Nghiên Cứu Chiến Lược
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo
No Result
View All Result
Nghiên Cứu Chiến Lược
No Result
View All Result
Home Khu vực Châu Á

Chiến lược phòng thủ của Đài Loan trong tình thế lưỡng nan hiện nay

25/06/2023
in Châu Á, Khu vực, Phân tích, Quốc phòng - an ninh
A A
0
Chiến lược phòng thủ của Đài Loan trong tình thế lưỡng nan hiện nay
0
SHARES
284
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Khi Mỹ thúc giục Đài Loan áp dụng một chiến lược an ninh cần có sự can thiệp của nước ngoài, đồng thời bản thân nước Mỹ cũng đưa ra chiến lược không rõ ràng về vấn đề này, khiến Đài Bắc khó cam kết triển khai phòng thủ một cách thuần túy.

Đài Loan hiện đang bước vào mùa vận động bầu cử sôi động. Tràn ngập sự phấn khích và kịch tính thường thấy, cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 diễn ra vào thời điểm lo lắng tăng cao trong bộ máy chính trị Đài Loan, với khả năng cao sẽ xảy ra một cuộc tấn công của Trung Quốc trong tương lai không xa. Do đó, các chính sách quốc phòng được tổng thống tiếp theo của Đài Loan áp dụng có thể khiến cuộc bầu cử này trở thành một trong những cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử của hòn đảo này.

Bất cứ ai nhậm chức vào tháng 5 tới sẽ phải đối mặt với tình thế vô cùng khó khăn trong việc lập kế hoạch phòng thủ của Đài Loan. Hiện tại, họ chỉ có thời gian và nguồn lực hạn chế để chuẩn bị cho một cuộc xung đột xuyên eo biển, nhưng việc triển khai thực hiện thành công học thuyết quân sự hiện tại của họ đòi hỏi cần có nguồn lực và thời gian chuẩn bị đáng kể.

Trong những hoàn cảnh lạc quan nhất, việc chuẩn bị đầy đủ và cẩn thận để đối phó với một cuộc chiến với Trung Quốc sẽ là một thách thức vô cùng to lớn. Trong thời điểm hiện tại, với những cách tiếp cận khác nhau về mối đe dọa của Trung Quốc giữa Mỹ và Đài Loan đã làm chậm quá trình phát triển chiến lược phòng thủ đã được đề ra trước đây, đó được coi là một giải pháp thiết thực cho tình hình khó khăn về quốc phòng của Đài Loan.

Một hoàn cảnh khó khăn!

Bất chấp những trở ngại mà nó gặp phải trong việc được chấp nhận hoàn toàn thì Chiến lược phòng thủ nhiều lớp, vẫn là giải pháp được nhắc tới nhiều nhất cho vấn đề phòng thủ của Đài Loan. Chiến lược này dựa vào vị trí địa lý độc đáo của hòn đảo để tạo ra lợi thế cục bộ, cho phép các lực lượng Đài Loan chống lại Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) vốn mạnh hơn về số lượng.

Vào năm 2017, Đô đốc Lý Hỉ Minh, khi đó là Tổng Tham mưu trưởng Đài Loan, đã phát triển “Khái niệm phòng thủ tổng thể (ODC)” để chính thức hệ thống hóa Chiến lược phòng thủ nhiều lớp thành học thuyết phòng thủ của Đài Loan. Không giống như các học thuyết quân sự trước đây của họ, vốn tìm kiếm khả năng tấn công sâu và tiêu diệt kẻ thù, ODC đã xác định lại các mục tiêu quân sự của mình là ngăn chặn kẻ thù tiếp quản thành công Đài Loan. ODC đề nghị Đài Loan từ bỏ kế hoạch thiết lập quyền kiểm soát trên biển và ưu thế trên không, áp dụng cách tiếp cận phòng thủ hiệu quả hơn về chi phí để ngăn chặn một “hành động can thiệp quân sự” từ phía Trung Quốc.

ODC là một chiến lược ngăn chặn bằng cách từ chối, tích hợp các khái niệm Chiến tranh phi đối xứng vào tất cả các cấp độ hoạt động quân sự, bao gồm huấn luyện, tổ chức lực lượng, chỉ huy điều hành, hậu cần. Do đó, họ thừa nhận rằng Đài Loan không còn có thể đối đầu trực tiếp với Trung Quốc và cho rằng các hệ thống vũ khí lớn và cơ sở hạ tầng cố định sẽ bị phá hủy khi bắt đầu một “hành động can thiệp quân sự”. Để tồn tại trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột xuyên eo biển, ODC quy định việc sử dụng vũ khí cơ động và có thể sống sót.

Tuy nhiên, chỉ riêng vũ khí hiện đại là chưa đủ, bên cạnh đó còn cần một chiến lược triển khai một cách hiệu quả. Việc sở hữu vũ khí hiện đại sẽ trở nên vô nghĩa nếu các nhà lãnh đạo quân sự không đưa ra được một chiến lược phòng thủ tổng thể. Đài Loan chỉ có thể đạt được thành công một cách trọn vẹn khi họ có một chiến lược phòng thủ không cân bằng ở mức độ khu vực.

Đối với những người phụ trách chính sách quốc phòng của Mỹ, ODC đã mang đến cơ hội hợp tác với Đài Loan khi họ đã cùng thống nhất về Chiến lược Phòng thủ phi đối xứng. Phiên bản đầu tiên của Đạo luật Chính sách Đài Loan năm 2022 kêu gọi đánh giá cam kết của Đài Loan đối với ODC. Trong những diễn biến gần đây, Viện Brookings cũng khuyến khích các lực lượng Đài Loan chấp nhận sự không cân bằng. Nhưng Đài Loan đã không nhiệt tình trong việc tiếp nhận ODC. Một số nhà lãnh đạo đã cho rằng họ đã hoàn toàn từ bỏ chiến lược phòng thủ này.

Phản ứng của Đài Loan đối với chiến lược phòng thủ phi đối xứng

Tổng thống Thái Anh Văn đã tìm cách chuyển Đài Loan sang Chiến lược phòng thủ phi đối xứng. Trong bài phát biểu nhậm chức vào tháng 5 năm 2020, bà Thái lưu ý rằng, Đài Loan sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển Chiến lược chiến tranh phi đối xứng, cải cách các hệ thống dự trữ và cải thiện các thể chế quản lý quân sự trên hòn đảo này. Nhưng ODC đã biến mất khỏi tài liệu quốc phòng của Đài Loan sau đó.

Trong báo cáo về Đánh giá phòng thủ (QDR) năm 2021 của Đài Loan, báo cáo mới nhất trong loạt báo cáo này, ám chỉ đến khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh phi đối xứng nhưng không đề cập đến Chiến lược chiến tranh phi đối xứng. Thay vào đó, nó chỉ nếu ra giải pháp về “Phòng thủ cứng rắn và Cảnh cáo trong nhiều lĩnh vực” là mục tiêu chính của Chiến lược này, nó đề cao việc giữ ưu thế trên không, kiểm soát biển và khả năng tấn công tầm xa. Đây là một học thuyết đầy tham vọng. Về cơ bản, nó sẽ khiến các lực lượng Đài Loan đối mặt trực tiếp trên mọi mặt trận với PLA.

Vào tháng 4 năm 2023, các tài liệu bị rò rỉ từ Lầu Năm Góc tiết lộ một đánh giá đáng báo động về khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Đài Loan: Hệ thống phòng không của nước này khó có thể ngăn cản quân đội Trung Quốc khẳng định ưu thế trên không của mình trong trường hợp xảy ra xung đột. Đánh giá này có vẻ gây hoang mang, nhưng những thông tin rò rỉ đó đã củng cố tuyên bố rằng chính quyền Đài Loan khá lạc quan đối với học thuyết quốc phòng của mình. Với ưu thế về số lượng của PLA, Đài Bắc không thể tìm kiếm ưu thế trên mọi mặt trận. Ngay cả Mỹ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc đối mặt trực tiếp với Trung Quốc theo cách mà báo cáo QDR của Đài Loan đã mô tả.

Michael Hunzeker viết cho War on the Rocks: “Đài Loan đã từ bỏ cải cách quốc phòng bất đối xứng, trừ tên gọi. “Thay vào đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan hiện đang lên kế hoạch ngăn chặn một “hành động can thiệp quân sự” bằng cách đe dọa sẽ sử dụng tên lửa để tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc. Bên cạnh đó họ sẵn sàng chọn giải pháp đối đầu quân sự trực tiếp với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, vốn đã vượt trội hơn hẳn.”

Một báo cáo gần đây của The Economist về quốc phòng của Đài Loan nhận xét rằng “Chính phủ Đài Loan lặp lại quan điểm của Mỹ về chiến tranh phi đối xứng”, nhưng “quân đội của họ vẫn chưa cam kết thực hiện điều đó”. Rất khó để đánh giá liệu Đài Loan có thực sự từ bỏ phòng thủ phi đối xứng hay không nếu không biết những gì đã được thống nhất trong cuộc họp kín của lãnh đạo quốc phòng hai bên. Tương tự như vậy, người ta không thể xác định liệu việc Đài Loan chậm áp dụng chiến lược phòng thủ tổng thể phi đối xứng có phải là do sự trì hoãn trong quá trình mua sắm vũ khí hay không. Các nguồn tin có uy tín cho hay, thực tế đã có sự chậm trễ đáng kể trong việc giao nhận vũ khí cho quân đội Đài Loan. Tuy nhiên, xét trên tình trạng hiện tại, Đài Bắc hiện đang phải đối mặt với một tình huống có thể cản trở sự hợp tác giữa Đài Loan và Mỹ trong cuộc xung đột.

Nghịch lý

Liệu Đài Bắc và Washington có đang định nghĩa Chiến tranh phi đối xứng theo hai khác nhau hay không? Thuật ngữ “phi đối xứng” là một thuật ngữ không chính xác và dễ gây hiểu nhầm. Trong chiến tranh, hai lực lượng đối lập rất ít khi chiến đấu trực diện ở bất kỳ thời gian và không gian nào, mặc dù nhiều nhà bình luận chính trị đã đánh đồng sai Khái niệm Chiến tranh phi đối xứng với các hệ thống vũ khí nhỏ và di động. Tuy nhiên, sự thiếu chính xác trong ngôn ngữ không phải là nguồn gốc của tình thế khó khăn của Bộ quốc phòng của Đài Loan hiện nay.

Một trong số các lý do khác đó là việc Đài Bắc miễn cưỡng áp dụng ODC có thể xuất phát từ việc tiềm ẩn rủi ro và các khả năng khác với Mỹ. ODC lấy tình huống xấu nhất làm cơ sở phân tích, nhưng các nhà hoạch định chính sách Đài Loan phải lập kế hoạch cho một loạt các hành động gây hấn tiềm ẩn của PLA, từ cách ly hải quan đến phong toả hoàn toàn và tấn công tên lửa. Do đó, cần phải duy trì một cách mạnh mẽ các nền tảng cơ bản để ngăn chặn các kịch bản xấu nhất có thể xảy ra. Vũ khí thông thường có thể chống lại các hoạt động gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực đang xảy ra tranh chấp. Bên cạnh đó, cùng với tầm nhìn của các nhà lãnh đạo cũng góp phần cải thiện tinh thần và niềm tin của công chúng vào quốc phòng của Đài Loan.

Ngược lại, Washington chủ yếu quan tâm đến tình huống xảy ra cuộc chiến của Trung Quốc vì đây là kịch bản đưa ra thách thức an ninh lớn nhất. Chẳng hạn, một cuộc phong tỏa hải quân thành công có thể là một thành công về mặt tinh thần nhưng lại là một thất bại chiến lược đối với Bắc Kinh vì nó không đạt được chiến thắng chính trị trong việc chiếm đóng Đài Loan, bên cạnh đó còn có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế lên án đồng thời thực hiện các biện pháp trừng phạt. Do đó, Đài Loan nên tập trung vào kịch bản xảy ra chiến tranh và ưu tiên hướng các nguồn lực hạn chế của mình vào các hệ thống vũ khí nhỏ hơn.

Nhưng mấu chốt của tình thế khó khăn về quốc phòng của Đài Loan là sự không chắc chắn về việc liệu Mỹ có đứng ra bảo vệ Đài Loan hay không. Với một phương pháp chủ yếu là phòng thủ để ngăn chặn một “hành động can thiệp quân sự” của PLA, ODC yêu cầu Đài Loan cầm cự càng lâu càng tốt để có thể chờ đợi sự hỗ trợ quân sự từ nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn sự không chắc chắn về việc liệu Mỹ và các đồng minh sẽ hỗ trợ Đài Loan như thế nào trong cuộc xung đột hay không.

Các nhà hoạch định chính sách Đài Loan phải chuẩn bị cho mọi kịch bản; họ không thể chỉ chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh sẽ nổ ra trong trường hợp xấu nhất và thực hiện tư thế phòng thủ thuần túy bằng cách chỉ mua và sử dụng vũ khí nhỏ và cơ động.

Do đó, vấn đề về tình huống phòng thủ của Đài Loan xoay quanh một nghịch lý. Khi Mỹ thúc giục Đài Loan áp dụng một chiến lược phù hợp với kịch bản chiến tranh sẽ nổ ra và đòi hỏi sự can thiệp của nước ngoài, nhưng bên cạnh đó Mỹ cũng duy trì chính sách không rõ ràng về chiến lược của mình, khiến Đài Bắc khó giải quyết dứt điểm về ODC.

Cần có một chiến lược rõ ràng để hợp tác lâu dài

Không thể kỳ vọng Đài Loan sẽ áp dụng một chiến lược đòi hỏi sự hỗ trợ quân sự của Mỹ mà không có những hứa hẹn về sự hỗ trợ đó. Do đó, nhiều người đã đề xuất việc phải làm rõ chiến lược như một giải pháp để giải quyết vấn đề này, bao gồm cả các tổ chức của người Mỹ gốc Đài Loan như Hiệp hội Công vụ Formosan, nơi tác giả hiện đang làm cộng tác viên chính sách. Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần đảm bảo bằng lời nói rằng Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, nhưng điều đó không phải là một cam kết chính thức. Do đó, vai trò của Mỹ trong cuộc xung đột xuyên eo biển vẫn chưa chắc chắn.

Ngày nay, sự hợp tác giữa Mỹ và Đài Loan đã phát triển ở cấp độ chiến thuật, nhưng không có đủ các cuộc đối thoại chính thức về mặt chiến lược. Để Đài Loan phát triển một chiến lược phòng thủ thực dụng, Washington cần làm rõ hơn về các hình thức hỗ trợ của Mỹ cho Đài Bắc. Theo một đạo luật mới được ban hành gần đây, Đạo luật Bảo vệ Đài Loan và Khả năng phục hồi Quốc gia năm 2023, đang cố gắng làm rõ các sự lựa chọn của Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Đài Loan và Trung Quốc. Việc điều tra các lựa chọn của Mỹ là một bước khởi đầu tốt, nhưng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng nên nói rõ các lựa chọn này với các đối tác Đài Loan của họ. Các cuộc thảo luận có thể được tổ chức riêng nếu có những lo ngại về việc làm Bắc Kinh bất ngờ.

Đài Loan cần sự minh bạch từ Mỹ để đạt được hiệu quả và rõ ràng trong chiến lược quốc phòng của mình. Chiến lược này phải phản ánh thời gian và nguồn lực hạn chế dành cho Đài Loan, đồng thời để mở rộng hợp tác với Mỹ và các đồng minh của họ. May mắn thay, cả các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và Đài Loan đều nhận thức được tình huống khó khăn về quốc phòng của Đài Loan và các nỗ lực giải quyết vấn đề này dường như đang được tiến hành. Trong khi hành động của Bắc Kinh ngày càng trở nên hung hăng thì vấn đề tình huống phòng thủ của Đài Loan là một trong những thách thức quan trọng nhất đối với sự hợp tác Đài Loan – Mỹ ngày nay.

Biên dịch: Nguyên Nguyễn

Về tác giả: Jenny Li là Thạc sĩ về các vấn đề quốc tế tại Đại học Columbia, tập trung vào chính sách an ninh quốc tế và Đông Á, đồng thời là cộng tác viên chính sách tại Hiệp hội Công vụ Formosan.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của các tác giả, không nhất thiết trùng với quan điểm của Nghiên cứu Chiến lược.

Mọi phản hồi học thuật cũng như các vấn đề khác quý độc giả có thể trao đổi với Ban Biên tập Nghiên cứu Chiến lược qua địa chỉ mail: [email protected]

Tags: chiến lược phòng thủĐài Loaneo biển Đài LoanPLAThái Anh VănTrung QuốcXung đột
ShareTweetShare
Bài trước

Cuộc chiến Nga – Ukraine: Bài học kinh nghiệm đối với Nhật Bản để chuẩn bị cho một cuộc chiến tiềm ẩn giữa Mỹ và Trung Quốc

Next Post

Philippines với tham vọng trở thành một cường quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Next Post
Philippines với tham vọng trở thành một cường quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Philippines với tham vọng trở thành một cường quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

  • Thịnh Hành
  • Bình Luận
  • Latest
Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

Tình hình xung đột tại Myanmar sau 3 năm: Diễn biến, tác động và dự báo

30/01/2024
Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

Châu Á – “thùng thuốc súng” của Chiến tranh thế giới thứ ba

18/09/2024
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

04/06/2025
Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

Tình hình Biển Đông từ đầu năm 2024 đến nay và những điều cần lưu ý

06/05/2024
Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

Dấu hiệu cách mạng màu trong khủng hoảng chính trị ở Bangladesh?

07/08/2024
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc – một thập kỷ phát triển và một số chỉ dấu chính sách đối với Việt Nam (Phần I)

04/10/2023
Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Chính sách cân bằng nước lớn của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

24/07/2023
Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

Triển vọng của dự án kênh đào Funan tại Campuchia

02/11/2023
Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

Triển vọng phát triển tuyến đường thương mại biển Á – Âu qua Bắc Băng Dương

2
Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

Khả năng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc trong những năm tới

2
4,5 giờ đàm phán cấp cao Mỹ – Nga: cuộc chiến tại Ukraine liệu có cơ hội kết thúc?

Những điều đáng chú ý trong cuộc đàm phán Ngoại trưởng Nga – Mỹ tại Saudi Arabia

2
Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

Tin đồn về sự lung lay quyền lực của Tập Cận Bình: Hiện thực hay chỉ là biểu hiện của chiến tranh nhận thức?

2
Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

Liệu đã đến thời điểm nghĩ tới đàm phán hòa bình với Nga và các điều khoản sẽ thế nào?

1
Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

Quan hệ Nga-Trung-Triều phát triển nhanh chóng và hệ lụy đối với chiến lược của phương Tây

1
Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

Campuchia triển khai Chiến lược Ngũ giác và những hàm ý đối với Việt Nam

1
Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

Nhìn nhận về quan hệ Nga – Triều hiện nay: Vị thế của một tiểu cường sở hữu vũ khí hạt nhân

1
Xu hướng điều chỉnh phân công lao động ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương dưới tác động của “Trump 2.0”

Xu hướng điều chỉnh phân công lao động ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương dưới tác động của “Trump 2.0”

18/06/2025
Xung đột Israel – Iran: Khi các lằn ranh đỏ lần lượt bị vượt qua

Xung đột Israel – Iran: Khi các lằn ranh đỏ lần lượt bị vượt qua

17/06/2025
Tranh chấp biên giới Thái Lan – Campuchia bộc lộ khoảng cách giữa luật pháp quốc tế và hiện thực chính trị

Tranh chấp biên giới Thái Lan – Campuchia bộc lộ khoảng cách giữa luật pháp quốc tế và hiện thực chính trị

16/06/2025
Logic hình thành, lý thuyết và thực tiễn của mô hình an ninh châu Á – Phần đầu

Logic hình thành, lý thuyết và thực tiễn của mô hình an ninh châu Á – Phần cuối

15/06/2025
Logic hình thành, lý thuyết và thực tiễn của mô hình an ninh châu Á – Phần đầu

Logic hình thành, lý thuyết và thực tiễn của mô hình an ninh châu Á – Phần đầu

14/06/2025
Quy tắc mới cho các cuộc xung đột tiềm tàng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Quy tắc mới cho các cuộc xung đột tiềm tàng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

13/06/2025
Đánh giá chiến lược quốc phòng 2025 của Vương quốc Anh: Phân tích, đánh giá và dự báo

Đánh giá chiến lược quốc phòng 2025 của Vương quốc Anh: Phân tích, đánh giá và dự báo

12/06/2025
Chiến lược truyền thông của Nga trong chiến tranh thông tin hiện nay và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Chiến lược truyền thông của Nga trong chiến tranh thông tin hiện nay và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

11/06/2025

Tin Mới

Xu hướng điều chỉnh phân công lao động ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương dưới tác động của “Trump 2.0”

Xu hướng điều chỉnh phân công lao động ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương dưới tác động của “Trump 2.0”

18/06/2025
9
Xung đột Israel – Iran: Khi các lằn ranh đỏ lần lượt bị vượt qua

Xung đột Israel – Iran: Khi các lằn ranh đỏ lần lượt bị vượt qua

17/06/2025
262
Tranh chấp biên giới Thái Lan – Campuchia bộc lộ khoảng cách giữa luật pháp quốc tế và hiện thực chính trị

Tranh chấp biên giới Thái Lan – Campuchia bộc lộ khoảng cách giữa luật pháp quốc tế và hiện thực chính trị

16/06/2025
230
Logic hình thành, lý thuyết và thực tiễn của mô hình an ninh châu Á – Phần đầu

Logic hình thành, lý thuyết và thực tiễn của mô hình an ninh châu Á – Phần cuối

15/06/2025
88

Cộng đồng nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế.

Liên hệ

Email: [email protected]; [email protected]

Danh mục tin tức

  • Bầu cử tổng thống mỹ
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương
  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Chính trị
  • Chuyên gia
  • Khu vực
  • Kinh tế
  • Lĩnh vực
  • Media
  • Phân tích
  • Quốc phòng – an ninh
  • Sách
  • Sự kiện
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Thư viện
  • TIÊU ĐIỂM – ĐẠI HỘI ĐẢNG XX TQ
  • Xã hội
  • Ý kiến độc giả
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Lĩnh vực
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Quốc phòng – an ninh
    • Chính trị
  • Khu vực
    • Châu Á
    • Châu Âu
    • Châu Mỹ
    • Châu Phi
    • Châu Đại Dương
  • Phân tích
    • Ý kiến độc giả
    • Chuyên gia
  • Thư viện
    • Sách
    • Tạp chí
    • Media
  • Podcasts
  • Giới thiệu
    • Ban Biên tập
    • Dịch giả
    • Đăng ký cộng tác
    • Thông báo

© 2022 Bản quyền thuộc về nghiencuuchienluoc.org.