Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Lĩnh vực Quốc phòng - an ninh

Tái định vị Quad trong cạnh tranh khu vực: Từ hàng hải đến lục địa, từ cam kết đến thực thi

04/07/2025
in Quốc phòng - an ninh
A A
0
Tái định vị Quad trong cạnh tranh khu vực: Từ hàng hải đến lục địa, từ cam kết đến thực thi
0
SHARES
44
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao của Quad vào ngày 1/7/2025 là cuộc họp thứ hai của Quad diễn ra trong năm 2025, kể từ ngày 21/1/2025 – một ngày sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nội dung chính của cuộc họp

Vào ngày 1/7/2025, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã chủ trì cuộc họp với những người đồng cấp từ Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, với mục tiêu thúc đẩy nỗ lực “chống Trung Quốc”. Tuy nhiên, vẫn có các bất đồng song phương về thương mại và các vấn đề khác đang gây ra những căng thẳng trong mối quan hệ giữa các thành viên.

Ngày 30/6/2025, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Tammy Bruce, nói với các phóng viên rằng các đối tác Quad sẽ tái khẳng định cam kết chung đối với một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Tại cuộc họp, một tuyên bố chung được đưa ra vào thứ Tư 2/7/2025 “lên án mạnh mẽ nhất” vụ tấn công khủng bố tại Pahalgam, Jammu và Kashmir vào ngày 22/4/2025 khiến 26 người thiệt mạng. Các Bộ trưởng Ngoại giao của các quốc gia cũng kêu gọi đưa những kẻ thực hiện, tổ chức và tài trợ cho hành vi đáng lên án này ra trước công lý mà không được chậm trễ, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, theo nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế và các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan, hợp tác tích cực với tất cả các cơ quan có thẩm quyền liên quan trong vấn đề này. Tuyên bố chung nêu rõ rằng tứ cường Quad kiên quyết lên án mọi hành vi khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực dưới mọi hình thức và biểu hiện, bao gồm cả khủng bố xuyên biên giới, đồng thời tái khẳng định cam kết hợp tác chống khủng bố.

Bên cạnh đó, các quốc gia Quad đã ra mắt sáng kiến chủ lực mới nhằm tăng cường an ninh kinh tế và khả năng chống chịu chung thông qua hợp tác trong việc đảm bảo và đa dạng hóa chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng. Theo một bản tóm tắt từ cuộc họp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, Ngoại trưởng Úc Penny Wong và người đồng cấp Nhật Bản Takeshi Iwaya cho biết sáng kiến chủ lực mới này, cùng với các chương trình và kết quả có tác động cao mà Quad đang đạt được, sẽ giúp bốn quốc gia có được cơ hội kinh tế và sự thịnh vượng cho người dân và khu vực.

Trong lúc cuộc họp diễn ra, lực lượng bảo vệ bờ biển của bốn nước đã khởi động sứ mệnh “Quad trên biển (Quad at sea)” đầu tiên nhằm tăng cường phối hợp hoạt động và khả năng tương tác trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Quyết định này được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh thường niên của nhóm tổ chức ở Wilmington, Mỹ, vào tháng 9 năm 2024. Lần này, nhóm Quad đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác an ninh hàng hải, bao gồm cả việc khởi động Quan hệ đối tác Cảng Tương lai của Quad. Quad sẽ chính thức ra mắt Quan hệ đối tác Cảng Tương lai của Quad bằng cách tổ chức một hội nghị giao thông và hậu cần với các đối tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Mumbai vào tháng 10/2025. Hội nghị sẽ nâng cao kiến thức, thúc đẩy đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm về các thực tiễn cảng tiên tiến và hậu cần; đồng thời huy động đầu tư từ chính phủ và khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng cảng chất lượng.

Cùng với đó, các quốc gia Quad tái khẳng định cam kết với một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, thúc đẩy thịnh vượng cho tất cả công dân trong khu vực. Bốn quốc gia nhấn mạnh cam kết bảo vệ pháp quyền, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Là bốn quốc gia hàng hải hàng đầu trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, họ đoàn kết trong niềm tin rằng hòa bình và ổn định trong lĩnh vực hàng hải là nền tảng cho an ninh và thịnh vượng của khu vực. Họ cam kết với một khu vực nơi tất cả các quốc gia không bị cưỡng ép và kiên quyết phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép.

Quad cũng ghi nhận sức mạnh mang tính chuyển đổi của các công nghệ thiết yếu và công nghệ mới nổi và sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông an toàn, đáng tin cậy, đồng thời mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, chất bán dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ sinh học và an ninh mạng. Quad tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy các dự án hạ tầng kỹ thuật số trên khắp khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân, nhằm hỗ trợ an ninh, khả năng tương tác và đổi mới trong khuôn khổ Quad. Nhóm Quad cũng sẽ kế thừa các bài học rút ra từ việc triển khai Mạng Truy cập Vô tuyến Mở (Open RAN) tại Palau và xem xét các đợt triển khai trong tương lai, đồng thời, nhóm này cũng cam kết tiếp tục mở rộng nghiên cứu để khai thác trí tuệ nhân tạo, robot và công nghệ cảm biến nhằm chuyển đổi phương pháp canh tác nông nghiệp và trao quyền cho nông dân trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thông qua sáng kiến AI-ENGAGE (Đổi mới Sáng tạo vì Nông nghiệp Thế hệ Mới). Chương trình học bổng STEM của Quad vẫn tiếp tục là cầu nối xây dựng mối liên kết giữa các thế hệ lãnh đạo tương lai trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Lứa sinh viên tiếp theo sẽ bao gồm các nghiên cứu sinh sau đại học học tập tại Nhật Bản, một bước phát triển quan trọng thể hiện cam kết của chương trình đối với hợp tác quốc tế trong lĩnh vực STEM. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã khởi động chương trình học bổng STEM của Quad dành cho 50 sinh viên từ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương theo học chương trình kỹ sư đại học 4 năm tại các cơ sở kỹ thuật do chính phủ tài trợ.

Với các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và ứng phó khẩn cấp, Quad tiếp tục hỗ trợ hoạt động nhân đạo và ứng phó khẩn cấp, cũng như nỗ lực ngăn ngừa và kiểm soát các mối đe dọa đối với an ninh y tế trên toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Sau trận động đất xảy ra tại miền trung Myanmar vào tháng 3/2025, Quad đã cùng nhau đóng góp hơn 30 triệu USD viện trợ nhân đạo để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng. Cũng trong tháng 3/2025, Quad đã tổ chức một hội thảo về công tác chuẩn bị ứng phó đại dịch, do Ấn Độ đăng cai, với sự tham dự của 15 quốc gia khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm củng cố các khuôn khổ khẩn cấp y tế toàn cầu, nâng cao năng lực ứng phó khu vực, và đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương an toàn và khỏe mạnh hơn.

Thách thức nội tại và rủi ro

Một chuyên gia Trung Quốc nhận định rằng các chính sách thuế quan của Mỹ đối với các thành viên Quad đã gây ra phản ứng dữ dội, làm suy yếu đáng kể sự gắn kết của nhóm này, trong khi sự nghi ngờ về độ tin cậy của Mỹ trong hợp tác quốc phòng càng làm xói mòn lòng tin. Với những chia rẽ nội bộ lớn hơn nhiều so với đồng thuận, Quad đang ngày càng giống như “một sản phẩm của ảo tưởng từ Washington” nhằm duy trì vị thế bá quyền. Dù cam kết thể hiện sự đoàn kết, quan hệ giữa các nước trong nhóm đang bị ảnh hưởng bởi làn sóng áp thuế toàn cầu từ chính quyền Mỹ và không một thành viên nào của Quad được miễn trừ.

Trong ngày 30/6/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa đơn phương áp thuế mới đối với Nhật Bản nếu nước này không đồng ý nhập khẩu thêm hàng hóa Mỹ. Theo tờ Politico, ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social rằng “Mọi người có thể thấy các quốc gia đã được Mỹ nuông chiều như thế nào và tôi rất tôn trọng Nhật Bản, tuy nhiên, họ không chịu nhập gạo của Mỹ, trong khi lại đang thiếu hụt gạo trầm trọng. Nói cách khác, chúng tôi chỉ gửi họ một bức thư và chúng tôi vẫn yêu quý họ như là đối tác thương mại lâu năm”. Tuần trước đó, Nhật Bản đã hủy cuộc họp 2+2 (giữa bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng) với Mỹ dự kiến diễn ra ngày 1/7/2025 tại Washington, viện dẫn một yêu cầu không chính thức từ Mỹ đề nghị Tokyo tăng chi tiêu quốc phòng lên 3,5% GDP. Theo tờ Financial Times, yêu cầu này đã khiến Tokyo phẫn nộ.

Trong khi đó, quan chức cấp cao thứ ba của Lầu Năm Góc, Elbridge Colby, đã khiến Australia lo ngại khi khởi động việc rà soát dự án AUKUS trị giá lớn nhằm cung cấp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho nước này.

Ông Trần Hồng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương tại Đại học Sư phạm Hoa Đông (Trung Quốc), chia sẻ với Global Times rằng chính sách thuế của Mỹ đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các đồng minh trong Quad, trực tiếp tác động tiêu cực đến nền kinh tế của họ và phơi bày bản chất đơn phương trong chính sách của Mỹ. Điều này đã làm suy yếu cơ bản sự gắn kết trong nhóm. Trong hợp tác quốc phòng, cam kết của Mỹ cũng đang bộc lộ dấu hiệu thiếu tin cậy. Ví dụ, việc rà soát dự án tàu ngầm hạt nhân AUKUS đã khiến Australia lo ngại về độ tin cậy của Mỹ. Bên cạnh đó, sức ép từ Washington buộc Nhật Bản phải tăng mạnh chi tiêu quốc phòng cũng đang vấp phải sự phản kháng từ Tokyo. Sự nghi ngờ ngày càng lớn về độ tin cậy của Mỹ đang làm xói mòn thêm nền tảng cho các hành động phối hợp trong Quad, ông Trần nói thêm.

Trong bối cảnh đó, Quad chỉ có thể đạt được đồng thuận giới hạn trong các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn, như an ninh hàng hải. Tuy nhiên, tính hiệu quả lâu dài của nhóm đang ngày càng bị đặt dấu hỏi, theo các chuyên gia.

Cuộc họp ngày thứ Ba được xem là cơ hội để tái tập trung sự chú ý vào khu vực đang được coi là thách thức chính với Mỹ trong tương lai. Việc Washington đăng cai tổ chức cuộc họp bộ trưởng ngoại giao Quad lần này phần nào nhằm hàn gắn quan hệ với các đồng minh và khẳng định lại vai trò lãnh đạo, theo chuyên gia. Bằng cách tổ chức phối hợp hàng hải chung, Mỹ hy vọng thể hiện sự thống nhất của liên minh và đảo ngược đà sa sút về mặt ngoại giao. Động thái này cũng nhằm đánh lạc hướng dư luận trong nước. Đối mặt với khủng hoảng nợ, lạm phát cao và cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới, chính quyền Mỹ hiện tại coi việc thổi phồng mối đe dọa từ Trung Quốc là cách để chuyển hướng sự chú ý của công chúng và biện minh cho các chính sách bảo hộ. Nó cũng giúp che giấu những vấn đề cơ cấu nội tại của nước Mỹ, bao gồm tình trạng công nghiệp bị suy thoái.

Quad và khoảng trống địa chiến lược tại Nam Á

Quad cũng đưa ra một lời khiển trách mạnh mẽ đối với hành vi của Bắc Kinh ở Biển Đông, dù một lần nữa không nêu đích danh Trung Quốc. Tuyên bố bày tỏ “mối lo ngại nghiêm trọng” về tình trạng gia tăng quân sự hóa, các hành vi cưỡng ép, và can thiệp vào hoạt động khai thác tài nguyên ngoài khơi. Bản tuyên bố nêu rõ Quad một lần nữa phản đối mạnh mẽ mọi hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép… bao gồm cả việc cản trở các hoạt động hàng hải hợp pháp và quyền tự do bay qua.

Đây được cho là một tín hiệu rõ ràng thể hiện sự đoàn kết với các quốc gia trong khu vực như Philippines, Việt Nam và Nhật Bản – những nước đã và đang phải đối mặt với sự đe dọa từ tàu và máy bay tuần tra của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp.

Điểm đáng chú ý là Quad tái khẳng định cam kết đối với vai trò trung tâm, sự đoàn kết và vai trò lãnh đạo của ASEAN trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Dù có vẻ như là một tuyên bố ngoại giao thông thường, điều này lại mang hàm ý chiến lược sâu sắc. Việc giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN tạo nên một “lá chắn” chống lại sự áp đảo của Trung Quốc, đặc biệt tại Đông Nam Á. Nhấn mạnh về “một ASEAN đoàn kết” cũng là cách ngầm chống lại chiến lược chia để trị của Bắc Kinh, vốn tìm cách gây áp lực lên từng quốc gia thành viên ASEAN để buộc họ im lặng hoặc tuân phục. Bằng cách liên kết mình với các nguyên tắc của ASEAN, Quad thể hiện sự ủng hộ đối với một trật tự khu vực dựa trên luật lệ và thách thức những nỗ lực của Trung Quốc trong việc viết lại các quy tắc khu vực thông qua chủ nghĩa đơn phương và cưỡng ép.

Ngày 3/7/2025, phía Philippines đã hoan nghênh tuyên bố mạnh mẽ được đưa ra bởi các ngoại trưởng của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ, lên án các hành động đơn phương và mang tính cưỡng ép tại khu vực Biển Đông đang tranh chấp. Chính phủ Philippines cho biết bản tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp phản ánh mối quan ngại ngày càng gia tăng của cộng đồng quốc tế đối với những hành động mang tính gây hấn và nguy hiểm ngày càng tăng, đang đe dọa đến hòa bình và an ninh của khu vực.

Tuy nhiên, bảo vệ Đông Nam Á thôi là chưa đủ. Nếu Quad thực sự muốn đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, nhóm này cần mở rộng trọng tâm vượt ra khỏi lĩnh vực hàng hải và xử lý các động lực chiến lược ở lục địa Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bởi Trung Quốc không chỉ khẳng định vị thế trên biển, mà còn đang tạo dựng ảnh hưởng chiến lược sâu rộng tại Nam Á thông qua các dự án hạ tầng, tiếp cận ngoại giao và các cơ chế hợp tác đa phương mới. Liên minh ba bên được đề xuất gần đây giữa Trung Quốc, Pakistan và Bangladesh là tín hiệu rõ ràng cho thấy Bắc Kinh đang có ý định tái định hình trật tự khu vực và thách thức vai trò lãnh đạo truyền thống của Ấn Độ.

Trong bối cảnh đó, Quad cần nâng tầm vai trò của Ấn Độ vượt ra khỏi lĩnh vực hàng hải và công nhận Nam Á là một mặt trận chiến lược then chốt trong cạnh tranh quyền lực toàn khu vực. Việc lên án vụ tấn công khủng bố ở Pahalgam là một cử chỉ đoàn kết đáng hoan nghênh, nhưng vẫn chưa đủ. Đặc biệt là việc dù Washington coi Ấn Độ là then chốt để đối trọng với Trung Quốc nhưng Mỹ vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với Pakistan – một quốc gia thường xung đột với lợi ích an ninh của Ấn Độ. Sự thiếu nhất quán này đang làm suy yếu các mục tiêu chiến lược của Mỹ. Nếu không điều chỉnh và đồng bộ hóa chính sách đối với Nam Á và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Mỹ có nguy cơ thúc đẩy một tầm nhìn rời rạc, thiếu trọng tâm  và không thể gọi là một chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thực thụ.

Nếu mục tiêu thực sự là trao cho Ấn Độ vai trò “nhà cung cấp an ninh ròng” và củng cố năng lực để nước này đối trọng Trung Quốc, thì Washington phải ủng hộ việc phát triển năng lực chiến lược của Ấn Độ và các lợi ích khu vực của họ. Nếu không làm được điều đó, Quad sẽ mất tính nhất quán trong đối sách trước một thách thức Trung Quốc mang tính toàn diện, bao gồm cả quân sự, kinh tế và ngoại giao. Có thể thấy, một cách tiếp cận phân mảnh sẽ không đủ sức đối phó với một mối đe dọa tích hợp như vậy.

Kết luận

Cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao Quad ngày 1/7/2025 đánh dấu một bước tiến chiến lược đáng chú ý trong việc định hình trật tự khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương giữa bối cảnh cạnh tranh cường quốc ngày càng gay gắt. Với hàng loạt sáng kiến hợp tác thực chất, từ đảm bảo chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng, thúc đẩy công nghệ mới nổi, hỗ trợ nhân đạo, đến việc lên án các hành vi đơn phương trên biển, Quad cho thấy nỗ lực chuyển mình từ một diễn đàn chính trị mang tính biểu tượng sang một cơ chế hành động thực tế và đa chiều.

Tuy nhiên, sự chia rẽ nội tại, đặc biệt là từ chính sách đơn phương của Mỹ, đang trở thành rào cản lớn nhất đối với tính gắn kết chiến lược của nhóm. Mối quan hệ phức tạp giữa các thành viên, từ thương mại đến quốc phòng, đang đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về độ bền vững của Quad. Ngoài ra, sự tập trung quá mức vào không gian hàng hải mà bỏ qua các động lực lục địa, đặc biệt là vai trò của Ấn Độ tại Nam Á, khiến Quad vẫn thiếu một chiều sâu chiến lược cần thiết để đối trọng với Trung Quốc một cách toàn diện.

Để tránh rơi vào tình trạng “đồng thuận tối thiểu”, Quad cần tái cấu trúc cách tiếp cận theo hướng toàn diện hơn, linh hoạt hơn và đặt lợi ích khu vực lên trên lợi ích riêng biệt của từng thành viên. Khi đó, Quad mới có thể vượt qua vai trò biểu tượng và trở thành một trụ cột định hình cấu trúc an ninh – phát triển bền vững trong thế kỷ 21./.

Tác giả: Nguyễn Phương Ngân

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]

Tài liệu tham khảo

Express Web Desk. (2025, July 2). ‘Perpetrators, organisers should be brought to justice’: Quad leaders condemn Pahalgam terror attack | Quad Foreign Ministers Meeting News Latest Update. The Indian Express. Retrieved July 3, 2025, from https://indianexpress.com/article/india/quad-foreign-ministers-meeting-pahalgam-terror-attack-10100977/

Fan Anqi. (2025, July 1). Quad foreign ministers meet amid deepening division, suspicion over US’ unilateral policies. Global Times. Retrieved July 3, 2025, from https://www.globaltimes.cn/page/202507/1337410.shtml

Imran Khurshid. (2025, July 3). India, the Quad, and China’s Shadow: Building a Coherent Indo-Pacific Strategy. The Diplomat. Retrieved July 3, 2025, from https://thediplomat.com/2025/07/india-the-quad-and-chinas-shadow-building-a-coherent-indo-pacific-strategy/

MICHAELA DEL CALLAR. (2025, July 3). PH welcomes Quad’s statement of concern on South China Sea situation. GMA NEWS ONLINE. Retrieved July 3, 2025, from https://www.gmanetwork.com/news/topstories/nation/951418/ph-welcomes-quad-s-statement-of-concern-on-south-china-sea-situation/story/

U.S. Department of State. (2025, July 2). 2025 Quad Foreign Ministers’ Meeting – United States Department of State. State Department. Retrieved July 3, 2025, from https://www.state.gov/releases/office-of-the-spokesperson/2025/07/2025-quad-foreign-ministers-meeting/

Tags: Bộ Tứcục diện an ninh khu vựchợp tác an ninhQUAD
ShareTweetShare
Bài trước

Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

04/06/2025
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Tái định vị Quad trong cạnh tranh khu vực: Từ hàng hải đến lục địa, từ cam kết đến thực thi

Tái định vị Quad trong cạnh tranh khu vực: Từ hàng hải đến lục địa, từ cam kết đến thực thi

04/07/2025
Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

03/07/2025
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

Nhìn thấy được gì từ cuộc xung đột 12 ngày đêm Israel – Iran?

30/06/2025
Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

Nhìn nhận lại chương trình nghị sự cực đoan trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump

29/06/2025
Một số nhận định xung quanh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

Một số nhận định xung quanh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 17

28/06/2025
Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025: Bức tranh kinh tế toàn cầu qua lăng kính nước Nga

Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2025: Bức tranh kinh tế toàn cầu qua lăng kính nước Nga

26/06/2025

Tin Mới

Tái định vị Quad trong cạnh tranh khu vực: Từ hàng hải đến lục địa, từ cam kết đến thực thi

Tái định vị Quad trong cạnh tranh khu vực: Từ hàng hải đến lục địa, từ cam kết đến thực thi

04/07/2025
44
Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

Hun Sen đã tạm thắng một “nước cờ”, nhưng “ván cờ” chưa kết thúc

03/07/2025
623
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần cuối)

02/07/2025
68
Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

Mô hình và chiến lược cạnh tranh quyền lực biển trong quá trình trỗi dậy của các cường quốc – Góc nhìn từ quan điểm sinh thái học (Phần đầu)

01/07/2025
114

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.