Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Lĩnh vực Chính trị

Sự điều chỉnh chính sách chiến tranh của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ thứ hai

21/07/2025
in Chính trị, Phân tích, Quốc phòng - an ninh
A A
0
Sự điều chỉnh chính sách chiến tranh của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ thứ hai
0
SHARES
6
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ vào cuối năm 2024 không chỉ là sự kiện nội bộ nước Mỹ, mà còn tạo ra một bước ngoặt đáng kể trong cấu trúc quyền lực toàn cầu. Khi Trump 2.0 trở lại Nhà Trắng, giới quan sát quốc tế đặc biệt quan tâm đến một câu hỏi rằng liệu chính sách sử dụng “quyền lực cứng” và cách tiếp cận chiến tranh của ông sẽ thay đổi ra sao so với nhiệm kỳ đầu? Bởi, khác với Trump 1.0 coi sức mạnh quân sự chủ yếu là công cụ răn đe để phục vụ các mục tiêu đàm phán, nhiệm kỳ hai của ông dường như mở ra một viễn cảnh táo bạo hơn khi các hành động quân sự được triển khai như một phần của chiến lược nhằm tái khẳng định vị thế siêu cường của Mỹ trên bàn cờ quốc tế. Thực vậy, quan sát từ diễn ngôn tới hành động thực tế tại những điểm nóng xung đột hiện nay, Trump 2.0 cùng dàn nội các diều hâu đang phô bày rõ ràng hơn khái niệm “hòa bình dựa trên sức mạnh” so với chính ông của những năm 2017*. Trong bối cảnh thế giới đang dần dịch chuyển từ cạnh tranh sang đối đầu, sự điều chỉnh trong chính sách chiến tranh của Trump không chỉ phản ánh lựa chọn chiến lược của nước Mỹ, mà còn là phép thử đối với cấu trúc an ninh toàn cầu vốn đã mong manh.

Chính sách chiến tranh dưới thời Trump 1.0

Đặc điểm triển khai quân sự

Trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Donald Trump đã lựa chọn một hướng tiếp cận vô cùng riêng biệt so với những chính quyền tiền nhiệm trong việc sử dụng lợi thế sức mạnh quân sự của Mỹ. Thay vì theo đuổi các cuộc chiến tranh dài hơi như ở Iraq hay Afghanistan khiến tiêu tốn hơn 6,4 nghìn tỷ USD ngân sách quốc phòng trong hai thập kỷ sa lầy. Đến thời đại của mình, ông Trump chủ trương thoát ly khỏi các cuộc chiến tranh bất tận mà đổ dồn ưu tiên vào xây dựng răn đe chiến lược tối đa. Trong đó việc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực chỉ là phương tiện nhằm phục vụ các mục tiêu chính trị khiến đối phương chấp nhận thỏa thuận, đàm phán.

Một trong những ví dụ rõ nét nhất về cách tiếp cận của Trump 1.0 thể hiện ở việc tuyên bố rút quân khỏi Syria và tìm kiếm giải pháp cho Afghanistan. Cụ thể, đầu năm 2019, bất chấp phản ứng từ quan chức Lầu Năm Góc cùng đồng minh, Tổng thống Trump đã chỉ đạo cắt giảm đáng kể số lượng binh sĩ Mỹ tại Afghanistan xuống còn 2.500 người, đạt mức thấp nhất kể từ năm 2001[1]. Bên cạnh việc phản đối can thiệp quân sự sâu, Trump còn liên tục đặt câu hỏi về giá trị của các liên minh truyền thống khi bất ngờ đưa ra tuyên bố “NATO đang lợi dụng nước Mỹ”³ tạo ra làn sóng lo ngại trong giới chiến lược châu Âu.

Tuy nhiên, việc tránh chiến tranh quy mô lớn không đồng nghĩa với nước Mỹ thi hành một chính sách “mềm yếu”. Ngược lại, nhiệm kỳ đầu của Trump chứng kiến việc sử dụng sức mạnh quân sự có chọn lọc để gửi thông điệp chính trị. Ở giai đoạn cuối của nhiệm kỳ của Trump, nước Mỹ đã thực hiện hành động chưa từng có tiền lệ khi tiến hành ám sát Tướng Qassem Soleimani – tư lệnh Lực lượng Quds của Iran ngay tại sân bay Baghdad[2]. Đây là động thái mà Washington đã thể hiện mức độ tăng dần từ răn đe lên tới trạng thái bên miệng hố chiến tranh với Tehran, đồng thời cũng cho thấy chỉ dấu rằng Trump sẵn sàng phá vỡ quy tắc nếu cảm thấy bị thách thức trực tiếp. Hành động này được biện minh nhằm để ngăn chặn các âm mưu tấn công lực lượng Mỹ tại Trung Đông, thực chất, về mặt chiến lược, nó phản ánh rõ tư duy “tấn công phủ đầu” nhằm tạo hiệu ứng răn đe sâu rộng mà không đưa Mỹ lún vào một cuộc chiến toàn diện.

Chính sách đối với Triều Tiên cũng không nằm ngoài minh họa điển hình cho chiến lược sử dụng đe dọa quân sự làm đòn bẩy ngoại giao. Tổng thống Trump từng tuyên bố sẽ “hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên” nếu bị buộc phải hành động, nhưng ngay sau đó lại thực hiệc các cuộc gặp thượng đỉnh chưa từng có với Chủ tịch Kim Jong-un tại Singapore và Hà Nội[3]. Mục tiêu thực sự không phải chiến tranh, mà tận dụng đòn bẩy vũ lực để tạo không gian cho đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Mặc dù các cuộc đàm phán này không mang lại kết quả cụ thể, song chiến lược ngoại giao đan xen với đe dọa đã cho thấy Trump sử dụng vũ lực như một công cụ hỗ trợ chứ không phải phương tiện ưu tiên.

Mục tiêu chiến lược của Trump

Nhìn từ phương diện chiến lược tổng thể, Trump 1.0 hướng tới việc tái cơ cấu toàn diện chính sách quốc phòng của Mỹ. Thay vì duy trì sự hiện diện quân sự quy mô lớn ở nước ngoài, Trump theo đuổi mục tiêu giảm chi phí quốc phòng tại các chiến trường truyền thống và chuyển hướng sang các hình thức chiến tranh phi truyền thống. Việc ông Trump nhiều lần chỉ trích NATO cần tự chủ ngân sách không chỉ nhắc nhở các đối tác phải thực hiện chia sẻ gánh nặng tài chính mà còn phản ánh tham vọng rút Mỹ khỏi vai trò cảnh sát toàn cầu. Tầm nhìn này hướng đến giảm thiểu cam kết của Mỹ với các vấn đề nằm ngoài ưu tiên chiến lược tại châu Âu để tập trung cho các mục tiêu lớn hơn tại châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt trong bối cảnh nợ công Mỹ vượt mốc 27 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2020[4].

Nhìn rộng hơn từ góc độ quản trị rủi ro, việc duy trì một chính sách răn đe hỗn hợp có lợi hơn cho hình ảnh đối ngoại của Trump và nước Mỹ. Tại Trung Đông, kế hoạch đứng ra gom Trung Đông về một mối thông qua sáng kiến Hiệp định Abraham** sẽ khó tiến hành nếu khu vực này vẫn bị chia rẽ bởi bom đạn. Ngoài ra, tính cách bốc đồng cùng việc thay đổi liên tục giữa tuyên bố “bạo miệng” với hành động thực tế đã tạo ra một hình ảnh lãnh đạo “khó đoán”, không thể lường trước. Vô hình trung, điều này làm các đối thủ chính trị lẫn các quốc gia cạnh tranh với Mỹ không dám hành động bất cẩn bởi họ khó dự báo được ông Trump sẽ thực hiện nước đi nào ngay sau đó.

Một điểm đáng chú ý khác ở sự tương phản giữa chiến tranh quân sự và chiến tranh kinh tế trong tư duy Trump. Trump ưa thích sử dụng chiến tranh thương mại, coi đó như một hình thức gây sức ép toàn diện. Các lệnh cấm vận, cô lập hệ thống ngân hàng của Iran sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân JCPOA năm 2018, đã làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế Tehran, khiến GDP nước này giảm gần 6% vào năm 2019[5].

Nhìn chung, chính sách chiến tranh dưới thời Trump 1.0 không phải sự từ bỏ hoàn toàn khỏi sức mạnh vũ lực mà chuyển hướng từ can thiệp quy mô lớn sang sử dụng răn đe giới hạn. Cách tiếp cận này giúp Trump vừa tránh được sức ép chính trị trong nước, vừa duy trì được hình ảnh cứng rắn trên trường quốc tế. Một Tổng thống Mỹ không gây thêm chiến tranh với quốc gia nào từ sau Chiến tranh Lạnh trở thành điểm cộng lớn để Trump ứng cử nhiệm kỳ tiếp theo trước đối thủ Joe Biden. Mặc dù vậy, chiến lược răn đe không có cam kết lâu dài này cũng để lại những hệ quả không nhỏ trong đó có sự mất lòng tin từ đồng minh, xuất hiện nhiều thách thức mới từ các đối thủ.

Điều chỉnh chính sách chiến tranh dưới thời Trump 2.0

Bối cảnh quốc tế mới

Khi bước sang nhiệm kỳ hai vào đầu năm 2025, Donald Trump không chỉ kế thừa một thế giới đang chuyển động bất ổn mà còn mang theo một tâm thế chính trị khác hẳn so với lần đầu bước vào Nhà Trắng năm 2017. Từ nhiệm kỳ đầu của ông Trump được đánh dấu bởi mong muốn kiến thiết một trật tự toàn cầu khác so với di sản 8 năm cầm quyền của Obama, không những vậy, ông Trump muốn “nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Đến nhiệm kỳ hai khẩu hiệu chính trị có phần định hình lại “nước Mỹ trên hết” với xu hướng thực dụng triệt để, sẵn sàng sử dụng vũ lực có kiểm soát như công cụ chính trị – kể cả khi điều đó đồng nghĩa với việc đẩy thế giới tới gần hơn với ngưỡng xung đột.

tr2
Nguồn: asia.fes.de

Một phần bởi bối cảnh chính trị toàn cầu khi Trump 2.0 tái đắc cử đã thay đổi sâu sắc. Cuộc chiến Nga – Ukraine bước sang năm thứ tư với nguy cơ lan rộng vượt ngoài phạm vi hai nước. Eo biển Đài Loan cũng như Biển Đông chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lực lượng quân sự Bắc Kinh. Trong khi đó, chiến dịch tấn công Dải Gaza của Israel cùng làn sóng bạo lực lan rộng ra khắp khu vực trong giai đoạn từ 2023–2025 đẩy Trung Đông một lần nữa quay trở lại lò lửa xung đột, nơi vai trò của Mỹ bị thách thức đồng thời bởi Iran cùng các lực lượng ủy nhiệm. Ở tình huống mà Iran đang tiến rất gần đến năng lực hạt nhân đủ dùng để chế tạo vũ khí nguyên tử kể từ khi Mỹ rút khỏi JCPOA và chính quyền Biden không thể tái lập được thỏa thuận mới. Giới chức quốc phòng Mỹ đánh giá Tehran đang ngày càng liều lĩnh hơn trong việc thách thức giới hạn đỏ do Mỹ và Israel đặt ra[6].

Nội bộ liên minh phương Tây cũng trở nên rạn nứt hơn. NATO và EU bước vào giai đoạn tự chủ chiến lược bất đắc dĩ khi Trump liên tục chỉ trích châu Âu không chịu đóng góp xứng đáng cho an ninh toàn cầu đồng thời lặp lại quan điểm từ nhiệm kỳ đầu rằng Mỹ có thể rút khỏi NATO. Sự hoài nghi về cam kết an ninh của Washington khiến nhiều nước châu Âu, trong đó có hai đầu tàu Pháp, Đức đã tái khởi động các sáng kiến quốc phòng độc lập như Quỹ Quốc phòng châu Âu (EDF) hay Lực lượng Phản ứng Nhanh của EU[7]. Trong khi đó, Trung Quốc và Nga tiếp tục tăng cường hợp tác từ kinh tế tới quân sự, củng cố vai trò của các cơ chế chống phương Tây như BRICS hay SCO.

Những bước chuyển so với Trump 1.0

Sau khi đắc cử nhiệm kỳ hai, không còn bị ràng buộc bởi lời hứa tranh cử, khi này Trump có xu hướng quyết liệt hơn trong hành động, kể cả đối với những “hồ sơ” bị bỏ ngỏ trong nhiệm kỳ trước. Nhiều cố vấn thân cận của ông như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller đã đề xuất mô hình áp chế chọn lọc trong đó Mỹ chủ động dùng sức mạnh quân sự giới hạn để thiết lập lại vị thế răn đe đã bị bào mòn dưới thời Biden[8].

 Về công cụ triển khai, sự thay đổi rõ nét nhất nằm ở việc tái kích hoạt các căn cứ tiền phương linh hoạt. Theo phân tích của Tổ chức RAND, chính quyền Trump 2.0 ưu tiên thiết lập các điểm triển khai nhanh ở Đông Âu, Ấn Độ Dương và vùng Vịnh gọi là “bán căn cứ” có thể mở rộng trong 48 giờ khi khủng hoảng bùng phát. Đây đã được nâng lên trở thành trung tâm trong chiến lược ứng phó khẩn cấp được Lầu Năm Góc phát triển nhằm đáp trả các cuộc chiến cường độ thấp nhưng tốc độ cao ở nhiều điểm nóng cùng lúc[9]. Lầu Năm Góc cũng đầu tư thêm vào hệ thống vũ khí siêu thanh và UAV tàng hình, đồng thời ký thỏa thuận chia sẻ dữ liệu thời gian thực với đồng minh Nhật Bản, Anh và Israel trong khuôn khổ “Liên minh Đa miền Thông minh” (Smart-MDA)[10].

Phong cách phối hợp giữa các lực lượng chiến đấu của Trump 2.0 cũng vận hành bài bản hơn có mục tiêu rõ ràng. Các cuộc không kích chính xác được thiết kế để kết hợp với những đòn tấn công phủ đầu nhắm vào các trung tâm điều phối hoặc kho vũ khí của đối phương. Trong khi đó, hải quân Mỹ tăng cường triển khai các cụm tác chiến tàu sân bay tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và phía Đông Địa Trung Hải, nhằm tạo ra áp lực hiện diện đối với các đối thủ như Trung Quốc và Iran. Trong lần can thiệp vào xung đột tại Trung Đông gần đây, Mỹ đã sử dụng máy bay ném bom B-2 Spirit xuất phát từ căn cứ không quân ở bang Missouri đến không phận Iran chỉ trong 18 tiếng so với 30 tiếng dự kiến[11]. Đây là lần thứ hai Washington sử dụng đến máy bay B-2 kể từ lần đầu vào tháng 10/2024 khi không kích lực lượng Houthi tại Yemen.

Về mặt công cụ ra tín hiệu, ông Trump triệt để tận dụng mạng xã hội đặc biệt là nền tảng cá nhân như Truth Social, X (Twitter) như một kênh phát ngôn chính trị không chính thức nhưng có sức ảnh hưởng mạnh. Ông thường đưa ra các tuyên bố cảnh báo mang tính “nửa đùa nửa thật” khiến giới quan sát khó xác định ranh giới giữa đe dọa nghiêm túc và phát biểu chính trị mang tính biểu diễn. Việc phát ngôn qua các nền tảng phi chính thức thay vì văn bản cũng giúp Trump tránh được những ràng buộc pháp lý hoặc trách nhiệm về quyết định của mình. Chính sự mơ hồ có chủ ý này trở thành một phần của chiến lược răn đe kiểu Trump, khi đối phương không biết liệu ông sẽ thực sự hành động hay chỉ đang vận dụng áp lực truyền thông để tạo lợi thế.

Chiến lược quân sự tổng thể của Trump 2.0 không còn xuất hiện những đợt chuyển quân quy mô mà thay bằng sự hiện diện chọn lọc. Mỹ không đặt trọng tâm vào tham vọng can thiệp toàn diện như các đời lãnh đạo trước đó, nhưng vẫn sẵn sàng can dự sâu trong thời gian ngắn tại các điểm nóng mà ông Trump cho rằng ảnh hưởng của Mỹ đang bị thách thức nghiêm trọng.

Trung Đông, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Tây Thái Bình Dương vì thế trở thành ba trung tâm cạnh tranh quyền lực ưu tiên trong chiến lược an ninh–quốc phòng có thể kéo dài đến hết nhiệm kỳ từ 2025–2029. Tại các khu vực này, Trump ưu tiên tái sử dụng học thuyết “tấn công phủ đầu” nhằm gửi thông điệp răn đe tới các đối thủ còn lại. Ví dụ rõ nhất là việc Mỹ thực hiện đòn tấn công giới hạn vào cơ sở hạt nhân của Iran, điều này có thể coi như một thông điệp cứng rắn gửi tới các quốc gia đang phát triển vũ khí hạt nhân như Triều Tiên.

Dưới góc nhìn toàn cầu, điều chỉnh trong chính sách chiến tranh của Trump 2.0 vừa phản ánh logic quyền lực của một siêu cường đang tái thiết lại trật tự theo ý mình, vừa cho thấy sự phân mảnh nguy hiểm trong cấu trúc an ninh quốc tế. Khác với thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh, nơi Mỹ hành xử trong không gian đơn cực, hiện nay Trump có lẽ cũng đang hành động trong một thế giới đơn cực với mục tiêu “nước Mỹ trên hết”. Nước Mỹ có thể vẫn mạnh vượt trội nhưng không đồng nghĩa với khả năng kiểm soát tuyệt đối. Trong thế giới đó, việc sử dụng vũ lực không còn là biểu tượng quyền lực tuyệt đối mà trở thành biện pháp sinh tồn chính trị của một Tổng thống tìm cách tái lập vai trò lãnh đạo theo cách của riêng mình.

Hệ quả toàn cầu từ điều chỉnh chính sách chiến tranh của Trump 2.0

Tác động đến đồng minh

Trước hết, những tác động trực tiếp nhất của Trump 2.0 là đối với khối đồng minh truyền thống của Mỹ. Sự hờ hững của Trump đồng nghĩa với việc các nước đồng minh một lần nữa phải đối mặt với khả năng bị bỏ rơi hoặc ít nhất không còn có thể trông cậy vào sự bảo đảm an ninh chắc chắn từ Washington. Châu Âu đang vừa thận trọng trước sự cứng rắn của Nga vừa phải trăn trở trước những toan tính khó hiểu của Trump rằng Mỹ sẽ không tự động can thiệp nếu một thành viên NATO bị tấn công mà không hoàn thành nghĩa vụ đóng góp tài chính[12]. Những tuyên bố này đã khiến các quốc gia Baltic và Ba Lan khẩn trương tăng ngân sách quốc phòng lên hơn 3% GDP bắt đầu từ khi Trump trở lại[13].

tr3
Các căn cứ quân sự của Mỹ trên thế giới, tập trung nhiều nhất tại châu_Ảnh: IBON Foundation

Tại Đông Á, sự hoài nghi cam kết của Mỹ càng trở nên rõ nét. Nhật Bản, vốn đã nới lỏng các giới hạn hiến pháp hậu chiến từ thời Thủ tướng Abe lại tiếp tục tăng chi tiêu quốc phòng lên mức cao kỷ lục 2% GDP trong năm tài khóa 2025[14]. Mục đích nhằm vừa tự tìm kiếm năng lực tự chủ vừa ứng phó trước các đòn đánh phủ đầu. Việc đối mặt thường xuyên với đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên và không còn chắc chắn về chiếc ô hạt nhân Mỹ khiến Seoul cũng bắt đầu thảo luận công khai hơn về phương án vũ khí hạt nhân bản địa, điều từng là điều cấm kỵ trong chính sách an ninh của Hàn Quốc suốt nhiều thập kỷ. Như vậy, chính sự mơ hồ đặc trưng thực dụng trong cam kết an ninh của Trump đã thúc đẩy các đồng minh của Mỹ tiến gần hơn tới con đường tự chủ vũ trang chiến lược điều mà có thể dẫn tới một loạt hệ lụy mất kiểm soát nếu không được quản lý bằng các cơ chế đa phương chặt chẽ.

Tác động đến đối thủ

Trong khi đó, các đối thủ chiến lược của Mỹ lại tận dụng chính sách răn đe quân sự không ổn định của Trump để mở rộng không gian hành động. Trung Quốc, sau quãng thời gian giữ thận trọng khi ông Biden còn nắm quyền đã chuyển qua tăng tốc hành động quân sự hóa Biển Đông kể từ đầu năm 2025. Việc Trump ưu tiên giải quyết hai điểm nóng mà Mỹ đầu tư nhiều ngân sách viện trợ nhất vào Trung Đông và Ukraine đã tạo điều kiện cho Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động của lực lượng hải cảnh và dân quân biển tại các vùng tranh chấp trên Biển Đông cũng như tập trận gần eo biển Đài Loan. Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2/2025, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố: “Bắc Kinh sẽ đáp trả mạnh mẽ với bất kỳ hành vi đơn phương nào từ phía Mỹ cản trở Trung Quốc thống nhất hoàn toàn”[15].

Về phía Nga, việc Tổng thống Trump liên tục lặp lại các tín hiệu muốn hạ nhiệt căng thẳng song phương, giảm hiện diện quân sự tại châu Âu đã tạo ra khoảng trống mà Moscow không ngần ngại khai thác. Từ đầu năm 2025, quân đội Nga đã tăng cường triển khai lực lượng tại các khu vực phòng thủ sát Bắc Âu, đồng thời khôi phục các căn cứ từ thời Liên Xô ở Belarus và Bắc Cực. Giới phân tích bảo thủ của NATO cảnh báo rằng Nga có thể đang chuẩn bị cho chiến dịch “bán công khai” nhằm gây mất ổn định chính trị tại các nước vùng Baltic bằng các phương tiện phi truyền thống như triển khai lực lượng “không gắn cờ”. NATO cũng cáo buộc Moscow đang học hỏi các thức xây dựng chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc tại Đông Âu vào đúng thời điểm Mỹ chuyển hướng chiến lược sang châu Á[16].

 Tác động đến hệ thống luật pháp quốc tế

Bên cạnh tác động đối với các quốc gia, điều chỉnh chính sách chiến tranh của Trump còn gây xói mòn nghiêm trọng đối với hệ thống luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Việc Mỹ liên tục sử dụng vũ lực đơn phương chẳng hạn trong đòn tấn công phủ đầu vào Iran, không kích tại Yemen mà không thông qua quyết định của Hội đồng Bảo an đã góp phần bình thường hóa việc sử dụng vũ lực ngoài khuôn khổ Liên Hợp Quốc. Điều này tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, trong hoàn cảnh các cường quốc khu vực khác cũng viện dẫn “tự vệ chủ động” như cái cớ để sử dụng vũ lực bất chấp luật pháp quốc tế. Trật tự dựa trên luật pháp quốc tế vốn là nền tảng của hệ thống quốc tế sau Thế chiến II đang dần nhường chỗ cho trật tự dựa trên “sự đã rồi” nơi ai hành động trước, kẻ đó kiểm soát cuộc chơi.

Gia tăng bất ổn tại các điểm nóng

Một trong những hệ quả nghiêm trọng khác từ sự điều chỉnh của Trump là gia tăng bất ổn tại các điểm nóng đã tồn tại từ lâu trải dài từ Tây Á đến Đông Á. Đòn không kích vào Iran mở ra chương mới cho sự can thiệp trở lại của Mỹ khả năng gây ra nguy cơ xảy ra phản ứng dây chuyền ở Trung Đông rất lớn. Tương tự, nếu Mỹ có hành động trực tiếp ủng hộ Đài Loan độc lập hoặc đe dọa Triều Tiên có thể chạm tới ngòi nổ căng thẳng địa chính trị tại châu Á. Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, sẽ đồng loạt có đòn hồi đáp ngoại giao, xa hơn không loại trừ xảy ra căng thẳng quân sự kéo theo phản ứng từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Vòng xoáy chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á khi ấy sẽ trở nên khó kiểm soát, đặc biệt trong bối cảnh thiếu vắng cơ chế kiểm soát vũ khí khu vực như thời Chiến tranh Lạnh.

Cuối cùng, điều nguy hiểm trong chính sách chiến tranh của Trump 2.0 còn nằm ở logic chính trị phá bỏ các rào cản, nguyên tắc an ninh giữa đồng minh và đối thủ. Trump không cần phải phát động một cuộc chiến tranh lớn ông chỉ cần hành xử như thể chiến tranh là một công cụ có thể tùy nghi sử dụng thế giới còn lại sẽ buộc phải thích nghi với logic ấy dù muốn hay không.

 Về sự can thiệp của Mỹ vào Trung Đông hiện nay

Việc Mỹ không thể đứng ngoài cuộc xung đột giữa Israel và Iran xuất phát từ ba động cơ chiến lược. Trước hết là trách nhiệm đồng minh với Israel – một đối tác an ninh đặc biệt được Washington bảo trợ suốt từ sau Thế chiến II. Mỹ đã đầu tư một khoản chi khổng lồ, lớn hơn rất nhiều so với các đồng minh Tây Âu, Đông Á. Do đó, bất kỳ đe dọa nào nhằm vào Israel cũng được Mỹ xem là mối nguy đối với an ninh của chính mình.

Thứ hai, Iran từ lâu là đối thủ địa chính trị hàng đầu của Mỹ tại Trung Đông. Không chỉ thách thức trật tự khu vực, Tehran còn giữ vai trò hậu thuẫn cho nhiều lực lượng thuộc trục kháng chiến chống Mỹ, chống Israel. Ngoài ra, việc Iran tiến gần đến khả năng phát triển vũ khí hạt nhân khiến Washington lo ngại về một “Triều Tiên thứ hai” ở Trung Đông.

Thứ ba, can thiệp còn là cơ hội để Mỹ phô diễn sức mạnh trước các đối thủ như Trung Quốc, Nga, cũng như củng cố mạng lưới đồng minh Arab thân phương Tây. Việc khẳng định vai trò “người bảo lãnh trật tự” giúp Washington vừa duy trì vai trò siêu cường toàn cầu, vừa giữ vững mạng lưới căn cứ quân sự trải dài từ vịnh Ba Tư đến Địa Trung Hải.

Nhìn nhận khách quan, Mỹ cũng thu được nhiều lợi ích chiến lược từ việc can thiệp vào lần xung đột này. Một là, Mỹ khẳng định lại vai trò dẫn dắt tại Trung Đông, củng cố cam kết với đồng minh và gửi thông điệp răn đe tới các đối thủ. Hai là, Washington gặt hái lợi ích kinh tế đáng kể nhờ thúc đẩy xuất khẩu vũ khí, với hơn 2.000 tỷ USD hợp đồng quốc phòng được ký tại Trung Đông đầu năm 2025, đồng thời trở thành nguồn cung năng lượng thay thế lý tưởng[17]. Cuối cùng, xung đột cho phép Mỹ hợp pháp hóa các đòn trừng phạt nhằm làm suy yếu Iran, gia tăng áp lực đa chiều nhằm duy trì ưu thế trong bàn cờ địa chính trị khu vực.

Tuy nhiên, khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh tổng lực giữa Mỹ với Iran vẫn được giới phân tích đánh giá khó xảy ra. Tổng thống Trump, dù sẵn sàng sử dụng vũ lực nhưng ông vẫn mang tâm lý né tránh sa lầy. Phản ứng dây chuyền từ các đối thủ như Nga và Trung Quốc cũng có thể khiến Trump hành xử thận trọng hơn. Xung đột có thể diễn ra dưới ngưỡng chiến tranh, nhưng vẫn đủ sức làm rung chuyển cán cân an ninh khu vực trong những năm tới.

Những điểm nóng có thể xảy ra phiêu lưu quân sự dưới thời Trump 2.0

Trước hết, Iran vẫn sẽ nhằm ở nhóm nguy cơ hàng đầu. Chương trình hạt nhân của Iran từ lâu đã là mối đe dọa chiến lược đối với lợi ích của Mỹ tại Trung Đông. Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) gần đây báo cáo xác nhận Iran đã làm giàu uranium vượt mức 60%, tiến sát ngưỡng vũ khí, trong khi không cho phép tiếp cận đầy đủ các cơ sở hạt nhân [18].

Điều này không chỉ phá vỡ các giới hạn của thỏa thuận hạt nhân JCPOA (2015), mà còn khiến Washington lo ngại về khả năng Iran chế tạo bom nguyên tử trong thời gian ngắn. Nguy cơ này không chỉ mang tính quân sự mà còn đe dọa toàn bộ cấu trúc răn đe khu vực. Một Iran sở hữu vũ khí hạt nhân có thể kích hoạt cuộc chạy đua vũ trang tại Trung Đông, thúc đẩy các nước theo đuổi năng lực tương tự. Với Mỹ, điều này đồng nghĩa với việc mất khả năng kiểm soát môi trường chiến lược.

Một cuộc xung đột mới giữa Washington với Tehran làm gián đoạn nguồn cung năng lượng quan trọng đi qua Vịnh Ba Tư, gây bất ổn thêm cho các quốc gia láng giềng đồng thời có thể kéo các đồng minh của Mỹ tham chiến.

Thứ hai, ngay cả trong kịch bản Iran giảm đối đầu trực tiếp với Mỹ, Trung Đông vẫn sẽ giữ vị trí trung tâm trong chiến lược của Nhà Trắng, đặc biệt với nhóm nằm trong “trục kháng chiến” có quan hệ chặt chẽ với Tehran.

Trong số đó, lực lượng Houthi tại Yemen nổi lên như một thách thức đáng kể khi không chỉ dám đối đầu trực tiếp với Mỹ trên Biển Đỏ, mà còn đóng vai trò trung chuyển chiến lược trong mạng lưới ảnh hưởng khu vực của Iran. Các cuộc tấn công vào tàu thương mại và hạm đội Mỹ thời gian gần đây cho thấy Houthi không còn là một lực lượng nổi dậy địa phương, mà đã trở thành tác nhân khu vực đủ sức đe dọa an ninh mà Washington khó có thể làm ngơ.

tr4Ngoài Yemen, Lebanon và Iraq cũng đang nổi lên như những địa bàn xung yếu, nơi Mỹ có thể triển khai các chiến dịch quân sự giới hạn để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Tehran. Sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sụp đổ, khoảng trống quyền lực tại những khu vực này đã trở thành đấu trường phức hợp giữa lợi ích chồng lấn của Mỹ, Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Với việc các nhóm thân Iran như Hezbollah và Harakat al-Nujaba gia tăng tấn công căn cứ Mỹ tại Syria và Iraq, Trump có thể ra lệnh không kích trả đũa hoặc phối hợp với Israel thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng vào hệ thống chỉ huy đầu não của các lực lượng này.

Điểm nóng thứ ba tuy cũ nhưng chưa bao giờ giảm đi nguy cơ bùng phát xung đột không đâu khác ngoài Bán đảo Triều Tiên. Từ tháng 2/2025, Bình Nhưỡng đã tăng tốc thử nghiệm tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân mô phỏng thách thức mọi nỗ lực kiềm chế từ phương Tây. Theo bình luận của tờ Los Angeles Times, phong cách ngoại giao cá nhân của Trump dường như đã ít lạc quan hơn khi nhắc về nhà lãnh đạo Kim Jong–un[19]. Tổng thống Trump khi này sẽ đứng trước hai lựa chọn, hoặc tiếp tục đưa Triều Tiên lên bàn đàm phán qua đối thoại mềm mỏng, hoặc sử dụng răn đe kiềm chế  gián tiếp thông qua phối hợp với Hàn Quốc.

Trong kịch bản Bình Nhưỡng tiếp tục phất lờ cảnh báo từ Washington để phát triển ICBM có khả năng bắn tới lục địa Bắc Mỹ, để ngăn ngừa sớm, Trump hoàn toàn có thể ra lệnh điều động máy bay ném bom chiến lược B-52 từ đảo Guam bay qua không phận Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Mỹ cũng cân nhắc triển khai thêm hệ thống THAAD và mạng radar cảnh báo sớm tại bán đảo tái hiện tình huống năm 2017. Trong kịch bản cực đoan hơn, một cuộc tấn công giới hạn của Mỹ thực hiện như với Iran nhắm vào các bãi thử tên lửa tại Tongchang-ri hoặc các kho nhiên liệu tên lửa có thể được cân nhắc.

Thứ tư, Đài Loan là một điểm nóng nơi nguy cơ phiêu lưu quân sư có thể thấp hơn so với các khu vực trên. Sở dĩ như vậy vì một khi Mỹ xác định can thiệp quân sự vào vấn đề Đài Loan tức cũng đang thách thức “lằn ranh đỏ” của Bắc Kinh. Không giống các chính quyền tiền nhiệm vẫn duy trì chính sách “Một Trung Quốc” trong khuôn khổ giữ chừng mực, Trump có thể đẩy xa hơn mức độ cam kết không chính thức với Đài Bắc. Kịch bản có thể bao gồm tăng cường hợp tác quốc phòng, bán thêm vũ khí tiên tiến hoặc cho phép quan chức cấp cao Mỹ thăm Đài Loan một cách công khai.

Trong trường hợp Trung Quốc đáp trả bằng cách gia tăng hoạt động quân sự xung quanh eo biển Đài Loan, Trump có thể lựa chọn triển khai các lực lượng răn đe chiến thuật, tăng cường hiện diện hoạt động gần lãnh hải Trung Quốc. Những hành động này, dù không kích hoạt một cuộc chiến tranh quy mô, nhưng nhìn chung sẽ có khả năng dẫn tới các va chạm giữa các lực lượng trên biển. Những chỉ dấu đầu tiên của Trump trong nhiệm kỳ hai cho thấy một viễn cảnh nồng thắm hơn trong quan hệ Mỹ – Đài so với thời Biden. Đài Loan vẫn sẽ tiếp tục được Mỹ duy trì ở mức mập mờ chiến lược và đứng trong hàng ngũ tập hợp lực lượng mà Washington cài đặt sẵn để bao vây Trung Quốc tại Thái Bình Dương.

Cuối cùng, Biển Đông, dù không phải khu vực trung tâm trong học thuyết chiến tranh của Mỹ so với Tây Âu hay Trung Đông nhưng lại đang nổi lên như một không gian cạnh tranh chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh. Từ năm 2022, Mỹ đã công khai thông tin Trung Quốc hoàn tất quá trình quân sự hóa ba đảo nhân tạo (Subi, Chữ Thập, Vành Khăn) giúp mở rộng tầm tấn công vươn đến các căn cứ quân sự của Mỹ[20]. Do vậy, giới chức quốc phòng Mỹ đang nghiêm túc cân nhắc các biện pháp hiện diện sâu rộng hơn.

Không giống các chiến dịch FONOPs mang tính biểu tượng trước đây, Trump 2.0 có thể thúc đẩy những bước đi táo bạo hơn. Việc Mỹ tái ký Thỏa thuận Hợp tác Căn cứ mở rộng (EDCA) với Philippines từ năm 2023 và hiện đang đẩy nhanh tiến độ nâng cấp 4 căn cứ quân sự tại đảo Luzon và Palawan trở thành nền tảng vững chắc cho khả năng bố trí lực lượng tiền phương gần các điểm nóng như Quần đảo Trường Sa hoặc eo biển Bashi[21]. Trong logic của Trump, Biển Đông có thể trở thành nơi Mỹ phô diễn quyết tâm ngăn chặn bất kỳ nỗ lực đơn phương nào của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự khu vực.

Khả năng can thiệp quân sự của Mỹ được đánh giá dựa trên so sánh giữa cái giá phải trả với lợi ích nhận lại. Trên thực tế, không phải điểm nóng nào hiện nay Mỹ cũng muốn sử dụng vũ lực, điều này ngay cả trong chính quyền tiền nhiệm Biden cũng đã xác định rõ. Chỉ khi nào các tài liệu chính thức như Chiến lược An ninh Quốc gia, Chiến lược Quốc phòng được công bố mới có cơ sở xác định chính thức. Tuy nhiên, việc các căn cứ quân sự của Mỹ ngày càng mở rộng trên khắp thế giới đặc biệt tại Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Tây Á chắc chắn vẫn sẽ trở thành xu hướng chính.

Nhìn một cách tổng thể, các điểm nóng nêu trên không chỉ là các địa bàn ông Trump có thể lựa chọn để thực hiện hành động quân sự mà còn phản ánh rõ nét phong cách sử dụng vũ lực đặc trưng của vị Tổng thống này. Trong kỷ nguyên của chiến tranh hiện đại khi không cần binh sĩ phải trực tiếp xung trận thậm chí diễn ra chỉ bằng một đòn không kích chính xác cũng đã đủ tạo dư chấn lớn khẳng định vị thế độc tôn về năng lực quân sự của Mỹ.

Kết luận

Chính sách chiến tranh dưới thời Trump 2.0 mang dấu ấn rõ rệt của một tư duy quyền lực mạnh mẽ hơn, nơi các giới hạn truyền thống về răn đe, sử dụng vũ lực được định nghĩa lại dưới lăng kính thực dụng. Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ thứ hai sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự như một công cụ chính trị nhanh, linh hoạt, mang tính biểu tượng cao nhằm đạt được cả mục tiêu đối nội lẫn định vị lại vị thế của Mỹ trên toàn cầu. Mạo hiểm hơn nhưng không đồng nghĩa với Mỹ sẽ phiêu lưu quân sự thiếu khôn ngoan. Chính quyền Trump sẽ lựa chọn cách can dự giới hạn, tập trung vào một số điểm nóng chiến lược có tác động trực tiếp đến lợi ích của Mỹ như Trung Đông, Biển Đông, Đông Bắc Á đồng thời cũng gửi đi thông điệp nhắc nhở thận trọng tới đối thủ cần tính toán kĩ điều được và mất khi hành động tại các khu vực này.

Trong một thế giới nơi mà logic bên miệng hố chiến tranh trở thành phong cách khẳng định quyền lực được yêu thích bởi lãnh đạo của một số cường quốc khiến môi trường an ninh toàn cầu càng khắc nghiệt hơn. Các quốc gia nhỏ không thể chỉ phản ứng thụ động trước những nước cờ chiến lược khó lường từ cuộc đối đầu chính trị giữa các nước lớn. Điều cốt yếu là cần chủ động xây dựng tầm nhìn dài hạn, chuẩn bị cho một chu kỳ bất ổn mới bằng năng lực dự báo chiến lược và khả năng củng cố nội lực để không bị cuốn vào vòng xoáy của những cuộc khủng hoảng./.

__________

*: Trong văn bản Chiến lược An ninh Quốc gia ra mắt cuối năm 2017, chính quyền Tổng thống Trump đã giành nguyên chương III từ trang 25 đến trang 34 để diễn giải về mô thức vận hành của khái niệm “Hòa bình dựa trên sức mạnh”.

**: Các Hiệp định Abraham là một sáng kiến ​​hòa bình được chính quyền Tổng thống Trump khởi xướng vào năm 2020 nhằm tìm cách khiến các nước Arab đơn phương công nhận Nhà nước Israel mà không cần chính Israel đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào liên quan đến vấn đề nhà nước Palestine.

Tác giả: Phạm Quang Hiền

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]

Tài liệu tham khảo:

[1] Thùy Linh (2020), “Lý do gì khiến Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi Syria?”, Đài Tiếng nói Việt Nam. https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/ly-do-gi-khien-tong-thong-trump-tuyen-bo-rut-khoi-syria-854112.vov

[2] Trung Hiếu (2020), “Quân đội Mỹ phóng tên lửa giết chết tướng Iran Soleimani như thế nào?”, Đài Tiếng nói Việt Nam. https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/phan-tich/quan-doi-my-phong-ten-lua-giet-chet-tuong-iran-soleimani-nhu-the-nao-997250.vov

[3] Faras Ghani (2019), “Trump, Kim and the war that ended six decades ago”, Al Jazeera. https://www.aljazeera.com/features/2019/2/19/trump-kim-and-the-war-that-ended-six-decades-ago

[4] World Economic Forum (2020), “Charting America’s debt”. https://www.weforum.org/stories/2020/11/charting-america-united-states-debt/

[5] Valdai Club (2020), “US Left Isolated: Iran Nuclear Deal under Threat”. https://valdaiclub.com/a/highlights/us-left-isolated-iran-nuclear-deal-under-threat/

[6] PBS (2025), “Israel attacks Iran, killing at least 2 military officers”, PBS NewsHour. https://www.pbs.org/newshour/world/israel-attacks-iran-killing-at-least-2-military-officers

[7]  Erik Brattberg and Tomáš Valášek (2019), “EU defense cooperation: Progress amid transatlantic concerns”, Carnegie Endowment. https://carnegieendowment.org/research/2019/11/eu-defense-cooperation-progress-amid-transatlantic-concerns?lang=en

[8] USCC (2025), “April 24, 2025 Hearing Transcript”, U.S.–China Economic and Security Review Commission. https://www.uscc.gov/sites/default/files/2025-04/April_24_2025_Hearing_Transcript.pdf

[9] RAND Corporation (2025), “RRA3163-2: Research Report”. https://www.rand.org/pubs/research_reports/RRA3163-2.html

[10] Theresa Hitchens (2025), “NGA, Space Force ink accord on responsibilities for buying commercial ISR”, Breaking Defense. https://breakingdefense.com/2025/05/nga-space-force-ink-accord-on-responsibilities-for-buying-commercial-isr/

[11] Ngọc Đức (2025), “Mỹ tiết lộ chiến dịch ‘nhát búa giữa đêm’ đánh vào Iran”, Báo Tuổi Trẻ. https://tuoitre.vn/my-tiet-lo-chi-tiet-chien-dich-nhat-bua-giua-dem-danh-vao-iran-2025062221424464.htm

[12] David Smith (2025), “Trump at CPAC conference”, The Guardian. https://www.theguardian.com/us-news/2025/feb/19/trump-cpac-conference

[13] EPRS (2025), “EU member states’ defence budgets”, European Parliamentary Research Service. https://epthinktank.eu/2025/05/07/eu-member-states-defence-budgets/

[14] Parliamentary Library (2025), “Japan’s new security strategy”, Parliament of Australia. https://www.aph.gov.au/About_Parliament/Parliamentary_departments/Parliamentary_Library/Research/Research_Papers/2024-25/Japans_new_security_strategy

[15] Báo cáo viên (2025), “Ngoại trưởng Vương Nghị: Trung Quốc sẽ đáp trả mạnh nếu Mỹ bắt nạt”. https://baocaovien.vn/tin-tuc/ngoai-truong-vuong-nghi-trung-quoc-se-dap-tra-manh-me-neu-my-bat-nat/184617.html

[16] Zachary Fillingham (2025), “Russia’s gray zone warfare campaign in Europe”, Geopolitical Monitor. https://www.geopoliticalmonitor.com/russias-gray-zone-warfare-campaign-in-europe/

[17] Sara Dorn (2025), “US will build massive AI data center in Abu Dhabi: See the list of deals Trump announced in the Middle East”, Forbes. https://www.forbes.com/sites/saradorn/2025/05/15/us-will-build-massive-ai-data-center-in-abu-dhabi-see-the-list-of-deals-trump-announced-in-the-middle-east/

[18] ISIS (2025), “Analysis of IAEA Iran Verification and Monitoring Report – May 2025”, Institute for Science and International Security. https://isis-online.org/isis-reports/analysis-of-iaea-iran-verification-and-monitoring-report-may-2025

[19] Max Kim (2025), “Trump’s attack on Iran pushed diplomacy with Kim Jong Un further out of reach”, Los Angeles Times. https://www.latimes.com/world-nation/story/2025-06-25/trumps-attack-on-iran-pushed-diplomacy-with-kim-jong-un-further-out-of-reach

[20] Nguyễn Tiến (2022), “Mỹ nghi Trung Quốc hoàn tất quân sự hóa ba đảo nhân tạo ở Biển Đông”, VnExpress. https://vnexpress.net/my-nghi-trung-quoc-hoan-tat-quan-su-hoa-ba-dao-nhan-tao-o-bien-dong-4441222.html

[21] Gordon Arthur (2024), “Philippines grants US five more EDCA bases”, Asian Military Review. https://www.asianmilitaryreview.com/2024/06/philippines-grants-us-five-more-edca-bases/

Tags: Chiến lược an ninh quốc giaChính sách Chiến tranhtấn công phủ đầuTrump 2.0xung đột toàn cầu
ShareTweetShare
Bài trước

EU tiếp cận Trung Á: Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với những thách thức chiến lược mới

Next Post

Sau xung đột với Iran, vì sao Israel lại can dự vào xung đột ở miền nam Syria?

Next Post
Sau xung đột với Iran, vì sao Israel lại can dự vào xung đột ở miền nam Syria?

Sau xung đột với Iran, vì sao Israel lại can dự vào xung đột ở miền nam Syria?

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

04/06/2025
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Sau xung đột với Iran, vì sao Israel lại can dự vào xung đột ở miền nam Syria?

Sau xung đột với Iran, vì sao Israel lại can dự vào xung đột ở miền nam Syria?

22/07/2025
Sự điều chỉnh chính sách chiến tranh của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ thứ hai

Sự điều chỉnh chính sách chiến tranh của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ thứ hai

21/07/2025
EU tiếp cận Trung Á: Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với những thách thức chiến lược mới

EU tiếp cận Trung Á: Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với những thách thức chiến lược mới

20/07/2025
Tái cấu trúc chiến lược trong thời kỳ bất ổn: Cách Trung Quốc chuẩn bị cho những cú sốc thương mại và địa chính trị

Tái cấu trúc chiến lược trong thời kỳ bất ổn: Cách Trung Quốc chuẩn bị cho những cú sốc thương mại và địa chính trị

19/07/2025
Thỏa thuận lớn giữa Mỹ và Trung Quốc là điều bất khả thi

Thỏa thuận lớn giữa Mỹ và Trung Quốc là điều bất khả thi

18/07/2025
Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia – Azerbaijan

Nam Caucasus: Điểm nóng địa chính trị và cuộc đấu quyền lực qua xung đột Armenia – Azerbaijan

17/07/2025
“Sự tiến hóa” của chiến tranh: Bộ binh tác chiến ngoài tầm nhìn nhờ drone

“Sự tiến hóa” của chiến tranh: Bộ binh tác chiến ngoài tầm nhìn nhờ drone

16/07/2025
Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần đầu

Động lực và tương lai của BRICS nhìn từ Brazil 2025 – Phần cuối

15/07/2025

Tin Mới

Sau xung đột với Iran, vì sao Israel lại can dự vào xung đột ở miền nam Syria?

Sau xung đột với Iran, vì sao Israel lại can dự vào xung đột ở miền nam Syria?

22/07/2025
9
Sự điều chỉnh chính sách chiến tranh của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ thứ hai

Sự điều chỉnh chính sách chiến tranh của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ thứ hai

21/07/2025
6
EU tiếp cận Trung Á: Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với những thách thức chiến lược mới

EU tiếp cận Trung Á: Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với những thách thức chiến lược mới

20/07/2025
48
Tái cấu trúc chiến lược trong thời kỳ bất ổn: Cách Trung Quốc chuẩn bị cho những cú sốc thương mại và địa chính trị

Tái cấu trúc chiến lược trong thời kỳ bất ổn: Cách Trung Quốc chuẩn bị cho những cú sốc thương mại và địa chính trị

19/07/2025
150

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.