Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Khu vực Châu Á

Liệu Ấn Độ có thực sự trung lập trong cuộc chiến Nga-Ukraine?

03/03/2023
in Châu Á, Chính trị, Chuyên gia, Phân tích
A A
0
Liệu Ấn Độ có thực sự trung lập trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
0
SHARES
219
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Ấn Độ đang ở có vị trí tuyệt vời để đóng một vai trò quan trọng hơn trong thúc đẩy giải quyết cuộc chiến Nga-Ukraine khi nước này đăng cai tổ chức cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao G20 có sự tham dự của phương Tây và Nga. Tuy nhiên, Ấn Độ đang cố gắng coi nhẹ vấn đề này cũng như ngăn chặn chủ đề chiến tranh Nga-Ukraine chiếm vị trí trung tâm trong chương trình hội nghị của G20. Từ khi bắt đầu cuộc chiến Nga-Ukraine, New Delhi đã chọn lập trường trung lập về vấn đề này và xu hướng trung lập của Ấn Độ ngày càng có khuynh hướng mạnh mẽ hơn. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đánh giá phản ứng của Ấn Độ đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine là “hơi run”. Kể từ tháng 1 năm 2022, tại các tổ chức của Liên hợp quốc như: Hội đồng Bảo an LHQ, Đại hội đồng và Hội đồng Nhân quyền, Ấn Độ đã bỏ phiếu trắng đối với các dự thảo nghị quyết phản đối sự xâm lược của Nga ở Ukraine. Hành động được gọi là trung lập này của Ấn Độ đang kích động sự phản ứng dữ dội từ phương Tây. Những quốc gia này cho rằng, Ấn Độ đang là mắt xích yếu duy nhất trong QUAD khi quốc gia này không lên án hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine. Mặc dù áp lực ngoại giao từ phương Tây ngày càng gia tăng nhưng New Delhi vẫn không thay đổi lập trường của mình. Các nguyên nhân cơ bản có thể được xem xét thông qua phân tích mối quan hệ nồng ấm truyền thông của Ấn Độ với Nga và sự xa cách với Ukraine.

Những áp lực ngoại giao từ phương Tây đã đặt Ấn Độ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Bất chấp tình hình ngày càng căng thẳng, Ấn Độ nhất quyết không bỏ phiếu chống lại Nga do lịch sử phụ thuộc vào các mối quan hệ ngoại giao, chiến lược và kinh tế của nước này với Nga. Liên Xô trong nhiều trường hợp đã sử dụng quyền phủ quyết của mình để bảo vệ Ấn Độ, chẳng hạn như các hành vi vi phạm nhân quyền ở Kashmir, cuộc chiến tranh với Pakistan năm 1971, cuộc xâm lược Goa của Ấn Độ…. Đổi lại, Ấn Độ đã bỏ phiếu trắng trong các cuộc bỏ phiếu lên án cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968 và Afghanistan năm 1989 của Liên Xô. Trong một podcast với Tạp chí Chính sách đối ngoại, Chuyên gia Đối ngoại của báo The Hindu, bà Suhasini Haidar nhấn mạnh mối quan hệ kinh tế và chiến lược lịch sử của New Delhi với Moscow. Bà khẳng định, trong hợp tác quốc phòng với Nga, Ấn Độ phụ thuộc khoảng 60% đối với phần cứng và khoảng 85% đối với phụ tùng thay thế. Ngoài ra, Nga là nguồn chuyển giao công nghệ chính cho sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in Indina) và là đối tác nước ngoài chính đối với các dự án hợp tác quốc phòng như chương trình BrahMos. Bà cũng trích dẫn rằng, việc Ấn Độ đầu tư 16 tỷ USD vào lĩnh vực dầu mỏ của Nga là điều “đáng ghi nhớ”. Một số nhà lãnh đạo phương Tây đã lên án việc Ấn Độ liên tục phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga. Phản ứng với những lời chỉ trích trên, Ngoại trưởng Ấn Độ tuyên bố, việc mua dầu giảm giá từ Nga có lợi về kinh tế và chiến lược cho nước này. Những lập luận này có thể là nền tảng cho chính sách đối ngoại của Ấn Độ nhằm duy trì vị thế trung lập và tránh rơi vào các tình huống khó khăn hơn. Tuy nhiên, có thể đánh giá đơn gian rằng, cái gọi là trung lập của Ấn Độ có tính chất đảng phái. Điều này có thể được xem xét kỹ lưỡng hơn bằng cách đánh giá mối quan hệ của Ấn Độ với Ukraine.

Diễn biến gần đây trong cuộc xung đột là phép thử đối với quan hệ Ukraine-Ấn Độ. Trong khi Ukraine và Ấn Độ được hưởng lợi từ các mối quan hệ kinh tế, nhiều nhà phân tích cho rằng, cái gọi là lập trường trung lập của Ấn Độ thực tế xuất phát từ lịch sử bất mãn của Ấn Độ đối với lập trường của Ukraine đối với các vấn đề của nước này, liên quan đến các vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại Jammu và Kashmir, vụ thử hạt nhân của Ấn Độ và việc bán vũ khí cho Pakistan. Vấn đề Jammu và Kashmir Từ năm 1948, Ukraine (lúc đó là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine) đã ủng hộ việc giải quyết tranh chấp Jammu và Kashmir theo quan điểm của Pakistan, trong khi phản đối quan điểm của Ấn Độ rằng Jammu và Kashmir là một vấn đề song phương. Tương tự như vậy, vào năm 1998, Ukraine đã lên án vụ thử hạt nhân của Ấn Độ và tuyên bố rằng, điều này có thể gây nguy hiểm cho các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế, một lập trường tương tự như của Pakistan. Khi bắt đầu cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, các nhà bình luận Ấn Độ đã lặp lại những chỉ trích Kiev vì đã bán vũ khí cho Pakistan. Điều này tiết lộ rằng, Ấn Độ có những bất bình lịch sử sâu xa đối với Ukraine và họ đã chọn công bố ở giai đoạn này.

Từ những cân nhắc trên, có thể đặt ra giả thuyết rằng, cái gọi là quan điểm trung lập của New Delhi thực chất là nghiêng về Nga. Đây là điều đáng lo ngại đối với phương Tây vì một mặt, Ấn Độ đang hành động như một đối tác chiến lược nhưng mặt khác lại tỏ ra thờ ơ. Mặc dù quan điểm nghiêng về Nga của New Delhi được neo giữ trong việc đảm bảo các kênh mở ở cả phía Nga và Mỹ, nhưng nó có thể trở thành cơ sở cho sự không chắc chắn kéo dài về một số vấn đề trong tương lai. Thứ nhất, vẫn chưa rõ Ấn Độ sẽ tiếp tục thể hiện và thuyết phục cho quan điểm trung lập của mình với phương Tây như thế nào. Một số nhà phân tích tin rằng, Ấn Độ có thể dần dần thay đổi vị trí của mình, trong khi những người khác ủng hộ chính sách đối ngoại độc lập của Ấn Độ. Tuy nhiên, tính trung lập của Ấn Độ có thể vẫn là ưu tiên hàng đầu trong các chương trình họp ở phương Tây. Thứ hai, tương lai của quan hệ Mỹ-Ấn có thể trở nên bất định, đặc biệt là trong việc chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Vì giờ đây, Ấn Độ đã “thông cảm” với Nga, nên Nga có đòn bẩy để gây ảnh hưởng đến Ấn Độ nhằm tránh một cuộc đụng độ tai hại với Trung Quốc. Điều này cũng có thể gây tranh cãi về vai trò tương lai của Ấn Độ với tư cách là một đối tác chiến lược của Mỹ. Nếu Ấn Độ không trở thành một bức tường thành chống lại Trung Quốc, điều đó có thể ảnh hưởng đến những nỗ lực của Mỹ nhằm duy trì vị thế dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung. Mặc dù Ấn Độ có thể có ít sự lựa chọn, do lợi ích quốc gia và định hướng chính sách đối ngoại của nước này, nhưng sự nghiêng về Nga có thể trở thành một yếu tố chủ chốt khác trong chuỗi điểm yếu đối với quá trình hành động chiến lược của Ấn Độ.

Biên dịch: Trâm Anh

Về tác giả: Maheen Shafeeq là Nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh & Hàng không Vũ trụ (CASS)/Pakistan. Cô đã hoàn thành bằng Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế tại Đại học Sheffield, Vương quốc Anh.

Tags: Ấn ĐộG20trung lập
ShareTweetShare
Bài trước

Giải pháp nào giúp tăng cường khả năng chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản?

Next Post

EU và những rạn nứt trong tiến trình hội nhập

Next Post
EU và những rạn nứt trong tiến trình hội nhập

EU và những rạn nứt trong tiến trình hội nhập

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

Quan hệ quốc phòng Nga – Indonesia trong bối cảnh hiện nay

14/05/2025
Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025
Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

12/05/2025
Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

11/05/2025

Tin Mới

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

Nỗ lực đảo ngược chính sách Trung Đông của Mỹ nhìn từ chuyến công du của Donald Trump

18/05/2025
75
Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

Tiêm kích thế hệ VI F-47: Thanh gươm quyền năng mới của không quân Mỹ hay chỉ là một sản phẩm truyền thông?

17/05/2025
41
Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

Kim loại biển sâu: Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung dưới đáy đại dương

16/05/2025
95
Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

Chiến lược “hai mặt” của Trung Quốc tại Myanmar

15/05/2025
122

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.