Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Lĩnh vực Chính trị

Lựa chọn nào cho tân Tổng thống Iran trước những diễn biến căng thẳng mới ở Trung Đông?

08/08/2024
in Chính trị, Phân tích
A A
0
Lựa chọn nào cho tân Tổng thống Iran trước những diễn biến căng thẳng mới ở Trung Đông?

In this picture made available by Iranian state-run TV, IRIB, reformist candidate for the presidential election Masoud Pezeshkian speaks during a debate with hard-line candidate Saeed Jalili at the TV studio in Tehran, Iran, Monday, July 1, 2024. (Morteza Fakhri Nezhad/IRIB via AP)

0
SHARES
237
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Pezeshkian được mô tả là Tổng thống “cải cách” đầu tiên của Iran kể từ chính quyền Khatami 1997-2005. Ông từng là Bộ trưởng Y tế dưới thời tổng thống cải cách trước đó, Mohammad Khatami, nhưng các nhà phân tích vẫn đặt ra ngờ vực rằng ông thực sự có thể đạt được bao nhiêu cải cách dưới một chế độ thần quyền tôn giáo hạn chế quyền lực của tổng thống. Uy tín của ông đang được thách thức bởi những diễn biến căng thẳng mới tại Trung Đông.

Tổng thống theo đường lối cải cách

Tân tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố mình là một nhà lãnh đạo hiện đại cho một kỷ nguyên mới ở Iran. Câu chuyện về gia đình của ông được sử dụng như là bằng chứng cho quyết tâm cải cách. Ông được miêu tả là một người bình đẳng với vợ, một việc hiếm thấy trong thế giới hồi giáo. Ông nuôi ba đứa con và không bao giờ tái hôn sau khi vợ của mình qua đời. “Thật thú vị khi ông ấy sử dụng câu chuyện gia đình của mình như một dấu hiệu cho thấy sự cam kết và độ tin cậy của bản thân. Ông ấy sẽ sát cánh cùng người dân Iran như đã sát cánh cùng gia đình của mình”[1]. Ông Pezeshkian đã nói rằng ông muốn lèo lái Iran trở nên thịnh vượng hơn, cởi mở hơn về mặt xã hội và gắn kết hơn với phương Tây. Trong một bài bình luận được đăng trên tờ The Tehran Times hôm thứ Bảy, ông mô tả chính sách đối ngoại của mình là “thúc đẩy cơ hội”, tăng cường quan hệ với các đồng minh Nga và Trung Quốc, nhưng cũng sẵn sàng hợp tác với Liên minh châu Âu. Ông nói Iran sẽ không “đáp trả áp lực” của Mỹ. Liệu ông có thực hiện được lời hứa hay không vẫn cần thời gian để kiểm chứng. Dư luận Trung Đông không có cái nhìn quá lạc quan về những sự thay đổi mà tân tổng thống Iran có thể mang lại, khi nhìn vào những người tiền nhiệm trong lịch sử họ đều đã thử và thất bại.

Kết quả bất ngờ đối với dư luận

Việc ông Pezeshkian đắc cử vị trí tổng thống Iran thực sự là kết quả bất ngờ đối với dư luận khu vực và thế giới. Trước cuộc bầu cử, gần như mọi ý kiến cho rằng một người theo đường lối bảo thủ sẽ thay thế sau cái chết của Tổng thống Raisi. Niềm tin của người dân gần như đã chạm đáy. Vòng bỏ phiếu đầu tiên trong các cuộc bầu cử này, diễn ra vào ngày 28 tháng 6, đánh dấu tỷ lệ cử tri đi bầu thấp nhất ở Iran kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Theo số liệu từ Cộng hòa Hồi giáo (mà nhiều nhà hoạt động Iran cho rằng đã bị phóng đại), tỷ lệ tham gia vào vòng bỏ phiếu đầu tiên là khoảng 40%. Vòng bỏ phiếu thứ hai diễn ra trong bối cảnh có báo cáo về tình trạng mất internet ở một số thành phố. Bộ Nội vụ Iran cho biết các báo cáo ban đầu cho thấy tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu hôm thứ Sáu là khoảng 50%. Kết quả được công bố Pezeshkian đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử với 16,3 triệu phiếu bầu so với 13,5 triệu phiếu của Jalili, trong tổng số 30 triệu phiếu bầu.

Ông đã vượt qua ứng viên nặng ký Saeed Jalili, một chính trị gia bảo thủ theo đường lối cứng rắn. Ông là một nhân vật nổi tiếng trong giới bảo thủ, cựu nhà đàm phán hạt nhân có mối quan hệ chặt chẽ với nhà lãnh đạo tối cao và Lực lượng Vệ binh Cách mạng, đồng thời được coi là một người trung thành tuyệt đối. Jalili từng thất bại trong nỗ lực tranh cử tổng thống trước đó, sau thất bại trước Hassan Rouhani vào năm 2013 và 1 loạt ứng cử viên theo đường lối bảo thủ khác.

Nhưng việc một người theo đường lối cải cách như ông Pezeshkian đắc cử đã phản ánh rõ nét thái độ và nguyện vọng của người dân Iran. Dường như họ đã quá chán nản với những người theo đường lối bảo thủ, khiến kinh tế đất nước trở nên trì trệ trong nhiều năm qua. Truyền thông thân phương Tây cho rằng, trong những năm qua, chính quyền Iran đã trấn áp những người bất đồng chính kiến thông qua các vụ bắt giữ và xét xử, ngắt kết nối Internet, tăng cường giám sát và trừng phạt đối với những người mà họ coi là không tuân theo các quy tắc tôn giáo[2]. Lần cuối cùng Pezeshkian đặt mục tiêu trở thành tổng thống Iran là vào năm 2021. Sau đó Iran đã cấm ông và toàn bộ phe cải cách của ông tranh cử. Trong chiến dịch tranh cử, ông chỉ trích việc thực thi luật khăn trùm đầu bắt buộc, và tuyên bố: “chúng tôi phản đối bất kỳ hành vi bạo lực và vô nhân đạo nào đối với bất kỳ ai, đặc biệt là chị em gái và con gái của chúng tôi, và chúng tôi sẽ không cho phép những hành động này xảy ra”. Nhưng nhiều người cho rằng điều đó nói lên rằng ông chỉ lên tiếng chống lại việc thực thi tàn bạo các luật đó, chứ không phải bản thân luật pháp. Ông cũng nhiều lần cam kết trung thành với Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Ali Khamenei, người có tiếng nói cuối cùng.

Pezeshkian đã nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với truyền hình nhà nước: “Chúng tôi sẽ không thay đổi hướng đi, và chính sách chung là ổn định”. Bởi suy cho cùng, Tổng thống Iran vẫn là người làm việc dưới quyền của vị lãnh tụ tối cao Khamenei. Patrick Clawson, một thành viên cao cấp của Morningstar tại Viện Washington và là giám đốc Chương trình Viterbi về Iran và Chính sách của Mỹ, cho rằng Pezeshkian “sẽ mang lại một giọng điệu ít đối đầu hơn, ít tố cáo gay gắt hơn về “phương Tây” và thừa nhận nhiều hơn rằng Iran phải thực hiện các bước thay vì chỉ đổ lỗi cho người khác”[3].

Vẫn để lại khoảng trống cho vị trí người kế vị ông Khamenei. Một vấn đề phức tạp có tác động trực tiếp tới toàn bộ Iran cũng như Trung Đông trong cả tương lai. Có cái nhìn khá bi quan, Karim Sadjadpour, thành viên cấp cao tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, viết trên X. Cái chết của Raisi sẽ tạo ra “một cuộc khủng hoảng kế vị ở Iran”[4]. Một số người đã chỉ ra con trai của Lãnh tụ Tối cao đương nhiệm Mojtaba Khamenei, một giáo sĩ cấp trung, là một ứng cử viên tiềm năng cho vị trí cao nhất, nhưng đó sẽ là một sự thay đổi so với các nguyên tắc của Cộng hòa Hồi giáo. Họ vẫn luôn tự hào vì đã rũ bỏ hình thức “cha truyền con nối”. Vị trí tổng thống của ông Pezeshkian có thể đưa ông vào một trong những lựa chọn tiềm năng, nhưng nó có thể gây ra những phản đối dữ dội từ phe bảo thủ và khiến tình hình đất nước Iran trở nên hỗn loạn.

Vai trò của tổng thống Iran trong căng thẳng ở trung đông và tác động tới khu vực

Trung Đông trong thời gian vừa qua được đặt trong tình trạng căng thẳng cao độ sau vụ ám sát thủ lĩnh chính trị của Hamas là Ismail Haniyeh ở Tehran, cùng với vụ ám sát nhân vật lãnh đạo Hezbollah là Fuad Shukr ở Beirut, đưa khu vực bên bờ vực của một cuộc chiến tranh tổng lực. Vụ ám sát Haniyeh được dư luận cho rằng là sự leo thang căng thẳng cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái, khi một cuộc tấn công do Hamas dẫn đầu khiến ước tính 1.139 người thiệt mạng ở Israel và hơn 200 người bị bắt làm tù binh. Israel đã đáp trả bằng cách phát động một cuộc chiến tàn khốc ở Gaza, phá hủy vùng đất này, khiến hàng triệu người phải di dời và giết chết gần 40.000 người Palestine[5]. Theo nhóm giám sát ACLED, kể từ khi bắt đầu xung đột, Israel đã giết chết ít nhất 39 chỉ huy hoặc thành viên cấp cao của “trục kháng chiến” – mạng lưới ủng hộ Iran phản đối Mỹ và Israel trong khu vực. Chuyên gia khu vực Trung Đông của ACLED Ameneh Mehvar đã viết trong một báo cáo. “Với một thỏa thuận ngừng bắn có thể đảm bảo việc thả các con tin Israel hiện còn xa vời hơn, các vụ ám sát hiện tại đã đưa khu vực này đến gần hơn với bờ vực của một cuộc chiến tranh có thể gây ra hậu quả tàn khốc cho Trung Đông và xa hơn nữa”. Những vụ ám sát cũng đã gần như đặt dấu chấm hết với những nỗ lực đạt được một lệnh ngừng bắn ở dải Gaza và giờ các nhà ngoại giao ở trong khu vực và thế giới đang tích cực thực hiện những hoạt động, chuyến thăm nhằm nỗ lực cứu vớt tình thế không vượt ngoài tầm kiểm soát.

Lãnh tụ tối cao Iran cũng đã có những phát ngôn cứng rắn hơn so với vụ tấn công vào lãnh sự quán của Syria vào hồi tháng 4. Người Iran khẳng định họ sẽ đáp trả, với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nasser Kanaani phát biểu vào thứ Hai rằng sự ổn định trong khu vực chỉ có thể đến từ việc “trừng phạt kẻ xâm lược và tạo ra sự răn đe đối với chủ nghĩa phiêu lưu của chế độ Zionist [Israel]”[6]. Bởi một vụ ám sát thủ lĩnh tối cao thực hiện ngay tại thủ đô của Iran được coi là sự xúc phạm lớn đối với thể diện và uy tín của nước này.

Tân tổng thống Iran nhậm chức trong hoàn cảnh Trung Đông đang ở trong giai đoạn căng thẳng nhất suốt nhiều năm qua. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đã nói với các phóng viên về quan điểm của mình đối với Isarel: “Chúa sẵn lòng, chúng tôi sẽ cố gắng có quan hệ thân thiện với tất cả các quốc gia ngoại trừ Israel”[7]. Nhưng đóng vai trò là tổng thống Iran, Masoud Pezeshkian, đã đưa ra những kiến nghị cho Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei kiềm chế tấn công Israel và cảnh báo về tác động tàn khốc của việc này đối với nhiệm kỳ tổng thống của ông[8]. Trong một cuộc họp với Khamenei, ông Pezeshkian cảnh báo rằng nếu xảy ra chiến tranh, những cuộc trả đũa của Isarel gần như chắc chắn sẽ nhắm vào cơ sở hạ tầng và nguồn năng lượng quốc gia có thể làm tê liệt nền kinh tế Iran vốn đã yếu kém, nghiêm trọng hơn là dẫn đến sự sụp đổ của đất nước này. Ông nhấn mạnh rằng việc phát động chiến tranh với Israel sẽ khiến việc phục hồi kinh tế và thu hẹp khoảng cách vốn đã sâu sắc giữa Cộng hòa Hồi giáo và người dân trở nên bất khả thi, gây tổn hại nghiêm trọng đến vị thế quốc tế của Iran, điều mà đất nước này rất cần cải thiện. Những lời lẽ của ông trong các cuộc gặp ngoại trưởng Nga và Tổng thống Pháp tuy không đi ngược lại với quan điểm của lãnh tụ tối cao nhưng lời lẽ có phần bớt gay gắt và gây hấn hơn.

Ông cũng khẳng định sự phản đối của mình với các hành động quân sự xuất phát từ lợi ích quốc gia cho Iran chứ không phải do thiếu hiểu biết hoặc kinh nghiệm về các vấn đề an ninh quân sự như những người theo đường lối cứng rắn cáo buộc. Một phụ tá thân cận của Pezeshkian đã nói với tờ The Telegraph rằng lỗ hổng an ninh dẫn đến vụ ám sát Ismail Haniyeh ở Iran “có thể là một nỗ lực cố ý của IRGC nhằm làm tổn hại đến danh tiếng của vị tổng thống mới. “Không một ai có thể chấp nhận rằng điều này xảy ra một cách tình cờ, đặc biệt là vào ngày đầu tiên Pezeshkian nhậm chức”, ông nói[9]. Thế nhưng, bất chấp những lời kêu gọi của Tổng thống Pezeshkian, các nguồn tin cho biết, ông Khamenei vẫn không đưa ra cam kết nào trong suốt phiên họp, không ủng hộ cũng không phản đối mối quan ngại của Pezeshkian.

Có thể thấy, quyết tâm của lãnh đạo tối cao Iran có những hành động đáp trả lại Isarel vẫn còn cao. Tuy nhiên, ông sẽ phải tính toán kĩ lưỡng về mức độ và quy mô của cuộc tấn công trả đũa vì có nhiều yếu tố tác động khiến những cuộc tấn công sẽ đem lại những hậu quả thảm khốc cho cả Iran và khu vực Trung Đông. Thứ nhất, mặc dù không phải là người ra quyết định cao nhất, nhưng ông Khameinei cùng đồng sự cũng không thể xem thường vị thế của ông Pezeshkian khi ông là tổng thống dân cử với số phiếu bầu của hơn 16 triệu người dân Iran. Mặc dù số người dân đi bỏ phiếu ở mức thấp kỷ lục thể hiện sự chán nản của người dân vào chế độ thì hơn 16 triệu người còn lại đặt hi vọng vào Pezeshkian như là người vực dậy đất nước. Đưa ra những hành động tấn công gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kinh tế trong nước như Tổng thống Iran đã cảnh báo sẽ càng làm tăng sự bất mãn của người dân đối với chính quyền do lãnh tụ Khameini lãnh đạo. Tiếp theo là phản ứng của quốc tế, Mỹ chắc chắn sẽ không đứng nhìn đồng minh Isarel của mình phải hứng chịu một cuộc tấn công tổng lực và minh chứng là chính Mỹ cũng đã có những động thái nhằm chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Iran sẽ phải cân nhắc kĩ về thiệt hại của một cuộc tấn công mà đối phương là cả Mỹ và Isarel.

Bên cạnh đó, các nước trong khu vực cũng nhận thức được mức độ khốc liệt của một cuộc chiến được Iran phát động nhắm vào Iran. Và các nước này cũng đang tích cực có hành động ngoại giao nhằm cứu vãn tình hình. Việc bỏ ngoài tai mọi nỗ lực ngoại giao của các nước này sẽ khiến Iran mất uy tín rất nhiều và gặp khó khăn khi quan hệ lại với các nước trong thời kỳ hậu chiến. Nền kinh tế Iran vốn đã gặp không ít những khó khăn, nếu gặp 1 cuộc chiến quy mô lớn sẽ càng dễ tổn thương hơn và thời kì hậu chiến cũng sẽ gặp càng nhiều khó khăn để phục hồi. Ori Goldberg, một nhà phân tích chính trị tại Tel Aviv, cho biết: “Tôi có cảm giác Iran đang nói chuyện với mọi người ở Trung Đông trừ Israel và nói chuyện với khá nhiều quốc gia bên ngoài khu vực. Iran càng mất nhiều thời gian cho các cuộc đàm phán thì phản ứng của Iran càng có khả năng được kiểm soát và kiềm chế”. Ông nói thêm rằng Iran, một quốc gia bị Mỹ coi là kẻ bị ruồng bỏ, có cơ hội thể hiện mình là một chính quyền lý trí với quốc tế, đặc biệt là vào thời điểm Netanyahu đang làm xói mòn mối quan hệ với các đối tác của mình bằng những hành động leo thang xung đột gây ra cái chết của nhiều người dân vô tội. Do vậy, một cuộc trả đũa là điều gần như khó tránh khỏi nhưng câu hỏi bây giờ là nó diễn ra vào thời điểm nào và với một quy mô như thế nào để không làm tổn thương các lợi ích trực tiếp của giới cầm quyền Iran. Reza Akbari, giám đốc chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Viện Báo cáo Chiến tranh và Hòa bình, nói với Al Jazeera. “Tôi không tin rằng sự leo thang đang ở trong tâm trí của những người ra quyết định của Iran. Tuy nhiên, tất nhiên, các nhà hoạch định chính sách của Iran không thống nhất.” Israel đã tiến hành cuộc không kích ngày 1/4 nhằm vào khu phức hợp ngoại giao của Iran ở thủ đô Damascus của Syria, khiến 18 người thiệt mạng, trong đó có 8 thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tinh nhuệ của Iran. Iran trả đũa 12 ngày sau đó bằng cách bắn hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào Israel. Một cuộc trả đũa có mức độ vừa phải như hồi tháng 4 sẽ là quyết định khôn ngoan nhất cho Iran trong thời điểm hiện tại

Tuy nhiên, đó là khả năng Iran thực hiện những cuộc tấn công riêng lẻ nhằm vào Israel. Không thể loại trừ khả năng nước này phối hợp với các nhóm vũ trang như Hezbollah để tiến hành trả đũa. Nasrallah cho biết Israel đã “vượt qua ranh giới đỏ” và phản ứng là “không thể tránh khỏi”, đồng thời nói thêm rằng sự leo thang trong khu vực sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Israel đối với hành động trả đũa sắp tới[10]. Imad Salamey, nhà khoa học chính trị tại Đại học Mỹ-Lebanon cho biết Hezbollah và Iran có thể sẽ liên kết chặt chẽ về phản ứng của họ. Ông cho biết: “Chiến lược bao trùm có thể sẽ tập trung vào một cuộc xung đột kéo dài, được kiểm soát, phục vụ nhiều lợi ích chiến lược cho Iran mà không leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực”. Đó cũng có thể là kịch bản mà ông Pezeshkian mong muốn, một người vốn cũng có thái độ cứng rắn với Isarel tuy nhiên cũng không muốn một cuộc chiến sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ông khi ông vừa mới nhậm chức cũng như nền kinh tế Iran./.

Tác giả: Phạm Quang Phúc

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược. Mọi trao đổi học thuật và các vấn đề khác, quý độc giả có thể liên hệ với ban biên tập qua địa chỉ mail: [email protected]

Tài liệu tham khảo:

[1] Farnaz Fassihi (2024), “Iran’s New President Promises Changes. Can He Deliver?”, The New York Times, https://www.nytimes.com/2024/07/16/world/middleeast/iran-new-president-pezeshkian.html

[2] Nassim Khadem (2024), “Iran’s new president Masoud Pezeshkian has promised reform, but can the regime change?”, ABC News, https://www.abc.net.au/news/2024-07-09/why-islamic-iran-cannot-reform-under-president-masoud-pezeshkian/104072912

[3] Nassim Khadem (2024), tldd

[4] Nadeen Ebrahim (2024), “Iran’s president has died in office. Here’s what happens next”, CNN, https://edition.cnn.com/2024/05/20/middleeast/ebrahim-raisi-dies-succession-what-is-next-explainer-mime-intl/index.html

[5] Justin Salhani (2024), “Iran’s response to Israel looms. What are the possible scenarios?”, Aljazeera, https://www.aljazeera.com/features/2024/8/6/irans-response-to-israel-looms-what-are-the-possible-scenarios

[6] Justin Salhani (2024), tldd

[7] Nassim Khadem (2024), tldd

[8] “Exclusive: Iran’s president implores Khamenei to avoid war with Israel” (2024), Iran International, https://www.iranintl.com/en/202408073123

[9] “Exclusive: Iran’s president implores Khamenei to avoid war with Israel” (2024), tldđ

[10] “Hezbollah chief says response to Israeli assassination ‘inevitable’” (2024), Aljazeera, https://www.aljazeera.com/news/2024/8/1/hezbollah-chief-says-response-to-israeli-assassination-inevitable

Tags: IranIsraelMasoud Pezeshkianxung đột Trung Đông
ShareTweetShare
Bài trước

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Next Post

Quan hệ Pháp – Trung Quốc và tác động của nó tới cục diện toàn cầu hiện nay

Next Post
Quan hệ Pháp – Trung Quốc và tác động của nó tới cục diện toàn cầu hiện nay

Quan hệ Pháp - Trung Quốc và tác động của nó tới cục diện toàn cầu hiện nay

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

Một số vấn đề về việc Trung Quốc tuyên bố xác lập “đường cơ sở ở Vịnh Bắc Bộ”

30/03/2024
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1
Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025
Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

12/05/2025
Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

11/05/2025
Ảnh hưởng kinh tế quốc tế của Trung Quốc thời Tập Cận Bình và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Ảnh hưởng kinh tế quốc tế của Trung Quốc thời Tập Cận Bình và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

10/05/2025
Chiến tranh nhận thức trong cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc: Mặt trận mới định hình quyền lực toàn cầu

Chiến tranh nhận thức trong cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc: Mặt trận mới định hình quyền lực toàn cầu

09/05/2025
Từ tác chiến trên không đến tác chiến đa miền: Cạnh tranh quân sự và chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Từ tác chiến trên không đến tác chiến đa miền: Cạnh tranh quân sự và chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

08/05/2025
Khủng hoảng chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ và tương lai chính sách cân bằng Nga, Mỹ của Tổng thống Erdogan

Chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Donald Trump và sự tác động đến các vấn đề an ninh phi truyền thống 

07/05/2025
Mức thuế 245%: Chiến lược đầy toan tính hay chính sách bảo hộ cực đoan?

Mức thuế 245%: Chiến lược đầy toan tính hay chính sách bảo hộ cực đoan?

06/05/2025

Tin Mới

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

Triển vọng hoàn tất đàm phán COC 2026

13/05/2025
4
Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

Liệu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine có giúp Mỹ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc?

12/05/2025
49
Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

Hợp tác an ninh Nhật – Mỹ – Hàn từ Biden tới Trump 2.0 và đối sách với vấn đề Bắc Triều Tiên

11/05/2025
78
Ảnh hưởng kinh tế quốc tế của Trung Quốc thời Tập Cận Bình và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

Ảnh hưởng kinh tế quốc tế của Trung Quốc thời Tập Cận Bình và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

10/05/2025
169

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.