thể thực hiện kiểm soát hiệu quả, khiến những điểm yếu tại biên giới trở thành mục tiêu tấn công của các cơ quan tình báo nước ngoài. Nhân viên tình báo Israel và những người được chiêu mộ tương đối dễ dàng vượt qua biên giới, thiết lập liên lạc với các dân tộc thiểu số có khuynh hướng ly khai, để tiến hành thu thập và triển khai hành động tình báo.Thứ ba, các dân tộc thiểu số tại Iran có sự am hiểu sâu sắc về tình hình trong nước, có thể tự do di chuyển trong nội địa Iran, rất thuận tiện cho các hoạt động thâm nhập do Israel triển khai. Các dân tộc xuyên biên giới cũng có mối liên hệ chặt chẽ với các quốc gia xung quanh Iran, giúp thuận lợi cho việc rút lui nhanh chóng sau khi hành động. Ví dụ, người Kurd có mạng lưới cộng đồng rộng khắp tại Iraq và Syria, người Baloch có mặt tại Pakistan và Afghanistan. Cơ quan tình báo Mossad từng chiêu mộ các thành viên của tổ chức “Quân đội Giải phóng Balochistan” – một tổ chức Hồi giáo Sunni chống chính phủ trực thuộc “Phong trào Thần của Iran” (Jundullah), huấn luyện họ để thực hiện nhiệm vụ ám sát tại Iran.Theo tài liệu công khai của chính phủ Mỹ, “Phong trào Thần của Iran” đã thừa nhận thực hiện một số vụ ám sát quan chức chính phủ Iran. Các cơ quan phản gián Iran buộc phải đối phó với những mối liên hệ xuyên biên giới này, điều này làm phân tán nguồn lực công tác và gia tăng mức độ khó khăn cho nhiệm vụ phản gián.

Kết luận và gợi mở

Từ năm 2007 đến năm 2020 (thời điểm xảy ra vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu), Iran đã ít nhất sáu lần chứng kiến các vụ ám sát nhằm vào các nhà khoa học hạt nhân, và đến năm 2024 lại tiếp tục xảy ra vụ ám sát nhà lãnh đạo Hamas. Tuy nhiên, Iran vẫn chưa rút ra được bài học kinh nghiệm một cách hiệu quả, cũng như không đưa ra các biện pháp ứng phó mạnh mẽ, điều này cho thấy trong công tác đối phó với các hoạt động bí mật của Israel, các cơ quan tình báo Iran đang tồn tại vấn đề mang tính hệ thống. Những khiếm khuyết trong thể chế và cơ chế nội tại của các cơ quan tình báo Iran là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sai sót trong công tác phản gián, đồng thời, môi trường bên ngoài cho hoạt động phản gián càng trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn do các mâu thuẫn chính trị trong nước cùng với tình hình địa chính trị khu vực đầy bất ổn.

Những sai sót trong công tác phản gián của Iran đã gây ra áp lực to lớn đối với cả nội chính lẫn đối ngoại của nước này. Trước hết, uy tín của chính phủ bị tổn hại nghiêm trọng. Chính phủ vốn được xem là chủ thể chính có trách nhiệm bảo vệ an toàn tính mạng cho công dân, nhưng khi các nhân vật quan trọng liên tiếp bị ám sát, công chúng tất nhiên sẽ nghi ngờ năng lực và quyết tâm của chính quyền Iran, lo ngại rằng sự an toàn của bản thân không được đảm bảo một cách hiệu quả, từ đó làm suy giảm thêm niềm tin của người dân đối với chính phủ.

Tiếp theo, điều này làm gia tăng áp lực chiến lược đối với Iran. Nhằm mở rộng ảnh hưởng, Iran đã dẫn dắt cái gọi là “Vành đai kháng chiến” với mục tiêu chung là chống lại sự xâm lược của Mỹ và Israel. Trong đó, các tổ chức như Hamas và Hezbollah là những đồng minh quan trọng được Iran hậu thuẫn. Khi các đồng minh của Iran liên tiếp bị cơ quan tình báo Israel tấn công và ám sát, Iran buộc phải đưa ra các biện pháp đáp trả mạnh mẽ, nếu không sẽ làm suy yếu sức ảnh hưởng và khả năng hiệu triệu của mình. Tuy nhiên, xét đến sức mạnh vượt trội của Mỹ và Israel, bất kỳ hành động đáp trả nào của Iran cũng có thể kéo theo sự trả đũa mạnh hơn từ phía Mỹ và Israel, thậm chí có nguy cơ làm leo thang căng thẳng ở khu vực Trung Đông. Iran đang phải gánh chịu áp lực to lớn trong việc lựa chọn có nên phản công hay không, cũng như mức độ phản công như thế nào.

Dựa trên những sai sót của Iran trong công tác phản gián, có thể tổng kết ra những quy luật cơ bản mà công tác phản gián cần tuân thủ. Trước hết, ở phương diện thể chế và cơ chế, các cơ quan tình báo cần hợp tác chặt chẽ, chia sẻ thông tin, tránh để đấu đá quyền lực và cạnh tranh ác tính làm suy yếu hiệu quả công tác phản gián; công tác phản gián cần được dẫn dắt bởi lý luận khoa học và hệ thống, tránh bị ràng buộc bởi tư tưởng ý thức hệ cứng nhắc, đồng thời xây dựng con đường thăng tiến dựa trên năng lực cá nhân; công tác phản gián hiện đại phụ thuộc vào công nghệ cao, bao gồm an ninh mạng, kỹ thuật mật mã, tình báo tín hiệu và các lĩnh vực đổi mới công nghệ khác, do đó các cơ quan tình báo cần tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển kỹ thuật, nắm thế chủ động về công nghệ.Tiếp theo, ở cấp độ trong nước, công tác phản gián cần có một môi trường chính trị trong nước ổn định và đoàn kết. Vì vậy, cần thông qua cải cách và điều chỉnh chính sách để làm dịu mâu thuẫn xã hội, tăng cường niềm tin của người dân đối với nhà nước; xây dựng tuyến phòng thủ xã hội rộng khắp, thiết lập cơ chế hợp tác giữa nhà nước và nhân dân; đẩy mạnh xây dựng liêm chính, bảo đảm cho các cơ quan phản gián hoạt động trong sạch và hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng của cá nhân hoặc nhóm lợi ích đối với cơ quan tình báo.Cuối cùng, ở phương diện môi trường địa – chính trị, công tác phản gián không chỉ là vấn đề an ninh nội bộ, mà còn là một phần của cuộc cạnh tranh quốc tế. Thông qua các biện pháp ngoại giao nhằm xoa dịu căng thẳng với các quốc gia khác, giảm tính đối kháng trong chiến tranh tình báo, từ đó góp phần hóa giải áp lực từ các mối đe dọa tình báo bên ngoài. Thông qua những biện pháp trên, quốc gia có thể tạo dựng một môi trường thuận lợi cho công tác phản gián, từ đó bảo đảm duy trì thế chủ động và ưu thế trong bối cảnh môi trường trong nước phức tạp và tình hình quốc tế đầy biến động.

Biên dịch: Thu Trang

Tác giả: Lưu Truyền Bình công tác tại trường Đảng thuộc Tỉnh ủy Giang Tô, Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bài viết gốc đăng trên Tạp chí Tình báo, số 2 năm 2025 (Trung Quốc).

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]
Tags: An ninh Quốc giagián điệpphản giánTình báoXung đột Israel - Iran
ShareTweetShare
Bài trước

Sự định vị mới trong chiến lược cường quốc của chính phủ Modi Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đối với quan hệ Trung – Ấn

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

04/06/2025
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm yếu của hệ thống tình báo Iran qua cuộc xung đột 12 ngày với Israel

Điểm yếu của hệ thống tình báo Iran qua cuộc xung đột 12 ngày với Israel

12/07/2025
Sự định vị mới trong chiến lược cường quốc của chính phủ Modi Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đối với quan hệ Trung – Ấn

Sự định vị mới trong chiến lược cường quốc của chính phủ Modi Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đối với quan hệ Trung – Ấn

11/07/2025
Tình hình Balkan trong cấu trúc an ninh Á – Âu hiện nay

Tình hình Balkan trong cấu trúc an ninh Á – Âu hiện nay

10/07/2025
Nhận định chung về Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

Nhận định chung về Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

09/07/2025
Hội nghị BRICS 2025: Sự vắng mặt chiến lược của ông Tập và tương lai bất định của trật tự đa cực

Hội nghị BRICS 2025: Sự vắng mặt chiến lược của ông Tập và tương lai bất định của trật tự đa cực

08/07/2025
Chính sách phát triển ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc

Chính sách phát triển ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc

07/07/2025
Ngoại giao Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2025: Mục tiêu, biểu hiện và một số dự báo (Phần đầu)

Ngoại giao Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2025: Mục tiêu, biểu hiện và một số dự báo (Phần cuối)

06/07/2025
Ngoại giao Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2025: Mục tiêu, biểu hiện và một số dự báo (Phần đầu)

Ngoại giao Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2025: Mục tiêu, biểu hiện và một số dự báo (Phần đầu)

05/07/2025

Tin Mới

Điểm yếu của hệ thống tình báo Iran qua cuộc xung đột 12 ngày với Israel

Điểm yếu của hệ thống tình báo Iran qua cuộc xung đột 12 ngày với Israel

12/07/2025
34
Sự định vị mới trong chiến lược cường quốc của chính phủ Modi Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đối với quan hệ Trung – Ấn

Sự định vị mới trong chiến lược cường quốc của chính phủ Modi Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đối với quan hệ Trung – Ấn

11/07/2025
62
Tình hình Balkan trong cấu trúc an ninh Á – Âu hiện nay

Tình hình Balkan trong cấu trúc an ninh Á – Âu hiện nay

10/07/2025
88
Nhận định chung về Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

Nhận định chung về Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

09/07/2025
117

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.